Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh

Không gian xanh (KGX) đô thị là phần diện tích được phủ xanh bởi thực vật trên mặt

đất tại các đô thị và nó được xem như là một nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững đô thị. Bài

báo trình bày xác định hiện trạng phân bố KGX đô thị bằng phương pháp viễn thám cho khu vực nội

thành 19 quận Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. Kết quả phân tích các lớp thực vật phủ

bề mặt cho thấy, đất cây xanh của khu vực 13 quận nội thành cũ chỉ chiếm tỷ lệ bằng 1/3 so với kiểu

mặt không thấm. Ngược lại, ở khu vực 6 quận nội thành mới lại có tỷ lệ cao về diện tích KGX đô thị,

chiếm gần gấp hai so với tỷ lệ của kiểu mặt không thấm. Phần lớn các quận ở khu vực nội thành cũ có

chỉ số KGX rất thấp dưới 10 m2/người, một vài quận thậm chí dưới 3 m2/người. Điều này cho thấy,

khu vực nội thành cũ của Thành phố đang thiếu trầm trọng diện tích mảng xanh khi so sánh với TCVN

9257:2012. Bên cạnh đó, việc gia tăng diện tích mặt không thấm và suy giảm diện tích mảng xanh có

thể gây ra các hệ quả về rủi ro môi trường. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một số hướng giải pháp quản

lý nhằm cải thiện và phát triển diện tích KGX cho Thành phố, đồng thời nâng cao chất lượng môi

trường và chất lượng sống cho người dân. Kết quả của nghiên cứu góp phần phục vụ cho công tác

