Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người học phát triển một cách toàn diện:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ lao động tốt, có khả năng tự chủ và chịu trách

nhiệm, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, khả năng tham gia vào các hoạt động xã

hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Có kiến thức khoa học cơ bản, chính trị pháp luật, có khả năng nhận thức, đánh giá các

hiện tượng một cách logic và tích cực.

- Có kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ thực phẩm, có trình độ tin học, ngoại ngữ

đáp ứng công việc.

- Có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết

các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 1

Trang 1

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 2

Trang 2

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 3

Trang 3

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 4

Trang 4

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 5

Trang 5

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 6

Trang 6

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 7

Trang 7

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 8

Trang 8

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 9

Trang 9

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 70 trang viethung 13360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm

Chương trình giáo dục đại học Công nghệ thực phẩm
1	
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
(Ban hành theo Quyết định số 925/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 31 tháng 12 năm 2018 
của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp) 
Tên chương trình : Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ thực phẩm 
Trình độ đào tạo : Đại học 
Ngành đào tạo : Công nghệ thực phẩm Mã số: : 52540101 
Loại hình đào tạo : Chính quy 
Thời điểm thiết kế : Tháng 10 năm 2018 
1. Mục tiêu đào tạo 
1.1. Mục tiêu chung 
Đào tạo người học phát triển một cách toàn diện: 
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ lao động tốt, có khả năng tự chủ và chịu trách 
nhiệm, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, khả năng tham gia vào các hoạt động xã 
hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
- Có kiến thức khoa học cơ bản, chính trị pháp luật, có khả năng nhận thức, đánh giá các 
hiện tượng một cách logic và tích cực. 
- Có kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ thực phẩm, có trình độ tin học, ngoại ngữ 
đáp ứng công việc. 
- Có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết 
các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. 
1.2. Mục tiêu cụ thể 
* Về kiến thức: 
Kiến thức Lý luận chính trị, khoa học cơ bản: 
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị, 
pháp luật; 
- Có trình độ CNTT và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. 
2	
Kiến thức chuyên môn: 
Nắm vững kiến thức cơ bản về cơ sở khoa học của ngành và kiến thức chuyên môn 
ngành đủ để tham gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, đào tạo về 
công nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm với vai trò kỹ thuật viên, quản lý kỹ thuật công 
nghệ... 
Có khả năng cập nhật, tiếp thu, truyền đạt, kiến thức mới liên quan đến sản xuất, kinh 
doanh, giám sát, nghiên cứu, đào tạotrong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. 
* Về kỹ năng thực hành: 
Kỹ năng cứng: 
 Vận hành, quản lý các trang thiết bị, dụng cụ trong các dây chuyền tại các cơ sở sản 
xuất thực phẩm. 
 Có khả năng tiếp thu, vận hành và tham gia phát triển công nghệ trong lĩnh vực sản 
xuất, nghiên cứu , phổ biến kiến thức về ngành thực phẩm. 
Kỹ năng mềm: 
- Kỹ năng làm việc (có phương pháp làm việc khoa học, chuyên nghiệp, có tư duy hệ 
thống và tư duy phê bình; 
- Có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, thảo luận, làm việc và điều hành nhóm hiệu 
quả, biết sử dụng các công cụ, phương tiện trình chiếu hiện đại, hội nhập được trong môi 
trường làm việc mới; 
Có khả năng vận dụng kiến thức đào tạo vào thực tế công tác và tự học tập, rèn luyện và 
tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 
- Khả năng ngoại ngữ (có trình độ tiếng Anh hoặc có các chứng chỉ tiếng Anh tương 
đương với 350-400 TOEIC; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tiếng 
