Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020
Chương II: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm của vi sinh vật:
- Là tập hợp các sinh vật đơn bào nhân sơ,đơn bào nhân thực hay tập hợp các cơ thể đơn bào.
- Có đặc điểm
+ kích thước hiển vi.
+Hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống.
Bao gồm: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 10 – HK II Năm học: 2019-2020 A/LÝ THUYẾT: Chương I: Phân bào Câu 1: Nêu và nhận diện được các kì, kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân Các kì của nguyên phân Hình ảnh minh họa Kì đầu Kì giữa Kì sau . Kì cuối Câu 2: Nêu và nhận diện được các kì , kết quả và ý nghĩacủa quá trình giảm phân: Giảm phân 1 Hình minh họa 2 TẾ BÀO CON KÌ CUỐI II KÌ ĐẦU II KÌ CUỐI I KÌ SAU I KÌ GIỮA I KÌ ĐẦU I Giảm phân 2 Hình minh họa KÌ SAU II KÌ GIỮA II 4 TẾ BÀO CON Chương II: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm của vi sinh vật: - Là tập hợp các sinh vật đơn bào nhân sơ,đơn bào nhân thực hay tập hợp các cơ thể đơn bào. - Có đặc điểm + kích thước hiển vi. +Hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống. Bao gồm: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm. Câu 2: Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật: + Môi trường dùng chất tự nhiên: gồm các chất tự nhiên: dịch trái cây, nước thịt, hệ tiêu hóa (ruột) của con người, + Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng: NaCl-5.0, CaCl2-0.1,. + Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học: Glucozo 15g/l, KH2PO4 1,0g/l, bột gạo 10g Câu 3: Các kiểu chuyển hoá (kiểu dinh dưỡng) của vi sinh vật: Căn cứ vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng và hoá dị dưỡng Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh Hoá tự dưỡng Chất vô cơ (NH4+,NO2-...) CO2 Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh, vi khuẩn hidro... Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Vi sinh vật lên men, hoại sinh... Chương III: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Câu 1: Khái niệm sinh trưởng của VSV: - Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể 2. Thời gian thế hệ: Là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi TB đó phân chia hoặc Thời gian để số lượng cá thể tăng gấp 2 (được kí hiệu là g ) 3. Công thức: Tính số tế trong quần thể Câu 2: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật 1. Yếu tố hoá học a. Các chất dinh dưỡng + Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. Bao gồm hợp chất vô cơ ( C, N, S, P, Oxi) và hợp chất hữu cơ + Các hợp chất hữu cơ như cacbonhidrat, lipit, prôtêin...là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo...có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hoá enzim... Một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không thể tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta chia vi sinh vật thành 2 nhóm: vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng. -Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu. -Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không sinh trưởng được trong môi trường tối thiểu. b. Các chất ức chế sinh trưởng. Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật. Một số chất hoá học thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm, xử lí nước sạch...để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các hợp chất phenol, các loại cồn, iốt, clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng ( bạc, thuỷ ngân...), các anđêhit, các loại khí êtilen oxit(10 – 20%), các chất kháng sinh. 2. Yếu tố vật lí + Nhiệt độ : Ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt. + Độ ẩm. Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng, là yếu tố hoá học tham gia vào các quá trình thuỷ phân các chất. + Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP. Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính:vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính + Ánh sáng : Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động ánh sáng... Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. + Áp suất thẩm thấu(ASTT): Là sự chênh lệch nồng độ chất tan ở 2 bên màng tế bào. ASTT lớn – tế bào vi khẩn mất nước—gây co nguyên sinh - ức chế sinh trưởng của vi sinh vật Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn Chương IV: Virut và bệnh truyền nhiễm Câu 1.Virut là gì? Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo rất đơn giản, kí sinh nội bào bắt buộc. Câu 2: Nêu cấu tạo của virut : - Virut gồm 2 tp chính: Hệ gen ( lõi) chỉ chứa ADN hoặc ARN và vỏ Protein ( vỏ Capsit) được cấu tạo bởi các đơn vị Capsome. - Một số virut còn có. + Vỏ ngoài: ( có bản chất là lớp photpholipit kép và protein) + Gai Glicoprotein: Giúp virut bám lên được bề mặt tế bào chủ. Câu 3: Nêu đặc điểm hình thái, cấu trúc của virut? *Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut. Hạt virut có 3 loại cấu trúc : xoắn, khối và hỗn hợp. 1. Cấu trúc xoắn: Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic -> Hình que, sợi (virut gây bệnh dại, virut khảm thuốc lá,). -> hình cầu (virut cúm, virut sởi,). 2. Cấu trúc khối: Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt). 