Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai

Mỏ đồng Sin Quyền được đưa vào khai thác từ năm 1992 trên diện tích 140 ha, với trữ cấp 121 được đánh giá là

650.000 tấn, sản lượng kim loại ước tính 10.000 tấn/năm. Hiện nay mỏ được cấp phép mở rộng quy mô khai thác

ở khu Đông và khu Tây với diện tích là 210 ha, tổng trữ lượng khoảng 55 triệu tấn quặng đồng, hàm lượng quặng

trung bình 2,52%, hàm lượng urani trong quặng đồng từ 25÷120 ppm, hàm lượng thori khoảng 3÷15 ppm. Mỏ đang

được khai thác với khối lượng đất đá hàng năm 8,1 triệu m3, hai dây chuyền chế biến với sản lượng khoảng 1,5 triệu

tấn quặng nguyên khai. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự gia tăng các thành phần phóng xạ môi trường do

hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng tại khai trường, xưởng tuyển, bãi thải và phát tán các chất phóng xạ đến

môi trường xung quanh; đồng thời đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm nhẹ ảnh hưởng tác hại ô nhiễm phóng

xạ đối với cán bộ, công nhân tham gia sản xuất và khu vực dân cư lân cận.

Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai trang 1

Trang 1

Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai trang 2

Trang 2

Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai trang 3

Trang 3

Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai trang 4

Trang 4

Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 8820
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai

Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai
862(8) 8.2020
Khoa học Tự nhiên
Mở đầu
Các mỏ quặng đồng thường chứa các chất phóng xạ tự 
nhiên như urani, thori, kali. Trong quá trình khai thác, chế 
biến, đất phủ bị bóc tách, quặng được thu gom, làm giàu, 
nghiền tuyển, các chất phóng xạ được tích tụ trong tinh 
quặng và phát tán ra môi trường xung quanh, làm gia tăng 
hàm lượng và liều chiếu xạ tại khai trường, xưởng tuyển, 
bãi thải và khu vực dân cư lân cận. Hoạt động khai thác, chế 
biến quặng đồng có chứa các chất phóng xạ còn được gọi là 
“công việc bức xạ”. Muốn đánh giá ảnh hưởng môi trường 
phóng xạ của “công việc bức xạ” theo giá trị gia tăng của 
liều chiếu xạ và đề xuất các biện biện pháp can thiệp giảm 
thiểu tác hại của phóng xạ, vấn đề cấp thiết là cần làm sáng 
tỏ các nguyên nhân gây ra sự phát tán các chất phóng xạ, 
hàm lượng chiếu xạ [1, 2].
Bài báo trình bày kết quả nghiên sự biến đổi các thành phần 
phóng xạ môi trường do hoạt động khai thác, chế biến quặng 
đồng tại mỏ Sin Quyền và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác 
hại của phóng xạ đến môi trường và sức khỏe con người.
Đặc điểm địa chất - khoáng sản và tình hình khai thác, chế 
biến quặng đồng mỏ Sin Quyền
Đặc điểm địa chất - khoáng sản 
Mỏ đồng Sin Quyền nằm ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, 
có tọa độ địa lý 22037’20’’ vĩ Bắc, 103045’50’’ kinh Đông. 
Khu quặng nằm ở phía bắc sườn đông bắc của dãy Hoàng 
Liên Sơn thuộc tỉnh Lào Cai, hữu ngạn sông Hồng, ngay 
sát biên giới Việt - Trung, cách sông Hồng 1-3 km, về phía 
đông nam 25 km có thành phố Lào Cai. Khu vực mỏ có địa 
hình phân cắt với 3 dạng: cao, trung bình, thấp. Địa hình đồi 
núi kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Đặc điểm khí 
hậu trong vùng có 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 
đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 [3-6].
Đặc điểm địa chất của khu vực gồm các hệ tầng: hệ tầng 
Suối Chiềng (PP
sc
), hệ tầng Sin Quyền (PP-MP
sq
), hệ tầng 
Bản Nguồn (D
1
bn), hệ tầng Cha Pả (NPcp), hệ tầng Bản Páp 
(D
1-2
bp) (hình 1) [5, 6]. 
Tại khu mỏ đồng Sin Quyền đã phát hiện và khoanh nối 
được 20 thân quặng đồng đạt chỉ tiêu công nghiệp. Các thân 
quặng có dạng thấu kính, kéo dài theo phương tây bắc - 
đông nam cắm về phía đông bắc với góc dốc >70o. Quặng 
có dạng đặc xít hoặc xâm tán, thành phần khoáng vật quặng 
gồm: magnetit, pirutin, chancopirit, orthit, đôi khi có vàng 
tự sinh. Khoáng vật thứ sinh có axurrit, borit, caprit, limonit. 
Các khoáng vật tạo thành hai tổ hợp xâm tán trong đá [5, 6]: 
+ Tổ hợp quặng đồng - sắt - đất hiếm, khoáng vật của 
dạng quặng này gồm có: magnetit, chalcopyrit, octit Hàm 
lượng đồng trung bình trong dạng quặng này từ 0,3÷4,5%, 
hàm lượng sắt nghèo (từ 15÷20%), hàm lượng đất hiếm biến 
đổi tương đối lớn (từ 0,4÷1,5%).
Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường
trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng 
khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai
Nguyễn Văn Dũng1*, Trịnh Đình Huấn2, Đào Đình Thuần1 
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm
Ngày nhận bài 24/2/2020; ngày chuyển phản biện 26/2/2020; ngày nhận phản biện 20/3/2020; ngày chấp nhận đăng 3/4/2020
Tóm tắt:
Mỏ đồng Sin Quyền được đưa vào khai thác từ năm 1992 trên diện tích 140 ha, với trữ cấp 121 được đánh giá là 
