Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021

A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC

Câu 1. Nêu các loại tương tác từ? Định nghĩa từ trường, đường sức từ? Nêu tính chất của đường sức từ?

Câu 2. Định nghĩa và đặc điểm từ trường đều?

Câu 3. Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dòng điện: điểm đặt, phương, chiều, độ lớn?

Câu 4. Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản: nêu công thức tính cảm ứng từ trong từng trường hợp?

Câu 5. Viết biểu thức định nghĩa của từ thông. Nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có biểu thức? Nêu các cách làm biến đổi từ thông qua một mạch kín?

Câu 6. Định nghĩa suất điện động cảm ứng? Phát biểu, viết biểu thức định luật Fa-ra-đây?

Câu 7. Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức suất điện động tự cảm, nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức?

 

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

docx 8 trang viethung 04/01/2022 8600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Vật lý lớp 11 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
MÔN VẬT LÝ LỚP 11 NĂM HỌC 2020-2021
A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC
Câu 1. Nêu các loại tương tác từ? Định nghĩa từ trường, đường sức từ? Nêu tính chất của đường sức từ?
Câu 2. Định nghĩa và đặc điểm từ trường đều?
Câu 3. Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dòng điện: điểm đặt, phương, chiều, độ lớn?
Câu 4. Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản: nêu công thức tính cảm ứng từ trong từng trường hợp?
Câu 5. Viết biểu thức định nghĩa của từ thông. Nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có biểu thức? Nêu các cách làm biến đổi từ thông qua một mạch kín?
Câu 6. Định nghĩa suất điện động cảm ứng? Phát biểu, viết biểu thức định luật Fa-ra-đây?
Câu 7. Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức suất điện động tự cảm, nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức?
Câu 8. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu và viết biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng?
Câu 9. Nêu các đặc trưng quang học của lăng kính, tác dụng của lăng kính đối với sự truyền của một tia sáng qua nó?
Câu 10. Định nghĩa về thấu kính? Viết công thức về độ tụ, công thức xác định vị trí ảnh, công thức xác định số phóng đại của ảnh? Nêu quy ước về dấu của f, D, d, d’ và k.
Câu 11. Nêu đặc điểm và cách khắc phục của : mắt cận, mắt viễn, mắt lão?
Câu 12. Nêu công dụng, cấu tạo và viết biểu thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực của : kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn?
B.BÀI TẬP
Chương IV Từ trường:
	Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật.	B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.	D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường:
A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua.
B. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.	C. Các đường sức từ không cắt nhau. 
D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì có lực tác dụng lên một
A. dòng điện khác đặt song song cạnh nó.	B. kim nam châm đặt song song cạnh nó. 
C. hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.	D. hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.	
B. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
C. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. 	
D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.	B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.	D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ. 	
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích chuyển động.	B. nam châm đứng yên.	
C. các điện tích đứng yên.	 D. nam châm chuyển động.
Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt.	B. Niken và hợp chất của niken.
C. Cô ban và hợp chất của cô ban.	D. Nhôm và hợp chất của nhôm.
Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A. Mọi nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam.	
B. Mọi nam châm đều hút được sắt.
C. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.	D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực.
Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của một vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I trong không khí là
A. .	B. .	C. .	D. .
Độ lớn cảm ứng từ trong lòng một ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua tính bằng biểu thức là
A. .	B. 	C. D. .
Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ:
A. .	B. .	C. .	D. B và	C. 
Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây, chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần:
A. không đổi	B. giảm 2 lần	C. giảm 4 lần	D. tăng 2 lần
Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần. Kết luận nào sau đây đúng:
A. .	B. .	C. .	D. .
Hình vẽ nào dưới đây xác định sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bới dòng điện thẳng dài vô hạn:
A.
B.
C.
D.
Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây của dòng điện trong vòng dây tròn mang dòng điện:
A.
B.
C.
D.
B và C
Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây của dòng điện ữong vòng dây tròn mang dòng điện:
A. 
B.
C.
D.
Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biếu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong ống dây gây nên:
A.
B.
C.
D.
A và C
 Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:
A. 0,50	B. 300	C. 600	D. 900
I
 Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có 
A. phương ngang hướng sang trái.	B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.	D. phương thẳng đứng hướng xuống.
Một đoạn dây dẫn dài 0,80 m đặt nghiêng một góc 60° so với hướng của
 các đường sức từ trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,50 T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn này có cường độ 7,5 A, thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ bằng bao nhiêu?
A. 4,2 N. 	B. 2,6 N. 	C. 3,6 N. 	D. 1,5 N.
 Một đoạn dây dẫn dài đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là Cảm ứng từ của từ trường có giá trị là
A. 	B. 	C. 	D. 
Một dây dẫn thẳng dài xuyên qua và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ tại điểm O. Cho dòng điện I = 6A có chiều như hình vẽ. Xác định cảm ứng từ tại điểm A có tọa độ x= -3cm ; y = -4cm
A. . B. 2,4.10-5T. C. . D. 
Một khung dây dẫn tròn mỏng phẳng gồm 500 vòng dây, bán kính của mỗi vòng dây là 10cm, đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong các vòng dây có cường độ I = 10A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây có độ lớn gần đúng là	
A. 0,03T        	B. 0,04T        	C. 0,05T        	D. 0,02T
Một ống dây hình trụ, tiết diện đều, không có lõi thép. Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài ống là 5000 vòng. Nếu cường độ dòng điện chạy trên mỗi vòng của ống dây là 12A thì cảm ứng từ trong lòng của ống dây có độ lớn bằng	
A. 75,4μT        	B. 754 mT        	C. 75,4 mT        	D. 0,754T
Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2A. Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 8π.10-4. Hãy xác định số vòng dây của ống dây ?
A.1500 vòng	B.500 vòng	C.7500 vòng	D.4000 vòng
Khung dây tròn đặt trong không khí bán kính có vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung dây làĐộ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là 
A.	B.	C.	D.
Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức với vận tốc ban đầu từ trường Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt đó có độ lớn là
A. 	B.	C. 	D. 
CHƯƠNG V CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ?
A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là F = Bscosα	B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)
C. Từ thông là một đại lượng đại số	D. Từ thông là một đại lượng có hướng
Phát biểu nào sau đây không đúng?
từ thông là một đại lượng vô hướng
từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây
C. từ thông qua một mặt kín luôn khác 0	D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0
Đơn vị của từ thông có thể là
A. Tesla trên mét (T/m)	B. Tesla nhân với mét (T.m)
C. Tesla trên mét bình phương (T/m2)	D. Tesla nhân mét bình phương (T.m2)
Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B, α là góc hợp bởi B và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là:
A. F = BScosα        	B. F = BSsinα        	C. F = BS        	D. F = BStanα
Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biễn thiên?
Vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dười
Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên với vận tốc v
Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ trên xuống dưới với vận tốc v
Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên
Một khung dây hình tròn có diên tích S = 2cm2 đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 5.10-2T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là
A. 10-1Wb        	B. 10-2Wb        	C. 10-3Wb        	D. 10-5Wb
Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có B = 4.10-3T. Từ thông xuyên qua khung dây là 10-4Wb, chiều rộng của khung dây nói trên là
A. 1cm        	B. 10cm        	C. 1m        	D. 10m