Anh trong ngành đào tạo); 
- Khả năng tin học (sử dụng thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng (Word, Excel, 
Powerpoint) trong công tác văn phòng; sử dụng thành thạo một số phần mềm phục vụ 
chuyên ngành: AutoCad .) 
*Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào; 
- Có ý thức nghề nghiệp, động cơ học tập đúng đắn để làm chủ kiến thức nhằm mục 
đích phục vụ đất nước và cộng đồng; 
- Có tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, tính chủ động, tích cực, tinh thần làm việc 
nhóm hiệu quả cao, có tính chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tốt; 
- Có nhận thức rõ ràng về học tập nâng cao kiến thức một cách liên tục, luôn cầu tiến, 
sáng tạo trong công việc. 
3	
2. Chuẩn đầu ra 
2.1. Mô tả chi tiết các yêu cầu về Chuẩn đầu ra (theo quy định tại Thông tư số 
07/2015/TT-BGDĐT, ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2015) 
2.1.1. Kiến thức 
2.1.1.1. Lý luận chính trị, khoa học cơ bản 
- Có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. 
- Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các 
hiện tượng một cách logic và tích cực. 
2.1.1.2. Chuyên môn 
- Nắm vững kiến thức cơ bản về chuyên ngành công nghệ thực phẩm. 
- Nắm vững và vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành để lựa chọn, tính thiết kế các 
quá trình, thiết bị thường dùng trong công nghệ chế biến bảo quản thực phẩm. 
- Hiểu và giải thích được những biến đổi xảy ra trong quá trình bảo quản và chế biến 
các sản phẩm thực phẩm. 
- Nắm vững và vận dụng được các kiến thức khoa học và công nghệ vào lĩnh vực 
chuyên ngành: sản xuất chế biến, bảo quản, các hoạt động đảm bảo chất lượng, vệ sinh an 
toàn thực phẩm tại các sơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 
- Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất và chỉ đạo 
sản xuất trên các dây chuyền chế biến thực phẩm 
- Có khả năng vận dụng kiến thức, cập nhật phân tích thông tin khoa học, đề xuất, tham 
gia hoặc chủ trì các công việc phức tạp trong lĩnh vực chuyên ngành như nghiên cứu, tư 
vấn 
2.1.2. Kỹ năng 
2.1.2.1. Kỹ năng cứng 
- Vận hành được các dây chuyền chế biến các sản phẩm thực phẩm như: bia, rượu, thịt, 
sữa, rau quả, lương thực, đường, bánh kẹo v.v 
- Đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm. 
- Xử lý được các sự cố về công nghệ và thiết bị trong dây chuyền chế biến thực phẩm. 
- Tham gia điều hành, lập dự án, quản lý về kỹ thuật và công nghệ cho các cơ sở sản 
xuất và chế biến thực phẩm. 
- Tham gia xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc 
4	
tế cho các quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm. 
- Có khả năng tiếp thu và phát triển công nghệ mới đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của 
khoa học kỹ thuật trong linhc vực công nghệ thực phẩm. 
- Đề xuất và áp dụng được giải pháp kỹ thuật phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội 
cho các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm ở các quy mô khác nhau từ hộ gia đình đến sản 
xuất công nghiệp, từ thủ ... à dạng phụ thuộc số liệu quan 
trắc trong xử lý số liệu thực nghiệm. 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, thực hành mẫu 
- Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH KT- 
KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
a) Điểm học phần được xác định: 
- Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 40%). 
- Điểm thi kết thúc học phần (chiếm tỷ trọng 60%) 
64	
b) Hình thức thi: Nộp báo cáo, bản vẽ và thi vấn đáp 
c) Nội dung thi: Phải gồm cả nội dung giảng và nội dung tự học của sinh viên. Nội dung cần 
đảm bảo 70% kiến thức cơ bản và 30% kiến thức liên hệ vận dụng vào thực tiễn 
48. Đồ án công nghệ chế biến Số TC: 3 
 - Phân bố thời gian học tập: 3(90, 90) 
- Học phần tiên quyết: Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm 
- Học phần học trước: Không 
- Tóm tắt nội dung học phần: Học phần bao gồm các nội dung, phương pháp, các bước 
công việc để thực hiện thiết kế một nhà máy sản xuất thực phẩm: lựa chọn công nghệ, thuyết 
minh quy trình, tính nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị và bố trí vào nhà xưởng, lập kế hoạch 
điều hành sản xuất, thiết kế tổng thể nhà máy. 
- Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, hướng dẫn, làm mẫu, gợi mở, công 
