Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh tim mạch là gánh nặng cho xã hội làm tiêu tốn chi phí chăm sóc và điều trị. Để điều trị tốt bệnh tim mạch, vấn đề xác định nguy cơ và can thiệp sớm là phương pháp tốt nhất.

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 12/01/2024 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
89
TÓM TẮT
Cơ sở: Bệnh tim mạch là gánh nặng cho xã hội làm tiêu tốn chi phí chăm sóc và 
điều trị. Để điều trị tốt bệnh tim mạch, vấn đề xác định nguy cơ và can thiệp sớm là 
phương pháp tốt nhất. 
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch và đánh giá dự báo 
mắc bệnh mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân điều trị 
tại Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên 219 bệnh nhân tuổi 
từ 22 đến 81 (nam 83; nữ 136), được tìm hiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch (tuổi, giới, 
hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường); được đo chỉ số BMI, huyết áp, glucose, 
cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C và TG sau khi nhịn ăn 8 giờ và ước tính nguy cơ 
bệnh ĐMV 10 năm tới theo thang điểm Framingham. 
Kết quả: Tuổi trung bình nghiên cứu 52,92 ± 13,01. Tỉ lệ THA là 30,6%, ĐTĐ 
17,4%, rối loạn lipid máu 72,2%, thừa cân – béo phì 56,6%, hút thuốc lá 14,2% (chỉ 
nam giới). Chỉ có 13,7% không có yếu tố nguy cơ tim mạch. Tỉ lệ nguy cơ cao trở lên 
ước tính bệnh ĐMV trong 10 năm tới là 15,6%. Giá trị nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm 
tới là 10,35±8,7% (trong đó nam 14,13±10,2%; nữ 8,04±6,7% - khác biệt có ý nghĩa 
thống kê p<0.000). Nguy cơ ước tính ĐMV 10 năm tới tăng theo tuổi; cao hơn ở nhóm 
có THA, ĐTĐ, hút thuốc lá, tăng cholesterol toàn phần, TG, thừa cân – béo phì so với 
nhóm còn lại (khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,00). 
Kết luận: Tỉ lệ nguy cơ cao ước tính bệnh ĐMV 10 năm tới ở bệnh nhân điều trị tại 
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH 
Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạ Thị Phước Hòa 1, Phạm Hữu Văn 2
(1) Viện Y Dược Học Dân Tộc
(2) Bệnh viện Nhân dân 115
Người phản hồi (Corresponding): Tạ Thị Phước Hòa (hoattp75@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 6/9/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/9/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/12/2017
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
90
Viện Y Dược Học Dân Tộc khá cao và có mối tương quan với các yếu tố nguy cơ tim 
mạch.
EVALUATION SOME RISK FACTORS FOR CARDIOVASCULAR 
DISEASE IN THE PATIENTS AT TRADITIONAL MEDICINE INSTITUTE OF 
HOCHIMINH CITY
ABSTRACT:
Background: Cardiovascular disease is a social burden that costs so much for 
caring and treatment. To determine risk factors and early intervention are the best way 
for good treatment. 
Objective: Assessing some risk factors for cardiovascular disease and estimating 
10-year coronary heart disease (CHD) risk based on Framingham score in the patients 
at Traditional Medicine Institute of Hochiminh city.
Method: A prospective, cross-sectional study and analyse on 219 patients, aged 
22 – 81 years (male 83, female 136), have found cardiovascular risk factors (age, 
sex, smoking, hypertension - HP, diabetes mellitus - DM), measured BMI score, blood 
pressure, glucose, total cholesterol, LDL-C, HDL-C, TG (after 8 hours without eating) 
and estimated 10-year CHD based on Framingham score.
Result: Average age was 52,92 ± 13,01 years. The rate of HP is 30,6%, DM 17,4%, 
hyperlipidemia 72,2%, overweight – obeisity 56,6%, smoking 14,2% (only men). There 
is only 13,7% without cardiovascular risk factors. The ratio of high risk ang very high 
risk of estimated 10-year CHD is 15,6%. The value of estimating 10-year CHD is 
10,35±8,7% (male 14,13±10,2%; nữ 8,04±6,7%, with statistical significant p<0.000). 
The estimation of 10-year CHD increase with age and is higher in groups with HP, DM 
smoking, rising total cholesterol, rising TG, overweight – obeisity than the others (with 
statistical significant p<0.00).
