Đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi, điện tim và siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang phổi, điện tim, siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân bệnh phổi mạn tính đợt cấp, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quận 11, Tp. HCM từ 12 / 2017 đến 3 / 2019.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi, điện tim và siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi, điện tim và siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 67 1 Bệnh viện Quận 11 2 Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Công Sang (bsmaiduchung@gmail.com) Ngày nhận bài: 05/8/2019, ngày phản biện: 9/8/2019 Ngày bài báo được đăng: 30/9/2019 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG PHỔI, ĐIỆN TIM VÀ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐỢT CẤP Nguyễn Công Sang1, Nguyễn Huy Lực2, Mai Đức Hùng2 TÓM TẮT Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang phổi, điện tim, siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân bệnh phổi mạn tính đợt cấp, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quận 11, Tp. HCM từ 12 / 2017 đến 3 / 2019. Kết quả: Nam giới tỉ lệ chiếm 95,79%, nhóm tuổi 61-70 chiếm 36,84%. Triệu chứng lâm sàng: Ho, khạc đờm chiếm 70,53%, hội chứng phế quản có ở 48,42% với khó thở nhẹ 35,79% và trung bình 62,11%. Mức độ bệnh đợt cấp trung bình là 72,63%. Hình ảnh X quang phổi bẩn 33,68%, khí phế thũng 27,37%. Điện tim bất thường 50,53%, gặp nhiều nhất là thiếu máu cơ tim 23,16% và trục điện tim chuyển phải 21,89%. Siêu âm tim gặp nhiều nhất là tăng áp lực động mạch phổi 28,42%, hở van 2 lá 21,05%, hở van 3 lá 18,9%. Kết luận: Bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn đợt cấp đa số ở nam giới; nhóm tuổi 61-70 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Lâm sàng biểu hiện ho, khạc đờm hay gặp, hội chứng phế quản với mức độ khó thở nhẹ và trung bình. Hình ảnh X quang phổi bẩn 33,68% và khí phế thũng 27,37%. Điện tim bất thường 50,53%, trong đó thường là thiếu máu cơ tim và trục điện tim chuyển phải. Siêu âm tim thường thấy tăng áp động mạch phổi, hở van 2 lá, hở van 3 lá. Từ khóa: Bệnh phổi mạn tính, COPD, X quang phổi, điện tim, siêu âm tim. TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019 68 CLINICAL, CHEST X RAY, ELECTROCARDIOGRAPHIC, ECHOCARDIOGRAPHIC CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE IN ACUTE EPISODES SUMMARY Objectives: To describe clinical, chest X ray, electrocardiographic, and echocardiographic characteristics of patients with chronic obstructive pulmonary disease in acute episodes. Subjects and method: Descrptive research on 60 patients with chronic obstructive pulmonary disease in acute episodes in District 11 Hospital from December 2017 to March 2019. Results: 95.79% of patients were males, ages of 61-70 were 36.84%. The main clinical symptoms were cough, sputum all 70.53%, bronchitis syndrome occupied 48.42%, the mild and average dyspnea was 35.79% and 62.11%. The average degree of disease was 72.63%. The X ray images showed dirty lungs 33.68%, emphysema 27.37%. The ECG changes were 50.53%, with ischemic myocardium 23.16%, and electrocardio axis switched right 21.89%. Echocardiographic findings were pulmonary hypertention in 28.42%, leaky of mistral valve 21.05%, and regurgitation of tricuspid valve 18.9%. Conclusion: The main patients were males. The common symptoms were cough, sputum, bronchitis syndrome, with mild and average dyspnea. The X ray images showed dirty lungs, emphysema. The ECG changes were 50.53%, mainly with ischemic myocardium, and electrocardio axis switched right. Echocardiographic findings were pulmonary hypertention in 28.42%, leaky of mistral valve 21.05%, and regurgitation of tricuspid valve 18.9%. Key words: chronic obstructive pulmonary disease, COPD, ECG, echocardiography. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang là một gánh nặng về kinh tế, xã hội trên thế giới và Việt Nam. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới tuổi cao, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đang có xu hướng gia tăng. Theo GOLD 2017 bệnh tim mạch vừa có thể là biến chứng của BPTNMT vừa có thể là bệnh đồng mắc, là nguyên nhân gây tử vong chính của BPTNMT. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chẩn đoán và điều trị tốt từ giai đoạn đầu của bệnh sẽ giảm các biến chứng tim mạch, ngược lại phát hiện sớm các biến đổi tim mạch và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn và làm chậm quá trình tiến triển bệnh, từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bệnh CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 69 phổi tắc nghẽn mạn tính [9]. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang phổi chuẩn, điện tim, siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn lựa: Gồm 60 BN được chẩn đoán BPTNMT đợt cấp, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quận 11, Tp. HCM từ tháng 12 / 2017 đến tháng 3 / 2019. - Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT theo GOLD (2017) [9]: Bệnh nhân trên 40 tuổi. Có tiền sử hút thuốc lá. Ho khạc đờm mạn tính. Khó thở thường xuyên, tăng dần. Rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục không hoàn toàn: FEV1/FVC < 70%, FEV1 < 80% SLT, Test hồi phục phế quản âm tính. - Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp dựa theo tiêu chuẩn của GOLD (2017) [9]: Ho và tăng lượng đờm khạc ra. Đờm chuyển thành mủ. Khó thở nặng lên. Tiêu chuẩn loại trừ: Các BN không thỏa mãn tiêu chuẩn chọn; không hợp tác. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. 2.2. Nội dung nghiên cứu: a. Nghiên cứu lâm sàng: Khám xét kỹ hỏi bệnh sử, tiền sử, xác định tình hình hút thuốc lá của BN. Phát hiện các triệu chứng toàn thân, cơ năng, thực thể. Phát hiện các biểu hiện bệnh lý tim mạch trên lâm sàng bằng đo huyết áp, nghe tim, phát hiện các triệu chứng của tâm phế mạn. b. Nghiên cứu cận lâm sàng: Bệnh nhân nghiên cứu đều được chụp X quang phổi chuẩn tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Quận 11 ngay khi vào viện và cùng với thời gian đo khí máu và tiến hành đo điện tim, siêu âm tim Doppler màu. Đọc kết quả tại Khoa Chẩn đoán chức năng Bệnh viện Quận 11, do bác sĩ chuyên khoa đọc. 2.3. Phương pháp đánh giá kết quả a. Kết quả lâm sàng * Đánh giá mức độ khó thở dựa vào mMRC[9]: +mMRC độ 0, 1 (nhẹ): Khó thở khi gắng sức rất nhiều +mMRC độ 2, 3 (tr
File đính kèm:
- dac_diem_lam_sang_xquang_phoi_dien_tim_va_sieu_am_tim_o_benh.pdf