Đặc điểm địa chất khu vực sa thầy, tỉnh Kon Tum và vấn đề nghiên cứu thạch luận các đá magma axit giai đoạn Permi-Trias
Bài báo giới thiệu khái quát về đặc điểm địa chất khu vực Sa Thầy, tỉnh Kon Tum,
trong đó tập trung vào các thành tạo đ{ magma x}m nhập thành phần axit tuổi
Permi - Trias. Trên cơ sở các tài liệu đã được công bố kết hợp với kết quả khảo sát
thực địa của nhóm tác giả đã x{c nhận khu vực nghiên cứu có 7 phân vị magma
xâm nhập phát triển trong 5 giai đoạn kh{c nhau, trong đó giai đoạn P - T có 3
phức hệ gồm Bến Giằng - Quế Sơn, V}n Canh v| Định Quán. Phân tích đồng vị
phóng xạ trên zircon của các biến loại khác nhau trong ba phức hệ này bằng các
phương ph{p U - Pb, Rb - Sr, K - Ar. đều cho tuổi từ 260 - 280 tr.n đến 220±4 tr.n,
tương ứng với giai đoạn tạo núi Indosini. Các thành tạo của giai đoạn này phát
triển khá rộng rãi và gắn liền với nhiều loại hình khoáng hóa có giá trị như v|ng và
đ{ quý.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm địa chất khu vực sa thầy, tỉnh Kon Tum và vấn đề nghiên cứu thạch luận các đá magma axit giai đoạn Permi-Trias
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 179 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC SA THẦY, TỈNH KON TUM VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THẠCH LUẬN CÁC ĐÁ MAGMA AXIT GIAI ĐOẠN PERMI - TRIAS Hoàng Hoa Thám 1*, Trần Trọng Hòa2, Nguyễn Văn Canh1 1 Khoa Địa lý – Địa chất, trường Đại học Khoa học, Đại Huế 2 Viện Địa chất, Viện HLKH và Công nghệ Việt Nam * Email: thamdc77@gmail.com Ngày nhận bài: 19/3/2018; ngày hoàn thành phản biện: 02/7/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018 TÓM TẮT Bài báo giới thiệu khái quát về đặc điểm địa chất khu vực Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, trong đó tập trung vào các thành tạo đ{ magma x}m nhập thành phần axit tuổi Permi - Trias. Trên cơ sở các tài liệu đã được công bố kết hợp với kết quả khảo sát thực địa của nhóm tác giả đã x{c nhận khu vực nghiên cứu có 7 phân vị magma xâm nhập phát triển trong 5 giai đoạn kh{c nhau, trong đó giai đoạn P - T có 3 phức hệ gồm Bến Giằng - Quế Sơn, V}n Canh v| Định Quán. Phân tích đồng vị phóng xạ trên zircon của các biến loại khác nhau trong ba phức hệ này bằng các phương ph{p U - Pb, Rb - Sr, K - Ar... đều cho tuổi từ 260 - 280 tr.n đến 220±4 tr.n, tương ứng với giai đoạn tạo núi Indosini. Các thành tạo của giai đoạn này phát triển khá rộng rãi và gắn liền với nhiều loại hình khoáng hóa có giá trị như v|ng và đ{ quý. Từ khóa: Magma axit, Sa Thầy, thạch luận. 1. MỞ ĐẦU Sa Thầy có diện tích khoảng 1.435 km2 đất tự nhiên phát triển trên các thành tạo địa chất có tuổi Tiền Cambri đến các thành tạo trẻ tuổi Đệ Tứ với các diện lộ khác nhau. Cho đến nay, khu vực này đã ghi nhận được nhiều loại hình khoáng sản với quy mô, chất lượng và trữ khác nhau như v|ng Sa Nhơn, Sa Bình, Ya Ly...; chì, kẽm, đồng, wolfram,... ở Sa Sơn, Ya Ly, Ya Tăng; khoáng chất công nghiệp serpentin, than ở Sa Nhơn; kaolin ở Mô Rai; đ{ b{n quý, đ{ mỹ nghệ và vật liệu xây dựng xuất lộ ở nhiều nơi... [9], [11]. Kết quả khảo sát thực địa gần đ}y của nhóm tác giả trên địa bàn khu vực nghiên cứu cũng đã ghi nhận thêm những biểu hiện khoáng hóa sulfur trong c{c đ{ Đặc điểm địa chất khu vực Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và vấn đề nghiên cứu thạch luận các đá magma axit ... 