Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12

Câu 1

Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.

B. Tự ý vào nhà người khác khi người đó không đồng ý.

C. Nghi ngờ K lấy trộm xe máy P đã báo cáo cơ quan công an gần nhất để điều tra.

D. Người thợ điện xin phép ông N để vào nhà sửa đường dây điện.

Câu 2

Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. Khẳng định này muốn đề cập đến

A. khái niệm bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. ý nghĩa bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. mục tiêu bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

 

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 22 trang viethung 04/01/2022 6880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12

Đề cương ôn tập cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKII - MÔN GDCD LỚP 12.
Câu 1
Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.
B. Tự ý vào nhà người khác khi người đó không đồng ý.
C. Nghi ngờ K lấy trộm xe máy P đã báo cáo cơ quan công an gần nhất để điều tra.
D. Người thợ điện xin phép ông N để vào nhà sửa đường dây điện.
Câu 2
Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. Khẳng định này muốn đề cập đến
A. khái niệm bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. ý nghĩa bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. mục tiêu bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 3
Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong
A. Hiến pháp.	B. Các quy định của Nhà nước.
C. Hiến pháp và luật.	D. Các văn bản do Nhà nước soạn thảo.
Câu 4
Ai có quyền bắt tội phạm đang bị truy nã?
A. Chỉ cơ quan công an cấp tỉnh.	B. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt.
C. Cơ quan điều tra.	D. Chỉ công an xã.
Câu 5
Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm thể hiện
A. sức khỏe của mọi công dân cần được pháp luật chăm sóc.
B. không ai được phê bình người khác trong các cuộc họp.
C. không ai được xâm phạm đến cuộc sống riêng tư của người khác.
D. không ai được xâm phạm tới danh dự nhân phẩm của người khác.
Câu 6
Mọi hành vi xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân
A. vừa trái đạo đức vừa trái với phong tục.	B. vừa trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật.
C. vừa trái pháp luật vừa trái kỉ luật chung.	D. trái với hương ức và pháp luật.
Câu 7
Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật
A. thư tin, điện thoại, điện tín.	B. số điện thoại, địa chỉ facebook.
C. việc trao đổi, chia sẻ tin tức.	D. số điện thoại, địa chỉ gmail.
Câu 8
Theo quy định của pháp luật nước ta, thư tin, điện thoại, điện tin của cá nhân được bảo đảm
A. an toàn và công khai.	B. an toàn trong quá trình vận chuyển.
C. an toàn và bí mật.	D. an toàn sau khi đã được kiểm duyệt.
Câu 9
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và có quyết định của
A. công an.	B. cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C. các tổ chức xã hội ở địa phương.	D. thủ trưởng cơ quan.
Câu 10
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định thành một nguyên tắc trong
A. Luật Hình sự.	B. Luật Dân sự.	C. Bộ luật Tố tụng Hình sự.	D. Bộ Luật Tố tụng Dân sự.
Câu 11
Pháp luật nước ta quy định về nội dung thứ nhất của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân là: Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi
A. hung hãn, côn đồ.	B. giết người.	C. làm chết người.	D. đe dọa giết người.
Câu 12
Theo quy định của pháp luật nước ta, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người là hành vi
A. vô ý. B. không được nhắc đến.	C. bị nghiêm cấm.	D. cố ý.
Câu 13
Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.	B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.	D. Quyền tố cáo.
Câu 14
Trong một xã hội dân chủ, quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân luôn được coi là chuẩn mực của xã hội?
A. Quyền tự do ngôn luận.	B. Quyền tự do đi lại.
C. Quyền tự do trao đổi.	D. Quyền tự do buôn bán.
Câu 15