Conclusion: The rate of high risk and very high risk of estimation 10-year in 
the pattients at Traditional Medicine Institute is not less and have relationship with 
cardiovascular risk factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề 
sức khỏe cộng đồng được quan tâm hàng 
đầu trên thế giới, là gánh nặng cho xã hội 
làm tiêu tốn chi phí chăm sóc và điều trị 
hàng trăm tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Theo dự 
báo và thống kê của Hội tim mạch quốc 
gia Việt Nam, đến năm 2017, Việt Nam sẽ 
có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng 
huyết áp. Một thống kê khác của Hội tim 
mạch quốc gia Việt Nam cho thấy, cứ 3 
người Việt Nam trưởng thành có 1 người 
có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu 
là mạch vành. 
Để điều trị tốt bệnh tim mạch, vấn 
đề xác định nguy cơ và can thiệp sớm là 
phương pháp tốt nhất. Theo khuyến cáo 
của Tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi 
một người đều có thể mắc bệnh tim mạch 
đặc biệt khi tuổi trên 40 tuổi. Do vậy, việc 
đánh giá nguy cơ bị bệnh tim mạch như 
thế nào là rất quan trọng.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
91
Tại Viện Y Dược Học Dân Tộc thành 
phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày tiếp nhận 
khoảng gần 500 lượt bệnh nhân đến điều 
trị với rất nhiều dạng bệnh lý khác nhau. 
Câu hỏi được đặt ra là liệu có bao nhiêu 
bệnh nhân đến điều trị tại Viện Y Dược 
Học Dân Tộc có nguy cơ mắc bệnh tim 
mạch trong đó có bệnh mạch vành. Vì 
vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 
các mục tiêu: Khảo sát một số nguy cơ 
tim mạch và dự báo mắc bệnh mạch vành 
trong 10 năm theo thang điểm Framing-
ham ở bệnh nhân điều trị tại Viện Y Dược 
Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 219 
bệnh nhân (nam 83, nữ 136) độ tuổi từ 18 
trở lên đến khám tại Viện Y Dược Học Dân 
Tộc thành phố Hồ Chí Minh trong thời 
gian từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2017.
Các bệnh nhân phải có đủ tiêu chí 
đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành theo 
thang điểm Framingham. Loại trừ các 
trường hợp sau đây: 
Không có đủ các chỉ tiêu đánh giá 
nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm 
Framingham
Đang có các bệnh cấp tính hoặc mạn 
tính ảnh hưởng nhất thời đến kết quả xét 
nghiệm lipid máu, ảnh hưởng nhất thời 
đến trị số huyết áp (như tiêu chảy mất 
nước, suy k ... Chung
(n = 219)
Nam 
(n = 83)
Nữ 
(n = 136)
p
≤ 39 n (%) 38 (17,4) 18 (8,2) 20 (9,1)
p = 0,159
40 – 49 n (%) 40 (18,3) 16 (7,3) 24 (11)
50 – 59 n (%) 78 (35,6) 30 (13,7) 48 (21,9)
60 – 69 n (%) 35 (16,0) 7 (3,2) 28 (12,8)
≥ 70 n (%) 28 (12,8) 12 (5,5) 16 (7,3)
Trung bình 52,92 ± 13,01 51,45 ± 13,74 53,82 ± 12,53 p = 0,190
Nhóm có độ tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu. Đối tượng nữ 
giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Phân bố độ tuổi theo giới, tuổi trung bình 
giữa hai giới không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Bảng 2: Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi 
Yếu tố nguy cơ tim mạch Chung
(n = 219)
Nam 
(n = 83)
Nữ 
(n = 136)
THA n (%) 67 (30,6) 31 (14,2) 36 (16,4)
ĐTĐ n (%) 38 (17,4) 15 (6,9) 23 (10,5)
Thừa cân – béo phì n (%) 124 (56.6) 49 (22,4) 75 (34,2)
Tăng cholesterol n (%) 117 (53,4) 37 (16,9) 80 (36,5)
Giảm HDL-C n (%) 3 (1,4) 2 (0,9) 1 (0,5)
Rối loan lipid máu n (%) 158 (72,2) 58 (26,5) 100 (45,7)
Hút thuốc lá n (%) 31 (14,2) 31 (14,2) 0 (0)
Trong nghiên cứu, tỉ lệ THA là 30,6% giống như thống kê về tình hình THA tại Việt 
Nam. Tỉ lệ hút thuốc lá là 14,2% chỉ tập trung ở nam giới. Tỉ lệ có rối loạn lipid máu khá 
cao tuy nhiên tỉ lệ có giảm HDL-C rất thấp (1,4%).
