Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020

Cấu tạo: liên kết đơn, không phân cực → kém bền

Tính chất vật lý

- Trạng thái: khí → khí→lỏng → rắn; ts, tnc tăng dần

- Màu sắc: lục nhạt → vàng lục → nâu đỏ →tím đen (đậm dần)

- Tính tan: ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực

- Rất độC. I2: dễ thăng hoa, tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh

Tính chất hóa học

- Tính oxi hóa mạnh, giảm dần từ F2 đến I2, thể hiện khi phản ứng với kim loại, hidro,

muối của halogen có tính oxi hóa yếu hơn và một số hợp chất khác.

- Cl2, Br2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử trong phản ứng với nước,

dung dịch kiềm. F2 phân hủy nướC. I2 gần như không phản ứng nước.

Điều chế, ứng dụng

- F2: điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF

- Cl2: cho dung dịch HC đặc tác dụng chất oxi hóa mạnh hoặc điện phân dung dịch

NaCl có màng ngăn. Br2, I2: oxi hóa ion Br-, I- trong nước biển bằng Cl2

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 03/01/2022 8680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 10 - Năm học 2019-2020
1 
 Trường THPT Yên Hòa ĐỀ CƯƠNG HÓA 10 BAN KHTN 
 Tổ tự nhiên HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019 - 2020 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Chương V: Halogen 
Học phần Kiến thức cơ bản 
Khái 
quát 
nhóm 
halogen 
❖ Vị trí trong bảng tuần hoàn: Nhóm VIIA, gồm 7F, 17Cl, 35Br, 53I 
❖ Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5. 
- Tính chất hóa học cơ bản: tính oxi hóa mạnh 
- Số oxi hóa trong hợp chất: -1 (Cl, Br, I: +1, +3, +5, +7) 
- Đơn chất: X2 (X-X). Hợp chất khí với hidro: HX (HX) 
- Cl, Br, I: oxit cao nhất: X2O7, hidroxit tương ứng: HXO4 
❖ Sự biến đổi tuần hoàn từ flo đến iot 
- Bán kính tăng, độ âm điện giảm, tính phi kim (tính oxi hóa) giảm 
Đơn 
chất 
halogen 
X2 (X-X) 
F2 
Cl2 
Br2 
I2 
❖ Cấu tạo: liên kết đơn, không phân cực → kém bền 
❖ Tính chất vật lý 
- Trạng thái: khí → khí→lỏng → rắn; ts, tnc tăng dần 
- Màu sắc: lục nhạt → vàng lục → nâu đỏ →tím đen (đậm dần) 
- Tính tan: ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực 
- Rất độC. I2: dễ thăng hoa, tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh 
❖ Tính chất hóa học 
- Tính oxi hóa mạnh, giảm dần từ F2 đến I2, thể hiện khi phản ứng với kim loại, hidro, 
muối của halogen có tính oxi hóa yếu hơn và một số hợp chất khác. 
- Cl2, Br2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử trong phản ứng với nước, 
dung dịch kiềm. F2 phân hủy nướC. I2 gần như không phản ứng nước. 
❖ Điều chế, ứng dụng 
- F2: điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF 
- Cl2: cho dung dịch HC đặc tác dụng chất oxi hóa mạnh hoặc điện phân dung dịch 
NaCl có màng ngăn. Br2, I2: oxi hóa ion Br-, I- trong nước biển bằng Cl2 
Hidro 
halogenua 
 -1 
HX (H – X) 
HF 
HCl 
HBr 
HI 
❖ Cấu tạo: liên kết đơn, phân cực mạnh → tính axit. X có số oxi hóa -1: tính khử 
Từ HF đến HI: độ dài liên kết tăng, độ bền liên kết giảm, tính axit và tính khử tăng 
❖ Tính chất vật lý: chất khí, tan tốt trong nước tạo dung dịch axit halogen hidric 
HF có ts cao nhất, dễ hóa lỏng (ở 190C) vì tạo liên kết hidro với nước. 
❖ Tính chất hóa học 
- Tính axit mạnh (trừ HF): đổi màu quì tím; tác dụng bazơ; oxit bazơ; muối; tác dụng 
với kim loại đứng trước hidro (thể hiện tính oxi hóa của H+). 
- Tính khử mạnh (trừ HF): khi tác dụng chất oxi hóa như MnO2, KMnO4, K2Cr2O7 
- Tính chất riêng của HF: hòa tan SiO2 
❖ Điều chế, ứng dụng 
- HCl: H2 + Cl2 
𝑡0
→ 2𝐻𝐶𝑙 hoặc NaClrắn + H2SO4 đặc 