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Khẳng định này muốn đề cập đến
A. khái niệm quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
C. khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
Câu 16
Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiên nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.	B. Bình đẳng.	D. Bỏ phiêu kín.	C. Trực tiếp.
Câu 17
Việc tự do và độc lập trong việc lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.	B. Bình đẳng.	C. Trực tiếp.	D. Bỏ phiếu kín.
Câu 18
Việc mỗi cử tri có một lá phiếu với giá trị ngang nhau thế hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.	B. Bình đẳng.	C. Trực tiếp.	D. Bỏ phiếu kín.
Câu 19
Khi viết hộ phiếu bầu cho người không thể tự mình viết phiếu bầu của cử tri được viết hộ phải đảm bảo
A. Phổ thông.	B. Bình đẳng.	C. Trực tiếp.	D. Bí mật.
Câu 20
Quyền dân chủ nào dưới đây giúp nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước?
A. Bầu cử và ứng cử.	B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Khiêu nại và tố cáo.	D. Tự do ngôn luận.
Câu 21
Công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bầu ra người đại diện quyết định công việc chung.
B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước.
C. Xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.
D. Bảo vệ quyền lợi, lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Câu 22
Công dân sử dụng quyền khiếu nại để
A. bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại.
B. giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
C. ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
D. xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.
Câu 23
Khi phát hiện việc làm vi phạm pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức, trong trường hợp nào dưới đây công dân sẽ bị pháp luật xử phạt?
A. Tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc theo dõi hành vi phạm pháp.
B. Thu thập chứng cứ để thực hiện tố cáo.
C. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền.
D. Không tố cáo hành phạm tội của tội phạm.
Câu 24
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết địn ... ruyền thống tại các khu du lịch.
D. Tuyên truyền những nội dung có tính chất phản động.
Câu 166
Lực lượng nào là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là
A. bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.	B. dân quân tự vệ.
C. nhân dân địa phương.	 D. quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Câu 167
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nam là
A. từ 20 tuổi trở lên. B. từ đủ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 17 tuổi trở lên.	D. từ 19 tuổi trở lên.
Câu 168
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và
A. quyền cao quý của xã hội.	 B. quyền cao quý của cán bộ.
C. quyền cao quý của Đảng viên.	 D. quyền cao quý của công dân.
Câu 169
Việc hàng năm các em học sinh, sinh viên được học tập, được phổ biến tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh, quốc gia là thực hiện đúng
A. pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.	B. pháp luật về quốc phòng, an ninh.
C. quyền được phát triển của công dân.	D. quyền con người của công dân.
Câu 170
Ông T quyết định cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm
A. quyền học tập của công dân.	 B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền tự do của công dân.	 D. quyền được phát triển năng khiếu của công dân.
Câu 171
Bố L chỉ cho L học hết cấp hai và nghỉ học ở nhà lấy chồng cho yên bề gia thất. Hành động của bố L đã vi phạm quyền được
A. phát triển của công dân.	 B. sáng tạo của công dân.
C. học tập của công dân.	 D. tự do cá nhân của công dân.
Câu 172
Trong kì thi đại học vừa qua, P đã đỗ cả hai trường đại học nhưng chỉ muốn học một trường. Việc chọn lựa trường nào để học của P dựa vào nội dung nào của quyền học tập?
A. Học không hạn chế.	 B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên, suốt đời.	 D. Đối xứ bình đẳng vê cơ hội học tập.
