Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II

Mặc dù các phương tiện điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh ngày càng tiến bộ, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh đặc biệt tại các Khoa Hồi sức Sơ sinh (HSSS) vẫn còn rất cao ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu nhằm xác định giá trị tiên đoán tử vong của thang điểm SNAP- II cho trẻ sơ sinh tại Khoa HSSS.

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 1

Trang 1

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 2

Trang 2

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 3

Trang 3

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 4

Trang 4

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 5

Trang 5

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 6

Trang 6

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 7

Trang 7

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II

Đánh giá tiên lượng tử vong tại khoa hồi sức sơ sinh bằng thang điểm SNAP-II
NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TẠI 
KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BẰNG 
THANG ĐIỂM SNAP-II
Nguyễn Thị Kim Nhi1, Phạm Lê An2, Phùng Nguyễn Thế Nguyên2
1 Bệnh viện Nhi Đồng 2
2 Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Kim Nhi. Email: nguyentkimnhi@yahoo.com.vn
Ngày nhận bài: 22/1/2019; Ngày phản biện khoa học: 02/3/2019; Ngày duyệt bài: 15/3/2019
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Mặc dù các phương tiện điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh ngày càng tiến bộ, tuy 
nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh đặc biệt tại các Khoa Hồi sức Sơ sinh (HSSS) vẫn còn rất cao ở các 
nước đang phát triển. Nghiên cứu nhằm xác định giá trị tiên đoán tử vong của thang điểm 
SNAP- II cho trẻ sơ sinh tại Khoa HSSS.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc trên các trẻ sơ sinh 0- 28 ngày tuổi nhập 
vào Khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong khoảng thời gian 12/2016 - 06/2018. Trẻ được 
thu thập số liệu theo bệnh án mẫu trong 12 giờ đầu, trong đó có thang điểm SNAP-II. Trẻ được 
theo dõi kết quả điều trị sống hay chết cho đến khi xuất viện. Loại trừ các trường hợp chuyển 
khoa hay xuất trong 24 giờ sau khi nhập khoa HSSS, các trẻ đa dị tật không phù hợp cuộc sống.
Kết quả: Có 552 trường hợp thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong trong 
nghiên cứu là 23,6%. Có nhiều yếu tố nguy cơ tử vong trong nghiên cứu như tuổi thai < 37 
tuần OR 1,71 KTC (1,13 - 2,59) p= 0,01; trẻ có bệnh ngoại khoa: OR 1,62 KTC (1,06 - 2,49) 
p= 0,025; trẻ có sốc: OR 106,87 (42,31 - 269,91) p= 0,000; điểm số Apgar lúc 5 phút < 7: OR 
2,80 KTC (1,82 - 4,30) p= 0,000; trẻ có phù bị lúc nhập viện: OR 4,66 KTC (1,92 - 11,34) p= 
0,001, trẻ có địa chỉ ở tỉnh: OR 1,93 (1,05 - 3,55) p= 0,032. Điểm số SNAP-II trong 12 giờ nhập 
khoa. HSSS ở nhóm tử vong cao hơn đáng kể so với nhóm sống: OR 6,03(3,94 - 9,23) p= 0,000. 
SNAP-II ≥ 13,5 có giá trị tiên đoán tử vong với độ nhạy 64,6%, độ đặc hiệu 76,8% và giá trị 
diện tích dưới đường cong 0,737.
Kết luận: Trẻ có cân nặng lúc sinh < 2500gr, có bệnh ngoại khoa, có sốc, chỉ số Apgar lúc 
5 phút <7, có phù bì lúc nhập viện, có địa chỉ ở tỉnh, điểm số SNAP- II lúc nhập khoa HSSS 
≥ 13,5 là các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong. Điểm số SNAP- II ≥ 13,5 có độ nhạy, độ đặc 
48 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019)
hiệu lần lượt là 64,6% và 76,8% trong tiên đoán tử vong. Diện tích dưới đường cong của 
SNAP- II 0,737.
Từ khóa: thang điểm SNAP-II, nguy cơ tử vong, tử vong sơ sinh, HSSS
Abstract