Phát biểu nào sau đây không đúng? Suất điện động cảm ứng trong một mạch
A. Có thể tồn tại mà không sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch đó
B. Chỉ xuất hiện khi có từ thông qua mạch	C. Tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
D. Chỉ xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch
Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với
A. Độ lớn của từ thông qua mạch	B. Tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch
C. Độ lớn của cảm ứng từ	D. Thời giân xảy ra sự biến thiên từ thông qua mạch
Một khung dây phẳng, diện tích 20cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 2.10-4T, góc giữa và vecto pháp tuyến của mặt phẳng khung dây là 600. Làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,01s. Độ lớn của suất điện động cam rứng sinh ra trong khung dây là
A. 2.10-2V 	B. 2.10-4V 	 C. 2V 	 D. 2.10-6V
Một ống dây có độ tự cảm L = 0,2 H. Trong một giây dòng điện giảm đều từ 5 A xuống 0. Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây là :
A. 1V 	B. 2V 	C. 0,1 V 	D. 0,2 V
Một ống dây có chiều dài 1,5m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là 40cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây, dòng điện tăng 0 đến 5A trong thời gian 1s. Độ tự cảm của ống dây và độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là
A. L = 4,2H, etc = 21V B. L = 1,68H, etc = 8,4V	
C. L = 0,168H, etc = 0,84V D. L = 0,42H, etc = 2,1V
Một ống dây dài ℓ = 30cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua. Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là 
A. 0,15 V.	B. 0,42 V.	C. 0, 24V.	D. 8,6 V
Một cuộn cảm thuần có L = 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong không đáng kể. Sau thời gian Δt cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5 A. Nếu cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian thì Δt bằng 
A. 2,5 s.	B. 0,4 s.	C. 0,2 s.	D. 4,5 8
CHƯƠNG : KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1. Theo định luật khúc xạ thì
A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
B. góc khúc xạ có thể bằng góc tới.
C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.
D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
Câu 2. Chiếu một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường có chiết suất n, sao cho tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới i trong trường họp này được xác định bởi công thức
A. sini = n.	B. tani = n.	C. sim = 1/n.	D. tani = 1/n.
Câu 3. Trong hiện tượng khúc xạ, góc khúc xạ
A. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.	B. bao giờ cũng lớn hơn góc tới. 
C. có thể bằng 0.	D. bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
Câu 4. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì
A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
B. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất
D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu 5. Phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường giống nhau ở tính chất là:
A. cả hai hiện tượng đều tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
B. cả hai hiện tượng đều tuân theo định luật khúc xạ ánh sáng
C. cường độ chùm tia phản xạ gần bằng cường độ chùm tới
D. cường độ chùm phản xạ rất nhỏ so với cường độ chùm tới
Câu 6. Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn và góc tới lớn hơn góc giới hạn là điều kiện để có
A. Phản xạ thông thường.	B. Khúc xạ.
C. Phản xạ toàn phần.	D.Tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ.
Câu 7. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất n =. Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau thì góc tới bằng 
A. 30°.	B. 60°.	C. 75°.	D. 45°.
Câu 8. Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau, mặt khác góc tới là 30° thì chiết suất tỉ đối n21 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,58.	B. 0,71	C. 1,7	D. 1,8
Câu 9. Một cái máng nước sâu 30 cm rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. Tính h.
A. 20 cm. 	B. 12 cm. 	C. 15 cm.	 D. 25 cm.
Câu 10. Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5. Góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí.
A. 48,60.	B. 7275°.	C. 62,7°.	D. 41,8°.
CHƯƠNG VI: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng:
A. Độ cong của thuỷ tinh thể không thể thay đổi	
B. Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi	
C. Độ cong của thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc đều có thể thay đổi	
D. Độ cong của thuỷ tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc thì không
Mắt không có tật là mắt:
A. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc B.Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc
C. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc D.Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc
Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở:
A. Điểm cực viễn B. Điểm cực cận C.Trong giới hạn nhìn rõ của mắt	 D. Cách mắt 25cm
O
F
V
Quan sát hình vẽ (O, F, V là quang tâm của mắt, tiêu điểm mắt,
điểm vàng). Hãy cho biết đó là mắt gì:
A. Cận thị B. Viễn thị C. Mắt không tật D. Mắt người già
Chọn phát biểu đúng: Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì
A. thuỷ tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.	B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu
C. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất. 
D. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất
Chọn phát biểu sai: Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại:
A. Tại CV khi mắt không điều tiết. B. Tại CC khi mắt điều tiết tối đa.
C. Tại một điểm trong khoảng CCCV khi mắt điều tiết thích hợp. D. Tại CC khi mắt không điều tiết.
Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra:
A. Tại điểm vàng V. 	B. Trước điểm vàng V.
C. Sau điểm vàng V. 	D. Không xác định được vì không có ảnh.
Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC của người viễn thị được tạo ra:
A. Tại điểm vàng V. 	B. Trước điểm vàng V.
C. Sau điểm vàng V. 	D. Không xác định được vì không có ảnh.
Mắt người có đặc điểm sau: OCV = 100 cm; OCC = 10 cm. Tìm phát biểu đúng:
A. Mắt có tật cận thị phải đeo kính hội tụ để sửa	B. Mắt có tật cận thị phải đeo kính phân kì để sửa
C. Mắt có tật viễn thị phải đeo kính hội tụ để sửa	D. Mắt có tật viễn thị phải đeo kính phân kì để sửa
Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20cm. Khoảng cách từ ảnh của vật (điểm vàng) dến quang tâm của thuỷ tinh thể của mắt là 1,5cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt có thể thay đổi trong giới hạn nào?
A. Không thay đổi	B.0 £ D £ 5 dp C. 5 dp £ D £ 66,7 dp D. 66,7 dp £ D £ 71,7 dp 
Một người khi không deo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 0,4m đến 100cm. Để nhìn rõ vật cách mắt 25cm thì đeo sát mắt kính có độ tụ là:
A. D = 2,5điốp.	B. D = -1,5điốp.	C. D = 1,5điốp.	D. D = -2,5điốp.
Một người có thể nhìn vật gần nhất cách mắt 50cm. Người đó mắc tật gì, người đó đeo sát mắt kính có độ bao nhiêu để nhìn các vật cách mắt 25cm?	
A. Cận thị, D = 2điốp. B. Cận thị, D = -2điốp C. Viễn thị, D = -2 điốp D. Viễn thị, D = 2điốp
Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo sát mắt một kính có tụ số:
A. -2đp 	B. -2,5đp	C. 2,5đp 	D. 2đp
Một ngừơi lúc về già chỉ nhìn rõ được các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 30cm đến 40cm. Để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo kính có tụ số là bao nhiêu ?
A. 2,5điôp	B. -3,33điôp	C. 3,33điôp .	D. -2,5điôp
Một người đứng tuổi khi nhìn vật ở xa thì không cần đeo kính, nhưng khi đeo kính có độ tụ 1dp thì nhìn rõ vật cách mắt gần nhất 25cm (kính đeo sát mắt). Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó bằng 
A. 5điốp 	B. 8 điốp 	C. 3 điốp 	D. 9 điốp
Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 0,5 cm, thị kính có độ tụ 25 dp đặt cách nhau một đoạn cố định 20,5 cm. Mắt người quan sát đặt sát thị kính. Mắt không có tật và có điếm cực cận xa mắt 21 cm. Xác định phạm vi đặt vật trước vật kính.	
A. 5,1 cm ÷ 16/31 cm.	 B. 857/1664cm ÷ 33/64 cm.C. 857/1664 cm ÷ 16/31 cm.D. 5,1 cm ÷ 19/37 cm.
Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 20 cm đến vô cùng, đặt mắt sát vào thị kính của kính hiển vi có fl = 0,5 cm và f2 = 4 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết. Vật đặt cách vật kính một khoảng d1 = 0,51 cm. Độ dài quang học của kính hiển vi là
A. 20 cm.	B. 28cm.	C. 35 cm.	D. 25 cm.
Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là 1 cm và 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận 20 cm. Người này ngắm chừng ở vồ cực. Tính số bội giác của ảnh. A. 80.	 	B. 60.	 	C. 90.	 D. 120.
Một người mắt tốt có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 25 cm, đặt mắt sát vào thị kính để quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi trong ừạng thái mắt không phải điều tiết. Khi đó số bội giác là 100 và khoảng cách từ vật kính đến thị kính là 26 cm. Biết tiêu cự của thị kính lớn gấp 5 lần tiêu cự của vật kính. Tiêu cự của vật kính là A. 1 cm.	B. 1,6 cm.	 C. 0,8 cm.	D. 0,5 cm.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_danh_gia_cuoi_ki_ii_mon_vat_ly_lop_11_nam_ho.docx