quản lý và phát triển đô thị xanh bền vững của TPHCM

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 7380
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá thực trạng không gian xanh - Thước đo chất lượng môi trường hướng đến phát triển đô thi xanh cho thành phố Hồ Chí Minh
 56 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 29, Aug 2018 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN XANH - THƯỚC ĐO 
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN 
ĐÔ THI XANH CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
EVALUATING GREEN SPACE STATUS – A MEASURE OF 
ENVIRONMENTAL QUALITY TOWARDS DEVELOPMENT OF 
GREEN URBAN FOR HO CHI MINH CITY 
Trần Thị Vân, Phạm Khánh Hòa, Thẩm Thị Ngọc Hân 
Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh 
tranthivankt@hcmut.edu.vn, 91301390@hcmut.edu.vn, thamhan.3001@gmail.com 
Tóm tắt: Không gian xanh (KGX) đô thị là phần diện tích được phủ xanh bởi thực vật trên mặt 
đất tại các đô thị và nó được xem như là một nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững đô thị. Bài 
báo trình bày xác định hiện trạng phân bố KGX đô thị bằng phương pháp viễn thám cho khu vực nội 
thành 19 quận Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. Kết quả phân tích các lớp thực vật phủ 
bề mặt cho thấy, đất cây xanh của khu vực 13 quận nội thành cũ chỉ chiếm tỷ lệ bằng 1/3 so với kiểu 
mặt không thấm. Ngược lại, ở khu vực 6 quận nội thành mới lại có tỷ lệ cao về diện tích KGX đô thị, 
chiếm gần gấp hai so với tỷ lệ của kiểu mặt không thấm. Phần lớn các quận ở khu vực nội thành cũ có 
chỉ số KGX rất thấp dưới 10 m2/người, một vài quận thậm chí dưới 3 m2/người. Điều này cho thấy, 
khu vực nội thành cũ của Thành phố đang thiếu trầm trọng diện tích mảng xanh khi so sánh với TCVN 
9257:2012. Bên cạnh đó, việc gia tăng diện tích mặt không thấm và suy giảm diện tích mảng xanh có 
thể gây ra các hệ quả về rủi ro môi trường. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một số hướng giải pháp quản 
lý nhằm cải thiện và phát triển diện tích KGX cho Thành phố, đồng thời nâng cao chất lượng môi 
trường và chất lượng sống cho người dân. Kết quả của nghiên cứu góp phần phục vụ cho công tác 
quản lý và phát triển đô thị xanh bền vững của TPHCM. 
Từ khóa: Ảnh vệ tinh, chất lượng môi trường, đô thị xanh, không gian xanh, phân loại có giám 
sát 
Chỉ số phân loại: 2.4 
Abstract: Green space (GS) is an area covered by vegetation on the ground in urban areas and it 
is considered as an important factor in urban sustainable development. The paper presents the current 
situation of GS distribution by remote sensing method for 19 inner-city districts in Ho Chi Minh City 
(HCMC) in 2017. The results of the land cover analysis show that the vegetation land of the old 13 
urban districts accounts for only one third of the impervious surface. In contrast, in the area of 6 new 
urban districts there is a high percentage of urban green space, accounting for nearly twice the 
proportion of the impervious surface type. Most districts in the inner city area have very low GS index, 
less than 10 m2/person, some districts even less than 3 m2/person. This shows that the old inner city 
area is seriously lacking GS area compared to TCVN 9257:2012. In addition, increasing the area of 
impervious surfaces and reducing the area of GS may have environmental consequences. Since then, 
the research has provided a number of management solutions to improve and develop the GS area, 