Bảng 3: Tổng hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi: 
Yếu tố nguy cơ Chung
(n = 219)
Nam 
(n = 83)
Nữ 
(n = 136)
p
0 n (%) 30 (13,7) 10 (4,6) 20 (9,1)
p = 0,061
1 n (%) 81 (37) 23 (10,5) 58 (26,5)
2 n (%) 52 (23,7) 20 (9,1) 32 (14,6)
3 n (%) 47 (21,5) 24 (11,0) 23 (10,5)
4 n (%) 8 (3,7) 5 (2,3) 3 (1,4)
5 n (%) 1 (0,5) 1 (0,5) 0 (0)
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
93
Chỉ có 13,7% đối tượng nghiên cứu không có yếu tố nguy cơ. Số yếu tố nguy cơ giữa 
hai giới không có khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4: Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm 
Framingham 
Mức nguy cơ Chung
(n = 219)
Nam 
(n = 83)
Nữ 
(n = 136)
p
Thấp n (%) 133 (60,7) 39 (17,8) 94 (42,9)
p = 0,000
Trung bình n (%) 52 (23,7) 18 (8,2) 34 (15,5)
Cao n (%) 22 (10,1) 17 (7,8) 5 (2,3)
Rất cao n (%) 12 (5,5) 9 (4,1) 3 (1,4)
Giá trị ước tính trung 
bình 10,35 ± 8,7 14,13 ± 10,2 8,04 ± 6,7 p = 0,000
 Có đến 15,6% có nguy cơ ước tính bệnh ĐMV 10 năm tới từ cao đến rất cao. 
Nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm tới của giới nam cao hơn nữ, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,000)
Bảng 5: Giá trị nguy cơ ước tính mắc bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo 
tuổi và giới tính
Tuổi Chung (n=219) Nam 
(n=83)
Nữ 
(n=136)
p
≤ 39 2.2 ± 1,7 2,83 ± 1,8 1,64 ± 1,3 p = 0,000
40 – 49 6,09 ± 4,8 8,29 ± 5,1 4,63 ± 3,9 p = 0,000
50 – 59 10,79 ± 7,4 16,59 ± 7,9 7,16 ± 3,9 p = 0,000
60 – 69 15,41 ± 8,0 23,36 ± 7,6 13,42 ± 6,9 p = 0,000
≥ 70 19,92 ± 9,4 27,30 ± 4,9 14,39 ± 8,1 p = 0,000
p = 0,000 p = 0,000 p = 0,000
Giá trị nguy cơ ước tính bệnh động mạch vành trong 10 năm tới gia tăng theo tuổi ở cả 
hai giới (p<0,000), trong đó nam cao hơn nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,000
Bảng 6: Giá trị nguy cơ ước tính mắc bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo 
một số yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi
Yếu tố nguy cơ Không có YTNC Có YTNC p
Tăng huyết áp 7,05 ± 6,5 17,84 ± 8,4 p = 0,0001 (< 0,000)
Rối loạn lipid máu 8,37 ± 8,7 11,11 ± 8,6 p = 0,036 (< 0,05)
Tăng Cholesterol 9,32 ± 8,8 11,24 ± 8,6 p = 0,103 
Giảm HDL-C 10,33 ± 8,7 11,70 ± 6,8 p = 0,787
Hút thuốc lá 8,94 ± 7,8 18,87 ± 9,3 p = 0,000 (< 0,000)
Đái tháo đường 8,87 ± 8,1 15,92 ± 8,8 p = 0,000 (< 0,000)
Thừa cân – béo phì 9,47 ± 8,7 13,02 ± 8,8 p = 0,019 (< 0,05)
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
94
 Giá trị nguy cơ ước tính tăng cao ở nhóm có yếu tố nguy cơ và có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có hay không có yếu tố nguy cơ (p<0,05) (trừ các yếu 
tố như rối loạn lipid máu, tăng Cholesterol, giảm HDL-C).
BÀN LUẬN
Yếu tố nguy cơ tim mạch là các yếu 
tố liên quan đến sự gia tăng khả năng mắc 
bệnh tim mạch. Một người mang một hay 
nhiều yếu tố nguy cơ nào đó có nghĩa là 
có sự gia tăng khả năng mắc bệnh chứ 
không phải bắt buộc là chắc chắn sẽ bị 
bệnh. Thường các yếu tố nguy cơ hay đi 
kèm nhau, thúc đẩy phát triển và làm nguy 
cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân.
Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim 
mạch: 
Tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi 
(bảng 1), tuổi trung bình là 52,92 ± 13,01 
(nam 51,45 ± 13,74; nữ 53,82 ± 12,53) 
với độ tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ cao nhất 
trong nhóm nghiên cứu (35,6%), tỉ lệ giữa 
các nhóm tuổi còn lại tương đương. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 
kết quả nghiên cứu của các tác giả như 
Nguyễn Hồng Huệ [1] 55,91 ± 12,86; 
Nguyễn Văn Hùng [2] 54,4 ± 11,5. Độ 
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu 
là 50 – 59 cũng tương tự như nghiên cứu 
của Nguyễn Hồng Huệ, Nguyễn Thị Dung 
[1]. 
Giới tính (bảng 1) có 83 đối tượng 
nghiên cứu là nam (37,9%) và 136 đối 
tượng nghiên cứu là nữ (62,1%). Kết quả 
này cũng tương tự một số nghiên cứu 
trong nước như Nguyễn Hồng Huệ [1]– 
nam 34%, nữ 66%; Nguyễn Văn Hùng [2] 
– nam 32%, nữ 68%.
Tăng huyết áp: Tỉ lệ THA (bao gồm 
THA đang điều trị và tăng giá trị huyết áp 
tâm thu hoặc huyết áp tâm trương tại thời 
điểm khảo sát theo JNC VII) trong ng-
hiên cứu là 30,6% (bảng 2). Tỉ lệ này gần 
tương đương với nghiên cứu của Nguyễn 
Hồng Huệ [1] 32,8%. Điều này phù hợp 
với nhận định của nhiều chuyên gia hàng 
đầu về tim mạch tại Việt Nam – tỉ lệ THA 
đang ngày một gia tăng và là tình trạng 
báo động đỏ về sức khỏe của cộng đồng. 
Tình trạng rối loạn lipid máu: Trong 
nghiên cứu của tôi, có đến 72,2% đối 
tượng nghiên cứu có rối loạn lipid máu 
(nam 26,5%; nữ 45,7%). Tỉ lệ này cao hơn 
nghiên cứu Nguyễn Hồng Huệ [1] 63,6%; 
thấp hơn nghiên cứu của Trương Thanh 
Sơn [3] 85,69% và Nguyễn Văn Hùng [2] 
83,0%.
Hút thuốc lá: Do đặc thù xã hội nên 
nghiên cứu của tôi chỉ ghi nhận được 
tình trạng hút thuốc lá tập trung phổ biến 
ở nam giới. Có 14,2% đối tượng nghiên 
cứu hút thuốc (bảng 2). So với các nghiên 
cứu khác, tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên 
cứu của tôi thấp hơn Nguyễn Hồng Huệ 
[1] 19,6%; tương đương với Nguyễn Văn 
Hùng [2] 13,5%; cao hơn Trương Thanh 
Sơn [3] 8,06%.
Đái tháo đường: Tỉ lệ ĐTĐ trong ng-
hiên cứu của tôi ước tính khoảng 17,4% 
(bảng 2). Kết quả nghiên cứu của tôi 
thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn 
Hồng Huệ [1] 31,6%, cao hơn của Trương 
Thanh Sơn [3] 11,49%.Tại Việt Nam, tỉ lệ 
người mắc bệnh ĐTĐ cũng gia tăng nhanh 
chóng, so sánh giữa số liệu thống kê của 
năm 2002 và 2012 tỉ lệ ĐTĐ ở nước ta 
tăng tới 211%.
Thừa cân – béo phì: Với đối tượng 
nghiên cứu thuộc dân tộc châu Á, mức chỉ 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
95
số BMI được xem là thừa cân – béo phì do 
WHO qui định thấp hơn người châu Âu. 
Ở nghiên cứu của tôi (bảng 2), nhìn chung 
tỉ lệ đối tượng có mức thừa cân – béo phì 
khá cao 56,6% trong đó có đến 23,7% béo 
phì độ 1; 4,1% béo phì độ 2. Tỷ lệ béo phì 
các mức độ trong nghiên cứu của tôi thấp 
hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng 
[2] 31,3%, Trương Thanh Sơn [3] 37,5%; 
cao hơn Nguyễn Hồng Huệ [1] 10,2%.