650.000 tấn, sản lượng kim loại ước tính 10.000 tấn/năm. Hiện nay mỏ được cấp phép mở rộng quy mô khai thác 
ở khu Đông và khu Tây với diện tích là 210 ha, tổng trữ lượng khoảng 55 triệu tấn quặng đồng, hàm lượng quặng 
trung bình 2,52%, hàm lượng urani trong quặng đồng từ 25÷120 ppm, hàm lượng thori khoảng 3÷15 ppm. Mỏ đang 
được khai thác với khối lượng đất đá hàng năm 8,1 triệu m3, hai dây chuyền chế biến với sản lượng khoảng 1,5 triệu 
tấn quặng nguyên khai. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự gia tăng các thành phần phóng xạ môi trường do 
hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng tại khai trường, xưởng tuyển, bãi thải và phát tán các chất phóng xạ đến 
môi trường xung quanh; đồng thời đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm nhẹ ảnh hưởng tác hại ô nhiễm phóng 
xạ đối với cán bộ, công nhân tham gia sản xuất và khu vực dân cư lân cận.
Từ khóa: khai thác chế biến quặng đồng, mỏ Sin Quyền, thành phần phóng xạ môi trường.
Chỉ số phân loại: 1.5 
*Tác giả liên hệ: Email: dungvnhumg@gmail.com
962(8) 8.2020
Khoa học Tự nhiên
+ Tổ hợp quặng đồng - đất hiếm, dạng quặng này gồm 
các khoáng vật: chalcopyrit, pyrotin, octit Hàm lượng 
đồng trong dạng quặng này biến đổi từ 0,1÷4,7%; hàm 
lượng đất hiếm <1%. Trong quặng nguyên sinh đồng đã 
phát hiện các nguyên tố phóng xạ như urani, thori hàm 
lượng cao. Hàm lượng U
3
O
8
 đạt 0,005÷0,265%; hàm lượng 
ThO2 đạt 0,006÷0,03%.
Tình hình khai thác, chế biến 
Từ năm 1992 mỏ đồng Sin Quyền được Nhà nước cấp 
phép khai thác trên diện tích 140 ha, với trữ lượng cấp 121 
là 650.000 tấn, hàm lượng quặng trung bình là 2,52%, trữ 
lượng kim loại đồng khoảng 10.000 tấn. Giai đoạn hiện nay, 
mỏ được khai thác với quy mô lớn (theo Giấy phép khai 
thác số 3102/GP-ĐCKS ngày 26/12/2001), khai trường 
được phân thành hai khu Đông và Tây với diện tích 210 ha, 
tổng trữ lượng khoảng 55 triệu tấn quặng đồng, khối lượng 
đất đá được bóc hàng năm trên 8,1 triệu m3 và khai thác trên 
1,5 triệu tấn quặng nguyên khai. 
Quặng nguyên khai được đập, sàng, nghiền với độ mịn 
cấp hạt đạt 0,074 mm (chiếm 65%), nồng độ bùn quặng 
chiếm 32,5%, trong đó công nghệ tuyển nổi được sử dụng 
để thu hồi phần lớn khoáng vật đồng với tinh quặng hàm 
lượng cao (đạt 75.000 tấn/năm) [6]. 
Hoạt động khai thác và chế biến quặng đồng thường 
chứa một lượng nhỏ chất phóng xạ, nên khi quặng được đào 
bới, đất phủ bị bóc tách sẽ làm cho các chất phóng xạ phát 
Assessment of changes
of environmental radioactive
components in copper mining
and processing at Sin Quyen mine, 
Lao Cai province
Van Dung Nguyen1*, Dinh Huan Trinh2, 
Dinh Thuan Dao1 
 1Faculty of Environment, Hanoi University of Mining and Geology
2Geological Division ... e. In this paper, the authors presented the increasing 
results of the enviromental radioactive components due 
to copper mining and processing activities in the mining 
sites, sifting units, and dumping sites which disseminated 
radioactive elements into the surrounding environment. 
Additionally, the prevention and mitigation solutions 
for radioactive pollution for workers and staffs involved 
in the mining activities as well as for people in adjacent 
residential areas were also proposed.
Keywords: copper mining and processing, enviromental 
radioactive components, Sin Quyen mine.