while enhancing the environment quality and the life quality for the population. The research results 
contribute to the management and development of sustainable green urban for HCMC. 
Keywords: Satellite image, environmental quality, green urban, green space, suppervised 
classification. 
Classification number: 2.4 
1. Giới thiệu 
Không gian xanh (KGX), hay cây xanh 
đô thị đóng vai trò quan trọng đối với cuộc 
sống con người. Trong quy hoạch, KGX là 
một chức năng rất quan trọng và được coi 
như lá phổi của đô thị. Tuy nhiên, việc gia 
tăng nhanh diện tích mặt không thấm của đất 
đô thị, đồng thời giảm mạnh tỷ lệ KGX của 
thành phố gây ra nhiều tác động xấu đến chất 
lượng môi trường sống. Sự mở rộng và gia 
tăng mật độ bề mặt không thấm kéo theo các 
hậu quả như tăng nhiệt độ không khí của 
thành phố do hiện tượng bức xạ nhiệt của bê 
tông; gia tăng chất thải và vấn đề chôn lấp, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 29-08/2018 
57 
xử lý chất thải ở các khu nhà đô thị tập trung 
cao; gia tăng ngập lụt; suy giảm chất lượng 
và khối lượng nguồn nước ngầm do mất bề 
mặt thấm nước tự nhiên [10]. 
Hiện nay thế giới đương đại đang bị uy 
hiếp bởi hình ảnh đô thị màu xám, nó khiến 
cho trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường 
ngày càng trầm trọng và con người đang mất 
dần không gian để sống và thở. Thế giới càng 
văn minh thì con người càng khao khát 
hướng tới sự chuẩn mực của một đô thị xanh 
hoàn hảo, tức là hướng tới sự thiết lập mối 
quan hệ bền vững về sự thân thiện giữa con 
người và thiên nhiên. Để phát triển đô thị 
xanh ở Việt Nam, GS. Phạm Ngọc Đăng, 
Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt 
Nam đề xuất có bảy tiêu chí, trong đó tiêu chí 
“Không gian xanh” được đưa lên vị trí đầu 
tiên [5]. 
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là đô 
thị lớn nhất nước về quy mô cũng như tiềm 
lực kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, 
động lực phát triển kinh tế - xã hội trong 
vùng kinh tế phía Nam và Nam bộ. Tuy 
nhiên hiện nay, chính sách về KGX của 
TPHCM vẫn chưa được chú trọng. Tăng 
trưởng đô thị và việc chính quyền thiếu các 
nguồn lực cần thiết là những điểm yếu hiện 
nay trong công tác quản lý và phát triển về số 
lượng cũng như chất lượng của KGX, cây 
xanh đường phố. Thực tế tại các khu dân cư 
hiện hữu trong các quận nội thành phát triển, 
hệ thống mảng xanh, công viên đang bị thiếu 
trầm trọng. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh 
trong giai đoạn trước đây ở các khu vực chưa 
có quy hoạch đô thị đã hình thành các khu 
dân cư phát triển tự phát với mật độ cư trú 
dày đặc nhưng thiếu các khoảng không gian 
xanh, không gian công cộng. Điều này dẫn 
đến chất lượng sống thấp, môi trường sống bị 
ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy 
cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng 
đến đời sống, sức khỏe và tinh thần của 
người dân. 
Bài báo trình bày nghiên cứu thực trạng 
phân bố  ...  tỷ lệ trung bình 
của khu vực 13 quận nội thành cũ. Dù chưa 
được phát triển nhiều song việc mở rộng khu 
vực để quy hoạch đô thị hóa và phát triển các 
khu công nghiệp tại quận Bình Tân, quận 
Thủ Đức và quận 12 cũng phần nào khiến tỷ 
lệ trung bình của kiểu mặt không thấm của 
khu vực 6 quận lên tới 28,79%, gần gấp đôi 
so với tỷ lệ đất trống là 16,04%. Trong đó, 
quận Bình Tân chiếm tỷ lệ kiểu mặt không 
thấm cao nhất với 45,01%, quận Thủ Đức 
chiếm 44,16 % và quận 12 là 33,11%. Thấp 