𝑡0
→ HCl + NaHSO4/Na2SO4 
- HBr, HI: P + X2 
𝑡0
→ PX3/PX5 
𝐻2𝑂
→ HX + H3PO3/H3PO4. 
- HF: CaF2 rắn + H2SO4 đặc 
𝑡0
→ 2HF + CaSO4 
Halogenua ❖ Nhận biết Cl-, Br-, I- bằng dung dịch AgNO3 với hiện tượng tạo kết tủa 
Hợp 
chất 
có oxi 
của clo 
❖ Nước Javen: dung dịch NaCl và NaClO (natri hipoclorit) 
❖ Clorua vôi: Chất rắn: CaOCl2 muối hỗn tạp của canxi và 2 gốc axit Cl- và ClO- 
 +1 
Đều có tính oxi hóa mạnh do có Cl → tẩy trắng và sát khuẩn. 
Tác dụng với HCl (tạo Cl2), với CO2 + H2O (vì tính axit HClO yếu hơn H2CO3) 
Điều chế: Cl2 + NaOH hoặc điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn 
 Cl2 + Ca(OH)2 hoặc CaO. 
2 
Chương VI: Oxi – Lưu huỳnh 
Học phần Kiến thức cơ bản 
Oxi 
Ozon 
❖ Nguyên tố oxi: nhóm VIA, chu kỳ 2; [He]2s22p4 ; độ âm điện : 3,44 
 → tính oxi hóa mạnh, số oxi hóa trong hợp chất: -2 (trừ OF2, peoxit) 
❖ Tính chất vật lý: khí, ít tan trong nước, nặng hơn không khí 
 O2 không mùi, không màu; O3: mùi khét, màu xanh nhạt 
❖ Tính chất hóa học 
- Tính oxi hóa mạnh: tác dụng hầu hết kim loại (trừ Au, Pt) hầu hết phi kim (trừ 
halogen) và nhiều hợp chất có tính khử (CO, SO2, CxHy, CxHyOz) 
- Tính oxi hóa O3 mạnh hơn O2: O3 oxi hóa được dung dịch KI, Ag (điều kiện 
thường), PbScòn O2 thì không. O3 có tính tẩy màu và sát khuẩn. 
❖ Điều chế 
O2: Nhiệt phân hợp chất giàu oxi, kém bền nhiệt (KMnO4, KClO3, NaNO3) hoặc 
điện phân nướC. Trong tự nhiên, O2 tạo ra từ sự quang hợp. 
O3: 3O2 
𝑡𝑖𝑎 𝑙ử𝑎 đ𝑖ệ𝑛, 𝑡𝑖𝑎 𝑡ử 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖
→ 2O3 
❖ Vai trò: O2 cần cho sự cháy và sự hô hấp. O3: lá chắn tia tử ngoại bảo vệ trái đất 
Lưu huỳnh 
❖ Nguyên tố lưu huỳnh: nhóm VIA, chu kỳ 3; [Ne]3s2 3p4 ; độ âm điện: 2,58 
 số oxi hóa: -2, 0, +2, +4, +6 
❖ Cấu tạo: phân tử dạng vòng S8 
❖ Tính chất vật lý: chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan trong dung môi 
hữu cơ, 2 dạng thù hình: S đơn tà và tà phương 
❖ Tính chất hóa học 
- Tính oxi hóa khi phản ứng với chất khử: kim loại, hidro 
- Tính khử khi tác dụng chất oxi hóa: F2, O2, KClO3, H2SO4 đặc, nóng.. 
❖ Điều chế, ứng dụng 
Hidrosunfua. 
(H2S) 
Muối sunfua 
❖ Cấu tạo: liên kết đơn, gần như không phân cựC. S có số oxi hóa -2: tính khử 
❖ Tính chất vật lý: chất khí, không màu, mùi trứng thối, tan ít trong nước 
❖ Tính chất hóa học 
- Tính axit (dd): rất yếu, tác dụng dung dịch kiềm → muối sunfua hoặc hidrosunfua 
- Tính khử mạnh: tác dụng O2 (t0), Cl2, SO2, dd KMnO4/H2SO4 
❖ Điều chế: H2 + S (t0) hoặc Muối sunfua + dd HCl/H2SO4 
❖ Muối sunfua không tan trong axit mạnh: CuS, PbS, Ag2S (màu đen), HgS (đỏ) 
 Muối sunfua tan trong axit, không tan trong nước: CdS (vàng); MnS (hồng), ZnS 
(trắng), FeS (đen). 
Lưu huỳnh 
đioxit 
SO2 
❖ Cấu tạo: O = S → O, S có số oxi hóa +4 
❖ Tính chất vật lý: chất khí, không màu, mùi trứng thối, tan ít trong nước 
❖ Tính chất hóa học 
- Là oxit axit, tác dụng với nước, dung dịch kiềm và oxit bazo 
- Tính khử: tác dụng O2 (V2O5, t0), dung dịch Cl2, Br2, KMnO4, K2Cr2O7 
- Tính oxi hóa: tác dụng H2S, kim loại mạnh. SO2 có tính tẩy màu+ sát khuẩn 
❖ Điều chế: Muối sunfit/hidrosunfit + dd HCl/H2SO4 (t0) 
❖ SO2, NxOy: gây hiện tượng mưa axit 
Lưu huỳnh 
trioxit 
 SO2 
❖ Tính chất vật lý: chất lỏng, không màu, hút nước mạnh 
❖ Tính chất hóa học 
- Là oxit axit, tác dụng với nước, dung dịch kiềm và oxit bazo 
- Tính oxi hóa mạnh 
 Axit 
sunfuric 
Muối sunfat 
❖ Cấu tạo Tính chất vật lý 
H – O O - Chất lỏng, không màu, sánh, nặng hơn nước 
 S - Tan vô hạn trong nước, khi tan tỏa nhiệt mạnh 
H – O O - Pha loãng: phải cho từ từ axit đặc vào nước 