Classification number: 1.5
Hình 1. Bản đồ địa chất khoáng sản khu vực khảo sát.
1062(8) 8.2020
Khoa học Tự nhiên
tán ra môi trường xung quanh, đặc biệt trong môi trường 
nước, không khí. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá sự biến 
đổi thành phần môi trường phóng xạ trong hoạt động khai 
thác, chế biến quặng ở khu vực này là cần thiết, nhằm tăng 
cường quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản 
và bảo vệ môi trường. 
Phương pháp nghiên cứu 
Để đánh giá sự biến đổi các thành phần môi trường 
phóng xạ, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tổ hợp phương pháp 
sau [7-9]:
- Phương pháp đo suất liều chiếu xạ gamma tại các khu 
vực khai trường, xưởng tuyển, hồ thải, bãi thải bằng thiết bị 
đo xạ DKS-96.
- Đo nồng độ khí phóng xạ radon (222Rn) bằng thiết bị 
RAD-7.
- Thu thập, xử lý và phân tích các mẫu bằng hệ phổ kế 
gamma bán dẫn HPGe để xác định hoạt độ riêng của các 
đồng vị phóng xạ 226Ra, 238U, 232Th, 40K trong các mẫu đất, 
nước, lương thực (gạo, ngô) và bụi. 
Sơ đồ vị trí khảo sát được trình bày ở hình 2.
Hình 2. Sơ đồ vị trí khảo sát khu vực nghiên cứu.
Trong khu vực khảo sát, nhóm tác giả xác định tổng liều 
tương đương chiếu xạ gây bởi bức xạ gamma và khí phóng 
xạ radon trong không khí theo công thức sau [8, 9]:
H (mSv/năm) = H
n
 + H
t 
 (1)
trong đó: 
- H
n
 là liều chiếu ngoài gây bởi bức xạ gamma, được 
tính như sau: 
H
n 
(mSv/năm) = 8.760×H (2)
- H
t 
 là liều chiếu trong gây bởi khí phóng xạ radon trong 
môi trường không khí được tính theo công thức sau:
H
t 
(mSv/năm) = 0,047×Rn (3)
Kết quả và thảo luận 
Trên cơ sở xử lý tổng hợp các kết quả khảo sát suất liều 
bức xạ gamma, khí phóng xạ radon, phân tích các mẫu đất, 
nước, bụi và mẫu lương thực tại khu vực nghiên cứu, đưa 
ra kết quả sau:
Sự biến đổi suất liều gamma và khí phóng xạ trong 
khai thác quặng đồng
Các hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng đã làm 
phát tán các chất phóng xạ tới môi trường trong khu mỏ và 
vùng lân cận. Kết quả khảo sát thành phần suất liều gamma 
và nồng độ khí radon tại khu khai thác được biểu diễn trên 
hình 3. 
Từ đồ thị cho thấy, khu vực đá vây quanh tại khai trường 
có giá trị suất liều gamma từ 0,11÷0,73 mSv/h (giá trị suất 
liều gamma trước khai thác từ 0,1÷0,5 mSv/h) [5, 9], tại 
thân quặng suất liều gamma biến thiên từ 0,8÷1,8 mSv/h 
(giá trị suất liều gamma trước khai thác từ 0,5÷0,9 mSv/h) 
[5, 9], có vị trí đạt cực đại 2,21 mSv/h. Nồng độ khí radon 
tại đá vây quanh có giá trị từ 8÷35 Bq/m3, tại thân quặng 
nồng độ khí radon biến thiên từ 18÷145 Bq/m3, trung bình 
45 Bq/m3.
Hình 3. Giá trị suất liều gamma và khí radon trên tuyến khu vực 
mỏ đồng.
1162(8) 8.2020
Khoa học Tự nhiên
Kết quả khảo sát cho thấy tại khu vực bãi thải giá trị suất liều 
gamma biến thiên từ 0,06÷0,35 mSv/h, trung bình 0,22 mSv/h. 
Tại khu vực hồ thải nước, giá trị suất liều gamma biến thiên từ 
0,5÷1,4 mSv/h, trung bình 0,9 mSv/h, tại khu vực hồ thải có giá 
trị suất liều gamma cao là do quá trình tuyển quặng, hàm lượng 
các chất phóng xạ trong đuôi quặng chưa được xử lý nên các chất 
phóng xạ được tích tụ lại trong lớp bùn của hồ thải.
Đặc điểm phân bố hàm lượng các chất phóng xạ trong mẫu đất 
Kết quả phân tích các mẫu đất đá bao gồm mẫu quặng, chất 
thải sau tuyển cho thấy hầu hết các mẫu đều có hàm lượng (hoạt độ 