180 magma xâm nhập (mỏ đ{ Cửu Long xã Sa Bình, bản Lung Leng, Bình Loong xã Sa Bình), hay điểm sulfur nhiệt dịch trong đ{ granit tại cầu km6.. Đặc biệt trong khu vực cũng đã ph{t hiện một số điểm kho{ng hóa liên quan đến magma xâm nhập axit như kiểu Mo-W-Bi xuất lộ ở khu vực Ngọc Tụ và loại hình Au-Cu-Mo xuất lộ ở khu vực Sa Thầy. Trên cơ sở tổng hợp tài liệu, kết hợp khảo sát thực địa bài báo này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về địa chất, khoáng sản liên quan magma axit Permi – Trias khu vực Sa Thầy để phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo. 2. TÀI LIỆU MẪU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tài liệu mẫu Mẫu được lấy trong tất cả các biến loại khác nhau của các thành tạo đ{ magma tuổi P - T ở khu vực Sa Thầy gồm 42 mẫu nhìn thuộc phức hệ Diên Bình (G - GDi/S db), phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (Di - GDi - G/PZ3 bg - qs) và phức hệ Vân Canh (G/T2 vc) (Hình 1). a. b. c. d. Hình 1. Ảnh mẫu cục c{c đ{ magma xâm nhập khu vực nghiên cứu Phức hệ Diên Bình (a), phức hệ Vân Canh (b), phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (c, d). 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết nội dung của bài báo này, chúng tôi sử dụng c{c phương ph{p sau đ}y: phương tổng hợp tài liệu, phương ph{p khảo sát thực địa v| phương ph{p TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 181 phân tích thạch học dưới kính hiển vi phân cực. - Đã thu thập trên 50 nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động magma giai đoạn P-T trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu về thạch luận, địa động lực và khoáng hóa liên quan với chúng. Các tài liệu được phân loại theo từng nội dung của từng lĩnh vực từ củ cho đến mới, từ đó rút ra được những kết quả đạt được hay chưa đạt được cần phải tiếp tục bổ sung nghiên cứu. Chẳng hạn như khi nghiên cứu tiến hóa của Tr{i Đất liên quan đến giai đoạn P-T phải kể đến các công trình của Hadi et al, 2014; Yang et al, 2015; Owada et al, 2016; Wang et al, 2016,... cho rằng: Sự tiến hóa Tr{i Đất trong giai đoạn Permi - Trias không chỉ có ý nghĩa đặc biệt ở khu vực Đông Nam với chu kì tạo núi Indosini mà c n đóng vai tr quan trọng trong sự hình th|nh bình đồ cấu trúc của nhiều khu vực của mảng – Âu,... [1], [4], [7], [8], [16]. Hay nghiên cứu về thạch luận v| nguồn gốc của c{c đ{ magma phải kể đến c{c công trình của Tran Tuan Anh et al, 2005; Nguyễn Văn Nguyên, 2005; Nguyễn Thanh Hải, 2006; Bùi Minh T}m, 2008; Trần Trọng H a, 2008; Nguyễn Đức Phúc, 2009; Đinh Quang Sang, 2011,... bằng c{c phương ph{p ph}n tích hiện đại dựa v|o c{c cặp đồng vị phóng xạ U-Pb; Rb-Sr; K-Ar; Ziacon,... có mặt trong