3. Cấu trúc hỗn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic, đuôi có cấu trúc xoắn (Phage hay gọi là thể thực khuẩn) và có cấu tạo giống con nòng nọc. Câu 4: Nêu các giai đoạn trong chu kì nhân lên của virut ở tế bào chủ ( Lấy ví dụ ở phage) Chu kì nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn : Giai đoạn hấp phụ, giai đoạn xâm nhập, giai đoạn tổng hợp, giai đoạn lắp ráp và giai đoạn phóng thích Lưu ý: + Giai đoạn hấp phụ : Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ + Giai đoạn xâm nhập : * Đối với phage thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài * Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ. Câu 5 Trình bày về bệnh truyền nhiễm + Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác + Tác nhân gây bệnh : vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut... + Để gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện : độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp. + Phương thức lây truyền. Tuỳ loại vi sinh vật mà có thể theo có các con đường khác nhau: * Truyền ngang: Qua hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục... * Truyền dọc : Từ mẹ truyền sang con Câu 6: Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu với miễn dịch đăc hiệu? - Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được chia làm 2 loại miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu + Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng. + Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có sự xâm nhập của kháng nguyên . Được chia làm 2 loại miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Điểm phân biệt Đặc điểm Tác dụng Miễn dịch dịch thể Sản xuất ra kháng thể nằm trong dịch thể(máu, sữa, dịch hạch bạch huyết) Làm nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các độc tố do chúng tiết ra Miễn dịch tế bào Có sự tham gia của các tế bào T độc Tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc và ngăn cản sự nhân lên của virut Câu 7: Intefêron là gì? : Là những prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào cuả cơ thể tiết ra, xuất hiện trong tế bào khi bị nhiễm virut. Intefêron có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch. Câu 8: Các cách phòng bệnh truyền nhiễm do vi rút gây nên + Phòng chống: Tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. B. Bài tập: Liên quan đến sinh trưởng của quần thể vi sinh vật đã luyện. C. Câu hỏi ôn tập tự luận Câu 1: Hiện tượng NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau trong phân bào có ý nghĩa gì? Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu như trong nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy ? Câu 3: Hiện tượng các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau trong kì đầu I của giảm phân có ý nghĩa gì ? Câu 4: Hoạt động nào quan trọng nhất trong phân chia nhân? Câu 5: Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không? Câu 6: Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bênh viện, trường học và gia đình. Câu 7: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút? Câu 8: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật ký sinh trong động vật? Câu 9: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn? Câu 10: Tại sao với mỗi bệnh nhiễm khuẩn người ta lại phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác D. VD về câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây ? 1. Chiết cành 2. Nuôi cấy mô 3. Cấy truyền phôi 4. Nhân bản vô tính A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 2: Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu A. Ánh sáng mặt trời B. Chất hữu cơ C. Khí CO2 D. Chất vô cơ Câu 3: Nấm mốc, nấm men rượu (Saccharomyces cereiate) thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây? A. vi sinh vật quang tự dưỡng B. vi sinh vật hóa tự dưỡng C. vi sinh vật quang dị dưỡng D. vi sinh vật hóa dị dưỡng Câu 4: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng (1)Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được (2)Kiểu dinh dưỡng của tảo đơn bào là quang tự dưỡng (3) Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đa bào, có cấu trúc nhân sơ (4) Nấm là sinh vật có kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng (5) Môi trường nuôi cấy tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ? A. 8 B. 7 C. 9 D. 6 Câu 6: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật? A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng Câu 7: Những chất nào sau đây được xem là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật? A. Oxi, nito, vitamin B. Hidro, bazo nito C. Vitamin, bazo, hidro D. Vitamin, axit amin Câu 8: Vi sinh vật khuyết dưỡng A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể Câu 9. Cấu tạo nào sau đây đúng với virut? a. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân b. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ c. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn d. Có các vỏ capsit chứa bộ gen bên trong Câu 10: Khi tiêm kháng sinh cho bò sữa, sau đó dùng sữa bò để làm sữa chua thì không thể lên men sữa chua được vì: A. Khi đó sữa bò mất hết chất dinh dưỡng B. Khi đó sữa bò có môi trường kiềm tính ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic C. Trong sữa bò còn tồn đọng kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic D. Khi đó trong sữa bò còn nhiều vi sinh vật gây bệnh chưa bị tiêu diệt nên cạnh tranh với vi khuẩn lactic Câu 11: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng? A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được D. Các chất tan trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói tác nhân gây bệnh truyền nhiễm? A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người? A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B, viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần kinh. Câu 14: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây? A. Có tính bẩm sinh B. Là miễn dịch học được C. Có tính tập nhiễm D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh Câu 15: Miễn dịch đặc hiệu A. Có tính bẩm sinh B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại C. Có tính tập nhiễm D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên Câu 16: Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch? A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu B. Có sự hình thành kháng nguyên C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut D. Có sự hình thành kháng thể Câu 17: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây? A. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh B. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da D. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh qua da E. Cấu trúc đề thi 1. Thời gian làm bài: 45 phút 2. Đề thi gồm 2 phần I. Trắc nghiệm khách quan: 12 câu(6đ) II. Tự luận: 2 câu( 4đ)
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2019_2.docx