phóng xạ riêng) của urani 238U
từ 8,5÷175,21 Bq/kg, trung bình 78,8 
Bq/kg. Hàm lượng 232Th trong các mẫu quặng đồng không đáng kể 
(từ 3,9÷15 Bq/kg), trung bình 8,18 Bq/kg (bảng 1). 
Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu đất.
Số hiệu 
mẫu
Hoạt độ phóng xạ riêng (Bq/kg)
226Ra 238U 232Th 40K
MĐ.SQ1 9,80±0,52 18,20±2,12 4,80±0,26 2,30±0,32
MĐ.SQ2 12,50±1,56 24,30±2,34 3,90±0,34 4,50±0,42
MĐ.SQ3 4,30±0,21 8,50±1,11 5,80±0,56 1,60±0,12
MĐ.SQ4 11,80±1,23 37,50±3,24 6,80±0,67 5,70±0,46
MĐ.SQ5 8,60±0,76 15,20±1,23 7,50±1,01 2,70±0,21
MĐ.SQ6 35,30±3,56 174,96±12,35 12,62±1,12 1,90±0,13
MĐ.SQ7 28,10±3,21 168,51±12,21 15,45±1,23 4,98±0,35
MĐ.SQ8 25,67±2,14 117,61±10,12 8,63±0,78 6,80±0,65
MĐ.SQ9 31,62±3,12 175,21±13,24 7,62±0,74 1,50±0,11
MĐ.SQ10 15,68±1,23 47,97±5,34 8,64±1,02 3,90±0,24
Kết quả phân tích cũng cho thấy, nếu quặng càng giàu (hàm 
lượng đồng càng lớn) thì hoạt độ hàm lượng urani càng cao [6, 10]. 
Đặc điểm phân bố hàm lượng các chất phóng xạ trong mẫu 
lương thực 
Kết quả phân tích các mẫu lương thực, bao gồm các mẫu gạo 
(LT.SQ1, LT.SQ2), và các mẫu ngô (LT.SQ3, LT.SQ4, LT.SQ5) 
được lấy tại các hộ dân trồng ở khu vực mỏ đồng Sin Quyền và 
vùng lân cận được đưa ra trong bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả phân tích mẫu lương thực.
Số hiệu 
mẫu
Hoạt độ phóng xạ riêng (Bq/kg)
226Ra 238U 232Th 40K
LT.SQ1 2,43±0,23 4,51±0,34 2,42±0,12 63,24±5,67
LT.SQ2 3,53±0,31 9,34±0,54 5,13±0,36 40,05±4,34
LT.SQ3 3,94±0,42 7,05±0,42 1,59±0,08 45.54±5,12
LT.SQ4 2,34±0,13 13,22±0,97 2,62±0,15 11,96±1,23
LT.SQ5 1,61±0,08 17,72±1,23 2,70±0,11 35,49±4,23
Từ bảng 2 cho thấy tất cả các mẫu đều có hàm lượng các nguyên 
tố phóng xạ 238U, 232Th, 40K, 226Ra nằm trong giới hạn an toàn cho 
phép (theo tiêu chuẩn của IAEA và Việt Nam) [1, 11].
Đặc điểm phân bố hàm lượng các chất phóng xạ trong 
mẫu nước
Tại khu vực mỏ đồng Sin Quyền đã lấy 10 mẫu nước ở 
các khu vực khai trường, hồ thải, suối Ngòi Phát, sông Hồng, 
nước sinh hoạt của các hộ dân sinh sống gần khu vực nhà 
máy. Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả phân tích mẫu nước.
Số hiệu 
mẫu
Hoạt độ phóng xạ riêng (Bq/kg) Tổng hoạt độ (Bq/l)
226Ra 238U 232Th 40K α β
MN.SQ1 1,409±0,212 0,437±0,012 0,236±0,013 0,436±0,031 0,07 0,16
MN.SQ2 2,445±0,342 0,467±0,015 0,432±0,021 0,732±0,036 0,05 0,27
MN.SQ3 0,442±0,012 0,824±0,045 0,156±0,003 0,565±0,024 0,04 0,27
MN.SQ4 1,456±0,541 0,567±0,023 0,673±0,032 0,378±0,017 0,09 0,34
MN.SQ5 0,325±0,023 2,332±0,867 0,098±0,001 0,125±0,003 0,08 0,47
MN.SQ6 1,578±0,786 0,135±0,002 0,352±0,011 0,145±0,002 0,09 0,29
MN.SQ7 0,989±0,013 0,432±0,012 0,124±0,002 0,365±0,002 0,27* 1,92*
MN.SQ8 1,674±0,765 0,833±0,032 0,174±0,003 0,437±0,003 0,23* 1,65*
MN.SQ9 0,974±0,032 0,489±0,021 0,128±0,002 0,146±0,002 0,19* 1,81*
MN.SQ10 0,786±0,023 0,548±0,034 0,278±0,002 0,098±0,001 0,17* 1,54*
*:Tổng hoạt độ alpha, beta vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả cho thấy hàm lượng urani, đặc biệt là radi trong 
các mẫu nước của khu mỏ đồng Sin Quyền cao hơn so với 
các khu vực khác ngoài khu mỏ. Hàm lượng radi của các 
mẫu nước lấy từ moong khai thác quặng đồng, nước thải 
xưởng tuyển cao gấp gần 2 lần so với các mẫu nước ở ngoài 
khu mỏ. Kết quả đo tổng hoạt độ alpha, bêta cho thấy các 
mẫu nước tại khai trường, hồ thải thì tổng hoạt độ alpha, 