đ{ magma phần n|o đã nhận định được nguồn gốc v| tuổi th|nh tạo của chúng liên quan đến giai đoạn P-T ở Việt Nam nói chung v| khu vực Sa Thầy nói riêng [13], [14], [15], [16]. Về sinh kho{ng, theo Theo Trần Trọng H a v| nnk, 2011 cho rằng: v|o thời kỳ Permi- Trias, đã ghi nhận được sự biểu hiện rộng rãi các sản phẩm của các kiểu hoạt động magma khác nhau với các loại hình khoáng hóa khác nhau kiểu quặng hóa Cu- Ni-(PGE), Ti-Fe-V,vàng-sulfid (Au-As-Sb), Au-Cu, thiếc – sulfid (Sn, Pb, Zn, Ag). Tuy nhiên chưa có đ{nh gi{ cụ thể cho từng loại hình khoáng hóa mà hiện nay trên thế giới người ta đã khai th{c với giá trị cao [14], [15]. - Đã tiến hành khảo sát thực địa ở khu vực Sa Thầy trên tất cả các thành tạo magma xâm nhập axit giai đoạn P-T. Đã lấy các loại mẫu liên quan, trong đó chủ yếu là mẫu nhìn, mẫu lát mõng, mẫu hóa và mẫu ziacon. Mẫu phải lấy theo quy định, mẫu phải tươi chưa bị phong hóa, tại mỗi vị trí có thể lấy nhiều mẫu cho nhiều biến loại khác nhau. Trong mỗi biến loại có thể lấy nhiều mẫu để lưu trữ và phân tích các chỉ tiêu cần thiết (mẫu nhìn, mẫu hóa, mẫu thạch học, mẫu ziacon...). Vị trí lấy mẫu được đ{nh dấu trên bản đồ bằng thiết ... iêu biến đại dương cổ Paleotethy, xảy ra vào Paleozoi muộn – Mesozoi sớm. Tuy hoạt động tạo núi Indosini có khá nhiều điểm tương đồng với quá trình tách giãn phía tây của hệ tạo núi Cimmeride, song điểm khác biệt lớn nhất là tại khu vực Đông Nam , biển cổ Paleotethy rộng nhất, có nghĩa l| khoảng cách giữa châu Á và khối lục địa cổ Gondwana là lớn nhất. Tuy nhiên, về tuổi hình thành, phát triển và kết thúc của hoạt động Indosini này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả cho rằng quá trình Indosini bắt đầu vào Paleozoi sớm (Tống Duy Thanh et al., 1996); (Trần Văn Trị, Nguyễn Xuân Tùng, 1992), một số kh{c có quan điểm quá trình Indosini diễn ra trong Permi muộn – Trias (Trần Trọng Hòa và nnk., 1995, 2005; Chung et al., 1998; Metcalfe, 1999; 2002) hay Trias muộn đến Jura (Sengör, 1984; Sengör & Hsu, 1984). Bên cạnh đó, hoạt động magma giai đoạn n|y c n liên quan với nhiều loại hình kho{ng hóa kh{c nhau, trong đó phải kể đến l| c{c kiểu quặng hóa v|ng. Liên quan loại hình kho{ng hóa v|ng có rất nhiều t{c giả nghiên cứu v| ph}n chia với c{c loại Đặc điểm địa chất khu vực Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và vấn đề nghiên cứu thạch luận các đá magma axit ... 186 hình nguồn gốc, thời gian th|nh tạo kh{c nhau như: v|ng được hình th|nh chủ yếu v|o giai đoạn Mesozoi v| Kainozoi l| có gi{ trị nhất, đặc trưng l| loại hình Cu-Mo- (Au) hình th|nh v|o giai đoạn Permi – Trias (250-230 Ma) v| giai đoạn Jurra – Kreta (160-110 Ma). Loại hình kho{ng hóa n|y đặc trưng cho hoạt động hút chìm là chính, ít hơn liên quan với hoạt động magma nội mảng (Sotrikov et al, 2004); (Trần Trọng H a và nnk, 2007). Dọc theo dải Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam, có thể nói l| bắt đầu từ khu vực Mường Tè – Lai Ch}u đến địa phận Quảng Nam-Quảng Ngãi phổ biến c{c tổ hợp núi lửa-pluton