 ❖ Tính chất hóa học 
3 
- Tính axit mạnh: đổi màu quì tím ... ClO3 2KCl + 3O2 B. 2KMnO4 ⎯→⎯
0t K2MnO4 + MnO2 + O2 
C. 2H2O2 2H2O + O2 D. 2H2O ⎯⎯ →⎯
đpdd
 2H2 + O2 
Câu 6: Để phân biệt được oxi và ozon người ta làm thí nghiệm nào sau đây? 
A. Dẫn lần lượt hai khí qua nước 
B. Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch chứa KI và hồ tinh bột 
C. Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch thuốc tím 
D. Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch nước vôi trong. 
Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? 
A. Chữa sâu răng B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn 
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm D. Sát trùng nước sinh hoạt 
Câu 8: Hơi thuỷ ngân rất độc. Khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được rắc lên thuỷ ngân rồi 
gom lại là: 
A. Vôi sống B. Cát C. Muối ăn D. Lưu huỳnh 
Câu 9: Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H2, O2, H2SO4 
loãng, Al, Fe, F2. Có bao nhiêu phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh? 
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 
Câu 10: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây? 
A. 4S + 6NaOH(đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O. B. S + 2Na → Na2S. 
C. S + 3F2 → SF6. D. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O 
Câu 11: Phương trình hóa học nào dưới đây không phải là phản ứng chứng minh dung dịch H2S có 
tính khử? 
A. 2H2S + O2 ⎯→⎯
0t
 2H2O + 2S. B. 2H2S + 3O2 ⎯→⎯
0t
 2H2O + 2SO2. 
C. H2S + 4Cl2 + 4 H2O → H2SO4 + 8HCl D. NaOH + H2S → Na2S + H2O 
Câu 12: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi sục khí H2S 
qua các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa ? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
ot⎯⎯→
ot⎯⎯→
ot⎯⎯→
ot⎯⎯→
⎯⎯ →⎯ 2MnO:xt
⎯⎯ →⎯ 2MnO:xt
9 
Câu 13: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho dung dịch 
Na2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 14: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một 
lượng dư dung dịch 
A. AgNO3. B. NaOH. C. NaHS. D. Pb(NO3)2. 
Câu 15: Đun nóng một hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi, tới khi các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn, ta thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy X tan hết và 
thu được một hỗn hợp khí. Các chất có trong X là: 
A. FeS và S. B. FeS và Fe. C. Fe2S3 và S. D. Fe2S3, FeS và S. 
Câu 16: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng 
này do chất nào có trong khí thải gây ra? 
A. H2S. B. NO2. C. SO2. D. CO2. 
Câu 17: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít 
nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ 
nước thải bị ô nhiễm bởi ion 
A. Cd2+. B. Fe2+. C. Cu2+. D. Pb2+. 
Câu 18: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là 
A. dung dịch Ba(OH)2 B. CaO C. dung dịch NaOH D. nước brom 
Câu 19: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với 
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. 
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. 
Câu 20: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2 
A. H2S, O2, nước brom. B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4. 
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom. 
Câu 21: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì 
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì. 
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất răn màu đỏ. 
Câu 22: Đề điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm chúng ta tiến hành như sau: 