Câu 173
Sau khi tập thơ của anh K được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh K có hành vi vi phạm bản quyền nên chị P đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh K vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tác giả. B. Chuyển giao công nghệ. C. Sáng chế. C. Sở hữu công nghiệp.
Câu 174
Anh K đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tác giả.	 B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền hoạt động khoa học.	 D. Quyền phê bình văn học.
Câu 175
Trong kỳ thi tuyển viên chức tỉnh Z, bạn P có năng lực chuyên môn rất tốt nhưng bị khuyết tật. Tỉnh Z đã quyết định bạn P được trúng tuyển viên chức. Hành động này của tỉnh Z đã thực hiện quyền được
A. phát triển của công dân.	 B. sáng tạo của công dân.
C. học tập của công dân.	 D. trọng dụng nhân tài của công dân.
Câu 176
Trường X đặc cách cho em N vào lớp 1 vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được tham vấn. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền thẩm định. D. Quyền được phát triển.
Câu 177
M rất say mê đàn bầu, em đã đạt một số giải thưởng âm nhạc. M đã viết đơn và được Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh TN đặc cách nhận vào học. Việc làm của Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh TN đã thực hiện
A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
B. quyền được học không hạn chế của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân.
D. quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân.
Câu 178
Trong kì tuyển sinh năm 2016, nữ sinh không tay Lê Thị T tốt nghiệp THPT với số điểm 18,83 đã được Trường Đại học Hồng Đức đặc cách tuyển vào trường. Việc làm này của Trường Đại học Hồng Đức đã thực hiện
A. quyền được phát triển của công dân.
B. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân.
D. quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân.
Câu 179
Do bị bạn bè rủ rê, H đã một số lần thử hút thuốc có chứa chất ma tuý. Hành vi sử dụng ma tuý của H đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giáo dục.	 B. Trật tự an toàn xã hội.
C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.	 D. Phòng, chống tệ nạn hút thuốc lá.
Câu 180
Tổ chức thực hiện cuộc vận động “toàn dân tập thể dục theo gương Bác Hồ vĩ đại ” là góp phần thực hiện công tác
A. xóa đói giảm nghèo.	 B. dân số.
C. phòng, chống tệ nạn xã hội.	 D. chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Câu 181
Gia đình nông dân ở xã X có ba cô con gái vô cùng nghèo khó. Họ vẫn muốn sinh thêm con trai có người nối dõi. Hội phụ nữ xã X vận động họ sinh ít con giảm bớt khó khăn, đồng thời cho vay vốn phát triển kinh tế thoát nghèo. Theo em, hội phụ nữ xã X đã thực hiện đúng
A. pháp luật về phát triển kinh tế.	 B. quyền được sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.	D. pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
Câu 182
Cơ quan kiểm lâm tỉnh T đã kiểm tra, tịch thu 10 con cầy hương mà ông P đang chuyên chở. Nhưng ông P cho rằng mình không vi phạm pháp luật, vì pháp luật chỉ cấm săn bắt, tiêu thụ mà không cấm kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm. Theo em, thì
A. ông P không sai, vì cầy hương không phải động vật hoang dã quý hiếm.
B. ông P không sai, vì Nhà nước không cấm kinh doanh động vật quý hiếm.
C. ông P nói sai, vì Nhà nước cấm kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm.
D. ông P nói đúng, vì công dân được quyền tự do trong kinh doanh.
Câu 183
Trên đường đi học, P và H phát hiện một thanh niên đang định đổ một xô hóa chất xuống một hồ nước. H định ngăn cản thì P kéo H đi vì cho rằng “việc này liên quan gì đến bọn mình, đi thôi kẻo muộn học”. Em đồng ý nhận định nào sau đây về P?
A. Bạn P sai, vì ai cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường ở bất cứ đâu.
B. Bạn P đúng, vì nơi đó không liên quan đến hai bạn.
C. Bạn P không đúng, nhưng cũng không sai vì can thiệp sẽ muộn học.
