Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Bài báo phân tích nhu cầu, triển vọng và vai trò của khí tự nhiên (đặc biệt là khí phi truyền thống) trong quá trình chuyển đổi năng

lượng toàn cầu. Nhóm tác giả đánh giá kết quả nghiên cứu tiềm năng khí phi truyền thống và đề xuất một số giải pháp để phát triển khí

phi truyền thống tại Việt Nam.

Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng trang 1

Trang 1

Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng trang 2

Trang 2

Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng trang 3

Trang 3

Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng trang 4

Trang 4

Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng trang 5

Trang 5

Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 3940
Bạn đang xem tài liệu "Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Cung - Cầu khí tự nhiên và vai trò của khí phi truyền thống trong quá trình chuyển đổi năng lượng
45DẦU KHÍ - SỐ 9/2019 
PETROVIETNAM
báo cáo của BP năm 2019, tiêu thụ khí tự nhiên đã tăng 
gần 4 lần từ 891 Mtoe (năm 1970) lên đến 2209 Mtoe (năm 
2018). Tỷ lệ khí trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu 
đã tăng từ 18% năm 1970 lên 25% năm 2018 [3].
Sự tăng trưởng nhu cầu khí tự nhiên toàn cầu từ sau 
năm 2000 chủ yếu đến từ các nước châu Á (Trung Quốc, 
Ấn Độ), Trung Đông... Theo báo cáo của BP năm 2019, tốc 
độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên trên thế giới 
trong giai đoạn từ 2007 - 2017 là 2,2%/năm. Trong đó, 
khu vực Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương có tốc 
độ tăng cao nhất với tỷ lệ tương ứng là 5,6%/năm và 5%/
năm. Nếu năm 1980, sản lượng khí tiêu thụ chủ yếu tập 
trung ở 2 khu vực là Bắc Mỹ và châu Âu với gần 90% tổng 
sản lượng khí toàn thế giới, thì đến năm 2018, con số này 
chỉ còn chiếm gần 41%. Khu vực Trung Đông và châu Á - 
Thái Bình Dương tiêu thụ khí ngày càng nhiều, hiện chiếm 
khoảng 36% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới [3]. 
2.2. Trữ lượng khí tự nhiên
Nhờ sự phát triển của các công nghệ tìm kiếm, thăm 
dò đã cho phép phát hiện các mỏ khí phi truyền thống 
được đánh giá có trữ lượng rất lớn. Điều này đã làm thay 
đổi bức tranh trữ lượng khí tự nhiên. Theo IFP, tại Mỹ, trữ 
lượng khí đá phiến gấp hơn 4 lần trữ lượng khí thông 
thường, ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược phát triển năng 
lượng trong tương lai của Mỹ.
Vào cuối năm 2018, theo số liệu thống kê của BP, trữ 
lượng khí tự nhiên đã được chứng minh là khoảng 197Tm3 
Ngày nhận bài: 30/7/2019. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 1 - 26/8/2019. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 9/9/2019.
CUNG - CẦU KHÍ TỰ NHIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA KHÍ PHI TRUYỀN THỐNG 
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG 
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 9 - 2019, trang 45 - 50
ISSN-0866-854X
Lê Minh Thống1, Đoàn Văn Thuần2, Nguyễn Quang Tuấn2, Đỗ Thị Lan Anh1, Hoàng Tuệ An1 
Lê Quang Cường1, Nguyễn Thanh Hảo1, Phan Cao Sang1