A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí. B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí. 
C. Cho dung dịch Na2SO3 + H2SO4 đặc. D. Cho Na2SO3 tinh thể + H2SO4 đặc, nóng. 
Câu 23: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là 
A. CO2. B. SO2. C. NO2. D. N2O. 
Câu 24: Cho các câu sau: 
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3. 
(2) Hấp thụ 0,2 mol SO2 vào dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được dung dịch chứa 2 muối 
(3) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. 
(4) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit. 
(5) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc. 
(6) SO2 và CO2 đều là oxit axit, tạo kết tủa khi cho tác dụng dd Ca(OH)2 dư và mất màu dung dịch 
Br2. 
Các câu đúng là 
A. (2), (5), (6) B. (1), (2), (3), (5). C. (1), (3), (4), (5). D.(1), (3), (4). 
Câu 25: Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc cần: 
A. rót từ từ nướcvào dung dịch axit đặc. B. rót nước thật nhanh vào dung dịch axit đặc 
C. rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước D. rót nhanh dung dịch axit vào nước 
Câu 26: Cho các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 
loãng là 
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3 
Câu 27: Khi Fe tác dụng với axit H2SO4 loãng sinh ra 
A. FeSO4 và khí SO2. B. Fe2(SO4)3 và khí H2. C. Fe2(SO4)3 và khí SO2. D. FeSO4 và khí H2 
10 
Câu 28: Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với H2SO4 đặc, nóng: 
 A. Mg, Cu, Au B. Cu, Ag, Fe C. Al, Fe, Pt D. Na, Mg, Au 
Câu 29: Cho một lượng Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được sản phẩm là 
A. FeSO4 và khí SO2. B. Fe2(SO4)3 và khí H2. C. Fe2(SO4)3 và khí SO2. D. FeSO4 và khí H2 
Câu 30: Kim loại không bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là 
A. Fe B. Al C. Cr D. Cu 
Câu 31: Cho các chất : KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể 
bị oxi hoá bởi dung dịch axit H2SO4 đặc nóng là: 
A. 4 B. 5 C. 7 D. 6 
Câu 32: Trong số các khí và hơi sau có lẫn hơi nước, khí nào được làm khô bằng H2SO4 đặc 
A. SO3 B. O2 C. H2S D. HBr 
Câu 33: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 
100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố 
lưu huỳnh trong oleum trên là 
A. 37,86% B. 35,95% C. 23,97% D. 32,65% 
Câu 34: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được 
dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là 
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg. 
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 2M. Cô 
cạn dd sau phản ứng thu được 80g muối khan. Giá trị của m là 
A. 32g B. 32,5g C. 64g D. 48g 
Câu 36: Hỗn hợp A nặng 4,24 gam gồm bột các kim loại Mg, Fe, Cu đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi 
dư thu được m2 gam hỗn hợp B gồm các oxit kim loại. Hoà tan B cần 0,2 lít H2SO4 0,5M. m2 có giá trị 
là 
A. 5,84. B. 5,48. C. 6,34. D. 6,43. 
Câu 37: Đốt cháy a gam hỗn hợp các kim loại Al, Mg, Cu, Zn cần dùng 11,2 lít khí oxi (đktc). Cho a 
gam hỗn hợp kim loại trên tan hết trong dung dịch axit sunfuric đặc nóng dư thu được bao nhiêu lít 
khí SO2 (đktc)? 
A. 2,8 lít B. 8,4 lít C. 33,6 lít D. 22,4 lít 
Câu 38: Hòa tan 9,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 500 ml dung dịch H2SO4 1M. Kết thúc 
phản ứng thu được 10,08 lít H2 (đktc). Khối lượng Mg và Al trong hỗn hợp X là: 
A. 2,4 gam và 6,6 gam B. 5,4 gam và 3,6 gam 
C. 4,8 gam và 4,2 gam D. 4,2 gam và 4,8 gam 