D. Bạn P đúng, vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những người sống gần đó.
Câu 184
Ông T là chủ một trang trại lợn đã trộn chất Clenbuterol và Salbutamol (dùng chữa bệnh hen suyễn ở người) cho vào thức ăn của lợn. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho lợn nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Việc làm này của ông T là
A. không vi phạm pháp luật.
B. không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
C. vi phạm quy định sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
D. không vi phạm pháp luật, chỉ vi phạm đạo đức trong kinh doanh.
Câu 185
Tốt nghiệp Trung học cơ sở, đã tham gia khóa đào tạo ngắn hạn về kinh doanh và đi làm thuê cho một số cửa hàng, anh T (đủ 18 tuổi), quyết định tự mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo em thì
A. anh T đã đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh.
B. anh T chưa đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh.
C. anh T còn ít tuổi chưa thể thực hiện tự do quyền kinh doanh.
D. anh T mới tốt nghiệp trung học cơ sở, chưa có quyền tự do kinh doanh.
Câu 186
Công ty M và N cùng đóng trên địa bàn Y với quy mô giống nhau nhưng mức thuế của công ty M lại thấp hơn. Nguyên nhân là do mặt hàng của công ty M
A. phục vụ cho số đông quần chúng.	B. hướng đến người nghèo.
C. được Nhà nước khuyến khích.	 D. giải quyết được nhiều việc làm.
Câu 187
Hưởng ứng chương trình “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa”, trường THPT Lê Quý Đôn đã phát động phong trào góp cờ trong toàn trường. Phong trào này nhằm góp phần giáo dục cho công dân học sinh về nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Học tập. B. Lao động.	 C. Xây dựng đất nước. D. Bảo vệ Tổ quốc.
Câu 188
Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh đã phát động trong mọi tầng lớp nhân dân phong trào “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa”. Phong trào này cho thấy bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của
A. toàn quân.	B. tập thể.	C. xã hội.	D. toàn dân.
Câu 189
Anh X và chị Y cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng T. Vì có quan hệ tình cảm với chị Y nên anh K (lãnh đạo cơ quan chức năng) đã yêu cầu chị P là nhân viên dưới quyền của mình hủy hồ sơ của anh X. Nghe được thông tin, anh X tức giận rủ S đến phá nhà của anh K, đồng thời anh X còn thuê bà F tung tin chị Y có quan hệ bất chính với anh K. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh X, S, chị P chị Y. B. Anh X, S, bà F. C. Anh S, anh X. D. Anh K chị Y, chị P, bà F.
Câu 190
ĐỀ MH 2021 - Gia đình ông D và gia đình ông Q cùng là hàng xóm của vợ chồng anh M, chị H. Vì muốn chiếm đoạt số tiền 500 triệu đồng được ông Q cho vợ chồng chị vay, chị H cố tình tránh mặt ông. Do đó, ông Q thuê ông D bắt giam và bỏ đói chị H trong nhà kho suốt hai ngày nhằm uy hiếp, ép anh M phải trả nợ. Sau khi được giải thoát, chị H nảy sinh ý định bắt cóc con ông D, còn anh M đã bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà ông Q để trả thù. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông Q và ông.	D.	B. Ông Q, ông D và chị H.
C. Ông Q và anh M.	D. Ông Q, ông D và anh M.
Câu 191
Cho rằng bác sĩ S đã bỏ mặc con mình trong lúc nguy cấp, L đã làm đơn tố cáo bác sĩ S với lý do bịa đặt rằng bác sĩ S đã nhận nhiều tiền hối lộ của mình. Thấy vậy, bạn của bác sĩ S là G đã đến nhờ K dàn xếp với L nhưng không được. Do thiếu kiềm chế, K đã đánh L bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh lúc xô xát đó, chị Q (vợ của L) liền quay phim và tung lên mạng với nội dung bác sĩ S thuê người đánh chồng mình nhằm hạ uy tín của S. Những ai đã không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Bác sĩ S, G và K.	B. Vợ chồng L và Q.	C. S, G, L và K.	D. X, S, L và G.
Câu 192
Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh F cùng nhau mở trộm email cá nhân của anh H để để lấy thông tin khách hàng. Anh K lấy tài liệu chỉnh sửa và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email của mình bị mở trộm, anh đã làm đơn báo cơ quan chức năng. Trong trường hợp này, ai dưới đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cửa công dân?