não. 
- Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH KT- 
KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình giảng 
dạy được xác định: 
+ Điểm đánh giá định kỳ: hệ số 1. Số điểm đánh giá định kỳ là 2 điểm 
 Điểm đánh giá định kỳ thứ 1: do giáo viên hướng dẫn đồ án trực tiếp đánh giá 
 Điểm đánh giá định kỳ thứ 2: do hội đồng chấm, bảo vệ đồ án của khoa đánh giá 
+ Điểm chuyên cần: có hệ số 1, số lần đánh giá chuyên cần là 1, thời điểm đánh giá vào 
thời điểm kết thúc học phần 
 - Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm cả nội dung thực tập theo hướng dẫn và nội dung 
tự học của sinh viên. 
10.3.2. Thực tập cuối khóa (HP 49) Số TC: 5 
 - Phân bố thời gian học tập: 5(300, 150) 
- Học phần tiên quyết: Công nghệ sản xuất malt và bia, công nghệ sản xuất đường, bánh 
kẹo, thực tập công nghệ sản xuất bia, thực tập công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo 
- Học phần học trước: Không xác định 
- Tóm tắt nội dung học phần: Học phần bao gồm các bài thực tập để làm quen với vị trí 
kỹ sư công nghệ thực phẩm: tiếp cận với dây chuyền sản xuất, tìm hiểu, phát hiện các vấn đề 
65	
tồn tại, các giải pháp ưu việt trong các dây chuyền sản xuất; thực hành quản lý sản xuất về 
các vẫn đề nhân lực, công nghệ, thiết bị.. 
- Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, hướng dẫn tìm hiểu, trực tiếp làm 
việc trên dây chuyền sản xuất, gợi mở, công não. 
- Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH KT- 
KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình giảng 
dạy được xác định: 
- Điểm kiểm tra định kỳ: tính hệ số 1, có 5 đầu điểm, là điểm đánh giá các nội dung thực 
tập sinh viên được giao thực hiện, bằng chấm bài báo cáo thực tập, sản phẩm thực tập, vấn 
đáp... 
- Điểm chuyên cần – tính hệ số 1, có 1 đầu điểm tính vào thời điểm kết thúc học phần 
 - Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm cả nội dung thực tập theo hướng dẫn và nội dung 
tự học của sinh viên. 
10.3.3. Khoá luận tốt nghiệp / Các học phần thay thế KLTN 
Khóa luận tốt nghiệp (HP 50) Số TC: 9 
 - Phân bố thời gian học tập: 9 (270, 270) 
- Điều kiện với sinh viên làm khóa luận: Tích luỹ đủ số lượng tín chỉ các học phần theo 
chương trình dào tạo của ngành quy định, với điểm trung bính không dưới 2,5 theo hệ 
điểm 4 ; tính đến thời điểm xét, chưa bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên 
- Tóm tắt nội dung học phần: Học phần bao gồm những nội dung từ xây dựng ý tưởng, 
lập kế hoạch, thực thi, báo cáo để thiết kế, thực hiện một dự án, một công trình nghiên cứu với quy 
mô phù hợp về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm. 
- Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm việc nhóm; giảng lý thuyết kết 
hợp hướng dẫn làm bài tập, liên hệ thực tế sản xuất. 
- Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH KT- 
KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
a) Điểm học phần được xác định: 
- Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 40%). 
- Điểm thi kết thúc học phần do hội đồng đánh giá (chiếm tỷ trọng 60%) 
b) Hình thức thi: Bảo vệ hoặc chấm luận văn 
66	
c) Nội dung thi: Phải gồm cả nội dung giảng và nội dung tự học của sinh viên, khuyến 
khích các nội dung đánh giá được tính sáng tạo, chủ động của người học. Nội dung cần đảm 
bảo 70% kiến thức cơ bản và 30% kiến thức liên hệ vận dụng vào thực tiễn. 
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 
51. Công nghệ chế biến và bảo quản lương thực Số TC: 3 
 - Phân bố thời gian học tập: 3 (42,6, 45, 90) 
- Học phần tiên quyết: Hóa sinh, vi sinh vật thực phẩm 
- Học phần học trước: Kỹ thuật thực phẩm I. 
- Tóm tắt nội dung học phần: Học phần bao gồm những kiến thức về thành phần, cấu 
tạo, các tính chất cơ bản của nguyên liệu lương thực, công nghệ bảo quản, công nghệ chế 
biến các loại lương thực và các sản phẩm lương thực. 
- Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm việc nhóm; giảng lý thuyết kết 
hợp hướng dẫn làm bài tập, liên hệ thực tế sản xuất. 
- Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH KT- 
KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
a) Điểm học phần được xác định: 
- Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 40%). 
- Điểm thi kết thúc học phần (chiếm tỷ trọng 60%) 