v| pluton mang c{c đặc trưng của magma tạo núi Indosini. Đồng thời, c{c sản phẩm của hoạt động magma tạo núi Indosini c n ph{t triển rộng rãi trên hầu khắp khối nhô Kon Tum v| được thể hiện trên bản đồ địa chất của c{c tỷ lệ với c{c phức hệ granit Bến Giằng-Quế Sơn, v| sau tạo núi – phức hệ V}n Canh v| c{c đ{ núi lửa hệ tầng Mang Yang. Việc ph}n tích tổng hợp c{c tổ hợp magma Permi-Trias dọc theo rìa đông địa khối Đông Dương (Trần Trọng H a v| nnk, 2005) cho phép thể hiện một c{ch tương đối đầy đủ c{c dấu hiệu nhận dạng của qu{ trình tạo núi Indosini theo cơ chế hút chìm. Theo ph}n tích của c{c t{c giả n|y, đ}y l| một chuỗi c{c tổ hợp magma mang đặc trưng của một rìa lục địa tích cực ph{t triển dưới t{c động của sự kiện đóng kín Paleotethys. C{c nghiên cứu về hoạt động magma thuộc phần cực rìa nam của khối nhô Kôn Tum gần đ}y cũng ghi nhận được sự có mặt của c{c đ{ núi lửa trung tính (andesit, andesitodasit) tuổi C-P ở khu vực Ch}u Thới (Nguyễn Xu}n Bao, 2001), granit Permi-Trias (245-207 tr.n.) ở vùng thềm lục địa Nam Việt Nam (Trịnh Xu}n Cường, 2002; Đinh Ngọc Thuận, 2004). C n ở khu vực Miền Trung (thuộc đới Trường Sơn) trên cơ sở c{c kết quả nghiên cứu về th|nh phần thạch học, th|nh phần kho{ng vật, nguyên tố chính, nguyên tố vết và ph}n tích tuổi đồng vị U-Pb trên c{c hạt ziacon từ c{c đ{ granit phức hệ Hải V}n có tuổi 241,1-241,9 ± 2,1 tr.n (Lê Đức Phúc, 2009). Kết quả này phù hợp với c{c công trình nghiên cứu của Huỳnh Trung (1980) đã được đề cập trong “Tuổi phóng xạ của c{c đ{ magma ở phía Nam Việt Nam, 2001) từ kết quả ph}n tích tuổi đồng vị K/Ar của c{c đ{ granit phức hệ Hải V}n cho kết quả 236 ± 4,6 tr.n. C n dựa v|o tuổi đồng vị Rb – Sr (Phan Lưu Anh, 1995) về điều kiện th|nh tạo granitoid kiểu Hải V}n, B| N| trên cơ sở những t|i liệu mới về nguyên tố hiếm v| đồng vị cho kết quả 250 tr.n. Hay 220 ± 4 tr.n từ kết quả ph}n tích tuổi đồng vị K/Ar (Nguyên Xuân Bao, 2000) trong Báo c{o nghiên cứu v| sinh kho{ng miền Nam Việt Nam, tp HCM. Bên cạnh đó, Đinh Quang Sang, 2011 đã x{c định tuổi th|nh tạo c{c đ{ granodiorit ở khu vực Bến Giăng thuộc phức hệ Quế Sơn cho kết quả tuổi trung bình l| 294 Ma (tương ứng với permi sớm). Cũng trong khu vực n|y, Phan Lưu Anh, 2009 đã nghiên cứu nhiệt động th|nh tạo của c{c đ{ granitoid phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn từ th|nh phần của kho{ng vật biotit. Đ}y l| hướng nghiên cứu mới cũng l| công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 187 cứu về vấn đề n|y. Đ}y l| những dấu hiệu, tiền đề rất quan trọng trong tìm kiếm kho{ng sản, đặc biệt l| những kho{ng sản có gi{ trị kinh tế cao. Như vậy có thể nói, dọc theo dải Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam bắt đầu từ khu vực Mường Tè - Lai Ch}u đến địa phận Quảng Nam - Quảng Ngãi phổ biến các tổ hợp núi lửa - pluton v| pluton mang c{c đặc trưng của magma tạo núi Indosini. Đồng thời, các sản phẩm của hoạt động magma tạo núi Indosini còn phát triển rộng rãi trên hầu khắp khối nhô Kon Tum v| được thể hiện trên