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 42 gam kim loại R trong axit sunfuric đặc nóng dư được 25,2 lít khí SO2 
(đktc). Kim loại R là: 
A. Mg B. Al C. Fe D. Zn 
Câu 40: Tính thể tích SO2 (đktc) cần dùng để làm mất màu vừa hết 160 gam dung dịch Br2 35%. 
A. 7,84 lít B. 5,6 lít C. 6,72 lít D. 15,68 lít 
Câu 41: Nung 5,6 gam Fe với 3,2 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp 
chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hãy 
cho biết hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S. 
A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% 
Câu 42: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có 
không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp 
khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). 
Giá trị của V là 
A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. 
Câu 43: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 150,4 gam hỗn hợp X gồm 
Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho X phản ứng hết với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng thu được 13,44 lít 
khí SO2 (đktc). Tính m? 
A. 112 gam B. 22,4 gam C. 44,8 gam D. 50,6 gam 
11 
III. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC 
1. Tự luận 
Câu 1: Xét phản ứng hóa học: 2SO2(k) + O2 (k) 2SO3 (k) (  < 0). Cân bằng hóa học của 
phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi 
a) Tăng nhiệt độ của bình phản ứng? 
b) Tăng áp suất chung của hỗn hợp? 
c) Tăng nồng độ khí oxi? 
d) Giảm nồng độ khí sunfurơ? 
Câu 2: Xét phản ứng hóa học: A + Y Z. Tốc độ của phản ứng: v = [A]. [Y] thay đổi như thế 
nào nếu 
a) Tăng gấp đôi nồng độ chất A và giữ nguyên nồng độ chất Y. 
b) Tăng gấp đôi nồng độ của cả chất A và chất Y 
2. Trắc nghiệm 
Câu 1: Khi cho cùng một lượng Magie vào cốc đựng dung dịch axit HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất 
khi dùng Magiê ở dạng : 
A. Viên nhỏ B. Bột mịn, khuấy đều C. Lá mỏng D. Thỏi lớn 
Câu 2: Trong gia đình, nồi áp suất dùng để nấu chín thức ăn. Lí do nào là thích hợp cho việc sử dụng 
nồi áp suất: 
A. Tăng áp suất và nhiệt độ thích hợp lên thức ăn B. Giảm thời gia nấu ăn 
C. Giảm hao phí năng lượng D. Tất sả đều đúng. 
Câu 3: Khi hám hiểm bắc cực, các nhà bác học đã tìm thấy những đồ hộp do các nhà thám hiểm trước 
đây để lại, mặc dù đã qua hàng trăm năm, nhưng các thức ăn trong đồ hộp đó vẫn ở tình trạng tốt. Giải 
thích nào sau đây đúng? 
A. Môi trường Bắc cực chưa bị ô nhiễm 
B. Nhiệt độ quá thấp đã ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật 
C. Nhiệt độ quá thấp đã làm chậm tốc độ phản ứng phân huỷ thức ăn. 
D. B và C đều đúng. 
Câu 4: Chất xúc tác sau khi tham gia phản ứng 
A. Không bị thay đổi về phương diện hoá học 
B. Không bị thay đổi về phương diện hoá học, bị thay đổi về lượng 
C. Không bị thay đổi về phương diện hoá học và lượng 
D. Bị thay đổi hoàn toàn cả về lượng và chất 
Câu 5: Một phản ứng được biểu diễn như sau: A+B→C+D. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ 
phản ứng? 
A. Nhiệt độ B. Chất xúc tác 
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng D. Nồng độ các chất sản phẩm 
Câu 6: Người ta đã sử dụng nhiệt của của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi: 
 CaCO3 (r) →CaO (r) + CO2 (k) H > 0 
Biện pháp kĩ thuật nào không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi? 
A. Ghè nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp. B.Tăng nồng độ của khí CO2 
C. Duy trì nhiệt độ phản ứng cao thích hợp. D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi. 