1Đại học Mỏ - Địa chất 
2Viện Dầu khí Việt Nam
Email: leminhthong@humg.edu.vn
Tóm tắt
Bài báo phân tích nhu cầu, triển vọng và vai trò của khí tự nhiên (đặc biệt là khí phi truyền thống) trong quá trình chuyển đổi năng 
lượng toàn cầu. Nhóm tác giả đánh giá kết quả nghiên cứu tiềm năng khí phi truyền thống và đề xuất một số giải pháp để phát triển khí 
phi truyền thống tại Việt Nam.
Từ khóa: Khí tự nhiên, khí phi truyền thống, chuyển dịch năng lượng, môi trường. 
1. Giới thiệu
Thế giới đang chuyển dịch sang nền kinh tế carbon 
thấp, giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, 
thích ứng với biến đổi khí hậu... Việc phát triển công nghệ 
xử lý carbon dioxide (như công nghệ thu giữ carbon) đòi 
hỏi có sự đầu tư rất lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật, vốn 
đầu tư và cần có thời gian. Với năng lượng tái tạo, vấn đề 
quan trọng nhất là công nghệ và chi phí. 
Trong bối cảnh hiện nay, khí tự nhiên được coi là cầu 
nối trong quá trình chuyển đổi các nguồn năng lượng 
truyền thống sang sử dụng năng lượng tái tạo. Khí tự 
nhiên là năng lượng sạch so với dầu mỏ và than đá (Bảng 
1). 
Khi bị đốt cháy cùng một lượng như nhau, khí tự 
nhiên phát thải ra rất ít CO2, chỉ bằng một nửa so với than 
đá, bằng 75% so với dầu mỏ, ít tạo ra bụi cũng như thủy 
ngân. Vì vậy, khí tự nhiên được coi là nguồn nhiên liệu 
thân thiện với con người và môi trường. 
2. Cung - cầu khí tự nhiên trên thế giới
2.1. Nhu cầu khí tự nhiên 
Khí tự nhiên đang là nguồn năng lượng được sử dụng 
nhiều thứ 3 trên thế giới sau dầu mỏ và than đá [2]. Theo 
46 DẦU KHÍ - SỐ 9/2019 
CÔNG NGHIỆP KHÍ
và tương đương với hơn 51 năm tiêu thụ 
với ở mức hiện tại. Tốc độ tăng trưởng 
trung bình hàng năm của trữ lượng khí 
tự nhiên trên thế giới trong giai đoạn 
10 năm gần đây là 1,9%/năm. Trong giai 
đoạn 2007 đến nay, Bắc Mỹ có tốc độ 
tăng trưởng trữ lượng khí tự nhiên cao 
nhất thế giới với tốc độ tăng trung bình 
5,3%/năm. Chủ yếu đóng góp cho sự gia 
tăng trữ lượng này là sự phát triển của 
khí phi truyền thống, đặc biệt là cuộc 
cách mạng khí đá phiến tại Mỹ. Tiếp theo 
là khu vực các nước thuộc Liên Xô cũ và 
khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tỷ lệ 
tăng trưởng trung bình lần lượt là 4,4%/
năm và 3%/năm. Trữ lượng khí tự nhiên 
xác minh trên thế giới vẫn tập trung chủ 
yếu ở Trung Đông (chiếm 38,4% trữ lượng 
khí của thế giới), tiếp đến là khu vực các 
quốc gia thuộc Liên Xô cũ (chiếm 31,9% 
trữ lượng khí của thế giới) [3]. 
2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng khí tự nhiên 
trong tương lai
Sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng 
dân số toàn cầu là động lực chính dẫn 
đến sự tăng trưởng nhu cầu và tiêu thụ 
năng lượng. Các dự báo gần đây cho thấy 
tăng trưởng tiêu thụ năng lượng sẽ bắt 
đầu chậm lại sau năm 2040. Theo Báo cáo 
triển vọng năm 2018 IEA công bố, tốc độ 
tăng trưởng về nhu cầu năng lượng trên 
thế giới từ năm 2017 - 2040 trong kịch 
bản New Policies là khoảng 1,1%/năm [4].
Theo các kịch bản dự báo của IEA, 
nhu cầu năng lượng của thế giới có thể sẽ 