Số yếu tố nguy cơ tim mạch có thể 
thay đổi: Trong số YTNC tim mạch có 
thể thay đổi được nghiên cứu như THA, 
RLLM, ĐTĐ, hút thuốc lá, béo phì; chỉ 
có 13,7% không có YTNC còn lại đa số 
đối tượng nghiên cứu có 1 YTNC trở lên 
(86,3%), số YTNC không có sự khác biệt 
giữa hai giới (bảng 3). Trong quần thể, khá 
nhiều người có trên một YTNC của bệnh 
ĐMV, song trên 90% các biến cố mạch 
vành xảy ra ở những người có ít nhất một 
YTNC [6], [7]. Nói cách khác, khi không 
có YTNC tim mạch nào thì khả năng mắc 
bệnh ĐMV thường thấp. Trong nghiên cứu 
của tôi, số đối tượng không có YTNC có 
tỷ lệ thấp (13,7%), điều đó có nghĩa là hơn 
80% đối tượng tham gia nghiên cứu có thể 
xảy ra biến cố ĐMV. Điều quan trọng hơn 
là những YTNC này thường có liên quan 
với nhau và ảnh hưởng của chúng mang 
tính cộng hưởng hơn là tương tác. Vì thế, 
việc đánh giá tần suất các YTNC đóng vai 
trò quan trọng trong việc xác định cá nhân 
có nguy cơ cao về bệnh tim mạch trong 
lâm sàng từ đó có thể có biện pháp phòng 
chống thích hợp. 
Nguy cơ ước tính bệnh ĐMV trong 
10 năm tới theo thang điểm Framingham: 
Dự báo nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 
năm tới của các đối tượng tham gia nghiên 
cứu của chúng tôi là 10,35 ± 8,7% (bảng 
4). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao 
hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng 
Huệ [1] 6,17 ± 6,06%, Nguyễn Văn Hùng 
[2] 6,26 ± 7,5%, Trương Thanh Sơn [3] 
8,94 ± 9,1%. 
Bảng 7. Nguy cơ ước tính bệnh động mạch vành trong 10 năm tới – so sánh với các 
tác giả khác
Mức nguy cơ
Nghiên cứu
Thấp Trung bình Cao Rất cao
Tác giả (%) 60,7 23,7 10,1 5,5
Nguyễn Hồng Huệ [1] (%) 72,4 22 5 0,6
Nguyễn Văn Hùng [2] (%) 78,6 16,4 3,0 2,0
Trương Thanh Sơn [3] (%) 60,9 20,9 13,1 5,1
Qua bảng 7, tỉ lệ các mức nguy cơ 
bệnh ĐMV trong 10 năm tới trong nghiên 
cứu tương đương với kết quả nghiên cứu 
của Trương Thanh Sơn [3]. Bên cạnh đó 
kết quả nghiên cứu cho thấy các đối tượng 
nghiên cứu có nguy cơ bệnh ĐMV trong 
10 năm tới có mức nguy cơ cao trở lên 
chiếm tỉ lệ không nhỏ (15,6%) (bảng 5), 
cao hơn hẳn kết quả của các tác giả khác 
như Nguyễn Hồng Huệ [1] 5,6%; Nguyễn 
Văn Hùng [2] 5%. Điều này có thể lý giải 
là do hiện nay tỉ lệ bệnh ĐMV đang có 
xu hướng tăng dần ở nước ta trong những 
năm gần đây [4], [5]. 
Các yếu tố được ghi nhận là có 
tương quan với nguy cơ mắc bệnh động 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
96
mạch vành: 
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch 
vành 10 năm cao hơn ở nữ giới và sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,000) (bảng 
4). Theo ATP III [8], ở bất kỳ lứa tuổi nào, 
nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở nam cũng 
cao hơn ở nữ mặc dù nguyên nhân của sự 
khác biệt này vẫn chưa được biết rõ. Thiết 
nghĩ, có thể vấn đề hút thuốc lá ở nam cao 
hơn nữ là một yếu tố góp phần gây nên sự 
khác biệt này.
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh 
mạch vành 10 năm càng cao (p <0,000) 
(bảng 5). Đặc điểm này cũng đã được đề 
cập trong y văn. Lý do chính là có thể vì 
tuổi cao thường đi kèm với tăng tích tụ 
vữa xơ ở động mạch vành mà vữa xơ động 
mạch vành là nguyên nhân chính của phần 
lớn trường hợp bệnh mạch vành [8].
Bên cạnh đó, tương tự các nghiên cứu 
khác, nghiên cứu cũng ghi nhận mối liên 
quan giữa tình trạng có THA, ĐTĐ, hút 
thuốc lá, thừa cân – béo phì với gia tăng 
nguy cơ mắc bệnh động mạch vành trong 
10 năm tới. 
