Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm

Bài viết phân tích làm rõ khái niệm người tiêu dùng thực phẩm cũng như làm

rõ thực trạng nhận thức của người tiêu dùng thực phẩm ở Việt Nam. Bài viết đồng thời đề

cập đến những hạn chế trong nhận thức của người tiêu dùng thực phẩm, từ đó kiến nghị một

số giải pháp tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua việc cải thiện chính

nhận thức của họ

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 1

Trang 1

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 2

Trang 2

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 3

Trang 3

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 4

Trang 4

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 5

Trang 5

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 6

Trang 6

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 7

Trang 7

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 8

Trang 8

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 9

Trang 9

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang viethung 4940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua cải thiện nhận thức của chính người tiêu dùng thực phẩm
54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM 
THÔNG QUA CẢI THIỆN NHẬN THỨC CỦA CHÍNH 
NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM
ENHANCING THE PROTECTION OF FOOD CONSUMERS BY 
IMPROVING THEIR OWN AWARENESS
Trần Hữu Tráng*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/7/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 2/01/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/01/2020
Tóm tắt: Bài viết phân tích làm rõ khái niệm người tiêu dùng thực phẩm cũng như làm 
rõ thực trạng nhận thức của người tiêu dùng thực phẩm ở Việt Nam. Bài viết đồng thời đề 
cập đến những hạn chế trong nhận thức của người tiêu dùng thực phẩm, từ đó kiến nghị một 
số giải pháp tăng cường bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thông qua việc cải thiện chính 
nhận thức của họ.
Từ khóa: Bảo vệ, người tiêu dùng, thực phẩm, nhận thức, Việt Nam.
Abstract: The article analyzes and clarifi es the concept of food consumers and clarifi es 
the real situation of food consumers’ awareness in Vietnam as well. It also addresses the 
limitations in food consumers’ perceptions, thereby suggesting some solutions to enhance the 
protection of food consumers through improving their own awareness.
Keywords: Protection, consumers, food, awareness, Vietnam.
*Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội
1. Khái niệm người tiêu dùng 
thực phẩm
Người tiêu dùng thực phẩm chỉ 
được định nghĩa trong Luật An toàn thực 
phẩm của một số quốc gia. Một số quốc 
gia không định nghĩa “Người tiêu dùng 
thực phẩm” trong Luật An toàn thực phẩm 
nên khái niệm này phải dẫn chiếu từ định 
nghĩa “Người tiêu dùng” trong Luật bảo 
vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
Khái niệm “Người tiêu dùng thực 
phẩm” ở các quốc gia khác nhau cũng 
có cách định nghĩa khác nhau. Quy định 
số 178/2002 của Nghị viện Châu Âu và 
Hội đồng Châu Âu ngày 28 tháng 1 năm 
2002 (Bản cập nhật ngày 26/7/2019) định 
nghĩa: Người tiêu dùng cuối cùng là người 
cuối cùng tiêu thụ một loại thực phẩm mà 
không sử dụng thực phẩm đó như là một 
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 63 (1/2020) 54-69
55Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phần của bất kỳ hoạt động kinh doanh 
thực phẩm nào.†
Theo quy định này thì người tiêu 
dùng thực phẩm được xác định bởi hai 
dấu hiệu đặc trưng: (1) Người tiêu dùng 
thực phẩm là các cá nhân, và (2) Người 