tăng thêm tới mức 40% từ nay đến năm 
2040. Sự gia tăng nhu cầu năng lượng 
chủ yếu tập trung ở các quốc gia đang 
phát triển (non-OECD). Các nước đang 
Hình 1. Tiêu dùng năng lượng toàn cầu
Hình 2. Sử dụng khí tự nhiên theo lĩnh vực
Hình 3. Kết cấu tiêu thụ khí tự nhiên trên thế giới theo khu vực
Chất phát thải Khí tự nhiên Dầu mỏ Than 
Carbon dioxide - CO2 117.000 164.000 208.000 
Carbon monoxide - CO 40 33 208 
Oxide nitro - NOx 92 448 457 
Sulfur dioxide - SOx 1 1.122 2.591 
Hạt phân tử 7 84 2.744 
Thủy ngân 0 0,007 0,016 
Bảng 1. Bảng so sánh mức độ phát thải giữa các loại nhiên liệu (pound/đơn vị nhiệt lượng đốt cháy) [1]
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
19
70
19
73
19
76
19
79
19
82
19
85
19
88
19
91
19
94
19
97
20
00
20
03
20
06
20
09
20
12
20
15
20
18
M
to
e
Năng lượng 
tái tạo
Thủy điện
Năng lượng 
hạt nhân
Than
Khí tự nhiên
Dầu mỏ
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2000 2010 2015 2017
Khác
Sản xuất điện
Công nghiệ ... ng Quốc tế (IEA), Hội đồng Năng lượng 
Thế giới (WEC) hoặc kịch bản của các công 
ty dầu mỏ như Shell, ExxonMobil, BP, đều dự 
báo tương lai dài hạn đầy hứa hẹn cho khí tự 
nhiên. Trong nhiều kịch bản, khí tự nhiên sẽ là 
nguồn năng lượng hàng đầu thế giới vào năm 
2050 [6]. Theo ExxonMobil, 40% tăng trưởng 
nhu cầu năng lượng toàn cầu trong giai đoạn 
2014 - 2040 dự kiến sẽ được đáp ứng bằng khí 
tự nhiên [7]. 
Trong báo cáo “Kỷ nguyên vàng của khí 
tự nhiên”, IEA cho rằng tiêu thụ khí tự nhiên 
Khu vực 
Khí truyền thống 
(Tcm) 
Khí phi truyền thống 
Khí đá phiến 
(Tcm) 
Khí đá chặt sít 
(Tcm) 
Khí hóa than 
(Tcm) 
Âu - Á 134 10 10 17 
Trung Đông 103 11 9 - 
Châu Á - Thái Bình Dương 44 53 21 21 
Bắc Mỹ 50 66 11 7 
Nam Mỹ 28 41 15 - 
Châu Phi 51 40 10 - 
Châu Âu 19 18 5 5 
Thế giới 429 239 81 50 
Bảng 3. Dự báo trữ lượng thu hồi của khí tự nhiên trên thế giới [4]
Khu vực 
WEO 
2010 
(%) 
WEO 
2011 
(%) 
WEO 
2012 
(%) 
WEO 
2013 
(%) 
WEO 
2014 
(%) 
WEO 
2015 
(%) 
WEO 
2016 
(%) 
WEO 
2017 
(%) 
WEO 
2018 
(%) 
Tổng nhu cầu năng lượng thế giới 1,20 1,3 1,2 1,2 1,1 1,0 1,0 1,0 1,0 
- Nhu cầu về dầu mỏ 0,5 0,6 0,5 0,5 0,5 0,4 0,4 0,5 0,5 
- Nhu cầu về than đá 0,6 0,8 0,8 0,7 0,5 0,4 0,2 0,2 0,1 
- Nhu cầu về khí tự nhiên 1,4 1,7 1,6 1,6 1,6 1,4 1,5 1,6 1,6 
+ Khu vực Bắc Mỹ 0,4 0,6 0,8 0,8 1,0 0,7 0,7 0,7 0,8 
+ Khu vực châu Âu 0,5 0,9 0,7 0,6 0,7 0,1 0,4 0,3 -0,1 
+ Khu vực châu Á 3,8 4,3 4,2 4,2 3,8 3,6 3,6 3,0 3,1 
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của khí tự nhiên trong kịch bản New Policies của IEA
Hình 4. Biến động về trữ lượng xác minh của khí tự nhiên trên thế giới
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
19
80
19
82
19
84
19
86
19
88
19
90
19
92
19
94
19
96
19
98
20
00
20
02
20
04
20
06
20
08
20
10
20
12
20
14
20
16
20
18
Tm
3
Châu Á - TBD
Liên Xô cũ
Trung Đông
Châu Phi
Châu Âu
Trung - Nam Mỹ
Bắc Mỹ
48 DẦU KHÍ - SỐ 9/2019 
CÔNG NGHIỆP KHÍ
nhiều hơn, thế giới có thể đạt được mục tiêu mức giảm phát 
thải CO2 trong tổng thể. Theo IEA, nhu cầu khí tự nhiên toàn cầu 
dự kiến sẽ tăng 50% từ năm 2014 đến năm 2040, tăng nhanh 