bản đồ địa chất của các tỷ lệ với các phức hệ granit Bến Giằng - Quế Sơn, v| sau tạo núi - phức hệ V}n Canh v| c{c đ{ núi lửa hệ tầng Mang Yang. Như vậy, hoạt động magma Permi - Trias khu vực Tây Nguyên hoàn toàn trùng về mặt thời gian với các hoạt động biến dạng (252 - 245 tr.n.) dọc theo c{c đới Kh}m Đức - Pô Kô - Sa Thầy, Tam Kỳ - Phước Sơn, Trà Bồng ở phía tây và bắc khối nhô Kon Tum cũng như ngay chính trong phần “nh}n” của nó mà nhiều nghiên cứu gần đ}y đã ghi nhận như Lepvrier et al. (2004), Maluski et al. (2002), Nguyễn Văn Vượng (2005). Bên cạnh đó, hoạt động magma đai uốn nếp Trường Sơn liên quan với nhiều loại hình kho{ng hóa kh{c nhau, trong đó phải kể đến l| c{c kiểu v|ng - thạch anh sulfide xuất lộ ở khu vực Kh}m Đức - Đak Pi Pen, kiểu Mo - W - Bi xuất lộ ở khu vực Ngọc Tụ v| loại hình Au - Cu - Mo xuất lộ ở khu vực Sa Thầy. C{c loại hình kho{ng hóa nêu trên ph}n bố ở khu vực rìa t}y địa khối Kon Tum thuộc đai sinh kho{ng Pô Kô - Sa Thầy được Trần Trọng H a v| cộng sự (2007) đề cập đến trong c{c công trình nghiên cứu của mình. 4. KẾT LUẬN 1. Khu vực nghiên cứu có mặt gần như đầy đủ các thành tạo địa chất từ cổ có tuổi Neoproterozoi - Cambri sớm phức hệ Kh}m Đức cho đến các thành tạo trẻ có tuổi Đệ tứ, chúng phân bố rải rác trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu. 2. Đã tổng hợp được các công trình nghiên cứu về hoạt động magma cũng như thạch luận c{c đ{ magma axit giai đoạn P - T khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các công trình này còn mang tính rời rạc, chưa đồng bộ cũng như chưa x{c định các mức tuổi của các tổ hợp đ{ magma giai đoạn n|y. Chưa đề cập nhiều đến nguồn gốc thành tạo của c{c đ{ magma dựa vào thành phần vật chất từ nguyên tố chính, nguyên tố vết cũng như tuổi đồng vị từ các hạt ziacon cho các biến loại đ{ kh{c nhau thuộc giai đoạn này mà chỉ mang tính khái quát và so sánh với các khu vực khác. Chính vì vậy, để chính xác hóa về các tổ hợp đ{ magma axit giai đoạn P - T, xác định nguồn gốc c{c đ{ magma giai đoạn này trong khu vực nghiên cứu, cần phải tiếp tục bổ sung một c{ch đầy đủ và chính xác về thành phần vật chất của c{c đ{ bằng các phân tích hiện đại như x{c định thành phần khoáng vật, x{c định mức độ biến đổi, Đặc điểm địa chất khu vực Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và vấn đề nghiên cứu thạch luận các đá magma axit ... 188 kiến trúc, cấu tạo của các loại đ{, x{c định thành phần hóa học của khoáng vật, xác định thành phần nguyên tố chính, nguyên tố vết cũng như tuổi đồng vị của các loại đ{ khác nhau để luận giải nguồn gốc, điều kiện thành tạo, bối cảnh kiến tạo cũng như c{c loại hình khoáng hóa liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Faure M., Lepvrier C., Nguyen V., Vu T., Lin W., Chen Z. (2013). The South Chian block - Indochina collision: where, when and how?. Journal of Southeast Asian Earth Sciences, 79:260 - 274. [2] Izokh, A. E., Tran Trong Hòa, G.V. Poliakov, Ngô Thị Phượng, Tran Tuan Anh, A.V. Travin (2004). "Synkinematic ultramafic-mafic