b) Hình thức thi: Tự luận 
c) Nội dung thi: Phải gồm cả nội dung giảng và nội dung tự học của sinh viên, khuyến 
khích ra đề theo hướng mở. Nội dung cần đảm bảo 70% kiến thức cơ bản và 30% kiến thức 
liên hệ vận dụng vào thực tiễn. 
52. Công nghệ sản xuất rượu và lên men axit hữu cơ Số TC: 3 
 - Phân bố thời gian học tập: 3 (42,6, 45, 90) 
- Học phần tiên quyết: Hóa sinh, vi sinh vật thực phẩm 
- Học phần học trước: Kỹ thuật thực phẩm I. 
- Tóm tắt nội dung học phần: Học phần bao gồm kiến thức thức về đặc điểm cấu tạo, 
thành phần hóa học các loại nguyên liệu, kỹ thuật công nghệ và phương pháp sản xuất các 
loại rượu và axit hữu cơ; phương pháp kiểm tra, đánh giá nguyên liệu, quá trình sản xuất và 
chất lượng sản phẩm. 
- Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm việc nhóm; giảng lý thuyết kết 
hợp hướng dẫn làm bài tập, liên hệ thực tế sản xuất. 
67	
- Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH KT- 
KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
a) Điểm học phần được xác định: 
- Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 40%). 
- Điểm thi kết thúc học phần (chiếm tỷ trọng 60%) 
b) Hình thức thi: Tự luận 
c) Nội dung thi: Phải gồm cả nội dung giảng và nội dung tự học của sinh viên, khuyến 
khích ra đề theo hướng mở. Nội dung cần đảm bảo 70% kiến thức cơ bản và 30% kiến thức 
liên hệ vận dụng vào thực tiễn. 
53. Công nghệ chế biến sữa và thực vật giàu Protein Số TC: 3 
- Phân bố thời gian học tập: 3 (41, 4, 45, 90) 
- Học phần tiên quyết: Hóa sinh, vi sinh vật thực phẩm 
- Học phần học trước: 
- Tóm tắt nội dung học phần: 
Học phần CNCB Sữa và thực vật giàu protein là một học phần tự chọn, trang bị cho 
sinh viên các kiến thức cơ bản về: sữa (thành phần cấu tạo, các tính chất đặc trưng, vai trò và 
giá trị dinh dưỡng của sữa) và công nghệ sản xuất các sản phẩm chính từ sữa (các sản phẩm 
sữa uống, sữa lên men, sữa cô đặc, sữa bột, bơ, phomat và kem); đậu nành và công nghệ sản 
xuất một số sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu, đậu phụ và chao). 
- Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình; thảo luận nhóm; miêu tả 
- Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH KT- 
KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
a) Điểm học phần được xác định: 
- Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 40%). 
- Điểm thi kết thúc học phần (chiếm tỷ trọng 60%) 
b) Hình thức thi: Tự luận 
c) Nội dung thi: Phải gồm cả nội dung giảng và nội dung tự học của sinh viên, khuyến 
khích ra đề theo hướng mở. Nội dung cần đảm bảo 70% kiến thức cơ bản và 30% kiến thức 
liên hệ vận dụng vào thực tiễn 
11. Các nội dung đối sánh/tham chiếu 
[1]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội. 
68	
[2]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí 
Minh. 
[3]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa 
[4]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Công nghiệp Thành 
phố Hồ Chí Minh 
[5]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang 
[6]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Cần Thơ 
[7]. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Công nghệ Đồng Nai 
[8]. Chương trình đào tạo chuyên ngành khoa học và CNTP, Trường ĐH Nebraska 
( ĐH khoa học nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên), Mỹ 
[9] Chương trình đào tạo chuyên ngành CNTP hệ cử nhân, ĐH MANGALORE, Ấn Độ. 
[10] Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học quốc gia 
Singapore. 
12. Hướng dẫn thực hiện 
12.1. Nguyên tắc chung 
- Hướng đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng ứng dụng, do vậy 
khi thực hiện chương trình cần chú ý: 
ú Theo hướng ứng dụng nhiều hơn hướng tiềm năng. 
ú Kiến thức cơ sở được rút gọn ở mức độ hợp lý. 
ú Khối kiến thức ngành sẽ được tăng lên, chủ yếu ở phần thực hành. 
- Các căn cứ khi thực hiện chương trình: Luật giáo dục, Quy chế kèm theo quyết định 
số 408/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 31 tháng 08 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh 
tế - Kỹ thuật Công nghiệp; các quy định khác của Nhà nước về lĩnh vực đào tạo; các quy 
định hiện hành trong nhà trường: chế độ công tác giáo viên, quy định về tiêu chuẩn, quyền 
hạn, nhiệm vụ và hình thức xử lý đối với cán bộ, giáo viên. 