hơn các loại nhiên liệu khác và tăng gấp đôi so với dầu. Sự gia 
tăng nhu cầu khí tự nhiên đến từ các nền kinh tế mới nổi, Trung 
Quốc và Ấn Độ cùng chiếm khoảng 30% mức tăng và Trung 
Đông hơn 20%. 
Theo các dự báo triển vọng của IEA trong giai đoạn 10 năm 
gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình về khí tự nhiên trên thế 
giới dao động từ 1,4 - 1,7%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng 
của dầu mỏ và than đá chỉ đạt khoảng 0,8%/năm, thậm chí có 
xu hướng giảm mạnh. Theo dự báo của IEA, đến năm 2040 khí 
tự nhiên sẽ vượt qua than trở thành nguồn năng lượng lớn thứ 
2 trong tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp. Trên thế giới, khu vực 
châu Á sẽ là động lực tăng trưởng chính về nhu cầu tiêu thụ 
khí tự nhiên trong tương lai với tốc độ tăng trưởng rất cao từ 
3 - 4,3% mỗi năm so với 1,4 - 1,7% tốc độ tăng trưởng bình quân 
trên toàn thế giới. 
3. Sự phát triển và vai trò của khí phi truyền thống 
Các loại khí phi truyền thống được biết đến hiện nay gồm 
khí than (CBM), khí đá phiến (shale gas), khí đá chặt sít/khí từ đá 
cát kết (tight gas) và khí hydrate (băng cháy). Đặc biệt từ năm 
2005 đến nay, sự phát triển của khí đá phiến tại Mỹ đã trở thành 
một cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng. Sự phát triển 
này không chỉ ảnh hưởng tới thị trường khí đốt của Mỹ mà còn 
có tác động tới thị trường khí đốt toàn cầu.
Sản lượng khí phi truyền thống tăng trưởng nhanh chóng. 
Nếu như năm 2010, Australia chỉ sản xuất 5 tỷ m3 khí than, thì 
2015 đã trở thành nước sản xuất khí lỏng từ khí than. Các quốc 
gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia cũng đẩy mạnh 
tìm kiếm và phát triển nguồn năng lượng khí phi truyền thống 
gồm cả khí than và đặc biệt là khí đá phiến. 
3.1. Tiềm năng
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế 
(IEA), khí phi truyền thống sẽ chiếm hơn 60% trong 
tổng sản lượng khí trong giai đoạn từ nay đến năm 
2040.
Theo dự báo năm 2017, trữ lượng khí truyền 
thống thu hồi ước khoảng 430 nghìn tỷ m3, cho phép 
khai thác khoảng 120 năm nữa với mức sản lượng 
hiện tại. Đối với khí phi truyền thống, trữ lượng thu 
hồi của khí đá phiến là 239 nghìn tỷ m3, khí hóa than 
là 50 nghìn tỷ m3, khí đá chặt sít là 81 nghìn tỷ m3, với 
băng cháy là rất lớn (dự báo gấp 10 lần khí đá phiến). 
Tuy nhiên, công nghệ khai thác vẫn còn là bài toán 
khó. Nếu cộng cả trữ lượng khí truyền thống và khí 
phi truyền thống trên thế giới thì có thể khai thác 
được khoảng 250 năm với mức sản lượng hiện tại. 
 Trong các loại khí phi truyền thống, khí đá phiến 
được đánh giá có trữ lượng lớn nhất. Những nghiên 
cứu gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ 
(EIA) và Cục khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), tổng trữ 
lượng thu hồi của khí đá phiến ở 46 quốc gia được 
đánh giá là 7.577Tcf. Tài nguyên khí đá phiến tập 
trung chủ yếu ở Trung Quốc (1.115Tcf ), Argentina 
(802Tcf ), Algieria (707Tcf ) và Mỹ (623Tcf ) [8, 9].
3.2. Vai trò của khí phi truyền thống - trường hợp 
khí đá phiến tại Mỹ
3.2.1. Vị thế mới trên thị trường khí đốt trên thế giới