nhất là quận 9 với chỉ 15,14%. 
3.3. Chỉ số KGX đô thị và những 
hệ quả của việc giảm mảng xanh 
3.3.1. Tính toán chỉ số KGX đô thị 
Chỉ số KGX trên đầu người đã được sử 
dụng như một chỉ số đánh giá chất lượng môi 
trường và quy hoạch không gian đô thị tại 
các nước trên thế giới. Theo đó, nghiên cứu 
này đã đánh giá chất lượng KGX đô thị tại 
TPHCM đầu năm 2017 thông qua chỉ số diện 
tích cây xanh trên đầu người. 
Theo thống kê, dân số 19 quận TPHCM 
(không tính 5 huyện) năm 2015 là 6.616.684 
người [4] (do số liệu thống kê cuối năm 2016 
chưa được công bố, nên nghiên cứu này đã 
sử dụng số liệu thống kê của cuối năm 2015). 
Kết quả tính toán chỉ số mảng xanh đô thị 
trên đầu người khu vực TPHCM đầu năm 
2017 chỉ đạt trung bình với tổng chỉ số là 
30,06 m2/người. Tuy nhiên, con số này chủ 
yếu do sự góp phần của tỷ lệ mảng xanh khu 
vực 6 quận mới, còn khu nội thành cũ chỉ số 
đều dưới 15m2/người. Theo tiêu chuẩn thiết 
kế quy hoạch cây xanh sử dụng trong các đô 
thị của nước ta TCVN 9257:2012 [9] thì tỷ lệ 
tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng 
công cộng cho đô thị đặc biệt dao động trong 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 29-08/2018 
61 
khoảng 12-15 m2/người. Như vậy, tính trên 
19 quận TPHCM thì tiêu chuẩn mảng xanh 
đô thị trên đầu người đều vượt TCVN 
9257:2012. Tuy nhiên, phân tích cho từng 
quận thì điều này lại hoàn toàn khác. 
Kết quả tính toán trong bảng 3 cho thấy: 
6 quận nội thành mới có tổng diện tích tự 
nhiên là 166.763.100 m2, lớn gấp năm lần 
khu nội thành cũ nhưng dân số lại ít 
(2.473.179 người), chiếm chỉ số mảng xanh 
rất cao với trung bình cả khu vực lên tới 
67,43 m2/người. Cao nhất là quận 9 với 
227,01 m2/người và quận 2 với 156,18 
m2/người. Thấp nhất là quận Bình Tân với 
28,46 m2/người. Các quận còn lại đều có chỉ 
số nằm trong khoảng từ 35-50 m2/người. 
Như vậy, cả 6 quận mới của TPHCM đều có 
chỉ số mảng xanh vượt chuẩn so với TCVN 
9257:2012. 
Trong khi đó, 13 quận nội thành cũ với 
diện tích 3.214,74 ha nhưng dân số lại đông 
gấp đôi so với 6 quận mới (4.143.505 người), 
chiếm chỉ số mảng xanh rất thấp, trung bình 
chỉ 7,76 m2/người. Cao nhất trong khu vực là 
quận Tân Bình với 15,51 m2/người. Tiếp đến 
là quận Bình Thạnh với 13,78 m2/người và 
quận 8 với 13,19 m2/người. Đáng chú ý, các 
quận ở khu đô thị trung tâm như quận 4, 
quận 6, quận 11 đều dưới 3 m2/người: quận 4 
chiếm chỉ số thấp nhất khu vực với chỉ 2,05 
m2/người, quận 6 là 2,77 m2/người và quận 
11 là 2,84 m2/người. Các quận còn lại chỉ 
dao động trong khoảng từ 3-10 m2/người. 
Với chỉ số thống kê như trên, khu vực 13 
quận nội thành cũ của TPHCM đang thiếu 
diện tích cây xanh trầm trọng. So sánh với 
tiêu chuẩn trong TCVN 9257:2012, chỉ có 3 
quận có chỉ số cao nhất (quận Tân Bình, 
quận Bình Thạnh và quận 8) là đáp ứng được 
ngưỡng quy định 12-15 m2/người, trong đó 
quận Tân Bình có chỉ số vượt ngưỡng là nhờ 
đất cây xanh thuộc sân golf sân bay Tân Sơn 
Nhất, trong khi đó, ở khu vực dân cư thì cũng 
thiếu trầm trọng đất cây xanh [8]. 
Để thấy rõ vị trí phân bố mảng xanh, 
nghiên cứu phân chia kết quả thống kê chỉ số 
đã tính toán ở bảng 3 thành 6 ngưỡng phân 
loại theo giá trị từ thấp lên cao và thành lập 
bản đồ phân bố chỉ số KGX theo đơn vị hành 
chính cho 19 quận TPHCM (Hình 3). Cơ sở 
phân ngưỡng này một phần dựa vào quyết 
định 24/QĐ-TTg năm 2010 [8] với các 
nhóm: 0-2; 2-7; 7-12; 12-25; 25-50; >50 
m2/người. Theo Quyết định này, chỉ tiêu 
