Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu
Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Phẫu thuật tạo hình môi mũi nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu cần thiết của bệnh nhân và gia đình người bệnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến dạng môi mũi sau phẫu thuật. Vì vậy đánh giá những biến dạng môi mũi để có kế hoạch phẫu thuật sữa chữa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu
65 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN DẠNG MÔI MŨI BỆNH NHÂN SAU TẠO HÌNH KHE HỞ MÔI MỘT BÊN LẦN ĐẦU Nguyễn Văn Minh1, Trần Tấn Tài1, Nguyễn Hồng Lợi2 (1) Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Huế (2) Trung tâm Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Huế Tóm tắt Mục tiêu: Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Phẫu thuật tạo hình môi mũi nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu cần thiết của bệnh nhân và gia đình người bệnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến dạng môi mũi sau phẫu thuật. Vì vậy đánh giá những biến dạng môi mũi để có kế hoạch phẫu thuật sữa chữa. Phương pháp nghiên cứu: 46 bệnh nhân (BN) KHM một bên đã phẫu thuật tạo hình môi lần đầu bằng các phương pháp khác nhau đến khám và điều trị tại Khoa liên chuyên khoa Tai mũi họng- Mắt-Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Răng Hàm Mặt, bệnh viện Trung ương Huế. BN được đánh giá theo thang điểm của Motier (1997) các đặc điểm giải phẫu: làn môi đỏ, da môi, sẹo môi, mũi. Kết quả: Biến dạng hay gặp ở làn môi đỏ là khía chữ V (52,2%) và sai lệch đường viền môi (52,2%). Thiếu hụt chiều cao da môi bên khe hở là 34%. Sẹo sau mỗ bị co kéo và lồi chiếm 52,2%. Các biến dạng ở mũi hay gặp là lệch vách ngăn mũi (78,3%), khiếm khuyết phần trên viền lỗ mũi (78,3%), lỗ mũi hẹp (52,2%) và chân cánh mũi ở thấp (47,8%). Kết luận: Biến dạng môi mũi sau tạo hình KHM một bên lần đầu là không tránh khỏi, do vậy cần có kế hoạch để phẫu thuật sữa chữa những biến dạng này Từ khóa: Khe hở môi một bên, Biến dạng môi mũi Abstract ASSESSMENT OF SECONDARY CLEFT LIP/NASAL DEFORMITIES AFTER PRIMARY PLASTIC SURGERY ON THE PATIENT WITH UNILATERAL CLEFT LIP/PALATE Nguyen Van Minh1, Tran Tan Tai1, Nguyen Hong Loi2 (1) Faculty of Dentistry, Hue University of Medecine and Pharmacy (2) Centre of Odonto-Stomatology, Hue Central Hospital Objectives: Congenital cleft lip/palate is most common deformity of the face. Primary plastic surgery for rehabilitation and aesthetics is the need of the patients and family of patients, however, there are many secondary deformities of lip and nose post-surgery. Therefore, assessment of secondary cleft lip/nasal deformities is performed for planning of surgical repair. Method: 46 patient with unilateral cleft lip/palate, were operated with different techniques, are examinated post-surgery at department of Maxillofacial surgery, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital and Centre of Odonto-Stomatology, Hue Central Hospital. These patients were assessed according to the postoperative results of Motier score (1997) including of red lip, white lip, scars, and nose. Results: V notch and defect on the shift line are the most common deformities on red lip (52.2%). 34.8% patient have short white lip on cleft side. Straight and prominent scars is 52.2%. The most common deformities of nose are septal deviation (78.3%), narrow sill (52.2%), defect of the upper part of the nostril rim (78.3%) and low position of ala (47.8%). Conclusion: secondary cleft lip/nasal deformities is unavoidable. It is necessary to have a plan for surgical repair of these deformities. Keywords: Unilateral cleft lip/palate, Secondary cleft lip/nasal deformities - Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Minh, email: minhnguyenrhmhue@yahoo.com - Ngày nhận bài: 22/9/2018; Ngày đồng ý đăng: 26/10/2018; Ngày xuất bản: 8/11/2018 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Các tác giả trong nước và nước ngoài đưa ra tỷ lệ khoảng 1/750 trẻ sinh ra bị KHM [1]. Các loại KHM gây những thay đổi về cấu trúc giải phẫu, ảnh hưởng lớn đến chức năng, thẩm mỹ của khuôn mặt, tác động đến tâm lý của bệnh nhân (BN) từ tuổi thơ đến tuổi trưởng thành. Phẫu thuật (PT) tạo hình môi mũi nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu cần thiết của BN và gia đình người 66 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp tạo hình khe hở môi được đề xuất và ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên do hình thái của khe hở rất đa dạng, mức độ thương tổn nặng nhẹ khác nhau; và do trình độ phẫu thuật viên ở các tuyến không đồng đều, cho nên sau tạo hình môi còn có những biến dạng môi mũi. Biến dạng môi mũi sau tạo hình khe hở môi chiếm khoảng 70-80% số bệnh nhân được phẫu thuật lần đầu và mức độ biến dạng cũng rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau [10]. Millard D.R (1976) qua theo dõi kết quả mổ môi nhận thấy hầu hết bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi kỳ đầu cần được theo dõi và sửa chữa kỳ hai. Milliken J.B thì cho rằng chưa có phương pháp nào đạt kết quả hoàn chỉnh ngay từ lần phẫu thuật đầu tiên [8]. Cho đến nay vấn đề sửa chữa kỳ hai biến dạng môi mũi do nhu cầu thẩm mỹ và làm hoàn thiện chức năng sau tạo hình khe hở môi được đặt ra ngày càng nhiều. Để giúp cho việc lập kế hoạch PT sữa chữa những biến dạng môi mũi, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu”. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng: 46 Bệnh nhân KHM một bên đã được PT tạo hình môi lần đầu còn có những biến dạng môi mũi vào điều trị tại Khoa liên chuyên khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Huế. 2.2. Thời gian: Từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017. 2.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả các bệnh nhân bị KHM một bên đã được PT tạo hình môi lần đầu, còn những biến dạng môi mũi nhưng chưa PT sửa chữa . 2.4. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân KHM kết hợp với dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt khác. - Bệnh nhân hay gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.5. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngang. 2.6. Các biến nghiên cứu - Phân loại KHM: Khe hở môi, khe hở môi-cung hàm, khe hở môi-vòm miệng. - Xác định các phương
File đính kèm:
- danh_gia_nhung_bien_dang_moi_mui_benh_nhan_sau_tao_hinh_khe.pdf