Với sự phát triển của khí đá phiến, trữ lượng khí 
tự nhiên xác minh ở Mỹ đã tăng lên đáng kể. Khí đá 
phiến đã giúp Mỹ từ nước nhập khẩu khí, vượt qua 
Liên bang Nga để trở thành nước sản xuất khí đốt lớn 
nhất thế giới kể từ năm 2009. Theo số liệu thống kê 
của EIA, từ năm 2007 - 2017, sản lượng khí đá phiến 
ở Mỹ đã tăng 14 lần, từ 36 tỷ m3 lên 520 tỷ m3. Năm 
2017, sản lượng khí đá phiến đã chiếm gần 56% tổng 
sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ. Sự phát triển của 
khí đá phiến đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường khí 
đốt của Mỹ, giá khí tự nhiên giảm mạnh ở Mỹ, từ 15 
USD/Mbtu năm 2008 xuống còn 4 USD/Mbtu năm 
2013, thấp hơn 2,5 đến 3 lần so với châu Âu và 5 - 6 
lần so với châu Á tại cùng thời điểm. Đến năm 2018, 
giá khí tự nhiên bình quân trên thị trường giao ngay 
tại Mỹ chỉ còn 3,13 USD/Mbtu.
3.2.2. Cải thiện kinh tế 
Việc khai thác các mỏ khí phi truyền thống, đặc Hình 5. Sản lượng khí đốt của Mỹ [10]
49DẦU KHÍ - SỐ 9/2019 
PETROVIETNAM
biệt là khí đá phiến, đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng 
kinh tế của Mỹ. Theo nghiên cứu của Thomas năm 2014, 
sự phát triển của ngành công nghiệp khí đá phiến đã tác 
động đến nền kinh tế vĩ mô giúp GDP của Mỹ tăng trưởng 
khoảng 0,88%/năm trong giai đoạn 2007 - 2012 [11]. Báo 
cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2013 cho thấy, tác 
động kinh tế vĩ mô của cuộc cách mạng khí đá phiến từ 
0,3 - 1% GDP của Mỹ hàng năm [12]. Công nghiệp khí đá 
phiến đóng góp vào GDP của Mỹ trên 76,9 tỷ USD trong 
năm 2010; 118,2 tỷ USD trong năm 2015 và dự báo sẽ tăng 
lên trên 230 tỷ USD vào năm 2035 [13]. 
Cũng theo nghiên cứu của Wang và các cộng sự [13], 
chỉ tính riêng năm 2012, sự phát triển của dầu khí đá 
phiến ở Mỹ đã đem lại 2,1 triệu việc làm và đóng góp 74 tỷ 
USD tiền thuế cho ngân sách Mỹ. Sự phát triển của khí đá 
phiến trong 1 thập kỷ qua đã ghi nhận con số đầu tư lớn 
nhất từ trước đến nay trong ngành công nghiệp dầu khí 
với 200 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, ngành công nghiệp 
này sẽ tạo ra trên 3 triệu việc làm. Sự phát triển của khí 
đá phiến ở Mỹ được đánh giá là “chất xúc tác” giúp phục 
hồi các ngành công nghiệp truyền thống, đặc biệt là các 
ngành sử dụng khí làm nguyên/nhiên liệu như: hóa dầu, 
phân bón, nhựa 
3.2.3. Cải thiện môi trường
Sự gia tăng sản lượng khí truyền thống, đặc biệt là khí 
đá phiến và giá khí tự nhiên ở Mỹ giảm mạnh đã dẫn đến 
việc giảm tiêu thụ than trong ngành điện, đồng thời tăng 
sử dụng khí tự nhiên trong lĩnh vực này. 
Các báo cáo của EIA và IEA chỉ ra rằng khí thải carbon 
ở Mỹ giảm mạnh trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 
2007 - 2012, Mỹ đã giảm 450 triệu tấn khí thải carbon 
dioxide, mức giảm lớn nhất được ghi nhận trên toàn cầu. 
Năm 2012, Mỹ giảm phát thải khoảng 70% khí CO2 được 
thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto và lý do 
chính của việc giảm phát thải CO2 là việc chuyển đổi từ 
than đá sang sử dụng khí tự nhiên trong sản xuất điện [13].