EVALUATION OF THE SCORE FOR NEONATAL ACUTE PHYSIOLOGY 
EXTENSION II AND ADDITIONAL FACTORS IN 
NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT
Objectives: Although the facilities for treatment and care of newborns has been improved. 
However, the neonatal mortality rate in Neonatal Intensive Care Unit is still high especially in 
developing countries. The aim of this study was to assess the ability of the Score for Neonatal Acute 
Physiology version II (SNAP- II) and additional factors to predict the early adverse outcome (in-
hospital death) in the newborns who admitted in the Neonatal Intensive Care Unit (NICU)
Methods: Single-center, prospective study
Setting: Tertiary Children Hospital, Neonatal Intensive Care Unit with 28 beds
Patients: 552 newborns consecutively admitted from December 2016 to June 2018 inclusived
Measurements: Calculations of SNAP-II scores, sex, gestational age, treatment of the prior 
hospitals, address, surgical diseases, shock during the first 12 h of admission in the NICU.
Results: Mortality rate were 23,6%. Univariate analysis show that: gestational age <37 weeks: 
OR 1.71 [1.13 - 2.59] p= 0.01, surgical diseases: OR 1.62 [1.06 - 2.49] p= 0.025; shock: OR OR 
106.87 [42.31 - 269.91] p= 0,000; Apgar score at 5 minutes < 7: OR 2.80 [1.82 - 4.30] p= 0.000; 
edema at admission: OR 4.66 [1.92 - 11.34] p= 0.001, newborns with address in the provinces: 
OR 1.93 [1.05 - 3.55] p= 0.032. SNAP-II score in mortality group was significantly higher than 
that of the survival group: OR 6.03 [3.94 - 9.23] p= 0.000. SNAP-II ≥ 13.5 has a predictive value 
of death with a sensitivity of 64.6%, specificity of 76.8%. Area under the curve was 0.737.
Conclusions: Infants with birth weight <2500gr, surgical problems, shock, Apgar score at 5 
minutes <7, edema at admission, address in the province, SNAP-II at admission to NICU ≥ 13.5 
were factors that increased the risks of death. The score of SNAP- II ≥ 13.5 has a sensitivity and 
specificity of 64.6% and 76.8% in predicting death, respectively. Area under the curve of SNAP-II 
was 0.737.
Keywords: SNAP-II score, risks of death, neonatal mortality, NICU
ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TẠI 
KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BẰNG THANG ĐIỂM SNAP-II
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I 49
NGHIÊN CỨU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý ở trẻ sơ sinh rất phức tạp và đa dạng 
do sự khác nhau về nhiều yếu tố như cân nặng 
lúc sanh, tuổi thai, tình trạng bệnh lý nên việc 
điều trị cũng rất khó khăn và tốn kém. Mặc dù 
các phương tiện trong chẩn đoán, điều trị và 
chăm sóc trẻ sơ sinh ngày càng tiến bộ trong 
mọi lĩnh vực, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh 
đặc biệt tại các Khoa Hồi Sức Sơ Sinh (HSSS) 
vẫn còn rất cao ở các nước đang phát triển.
Trong Khoa HSSS, có nhiều yếu tố khác 
nhau để đánh giá và tiên đoán nguy cơ tử vong 
ở trẻ sơ sinh: cân nặng, tuổi thai, chỉ số Apgar, 
dị tật bẩm sinh, tình trạng bệnh lý,Các yếu 
tố nguy cơ này được hệ thống hóa thành các 
thang điểm tiên đoán nguy cơ tử vong ở trẻ 
sơ sinh tại các đơn vị HSSS, bao gồm: thang 
điểm CRIB, CRIB-II, SNAP, SNAP-II, SNAP-
PE, SNAPPE-II, NMPI, NICHD 2008. Trong 
số các thang điểm trên, có SNAP-II mang 
tính đơn giản hóa và dễ sử dụng. Thang điểm 
SNAP-II giúp tiên đoán tử vong ở trẻ sơ sinh 
một cách nhanh chóng, chính xác, dễ thực 
hiện và được áp dụng rộng rãi trong các Khoa 
HSSS trên nhiều nước trên thế giới: nghiên 
cứu của tác giả Mariani Schlabendorff Zardo 
(năm 20

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tien_luong_tu_vong_tai_khoa_hoi_suc_so_sinh_bang_th.pdf