- Nội dung khi thực hiện chương trình: Các Phòng, Khoa, Bộ môn phải thực hiện đúng 
theo chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần đã được duyệt. Nếu có những 
nội dung cần phải thay đổi, phải đề nghị Ban Giám hiệu duyệt trước khi thực hiện. 
- Kế hoạch đào tạo và phân công giáo viên lên lớp: Phải được bố trí hợp lý về chuyên 
môn, theo đặc thù từng ngành, từng đơn vị và phải được Ban Giám hiệu duyệt trước khi thực 
hiện. 
69	
- Các Khoa, Bộ môn xây dựng đầy đủ bài giảng, ngân hàng dữ liệu đề thi cho toàn bộ 
các học phần và tổ chức giảng dạy theo các phương pháp mới, tích cực hoá các hoạt động của 
sinh viên, hướng dẫn sinh viên tự đọc, nghiên cứu tài liệu. 
12.2. Hướng dẫn hoạt động giảng dạy và học tập 
12.2.1. Đối với giảng viên 
- Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều học phần cần phải nghiên 
cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện 
đồ dùng dạy học phù hợp; 
- Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho sinh viên 
trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp; 
- Tổ chức cho sinh viên các buổi thảo luận, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và 
hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận, đồ án, giảng viên xác định các phương pháp truyền thụ; 
thuyết trình tại lớp, hướng dẫn thảo luận, giải quyết những vấn đề tại lớp, tại phòng thực 
hành, tại phòng thí nghiệm và hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch; 
12.2.2. Đối với sinh viên 
- Phải tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để lựa chọn học phần cho phù hợp 
với tiến độ. Phải tự nghiên cứu bài học trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng. Phải đảm 
bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng viên. Tự giác trong 
việc tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy 
đủ các buổi thảo luận; 
- Chủ động, tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường 
để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp. Thực hiện nghiêm túc 
quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá. Thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn thể, vănthể-
mỹ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về xã hội và con người; 
12.3. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo 
- Toàn bộ chương trình được thực hiện trong 4 năm, mỗi năm học được chia thành 2 học 
kỳ và có thể tổ chức học tập thêm trong kỳ nghỉ hè cho một số sinh viên nếu xét thấy cần 
thiết: 
o Học kỳ I: 21 tuần, từ khoảng 8/8 đến 31/12, bao gồm các nội dung: 
§ Sinh hoạt chính trị đầu năm: 1 tuần. 
§ Học tập, thi học kỳ, dự trữ: 20 tuần. 
o Học kỳ II: 23 tuần, từ khoảng 01/01 đến 24/6, bao gồm các nội dung: 
§ Nghỉ tết: 2 tuần. 
§ Sinh hoạt lớp, LĐ công ích: 1 tuần. 
70	
§ Học tập, thi học kỳ, dự trữ: 20 tuần. 
§ Thi lại lần 1 của học kỳ I (Được tổ chức sau khi nghỉ tết khoảng 3 tuần) 
o Học kỳ hè: 6 tuần, từ khoảng 25/06 đến 7/8, bao gồm các nội dung: 
§ Nghỉ hè. 
§ Thi lại lần 1 của học kỳ II (Được tổ chức ngay đầu kỳ nghỉ hè) 
§ Tổ chức học bù, học phụ đạo, học vượt ... (gọi là học kỳ hè) 
§ Thi lại lần 2 của cả học kỳ I và học kỳ II (gọi là thi học kỳ hè) 
Chú ý: 
§ Học kỳ I năm học thứ nhất chỉ có 15 tuần (do thời điểm sinh viên vào khoá học 
muộn hơn so với thời điểm bắt đầu học kỳ I) 
§ Học kỳ II năm học thứ tư không bố trí kỳ nghỉ hè, kế hoạch được tổ chức liên 
tục đến khi tốt nghiệp. 
- Quy định thực hiện các học phần: 
o Các học phần lý thuyết: Tại lớp học không quá 30 tiết/ tuần. Được chia thành các 
phần: Lý thuyết, Bài tập + Kiểm tra, Thực hành môn học. 
o Các học phần thực tập, bài tập lớn: Tại phòng thực hành của trường và các doanh 
nghiệp, thời gian không quá 40 giờ/ tuần. 
12.4. Hướng dẫn thực hiện chế độ công tác giáo viên 
- Căn cứ các quy định của Nhà nước: Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 
31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định chế độ làm việc đối với 
giảng viên (thông tư có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2015) 
- Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ số 81/QĐ-ĐHKTKTCN ban hành ngày 28 tháng 02 
năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. 
Hà Nội, ngày . tháng . năm 2018 
HIỆU TRƯỞNG 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_dai_hoc_cong_nghe_thuc_pham.pdf