4. Công tác nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò khí phi 
truyền thống tại Việt Nam
Từ khi khai thác dòng khí đầu tiên đến ngày 
31/12/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã khai thác, đưa 
vào bờ trên 110 tỷ m3 khí. Hiện nay, các mỏ khí (Lan Tây, 
Lan Đỏ, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây...) đang suy giảm nhanh 
trong khi đó công tác phát triển các nguồn khí lớn gặp 
khó khăn, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ để đảm 
bảo nguồn cung cấp khí ổn định, lâu dài. 
Các nghiên cứu cơ bản để tìm kiếm khí phi truyền 
thống tại Việt Nam được triển khai từ những năm 2000. 
Các dạng khí phi truyền thống được quan tâm là khí than 
(CBM) và khí đá phiến (shale gas). Trong đó, đối với CBM, 
đã tập trung nghiên cứu ở khu vực được đánh giá có tiềm 
năng nhất là Đồng bằng Sông Hồng (chủ yếu thuộc diện 
tích các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình) từ năm 2008 bằng 
các hợp đồng PSC ký kết với Arow Globe CBM và Keeper 
Resource, sau đó là Mitra (năm 2013). Viện Dầu khí Việt 
Nam và Công ty TNHH MTV Dầu khí Sông Hồng đã đánh 
giá tiềm năng và trữ lượng khí than của Đồng bằng Sông 
Hồng [14].
Đối với khí đá phiến, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã 
triển khai chương trình hợp tác toàn diện với công ty dầu 
khí của Italy đánh giá tổng thể tiềm năng khí đá phiến 
các bể trầm tích trên đất liền ở Việt Nam. Hợp tác nghiên 
cứu được tiến hành trong 2 giai đoạn từ năm 2013 - 2015. 
Sau khi lựa chọn và sàng lọc, 2 khu vực đã được tập trung 
nghiên cứu và đánh giá chi tiết là Đồng bằng Sông Hồng 
và khu vực trũng An Châu (chủ yếu thuộc diện tích các 
tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn) [4, 14, 15]. 
Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu này, cần tiếp tục 
đầu tư và tập trung nghiên cứu để khẳng định tiềm năng 
và làm rõ bức tranh về dạng khí phi truyền thống ở các bể 
trầm tích. Việt Nam cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc 
biệt trong việc tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư nước 
ngoài trong công tác nghiên cứu và đánh giá tiềm năng 
tài nguyên khí phi truyền thống. 
Trong thời gian qua có một số hợp đồng cho các đối 
tượng khí than đã được ký trên cơ sở các điều kiện khuyến 
khích cho đối tượng dầu khí truyền thống song chưa 
tương xứng và phù hợp với đối tượng dầu khí phi truyền 
thống. Do đó, Luật Dầu khí cần xem xét bổ sung các điều 
khoản khuyến khích phù hợp với đối tượng khí phi truyền 
thống như: miễn giảm thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu và 
thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tăng tỷ lệ phân chia 
dầu lãi cho nhà đầu tư, tăng giới hạn thu hồi chi phí cho 
nhà đầu tư...
Hình 6. Giá khí đốt trên thế giới [3]
0
20
40
60
80
100
120
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017
U
SD
/b
bl
U
SD
/M
M
Bt
u
Japan(cif)
German cif
US (Henry Hub)
Oil_Brent
50 DẦU KHÍ - SỐ 9/2019 
CÔNG NGHIỆP KHÍ
5. Kết luận 
Khí tự nhiên được coi là lựa chọn hiệu quả trong trung 
và ngắn hạn, trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng từ 
năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo. Sự phát 
triển của khí phi truyền thống, đặc biệt là khí đá phiến 
đã gia tăng đáng kể trữ lượng cũng như sản lượng khí tự 
nhiên trên thế giới.
Việt Nam chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể để 
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò dầu 
khí phi truyền thống. Do đó, cần xem xét bổ sung các 
quy định nhằm tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là 
đầu tư nước ngoài bằng các điều khoản khuyến khích 
phù hợp.
Tài liệu tham khảo 
1. EIA. Natural gas 1998: Issues and trends. 1998.
2. IEA. World energy outlook 2017. Paris: OECD 
Publishing. 2017.
3. BP. BP statistical review of world energy 2019. 2019.
4. IEA. World energy outlook 2018. 2018.
5. IPCC. Climate change 2014. 2014.
6. IGU. Prospects for natural gas: Identifying the key 
developments that will shape the gas market in 2050. 2015.
7. ExxonMobil. The outlook for energy: A view to 2040. 
2016.
8. EIA. Shale oil and shale gas resources: An assessment 
of 137 shale formations in 41 countries outside the US. www.
eia.gov. 2013.
9. EIA. U.S. Energy Information Administration (EIA). 
www.eia.gov. 24/9/2015. 
10. EIA. Where our natural gas comes from - Energy 
explained, your guide to understanding energy - energy 
information administration. www.eia.gov. 19/6/2019.
11. Thomas Spencer, Oliver Sartor, Mathilde Mathieu. 
Unconventional wisdom- economic analysis of US shale gas 
and implication for the EU. IDDRI. 2014.
12. International Monetary Fund. United States: Staff 
report for the 2012 article IV consultation. 2013.
13. Qiang Wang, Xi Chen, Awadhesh N.Jha, Howard 
Rogers. Natural gas from shale formation - The evolution, 
evidences and challenges of shale gas revolution in United 
States. Renewable and Sustainable Energy Reviews. 2014; 
30: p. 1 - 28.
14. Vũ Trụ và nnk. Đánh giá tiềm năng và khả năng 
khai thác khí than (CBM) tại dải Trung tâm miền võng Hà Nội 
(Phủ Cừ - Tiên Hưng - Kiến Xương - Tiền Hải). Viện Dầu khí 
Việt Nam. 2015.
15. Trịnh Xuân Cường và nnk. Thách thức và cơ hội phát 
triển năng lượng dầu khí truyền thống và phi truyền thống ở 
Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học bảo đảm an ninh năng 
lượng quốc gia và vai trò của ngành dầu khí. 2019.
Summary
This article analyses the demand, prospect and the role of natural gas (especially unconventional gas) in the global energy transition. 
The authors evaluate the results of unconventional gas potential studies and propose some measures to develop unconventional gas in 
Vietnam. 
Key words: Natural gas, unconventional gas, energy transition, environment.
SUPLLY AND DEMAND OF NATURAL GAS AND THE ROLE 
OF UNCONVENTIONAL GAS IN ENERGY TRANSITION
Le Minh Thong1, Doan Van Thuan2, Nguyen Quang Tuan2, Do Thi Lan Anh1, Hoang Tue An1 
Le Quang Cuong1, Nguyen Thanh Hao1, Phan Cao Sang1
1Hanoi University of Mining and Geology
2Vietnam Petroleum Institute
Email: leminhthong@humg.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfcung_cau_khi_tu_nhien_va_vai_tro_cua_khi_phi_truyen_thong_tr.pdf