A. Anh F và giám đốc S.	B. Anh H và giám đốc S.
C. Anh K, Anh F.	D. Anh K và anh H.
Câu 193
Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh T chị K. B. Ông H, chị K và anh T. C. Anh S và ông Q.	D. Ông H và anh S.
Câu 194
Trong buổi sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của học sinh về việc thi đua khen thưởng. Học sinh K không đồng ý với quy định đó nên đã nêu lên quan điểm cho mình. Học sinh Q, F không đồng ý với ý kiến của K nên đã nói lên quan điểm của mình. Tập hợp ý kiến của học sinh, giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho lớp. Hành vi của người nào dưới đây thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Học sinh K.	B. Học sinh Q, F, K.	C. Học sinh Q, F.	D. Học sinh F, K.
Câu 195
Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị S lựa chọn ứng cử viên L là người có mâu thuẫn với mình, chị F đã nhờ anh Q người yêu của chị S thuyết phục chị gạch tên anh L. Phát hiện chị S đưa phiếu bầu của mình cho anh Q sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người khòng biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị N và cụ P.	B. Anh L, cụ P và chị N, ông K.
C. Chị N, ông K.	D. Chị N, ông K và cụ P.
Câu 196
Trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại điểm bầu cử Z. Sau khi có lời nhờ anh H là người hàng xóm bỏ phiếu thay cho chị gái V của mình đang bận việc gia đình, anh T luôn đứng cạnh anh H theo dõi, giám sát. Nể anh T, anh H buộc phải đồng ý. Ông F tổ trưởng tổ bầu cử biết chuyện nhưng đang viết hộ và bỏ phiếu giúp bà P là người không biết chữ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cừ nên ông F bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Anh H, chị V, ông F.	B. Anh H, anh T, chị V.
C. Anh H, ông F và bà P.	D. Bà P ông F.
Câu 197
Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Z là anh K đòi công ti X phải trả cho mình 30 triệu đồng mới làm thủ tục vận chuyển 350m3 gỗ quý nằm trong danh mục cấm. Hai bên gặp nhau tại quán cafe, anh N (giám đốc công ty X) đưa tiền cho K. Khi K vừa đút túi số tiền 30 triệu đồng thì bị công an bắt quả tang. Những ai dưới đây là người bị tố cáo?
A. Anh N. B. Hạt kiểm lâm huyện Z.	C. Anh K.	D. Anh K và N.
Câu 198
Bức xức vì vợ mình là chị Q bị công ty X sa thải mà không rõ lý do, anh F đã đến gặp ông K là giám đốc công ty X để hỏi thì bị bà P là phó giám đốc chửi bới, nói những lời bịa đặt xúc phạm đến danh dự chị Q. Không những vậy, anh F con bị ông H và G là bảo vệ công ty đánh đập. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông G, A và bà P. B. Bà P, ông H và G. C. Ông H, G và F.	D. Ông A, G và Q.
Câu 199
Anh K chủ tịch xã cố ý không gửi giấy mời họp cho bà S mặc dù bà S có tên trong danh sách họp bàn về phương án xây dựng đường liên thôn. Mặc dù vậy, cô N là thư ký cuộc họp đã ghi vào biên bản nội dung bà S có ý kiến ủng hộ mọi quan điểm của anh K. Phát hiện điều này, anh M đã lớn tiếng phê phán nên bị anh P là phó chủ tịch ngắt lời và đuổi ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Anh P, anh M và cô N.	 B. Anh K, cô N và anh P.
C. Anh K, cô N và anh M.	 D. Anh K, anh P và anh M.
Câu 200
Mặc dù ông H có tên trong danh sách họp bàn về phương án giải phóng mặt bằng thôn Z, nhưng vì thường xuyên có ý kiến trái chiều nên chủ tịch xã đã cố ý không gửi giấy mời cho ông H. Thấy vợ có giấy mời họp và được chỉ định thay mặt cho Hội phụ nữ xã đề xuất về các khoản đóng góp, ông H càng bức xúc nên muốn vợ phải ở nhà. Vì bị chồng đe dọa sẽ ly hôn nếu vợ không chịu nghe lời, chị H buộc lòng phải nghỉ họp. Những ai dưới đây xâm phạm đến quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Chủ tịch xã và ông H.	 B. Chủ tịch xã và vợ chồng ông H.
C. Vợ ông H và chủ tịch xã.	 D. Vợ chồng ông H.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12.docx