Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2019-2020
BÀI 18+19: TUẦN HOÀN MÁU
I. Cấu tạo và chức năng chung của hệ tuần hoàn
II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
- Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:
+ Hệ tuần hoàn hở. Đại diện: Thân mềm (ốc sên, trai ) và chân khớp (côn trùng, tôm )
+ Hệ tuần hoàn kín. Đại diện : mực ống, bạch tuộc, giun đốt và ĐVCXS
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - SINH HỌC 11 Năm học: 2019 – 2020 Lý thuyết: BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT I. Hô hấp ở động vật: II. Các hình thức hô hấp Căn cứ vào bề mặt hô hấp có thể chia thành 4 hình thức hô hấp: Các hình thức hô hấp Đặc điểm 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp Ví dụ: giun đất, con đỉa (hô hấp qua da) 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí - Gặp ở côn trùng. 3. Hô hấp bằng mang - Cá, thân mềm, chân khớp 4. Hô hấp bằng phổi Động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú. BÀI 18+19: TUẦN HOÀN MÁU I. Cấu tạo và chức năng chung của hệ tuần hoàn II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT - Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể. - Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau: + Hệ tuần hoàn hở. Đại diện: Thân mềm (ốc sên, trai) và chân khớp (côn trùng, tôm) + Hệ tuần hoàn kín. Đại diện : mực ống, bạch tuộc, giun đốt và ĐVCXS III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM 1. Tính tự động của tim 2. Chu kỳ hoạt động của tim IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH 1. Cấu trúc của hệ mạch 2. Huyết áp - Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch - Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co. Huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn - Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp. 3. Vận tốc máu Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU 1. Vai trò của thận - Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu. 2. Vai trò của gan - Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG VIỆC CÂN BẰNG pH NỘI MÔI - Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic có thể làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể. - pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận CHƯƠNG II: CẢM ỨNG 1. Cảm ứng ở thực vật: - Hướng động: Khái niệm, các kiểu hướng động, vai trò của hướng động. - Ứng động: Khái niệm, các kiểu ứng động, vai trò của ứng động 2. Cảm ứng ở động vật: a. Cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần kinh: Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, chuỗi hạch và dạng ống b. Tập tính của động vật - Khái niệm tập tính: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. - Phân loại tập tính : Tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp - Các hình thức học tập ở động vật: Quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn - Một số dạng tập tính phổ biến của động vật: Kiểm thức ăn, bảo vệ lãnh thổ, TT sinh sản, TT di cư, TT xã hội CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A/Sinh trưởng và phát triển ở thực vật I. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thích của tế bào II. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA 1. Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả) 2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển - Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở sinh trưởng. Đây là 2 quá trình liên quan với nhau, là 2 mặt trong chu trình sống của cây. 3. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển: Trong trồng trọt, CN rượu bia B/ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước TB II. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) TB và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể PT không qua biến thái Phát triển qua biến thái Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành VD: Đa số ĐVCXS, nhiều loài ĐVKXS Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành VD: Lưỡng cư, côn trùng, chân khớp PT qua biến thái hoàn toàn PT qua biến thái không hoàn toàn Là kiểu phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí hoàn toàn khác với con trưởng thành, trải qua các giai đoạn trung gian con non à con trưởng thành Là kiểu phát triển mà con non phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, con non biến đổi thành con trưởng thành VD: bướm, lưỡng cư, ruồi, muỗi, ong.. VD: cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, gián, ve III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Nhân tố bên trong ĐVCXS: hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơstrogen, testosteron ĐVKXS: Ecđixơn, juvenin Nhân tố bên ngoài Thức ăn: Nhiệt độ: Ánh sáng: CHƯƠNG IV: SINH SẢN SINH SẢN Ở THỰC VẬT Sinh sản vô tính ở thực vật: Các hình thức SSVT ở thực vật: Sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng Vai trò của sinh sản vô tính với đời sống thực vật và con người Sinh sản hữu tính ở thực vật Khái niệm, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi Giới thiệu quá trình thụ phấn và thụ tinh, quá trình hình thành hạt và quả. B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh ĐV đơn bào, giun dẹp Bọt biển, ruột khoang Bọt biển, giun dẹp Chân đốt: ong, kiến, rệp; 1 số loài cá, lưỡng cư, bò sát Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật: - Giai đoạn giảm phân tạo giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) (hình thành tinh trùng và trứng) - Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử) - Giai đoạn phát triển phôi và hình thành cơ thể nhờ quá trình nguyên phân ĐV lưỡng tính (ốc sên, giun đất) ĐV đơn tính (thú, chim, bò sát) Là ĐV trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái Là ĐV trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái - Cả 2 cá thể sau khi thụ tinh đều có thể sinh con - Có lợi trong đk mật độ quần tể thấp - Tiêu tốn nhiều năng lượng & vật chất cho việc hình thành ,duy trì hđộng của cơ quan sinh sản trên 1 cơ thể - Trong 2 cá thể đơn tính thì chỉ có cá thể cái có thể sinh con - Không có lợi trong đk mật độ quần thể thấp Các hình thức thụ tinh: -Thụ tinh ngoài (ếch, chuồn chuồn, cá) -Thụ tinh trong (bò sát, thú, chim): Tự thụ tinh và thụ tinh chéo IV. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người Điều khiển sinh sản ở động vật: Một số biện pháp thay đổi số con: Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp, thay đổi các yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo Một số biện pháp điều khiển giới tính: Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di hoặc sử dụng hoocmon tổng hợp Sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh đẻ có kế hoạch là gì> - Các biện pháp tránh thai B. Bài tập: Tính số NST trong các tế bào trên các bộ phận của cơ thể, tính hiệu suất thụ tinh của trứng, tinh trùng, tỉ lệ nở của trứng đã thụ tinh. C. Một số câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động? a/ Hoa. b/ Thân. c/ Rễ. d/ Lá. Câu 2: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. d/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 3: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào? a/ Tế bào cảm giác à Mạng lưới thần kinh à Tế bào mô bì cơ. b/ Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh. c/ Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ. d/ Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác. Câu 4: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? a/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. b/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. c/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. d/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Câu 5: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh? a/ Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thẻ. b/ Rất bền vững và không thay đổi. c/ Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định. d/ Do kiểu gen quy định. Câu 6: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: a/ Học khôn. b/ Học ngầm c/ Điều kiện hoá hành động. d/ Quen nhờn Câu 7: Prôgestêron và Ơstrôgen có vai trò: A. Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động. B. Kích thích phát triển nang trứng. C. Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ. D. Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn Câu 8: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch? A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con. B. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái. C. Điều chỉnh thời điểm sinh con. D. Điều chỉnh về số con Câu 9: Sinh trưởng của cơ thể động vật là: A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể. B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào. C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể. D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể. Câu 10: Biến thái là: A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Câu 11: Sinh sản vô tính ở thực vật có hai hình thức: A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào. B. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng giâm, chiết cành. C. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. D. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản bằng thân củ. Câu 12: Hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới là khái niệm về A. sinh sản hữu tính. B. sinh sản vô tính. C. sinh sản bằng bào tử D. sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào. Câu 13: Quá trình chín và rụng của trứng diễn ra theo chu kì là do ảnh hưởng của: A. Điều kiện môi trường biến động theo chu kì B. Các nhân tố bên trong biến động theo chu kì C. Hoat động của hệ nội tiết biến động theo chu kì D. Nồng độ hoocmon sinh dục biến động theo chu kì Câu 14: Trong các các biện pháp tránh thai, nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp: A. Uống viên tránh thai B. Dùng dụng cụ tử cung C. Tính ngày rụng trứng D. Thắt ống dẫn trứng. Câu 15: Sự điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối chủ yếu bởi: A. Hệ thần kinh. B. Các nhân tố bên trong cơ thể. C. Các nhân tố bên ngoài cơ thể. D. Hệ nội tiết. D. Một số câu hỏi tự luận Câu 1: Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này ? Câu 2 : Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước thì rất hiệu quả mà khi lên cạn thì chết ? Câu 3 : a. Vì sao trâu, bò ăn cỏ (hàm lượng prôtêin thấp) nhưng vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường ? b. Người khi thở bình thường và sau khi thở sâu nhiều lần rồi nhịn thở có gì khác biệt. Hãy giải thích ? Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật? Câu 5: Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính động vật. Tại sao phải cấm xác định giới tính thai nhi? E. Cấu trúc đề thi 1. Thời gian làm bài: 45 phút 2. Đề thi gồm 2 phần I. Trắc nghiệm khách quan: 12 câu(6đ) II. Tự luận: 2 câu( 4đ)
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_11_nam_hoc_2019_2020.doc