Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021

CHƯƠNG I : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

1. Phân biệt 4 hình thức hô hấp:

=> Hướng tiến hóa : Từ chưa có cqhh đến có, từ cqhh cấu tạo đơn giản đến phức tạp và ngày càng chuyên hóa.

2. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

=> Hướng tiến hóa : Từ chưa có cq tuần hoàn đến có, từ cq tuần hoàn dạng hở đến kín từ đơn đến kép, từ máu pha nhiều đến máu pha ít đến không pha.

3. Trình bày được các cơ quan bộ phận tham gia cân bằng áp suất thẩm thấu, pH nội môi trong cơ thể.

 

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

doc 6 trang viethung 04/01/2022 7060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập đánh giá cuối kì II môn Sinh học 11 - Năm học 2020-2021
Sở GD & ĐT Hà Nội
Trường THPT Phúc Thọ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
Môn : Sinh học 11
Năm học: 2020 - 2021
I. CẤU TRÚC ĐỀ THI:
- Hình thức: 30 câu trắc nghiệm khách quan
- Thời gian thi: 45 phút
II. NỘI DUNG ÔN TẬP
 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
CHƯƠNG I : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Phân biệt 4 hình thức hô hấp:
=> Hướng tiến hóa : Từ chưa có cqhh đến có, từ cqhh cấu tạo đơn giản đến phức tạp và ngày càng chuyên hóa. 
2. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
=> Hướng tiến hóa : Từ chưa có cq tuần hoàn đến có, từ cq tuần hoàn dạng hở đến kín từ đơn đến kép, từ máu pha nhiều đến máu pha ít đến không pha.
3. Trình bày được các cơ quan bộ phận tham gia cân bằng áp suất thẩm thấu, pH nội môi trong cơ thể.
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
1.Cảm ứng ở thực vật: Khái niệm, các kiểu, vai trò của hướng động, ứng động.
2. Cảm ứng ở động vật:
a. Phân biệt cảm ứng ở các ĐV có tổ chức thần kinh dạng lưới, chuỗi hạch và dạng ống
b. Các khái niệm điện thế hoạt động, xinap. 
c. Tập tính của động vật: Các VD về các hình thức học tập ở động vật: Quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn. Một số dạng tập tính phổ biến của động vật: Kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, TT sinh sản, TT di cư, TT xã hội.
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A/Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
1. Các khái niệm: sinh trưởng, phát triển ở thực vật, mô phân sinh 
2. Phân biệt các loại mô phân sinh. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
3. Nêu tên các loại hoocmon kích thích, ức chế sinh trưởng ở thực vật. Trình bày nơi tạo ra, tác động sinh lý, ứng dụng hoocmon Auxin, Giberelin (GA), Êtylen
3. Trình bày những nhân tố chi phối sự ra hoa
4. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển: Trong trồng trọt, CN rượu bia 
 B/ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1. Các khái niệm: sinh trưởng, phát triển ở động vật.
2. Phân biệt các kiểu phát triển ở động vật.
3. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến ST-PT ở động vật : Tính di truyền, hoocmon sinh trưởng, tirôxin, ơstrogen, testosteron,thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng: 
CHƯƠNG IV: SINH SẢN
SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Sinh sản vô tính ở thực vật:
- Nêu khái niệm SSVT ở thực vật.
Phân biệt các hình thức SSVT ở thực vật: Sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
Phân biệt các phương pháp nhân giống vô tính( về cách tiến hành, ưu nhược điểm)
Vai trò của sinh sản vô tính với đời sống thực vật và con người
Sinh sản hữu tính ở thực vật
Khái niệm, đặc trưng sinh sản hữu tính ở thực vật.
Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
Trình bày quá trình thụ phấn và thụ tinh, quá trình hình thành hạt và quả.
B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
I. Sinh sản vô tính ở động vật:
- Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Ưu điểm, hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Kể tên các ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật.
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật:
- Nêu khái niệm SSHT ở động vật.
- Trình bày các giai đoạn trong quá trình SSHT ở động vật.
- Trình bày các hình thức thụ tinh ở động vật. 
III. Cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng
- Trình bày cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan vấn đề này.
IV. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- Trình bày một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật: 
- Sinh đẻ có kế hoạch ở người là gì? Nêu các biện pháp tránh thai.
B. Bài tập: Xác định số NST trong các tế bào trên các bộ phận của cơ thể thực vật, tính hiệu suất thụ tinh của trứng, tinh trùng, tỉ lệ nở của trứng đã thụ tinh.
B/ Câu hỏi định hướng ôn tập:
Câu 1: Ở động vật đa bào bậc thấp:
A. khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào 
B. khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể
C. khí O2 và CO2 tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào
D. khí O2 và CO2 tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cơ thể
Câu 2: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? 
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. 
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 3: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hoá huyết áp. B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu. D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.
Câu 4: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận. 
B. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu. 
C. Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận.	D. Điều hoà pH máu
Câu 5: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
	A. Hoa.	B. Thân.	C. Rễ.	D. Lá.
Câu 6: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
	A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
	B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
	C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
	D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 7: Kiểu ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng 
A. Ứng động sức trương B. Ứng động tiếp xúc 
C. Quang ứng động D. Hóa ứng động
Câu 8: Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật là
A. Hệ thần kinh (htk) dạng lưới, chưa có htk, htk dạng ống, htk dạng chuỗi
B. Chưa có htk, htk dạng ống, htk dạng lưới, htk dạng chuỗi
C. Chưa có htk, htk dạng lưới, htk dạng chuỗi hạch, htk dạng ống
D. Htk dạng lưới, htk dạng ống, htk dạng hạch, chưa có htk.
Câu 9: Điện thế hoạt động là:
A.Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.
C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.
D.Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.
Câu 10: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
	A. Tế bào cảm giác à Mạng lưới thần kinh à Tế bào mô bì cơ.
	B. Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh.
	C. Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác à Tế bào mô bì cơ.