bêta đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (a<0,1 Bq/l; b<1,0 
Bq/l) [1, 11].
Kết quả phân tích các mẫu nước tại các hộ dân và sông 
Hồng cho thấy, hiện tại chưa phát hiện được các yếu tố bất 
thường ở các mẫu nước, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ 
để hạn chế nước thải chảy ra sông Hồng.
Đặc điểm phân bố các chất phóng xạ trong các mẫu 
bụi (sol khí)
Tại khu vực mỏ đồng Sin Quyền đã lấy 5 mẫu bụi tại các 
khu vực khai trường, bãi thải, xưởng tuyển và khu dân cư. 
Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 4. 
Bảng 4. Kết quả phân tích mẫu bụi.
Số hiệu 
mẫu
Hoạt độ phóng xạ (Bq/kg)
226Ra 238U 232Th 137Cs 7Be 40K
MB.01
0,000454
±0,000065
0,002330
±0,000786
0,000095
±0,000012
0,000031
±0,000009
0,001870
±0,000436
0,003410
±0,000564
MB.02
0,000316
±0,000017
0,004730
±0,000897
0,000950
±0,000097
0,000037
±0,000007
0,003940
±0,000765
0,004320
±0,000768
MB.03
0,000316
±0,000016
0,000526
±0,000088
0,000349
±0,000065
0,000028
±0,000005
0,002940
±0,000876
0,006430
±0,000978
MB.04
0,000364
±0,000076
0,006760
±0,000984
0,000097
±0,000011
0,000022
±0,000004
0,006860
±0,000897
0,002810
±0,000876
MB.05
0,000452
±0,000087
0,006780
±0,000978
0,000248
±0,000054
0,000040
±0,000008
0,000970
±0,000078
0,002090
±0,000898
Kết quả phân tích các mẫu bụi tại khu xưởng tuyển, khai trường, 
bãi thải và khu dân cư cho thấy: hàm lượng các chất phóng xạ trong 
các mẫu bụi tăng không đáng kể, chưa vượt tiêu chuẩn an toàn cho 
phép [1, 11].
Nồng độ phóng xạ của khí Radon trong môi trường không khí 
Kết quả xử lý tài liệu thu thập và khảo sát tại khu vực cho thấy, 
nồng độ khí phóng xạ radon trong không khí trước khai thác từ 
1262(8) 8.2020
Khoa học Tự nhiên
4,5÷120 Bq/m3, giá trị lớn nhất đạt 190 Bq/m3; kết quả khảo sát 
nồng độ khí radon sau khai thác nằm trong khoảng 25÷235 Bq/
m3, giá trị lớn nhất đạt 300 Bq/m3. Nồng độ khí phóng xạ radon 
sau khai thác được trình bày ở hình 4. Kết quả cho thấy, khu vực 
có nồng độ khí radon cao chủ yếu tập trung tại khai trường, nơi 
đang khai thác quặng đồng và tại một số lỗ khoan phục vụ công 
tác nổ mìn. 
Hình 4. Biểu đồ tần suất nồng độ phóng xạ khí Rn sau khai thác.
Đánh giá giá trị liều tương đương bức xạ gamma 
Qua các kết quả xử lý tài liệu khảo sát môi trường phóng xạ 
khu vực nghiên cứu theo các công thức (1), (2) và (3), đã xây dựng 
được bản đồ hiện trạng và phân vùng ô nhiễm phóng xạ khu vực 
mỏ đồng Sin Quyền (hình 5). 
Hình 5. Sơ đồ phân vùng môi trường phóng xạ khu vực nghiên cứu.
Từ bản đồ phân vùng ô nhiễm phóng xạ khu vực Sin Quyền 
cho thấy [1,10]: 
- Giá trị tổng liều tương đương bức xạ của khu vực mỏ đồng 
Sin Quyền biến thiên trong khoảng từ 3,2÷10,5 mSv/năm; diện 
tích khu vực cần có các biện pháp kiểm soát bức xạ là 88,78 ha 
với tổng liều tương đương từ 3,2÷6,0 mSv/năm; diện tích khu vực 
cần có các hành động can thiệp để kiểm soát sự gia tăng tổng liều 
tương đương bức xạ (>6,0 mSv/năm) là 5,47 ha, tập trung ở diện 
tích phân bố các thân quặng đồng được thăm dò và các khu vực lân 
cận, không gần các khu vực dân cư. 
- Nồng độ khí phóng xạ radon: khu vực có nồng độ radon từ 
30÷100 Bq/m3 có diện tích 12,14 ha; khu vực có nồng độ >100 Bq/
m3 có diện tích 1,24 ha.
Kết luận
Bài báo đã khái quát tình hình khai thác, chế biến quặng đồng 
và đưa ra kết quả đánh giá sự biến đổi thành phần môi trường 
phóng xạ do khai thác, chế biến quặng trong khu vực mỏ Sin 