Câu 7: Cho một cục đá vôi nặng 1g vào dung dịch HCl 2M, ở nhiệt độ 25oC. Biến đổi nào sau đây không 
làm bọt khí thoát ra mạnh hơn? 
A. Tăng thể tích dung dịch HCl lên gấp đôi. B. Thay cục đá vôi bằng 1 gam bột đá vôi 
C. Thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 4M D. Tăng nhiệt độ lên 50oC 
Câu 8: Phản ứng hoà tan đá CaCO3 bằng dung dịch HCl có tốc độ lớn nhất trong thí nghiệm nào? 
A. để cục đá vôi to và dùng dung dịch HCl 2M 
B. nghiền nhỏ đá vôi và dùng dung dịch HCl 1M 
C. Để cục đá vôi to và dùng dung dịch HCl 1M 
D. nghiền nhỏ đá vôi và dùng dung dịch HCl 2M 
12 
Câu 9: Trong phản ứng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muối kali clorat, 
những biện pháp nào dưới đây được sử dụng nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng? 
a. Dùng chất xúc tác mangan đioxit (MnO2). 
b. Nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit ở nhiệt độ cao. 
c. Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxi. 
d. Dùng kali clorat và mangan đioxit khan. 
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau: 
A. a, c, d. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, b, c 
Câu 10: Chọn nội dung sai: 
A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất. 
B. Nước giải khát được nén khí CO2 vào ở P cao hơn sẽ có độ chua (axit) lớn hơn 
C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn. 
D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí. 
Câu 11: Cho phản ứng : Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2 
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình 
của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (l.s). Giá trị của a là 
A. 0,018 B. 0,016 C. 0,012 D. 0,014 
Câu 12: Cho các yếu tố sau: (1) nhiệt độ, (2) áp suất, (3) nồng độ , (4) chất xúc táC. Yếu tố nào có 
thể ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng của một cân bằng hóa học? 
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) 
C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4) 
Câu 13: Cho cân bằng: 2SO2 (khí) + O2 (khí) ⇄ 2SO3 (khí) (∆H = -198kJ). Yếu tố nào sau đây làm 
cân bằng chuyển dịch về phía tạo SO3? 
A. tăng nhiệt độ B. Tăng lượng xúc tác 
C. Tăng nồng độ SO2, O2 D. Giảm áp suất 
Câu 14: Cho cân bằng sau: N2 (khí)+ 3H2 (khí) ⇄ 2NH3 (khí) (∆H < 0). Cho biết cân bằng chuyển dịch 
theo chiều thuận khi 
A. tăng nhiệt độ B. Tăng áp suất chung 
C. Tăng nồng độ NH3 D. Tăng xúc tác Fe3O4 
Câu 15: Cho phương trình hóa học: N2 (khí) + O2 (khí) ⇄ 2NO (khí) có ∆H > 0. Yếu tố có thể ảnh 
hưởng đến chuyển dịch cân bằng trên? 
A. nhiệt độ và nồng độ B. áp suất và nồng độ 
C. nồng độ, chất xúc tác D. chất xúc tác, nhiệt độ 
Câu 16: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) ; H > 0. 
Cân bằng không bị chuyển dịch khi 
A. giảm áp suất chung của hệ. B. giảm nồng độ HI. 
C. tăng nhiệt độ của hệ. D. tăng nồng độ H2. 
Câu 17: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) ; H < 0 
 Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) 
dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những 
biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? 
A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (5) 
Câu 18: Cho cân bằng hóa học : CaCO3 (rắn) CaO (rắn) + CO2(khí) 
 Biết phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. Tác động nào sau đây vào hệ cân bằng để cân bằng đã 
cho chuyển dịch theo chiều thuận? 
A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng áp suất. 
C. Tăng nồng đột khí CO2. D. Tăng nhiệt độ. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_lop_10_nam_hoc_2019_2020.pdf