	D. Tế bào mô bì cơ à Mạng lưới thần kinh à Tế bào cảm giác.
Câu 11: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
	A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.	 B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
	C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
Câu 12: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
	A. Học khôn. B. Học ngầm C. Điều kiện hoá hành động.	D. Quen nhờn
Câu 13: Một số loài cá, chim, thú thay đổi nơi sống theo mùa, đây là tập tính
A. kiếm ăn	B. bảo vệ lãnh thổ	C. sinh sản	D. di cư
Câu 14: Học khôn là:
A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.
B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới
Câu 15: Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về
A. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên 
B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh
C. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên 
D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 16: Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?
A. Làm cho thân cây dài và to ra B. Làm cho rễ dài và to ra
C. Làm cho thân và rễ cây dài ra D. Làm cho thân cây, cành cây to ra
 Câu 17: Êtylen được sinh ra ở:
 A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh.
 B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
 C. Hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.
Câu 18: Tác dụng nào dưới đây không phải của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là
A. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.
B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.
C. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
D. thúc quả chóng chín, rụng lá.
Câu 19: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:
A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia súc.
C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ. D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.
Câu 20: Quang chu kì là:
A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 21: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
A. Chồi nách.	B. Lá.	C. Đỉnh thân.	D. Rễ.
Câu 22: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 23: Biến thái là:
A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
Câu 24: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là
A. Sinh trưởng và phân hóa tế bào.
B. Phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
C. Sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. Sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Câu 25: Sinh trưởng – phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
C. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
Câu 26: Tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò:
Chuyển hóa Na để hình thành xương.	 B. Chuyển hóa K để hình thành xương.
C. Chuyển hóa Ca để hình thành xương.	 D. Ô xy hóa để hình thành xương.
Câu 27: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
Người nhỏ bé hoặc khủng lồ.	 B. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
C. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.	
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 28: Sinh sản vô tính ở thực vật có hai hình thức:
A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào.
B. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng giâm, chiết cành.
C. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. 
D. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản bằng thân củ.
Câu 29: Hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới là khái niệm về
A. sinh sản hữu tính. B. sinh sản vô tính.
C. sinh sản bằng bào tử D. sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào. 
Câu 30: Ý nào không đúng khi nói về quả?
Quả có vai trò bảo vệ hạt.	B. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
C. Quả không hạt đều là do quả đơn tính. 	
D. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
Câu 31: Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể (n) của giao tử đực và cái trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Câu 32: Trong quá trình hình thành hạt phần ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân	 B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.. 	 D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 33: Khi nói về quá trình sinh sản ở thực vật, cho các phát biểu sau đây:
I. Quá trình thụ tinh ở thực vật hạt kín là thụ tinh kép vì cả hai tinh tử từ mỗi hạt phấn đều tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn để tạo thành hợp tử tam bội.
II. Mỗi tế bào sinh hạt phấn tiến hành quá trình giảm phân sẽ tạo ra 4 bào tử đực đơn bội, mỗi bào tử đực đơn bội tham gia nguyên phân tạo ra hạt phấn.
III. Mỗi tế bào sinh noãn giảm phân sẽ tạo ra 4 noãn, mỗi noãn có thể được thụ tinh để tạo ra một hợp tử lưỡng bội.
IV. Bao phấn thụ tinh sẽ phát triển thành hạt, bầu nhụy phát triển thành quả. 
Số phát biểu chính xác là:
A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 34: Hạn chế của sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
Câu 35: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 36: Prôgestêron và Ơstrôgen có vai trò:
A. Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động.
B. Kích thích phát triển nang trứng.
C. Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.
D. Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn
Câu 37: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con. B. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
C. Điều chỉnh thời điểm sinh con.	 D. Điều chỉnh về số con
Câu 38: Ở một loài thực vật có hoa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Từ một tế bào mẹ (2n) trong bao phấn tiến hành quá trình giảm phân tạo 4 tế bào con. Mỗi tế bào tạo thành sau giảm phân sẽ tiến hành nguyên phân để tạo ra (1).. và (2).., số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào này là .(3).. , chúng được bao bọc trong một thành dày chung tạo thành (4) và được gọi là ..(5).... (1), (2), (3), (4), (5) lần lượt là:
A. một tế bào sinh sản, một tế bào sinh dưỡng, 12 NST, một hạt phấn, thể giao tử đực.
B. bốn tế bào sinh sản, bốn tế bào sinh dưỡng, 24 NST, bốn hạt phấn, các giao tử đực.
C. 2 giao tử đực; một ống phấn; 12 NST; các hạt phấn; thể giao tử đực
D. 1 trứng; nhân cực; 12 NST; một túi phôi; thể giao tử cái
Câu 39: Cho 2 tế bào mẹ trong bao phấn của cây đậu Hà lan (2n=14), sau khi trải qua quá trình hình thành hạt phấn thì tạo ra bao nhiêu hạt phấn? mỗi hạt phấn có số NST là bao nhiêu?
A. 8, 14	B. 2, 112	C. 4, 14	D. 4, 7
Câu 40: ở một loài thực vật có bộ NST 2n=14, 10 tế bào mẹ trong bao phấn và 50 tế bào mẹ trong noãn tiến hành quá trình giảm phân. Số tinh tử được tạo ra và túi phôi được tạo ra, nếu tỉ lệ nảy mầm của các hạt phấn là 90%. 
A. 72, 50	B. 36, 50	C. 64,100	D. 64, 25

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_danh_gia_cuoi_ki_ii_mon_sinh_hoc_11_nam_hoc.doc