magmatism in the Red River shear zone." Jour. Geology, Series B No 23: pp.26-41. [3] Lepvrier C., Maluski H., Tich V.V., Leyreloup A., Thi P.T., Vuong N.V. (2004). The Early Triassic Indosinian orogeny in Vietnam (Truong Son belt and Kontum massif); implications for the geodynamic evolution of Indochina. Tectonophysics, 393: 87 - 118. [4] Metcalfe I. (1996). Pre - Cretaceous evolution of SE Asian terranes. In: R. Hall, D. Blundell (Eds.), Tectonic Evolution of Southeast Asia. Geol. Soc. Spec. Publ., 106: 97 - 122. [5]Maluski, H., Lepvrier C., Leyreloup A., Vu Van Tich, Phan Truong Thi Late Permian-Early Triassic thermotectonism in Vietnam (Truong Son belt and Kontum massif), geodynamic implications. Abstract. IGCP 430 Workshop H:Mantle Responsesto Tethyan closure, Halong bay, Vietnam. [6] Nagy E.A., Maluski H., Lepvrier C., Scharer U., Thi P.T., Leyreloup A. and Tich V.V. (2001). Geodynamic significance of the Kontum Massif in Central Vietnam: Composit 40Ar/39Ar and U - Pb ages from Paleozoic to Triassic. The Journal of Geology, 109:755 - 770. [7] Owada M., Osanai Y., Nakano N., Matsushita T., Tran Ngoc Nam, Tsunogae T., Toyoshima T., Pham Binh, Kagami H. (2007). Crustal anatexix and formation of two types of granitic magmas in the Kontum massif, central Vietnam: Implications for magma processes in collision zones. Gondwana Research, 12(4): 428 - 437. [8] Owada M., Osanai Y., Nakano N., Adachi T., Kitano I., Tran Van Tri and Kagami H. (2016). Late Permian plume - related magmatism and tectonothermal events in the Kontum massif, central Vietnam. Journal of Mineralogical and Petrological Sciences, J - STAGE Advance Publication. Doi:10.2465/jmps.161019b. *9+ Th}n Đức Duyện (chủ biên) (2006). Bản đồ địa chất và Khoáng sản nhóm tờ Kon Tum, tỷ lệ 1/50.000, tờ Sa Thầy. Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Liên Đo|n Bản đồ địa chát miền Nam, Hồ Chí Minh. [10] Thompson, J. F. H., and Newberry, R. J., 2000. Gold deposits related to reduced granitic intrusions. Reviews in Economic Geology, 13, 377 - 400. [11] Tran Ngoc Nam, S. Y., Terada K., Toriumi M., Quynh P.V., Dung L.T. (2001). "First SHRIMP U-Pb zircon dating of granulites from the Kontum massif (Vietnam) and tectonothermal implications." Jour. of Asian Sciences Vol. 19: 77-84pp. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 2 (2018) 189 [12] Trần Tính (chủ biên) (1997). Bản đồ địa chất và khoáng sản Kon Tum, tỷ lệ 1/200.000, Cục địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. [13] Trần Trọng Hòa (2005). Hoạt động magma P - T lãnh thổ Việt Nam và triển vọng kim loại quý hiếm (Pt, Au) liên quan. HNKH 60 năm Địa chất Việt Nam. [14] Trần Trọng Hòa (chủ biên) (2005 - 2007). Nghiên cứu điều kiện hình th|nh v| quy luật ph}n bố kho{ng sản quý hiếm liên quan đến hoạt động magma khu vực miền Trung v| Tây Nguyên. B{o c{o tổng kết Đề t|i độc lập cấp Nh| nước ĐTĐL - 2003/07 (2003 - 2005). Phần II. Lưu trữ Viện Địa chất, H| Nội. [15] Trần Trọng Hòa và nnk. (2006). Đặc địa