KẾT LUẬN
Qua việc khảo sát một số yếu tố nguy 
cơ tim mạch đồng thời ước tính nguy cơ 
bệnh động mạch vành trong 10 năm tới 
theo thang điểm Framingham ở 219 bệnh 
nhân bao gồm 83 nam, 136 nữ điều trị tại 
Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ 
Chí Minh, nghiên cứu rút ra các kết luận 
sau:
1. Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch 
như sau: 
 - Tuổi trung bình là 52,92 ± 13,01, 
độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 50 – 59.
 - Tỉ lệ tăng huyết áp là 30,6%, mức 
tăng huyết áp có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa hai giới.
 - Tỉ lệ có rối loạn lipid máu ở đối 
tượng nghiên cứu khá cao 72,2%.
 - Chỉ có nam giới trong nghiên cứu 
hút thuốc lá (14,2%).
 - Tỉ lệ đái tháo đường ở đối tượng 
nghiên cứu vào khoảng 17,4%. 
 - Tình trạng thừa cân – béo phì 
chiếm tỉ lệ 56,6%, với tỉ lệ béo phì là 
27,8%.
2. Ước tính nguy cơ mắc bệnh động 
mạch vành trong 10 năm tới theo thang 
điểm Framingham như sau:
 - Nguy cơ mắc bệnh động mạch 
vành trong 10 năm tới ở các đối tượng 
nghiên cứu lần lượt là: thấp 60,7%; trung 
bình 23,7%; cao 10,1%; rất cao 5,5%.
 - Mối liên quan đến các yếu tố 
nguy cơ tim mạch bao gồm: giới, tuổi, 
tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cho-
lesterol toàn phần, tăng triglyceride, hút 
thuốc lá, tình trạng thừa cân – béo phì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Nguyễn Hồng Huệ, Nguyễn Đức 
Công (2008), Nghiên cứu dự báo nguy 
cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm 
tới dựa theo thang điểm Framingham ở 
người đến khám tại bệnh viện Việt Tiệp 
Hải Phòng, Luận văn chuyên khoa II y 
học, Học viện Quân y, Hà Nội.
2.Nguyễn Văn Hùng (2011), Nghiên 
cứu áp dụng thang điểm Framingham để 
ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành 
trong 10 năm tới ở những người tới khám 
tại bệnh viện Quận 5 thành phố Hồ Chí 
Minh, Luận văn Chuyên khoa cấp 2 Y 
học, Học viện Quân y, Thành phố Hồ Chí 
Minh.
3.Trương Thanh Sơn, Nguyễn Văn 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
97
Trí, Trương Quang Bình (2011), “Ng-
hiên cứu áp dụng thang điểm Framing-
ham nhằm lượng định nguy cơ bệnh động 
mạch vành trong 10 năm tới tại bệnh viện 
đa khoa Bình Dương’’, Tạp chí Y học 
thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề Nội 
khoa, tập 15, 207 – 212.
4.Hoàng Văn Sỹ (2014), Ứng dụng 
siêu âm nội mạch trong chẩn đoán và điều 
trị can thiệp bệnh động mạch vành, Luận 
án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành 
phố Hồ Chí Minh.
5.Phạm Viết Tuân, Nguyễn Lân Việt, 
Phạm Mạnh Hùng và cs. (2010), “Nghiên 
cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị 
nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong 
thời gian 2003 – 2007”, Tạp chí Tim mạch 
học Việt Nam, số 52, tr. 11- 18.
6.Capewell S, Beaglehole R, Seddon 
M, McMurray J (2000), “Explanation for 
the decline in coronary heart disease mor-
tality rates in Auckland, New Zealand, 
between 1982 and 1983”, Circulation, 
102(13), 1511-1516.
7.Cooper R, Cutler J, Mosca L et al. 
(2000), “Trends and disparrities in coro-
nary heart disease, stroke, and other car-
diovascular diseases in the United states: 
findings of the national conference on 
cardiovascular diseases prevention”, Cir-
culation, 102(25), 3137-3147.
8.National Institute of Health (2004), 
“The seventh report of the joint-national 
committee on the Prevention, Detection, 
Evaluation and Treatment of High Blood 
Pressure”, Publication No 04-5230, 64 – 
69.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_mot_so_yeu_to_nguy_co_tim_mach_o_benh_nhan_dieu_tri.pdf