dành cho 13 quận nội thành cũ với đất cây 
xanh chỉ là 2,4 m2/người, còn chỉ tiêu của 6 
quận nội thành mới là 7,1 m2/người. Như 
vậy, tính tới thời điểm hiện tại, chỉ số KGX 
trên người của khu vực 6 quận mới đều đạt 
chỉ tiêu của Quyết định, thậm chí vượt gấp 
nhiều lần. Còn đối với khu vực nội thành cũ, 
chỉ có quận 4 với chỉ số 2,05 m2/người là 
dưới 2,4 m2/người, còn lại 12 quận đều đạt 
chỉ tiêu theo quy hoạch của thành phố. Tuy 
nhiên, đây vẫn là con số quá nhỏ và không đủ 
để bảo đảm môi trường trong lành cần thiết 
để cho cuộc sống. Trong khi trên thế giới, 
tiêu chuẩn KGX đô thị quy định cho cuộc 
sống trong lành và an toàn phải đạt 20 - 
25m2/người. 
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cây 
xanh đô thị đóng một vai trò rất quan trọng 
trong việc mang lại lợi ích cho con người, xã 
hội và môi trường trong đô thị. Cây xanh đô 
thị có tác dụng hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt 
trời, làm giảm các “đảo nhiệt”; hấp thụ CO2 
và các khí độc hại trong môi trường, tạo ra 
các KGX nhằm duy trì cảnh quan xanh cho 
thành phố. Cây xanh, mặt nước trong đô thị 
có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3oC 
đến 3,9oC khi diện tích đất cây xanh đạt 20% 
đến 50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng 
hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 
đi 17% đến 57% năng lượng cần thiết cho hệ 
thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện 
tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị 
có thể hấp thụ từ 40% đến 50% cường độ 
bức xạ mặt trời. Đặc biệt, cây xanh hai bên 
đường phố có thể giảm lượng bụi trong 
không khí đối với những tầng trên của nhà 
cao tầng từ 30 - 60%. Trung bình 1 ha rừng 
hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1.000kg 
CO2 và thải ra 730 kg O2 mỗi ngày. Như 
vậy, mỗi người dân đô thị cần diện tích 
khoảng 10m² cây xanh hoặc 25m² thảm cỏ để 
đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống. 
 62 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 29, Aug 2018 
Hình 3. Bản đồ phân bố chỉ số KGX theo đơn vị hành 
chính 19 quận TPHCM. 
3.3.2. Hệ quả của việc giảm mảng xanh 
 đô thị tại TPHCM 
Đô thị hóa ở TPHCM với tốc độ mở 
rộng của Thành phố là 4% hằng năm, đây là 
tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với 
các khu đô thị khác của Việt Nam. Tại nhiều 
vùng đô thị hóa nhanh, những vành đai xanh 
bảo vệ môi trường không được quy hoạch và 
bảo vệ. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong 
các đô thị quá thấp, mới đạt khoảng 2 
m2/người, đặc biệt là TPHCM, không đạt quy 
chuẩn và chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của 
các thành phố tiên tiến trên thế giới [2]. 
Hệ quả là, không khí ngột ngạt, nóng 
bức sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng đảo nhiệt 
xảy ra, kéo theo những cơn mưa ngày càng 
lớn và làm gia tăng số lượng cơn bão đến 
Thành phố. Mùa mưa kéo dài những năm gần 
đây của Thành phố và kỷ lục 20 cơn bão 
trong nước năm 2017 vừa qua là minh chứng 
rõ nhất cho hậu quả của hiện tượng này. 
Những cơn mưa này là hậu quả từ suy giảm 
mảng xanh đô thị, nhưng cũng chính nó là 
tác động trực tiếp gây ra những tai nạn ảnh 
hưởng đến cây đường phố và ngập lụt đô thị. 
Việc suy giảm cây xanh tại TPHCM là đô thị 
vốn đã dễ ngập lụt vào mùa mưa, giờ sẽ càng 
trầm trọng hơn. Bởi khi mưa xuống cành cây, 
lá cây, rễ cây sẽ giúp tích nước, làm chậm 
quá trình nước đổ ào xuống. Khi cây lâu năm 
bị mất, cây mới trồng chưa kịp ra tán, sẽ 