Quyền, tỉnh Lào Cai. Nhìn chung, trong hoạt động khai thác và chế 
biến quặng đồng có làm phát tán các chất phóng xạ vào môi trường 
đất, nước Tuy nhiên, sự biến đổi các thành phần môi trường chủ 
yếu tập trung tại khu vực khai trường, hồ thải với hàm lượng chất 
phóng xạ trong các mẫu thu thập đều vượt tiêu chuẩn cho phép, các 
vị trí khác ngoài khu vực khai trường và hồ thải có các thành phần 
phóng xạ môi trường nằm trong giới hạn cho phép.
Trong khu vực khảo sát cũng có sự thay đổi thành phần liều 
lượng của liều gamma và khí phóng xạ. Tuy nhiên, sự thay đổi chỉ 
xảy ra tại khai trường, xưởng tuyển và hồ thải, còn khu vực bên 
ngoài và dân cư lân cận sự thay đổi gần như không đáng kể.
Từ kết quả nghiên cứu tại mỏ đồng Sin Quyển cho thấy, để 
giảm thiểu tác động xấu và phát triển ngành khai thác bền vững, 
cần tăng cường quản lý và đảm bảo các hoạt động khoáng sản là 
hợp pháp, đúng quy trình, quy định. Vấn đề này cũng rất quan 
trọng để tăng cường kiểm tra và giám sát các hoạt động khoáng sản 
ở các địa phương, coi trọng việc nâng cao nhận thức và vai trò của 
cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 19/2012 quy định về kiểm 
soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Thông tư 
liên tịch quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong thăm dò, khai thác, chế biến quặng 
phóng xạ.
[3] Bộ Công Thương (2011), Quy hoạch chi tiết thăm dò, khai thác, chế biến và sử 
dụng quặng phóng xạ giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2030.
[4] Đoàn Văn Tam (2014), Nghiên cứu sự biến đổi môi trường phóng xạ do hoạt 
động khai thác, chế biến khoáng sản khu vực mỏ đồng Sin Quyền - Bát Xát - Lào Cai, 
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
[5] Đỗ Đình Toát, Lê Khánh Phồn (2001), Báo cáo kết quả thực hiện dự án 
“Nghiên cứu xác định hàm lượng xạ, mức độ ô nhiễm của chúng đối với môi trường, 
sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại ở một số khu 
vực dân cư và khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
[6] Lê Quốc Trung và nnk (2005), Đề án thăm dò nâng cấp trữ lượng và thăm dò 
khai thác năm 2007 và 2008 trong giai đoạn sản xuất mỏ đồng Sin Quyền - Lào Cai, 
Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền - Lào Cai. 
 [7] Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 9415:2012 
- Điều tra, đánh giá địa chất môi trường-phương pháp xác định liều tương đương.
[8] Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN9416:2012 - 
Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - phương pháp khí phóng xạ.
[9] Trần Anh Tuấn và nnk (2012), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ 
cấp bộ Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định khu vực có mức chiếu xạ tự nhiên có khả 
năng gây hại cho con người để tiến hành khảo sát, đánh giá.
[10] Nguyễn Phương và nnk (2015), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công 
nghệ cấp bộ Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phóng xạ đến môi trường tại một số 
mỏ khoáng sản và đề xuất giải pháp phòng ngừa (mã số B2013-02-15).
[11] UNSCEAR (2000), Sources and effects of ionizing radiation, United 
Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation, New York.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_su_bien_doi_thanh_phan_phong_xa_moi_truong_trong_ho.pdf