hóa - đồng vị quặng hóa v|ng Mesozoi sớm v| Mesozoi muộn trong mối liên quan với hoạt động magma khu vực rìa Đông Nam địa khối Đông Dương. [16] Zhang J.Y., Ma C.Q., Xiong F.H. and Liu B. (2012). Petrogenesis and tectonic significance of the Late Permian - Middle Triassic calc - alkaline granites in the Balong region, eastern Kunlun Oregen, China. Geol. Mag., 149(5):892 - 908. Cambridge Univ. Press. GEOLOGICAL FEATURES OF SA THAY AREA, KONTUM PROVINCE AND MAGMATIC PETROLOGY RESEARCH DURING PERMO - TRIASSIC STAGE IN THE AREA Hoang Hoa Tham1 *, Tran Trong Hoa2, Nguyen Van Canh1 1 Faculty of Geography and Geology, University of Sciences, Hue University 2 Institute of Geology, Vietnam Academy of Sciences and Technology * Email: thamdc77@gmail.com ABSTRACT This paper presents an overview of geological features of Sa Thay area (Kontum Province), particularly Permo - Triassic acid igneous rocks. A combination of published data and current geological survey has revealed that the area is composed of seven igneous rock units formed in five different stages, among them Permo - Triassic stage includes three complexes: Bến Giằng - Quế Sơn, V}n Canh and Định Quán. U - Pb, Rb - Sr, K - Ar radioactive dating methods on zircon crystals from different types of the Permo - Triassic rocks are all from 260 - 280 Ma to 220±4 Ma, corresponding to Indosinian orogenic period. Products of the period have widely developed over the world and are commonly associated with high valued mineralizations such as gold and gemstone. Keywords: Magma axit, petrology, Sa Thay. Đặc điểm địa chất khu vực Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và vấn đề nghiên cứu thạch luận các đá magma axit ... 190 Hoàng Hoa Thám sinh ng|y 06/10/1977 tại Quảng Trị. Ông tốt nghiệp cử nh}n Địa chất năm 2001 và thạc sĩ Địa chất năm 2004 tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện ông công t{c tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa chất học, địa hóa, thạch luận, sinh kho{ng, kho{ng sản, tai biến địa chất, ... Nguyễn Văn Canh sinh ngày 19/5/1954 tại Nghệ An. Ông tốt nghiệp cử nh}n Địa chất học năm 1977 tại Đại học Taskent, Liên Xô; nhận học vị tiến sĩ năm 2001 tại ĐHKHTN, ĐHQG H| Nội; nhận học h|m phó gi{o sư năm 2009. Hiện ông công t{c tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa chất học, Khoáng sản, Sinh kho{ng, Tai biên địa chất v| Địa chất môi trường. Trần Trọng Hòa Sinh ngày 15/01/1950 tại Bắc Giang. Ông tốt nghiệp cử nh}n ng|nh Địa hóa năm 1974 tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tashkent, nước Cộng h a Uzobekistan (Liên Xô cũ); nhận học vị tiến sĩ năm 1987 tại ĐHTH QG Tashkent, Liên Xô (cũ); nhận học vị Tiến sĩ Khoa học năm 2007 tại Viện Địa chất – Khoáng vật, Phân viện Siberi, viện HLKH Nga; nhận học h|m phó gi{o sư năm 2009. Hiện ông công tác tại Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam . Lĩnh vực nghiên cứu: Thạch luận và Sinh khoáng.
File đính kèm:
- dac_diem_dia_chat_khu_vuc_sa_thay_tinh_kon_tum_va_van_de_ngh.pdf