không còn gì chắn giữ nên mưa cứ ào ào trút 
thẳng xuống và thoát không kịp. 
Hiện nay, tình hình ô nhiễm không khí 
trên địa bàn Thành phố đang diễn biến ngày 
càng phức tạp. Cụ thể qua kết quả đo đạc tại 
sáu trạm quan trắc không khí đặt tại các địa 
điểm tiêu biểu về ô nhiễm không khí của 
thành phố cho thấy 89% mẫu kiểm tra không 
khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở 
mức nguy hại cao cho sức khỏe con người, 
trong đó luợng bụi lơ lửng sinh ra từ khói, 
bụi đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm 
trọng hàng đầu trên địa bàn. Nhất là tại khu 
vực xung quanh ngã tư An Sương, nơi mà chỉ 
số đo tại mọi thời điểm trong ngày đều không 
đạt yêu cầu, có thời điểm vượt chuẩn gấp 5 
lần. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không 
khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cao 
nhất thành phố là xung quanh ngã sáu Gò 
Vấp. Ngoài ra, nồng độ NO2 đo được tại các 
trạm quan trắc cũng vượt tiêu chuẩn cho 
phép và đang có biểu hiện gia tăng tần suất 
[3]. 
Thiếu KGX còn ảnh hưởng đến sức khỏe 
của người dân như ngạt do suy hô hấp, nhiễm 
độc máu, thậm chí tử vong. Bệnh về đường 
hô hấp có tỷ lệ người mắc cao nhất (17.3%) 
trong cơ cấu năm 2015 bệnh tật tại Việt Nam 
(gồm: Bệnh hô hấp, sinh đẻ, bệnh hệ tuần 
hoàn, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh nhiễm khuẩn và 
ký sinh) và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 
(16.9%) sau bệnh hệ tuần hoàn [1]. 
3.4. Hướng giải pháp 
Nhằm giải quyết và khắc phục tình trạng 
ngày càng thu hẹp của không gian xanh, 
Thành phố cần thực hiện các biện pháp nhằm 
củng cố, mở rộng và phát triển hệ thống công 
viên và cây xanh, phục vụ ngày càng tốt hơn 
đời sống tinh thần của người dân. Các giải 
pháp dựa trên yếu tố lâu dài và tức thời, 
nghiên cứu đặt ra xây dựng theo bốn công cụ 
quản lý môi trường bao gồm: 
• Công cụ pháp lý; 
• Công cụ truyền thông, giáo dục; 
• Công cụ kỹ thuật; 
• Công cụ kinh tế. 
Như vậy, có thể thấy được vai trò rất 
quan trọng và không thể thiếu của KGX 
trong đời sống của cư dân đô thị. Tuy nhiên, 
để hình thành được hệ thống KGX đạt chuẩn 
trong đô thị theo quy hoạch, cần phải có 
quyết tâm chính trị rất lớn của chính quyền 
và sự đồng thuận của cộng đồng dân cư đô 
thị. Ngoài việc bảo tồn, phát triển không gian 
xanh, chính quyền Thành phố cần phải hoàn 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 29-08/2018 
63 
thiện hơn nữa các quy định, chính sách về 
quản lý quy hoạch - kiến trúc, phát triển hệ 
thống công viên cây xanh. Nhà nước cần có 
các chính sách về tài chính để khuyến khích 
nhà đầu tư thực hiện các dự án KGX theo 
quy hoạch. Ngoài ra, cần tăng cường công 
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của 
người dân về vai trò và tầm quan trọng của 
công viên cây xanh trong đô thị. Khi đó 
chính quyền Thành phố không chỉ nhận được 
sự đồng thuận cao của người dân và doanh 
nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện 
quy hoạch KGX, mà còn đảm bảo cho sự 
phát triển đô thị một cách bền vững, hướng 
đến mục tiêu trở thành Thành phố sống tốt, 
văn minh, hiện đại, nghĩa tình. 
Giải pháp ưu tiên cụ thể là: (1) Tăng 
cường mảng xanh đô thị bằng cách: Trồng 
bồn hoa, vệ cỏ, trồng cây trên dải phân 
cách; (2) Sử dụng nguồn lực từ Nhà nước: 
xây dựng các công trình xanh, công viên cây 
xanh; (3) Kêu gọi sự tham gia từ người 
dân: Trồng các mảng xanh di động, mảng 
xanh treo tường, mảng xanh trên mái nhà. 
4. Kết luận 
Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ 
nhanh ở TPHCM, kéo theo đó là sự thu hẹp 
mảng xanh và gia tăng diện tích đất đô thị đã 
dẫn đến những hệ quả khó lường cho chất 
lượng sống của người dân và chất lượng môi 
trường. Nghiên cứu đã sử dụng phép toán 
phân loại từ công cụ viễn thám, đánh giá bốn 
đối tượng thực phủ chính của Thành phố 
gồm: Thực vật; mặt nước; mặt không thấm 
của đất đô thị và đất trống cho 19 quận nội 
thành thành phố (13 quận nội thành cũ và 6 
quận mới). Kết quả thống kê lớp phủ bề mặt 
và tính toán chỉ số KGX cho thấy việc phân 
bố KGX của TPHCM không đồng đều. Mảng 
xanh đô thị tập trung nhiều tại 6 quận mới, là 
khu vực chưa bị đô thị hóa nhiều. Trong khi 
đó, khu vực 13 quận nội thành cũ chiếm chỉ 
số KGX rất thấp. Việc không đáp ứng đủ tiêu 
chuẩn mảng xanh gây ảnh hưởng đến 
TPHCM một số hệ quả như mùa mưa hàng 
năm kéo dài, bão lũ gia tăng kéo theo ngập 
lụt, ngã đổ cây xanh, đã gây thiệt hại về 
người và của. Do đó, từ kết quả và hệ quả 
trên, nghiên cứu đã đưa ra một số hướng 
khắc phục tình trạng thiếu hụt cây xanh hiện 
nay cũng như nhằm kiểm soát quá trình phát 
triển đô thị xanh tại TPHCM 
Tài liệu tham khảo 
[1] Báo Nhân Dân (2017), “Ô nhiễm không khí 
nghiêm trọng đe dọa sức khỏe con người,”, 
Available: 
2202-o-nhiem-khong-khi-nghiem-trong-de-doa-
suc-khoe-con-nguoi.html. [truy cập 01 July 
2017] 
[2] Bộ Tài nguyên Môi Trường (2017), Báo cáo hiện 
trạng môi trường quốc gia 2016, Bộ Tài nguyên 
Môi Trường. Hà Nội, 196 trang. 
[3] Chi cục BVMT TPHCM (2017), “TP.Hồ Chí 
Minh: 89% mẫu kiểm tra chất luợng không khí 
vuợt tiêu chuẩn quy định”, 
d=252&subcatid=0&newsid=235&langid=0, 
[truy cập 01 July 2017] 
[4] Cục Thống kê TPHCM (2015), “Báo cáo Tình 
hình kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh năm 
2015”, 
niengiamthongke-nam2015, [truy cập 15-11-
2017] 
[5] Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam 
(2013), “Quy hoạch phát triển đô thị xanh ở Việt 
Nam”, 
hoach-do-thi/9463-quy-hoach-phat-trien-do-thi-
xanh-o-viet-nam.html [truy cập 01 July 2017] 
[6] Maman Poshesh, A.R (2007), Evaluation 
Revealed that the Spatial Landscape of Isfahan in 
both 1386 and 1302 Period by Satellite Images 
and GIS. In Proceedings of the 3th National 
Conference of Urban Green Space and 
Landscape, Tehran, Iran, 10–12 June 2007 
[7] Hoàng Xuân Thành (2009), Thành lập bản đồ 
thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh 
viễn thám. Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và 
môi trường, 29 (6/2010), 27-33. 
[8] Thủ tướng chính phủ (2010). Quyết định Phê 
duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng 
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Thủ 
tướng chính phủ, số 24/QĐ-TTg. Hà Nội. 
[9] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257 : 2012 (2012), 
Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong 
các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế 
[10] Đặng Trung Tú và cộng sự (2015), “Sử dụng ảnh 
LANDSAT đa thời nghiên cứu diễn biến đô thị 
hóa của thành phố Đà Nẵng phục vụ quy hoạch 
bảo vệ môi trường đô thị” (online), 
nh-landsat-a-thi-nghien-cu-din-bin-o-th-hoa-ca-
thanh-ph-a-nng-phc-v-quy-hoch-bo-v-moi-trng-
o-th, [truy cập 20-11-2017] 
 Ngày nhận bài: 21/5/2018 
 Ngày chuyển phản biện: 23/5/2018 
 Ngày hoàn thành sửa bài: 13/6/2018 
 Ngày chấp nhận đăng: 20/6/2018 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_khong_gian_xanh_thuoc_do_chat_luong_moi.pdf