tiêu dùng thực phẩm là người trực tiếp tiêu 
thụ một loại thực phẩm nào đó. Như vậy, 
theo định nghĩa này, những người mua 
sản phẩm thực phẩm mà không trực tiếp 
sử dụng (ví dụ người mẹ mua sữa cho trẻ 
nhỏ, người giúp việc mua thức ăn cho gia 
chủ, ) thì không phải là người tiêu dùng 
thực phẩm. 
Đồng quan điểm này, Luật an toàn 
thực phẩm (Food safety law) của Cộng 
hòa Serbia quy định: Người tiêu dùng 
cuối cùng là người tiêu thụ thực phẩm 
mà không sử dụng nó trong bất kỳ hoạt 
động kinh doanh thực phẩm nào (sau 
đây gọi là người tiêu dùng).‡ Định nghĩa 
này cũng nêu rõ hai đặc điểm cơ bản 
của người tiêu dùng thực phẩm: Người 
tiêu dùng thực phẩm là cá nhân và người 
tiêu dùng thực phẩm là người cuối cùng 
tiêu thụ thực phẩm đó mà không sử dụng 
chúng cho bất kỳ hoạt động kinh doanh 
thực phẩm nào. 
† Regulation (EC) No 178/2002 of the European Parliament and of the Council of 28 January 2002 lay-
ing down the general principles and requirements of food law, establishing the European Food Safety 
Authority and laying down procedures in matters of food safety. Nguồn: https://eur-lex.europa.eu/le-
gal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:02002R0178-20190726. Latest consolidated version: 26/07/2019
‡ Article 4 Food safety law of Republic of Serbia. Nguồn: 
dokumenta/food.pdf. 
§ Điều 3 Food Safety Regulations Fiji Islands 2009. Nguồn: https://www.health.gov.fj/wp-content/
uploads/2014/09/33_The-Food-Safety-Regulations-2009.pdf. 
¶ Điểm f Điều 3 The Food safety and Standards Act India, 2006. Nguồn: https://indiacode.nic.in/
bitstream/123456789/7800/1/200634_food_safety_and_standards_act%2C_2006.pdf. 
** Article 2 Federal comsumer protection law. Nguồn: https://www.profeco.gob.mx/juridico/pdf/l_
lfpc_06062006_ingles.pdf. 
Khác với hai quan điểm trên, Luật 
An toàn thực phẩm của Quần đảo Fi Ji lại 
định nghĩa: Người tiêu dùng thực phẩm 
là các cá nhân và gia đình đã mua thực 
phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân của họ.§ 
Định nghĩa này đã mở rộng phạm vi của 
người tiêu dùng thực phẩm. Theo đó, 
người tiêu dùng thực phẩm không chỉ bao 
gồm những người tiêu dùng thực phẩm 
cuối cùng (người trực tiếp tiêu thụ thực 
phẩm) mà còn bao gồm cả những người 
mua thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng 
của cá nhân hoặc gia đình của họ.
Định nghĩa này khá tương đồng 
với định nghĩa trong Luật Tiêu chuẩn và 
An toàn thực phẩm năm 2006 của Ấn 
độ: Người tiêu dùng thực phẩm là những 
người và các gia đình đã mua thực phẩm 
đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ.¶ 
Quan điểm của Luật bảo vệ người 
tiêu dùng của Mexico cũng mở rộng 
nội hàm của khái niệm người tiêu dùng, 
nhưng lại mở rộng theo hướng công nhận 
người tiêu dùng không chỉ là cá nhân mà 
cả tổ chức. Luật bảo vệ người tiêu dùng 
Mexico quy định: Người tiêu dùng là cá 
nhân, hoặc pháp nhân mua hoặc sử dụng 
hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ như 
người được thụ hưởng cuối cùng.**
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Các nhà lập pháp Hàn Quốc không 
chỉ công nhận pháp nhân là người tiêu 
dùng mà còn công nhận một số trường 
hợp đặc biệt mua hàng hóa không nhằm 
mục đích tiêu dùng cũng được coi là 
người tiêu dùng. Khoản 1 Điều 2 Luật 
khung về người tiêu dùng của Hàn Quốc 
quy định: Người tiêu dùng là những người 
sử dụng (bao gồm cả việc sử dụng) hàng 
hóa và dịch vụ (bao gồm cả các cơ sở) 
được cung cấp bởi các doanh nghiệp cho 
cuộc sống hàng ngày của họ như người 
tiêu dùng hoặc cho các hoạt động sản 
xuất của họ như người tiêu dùng, những 
người được quy định bằng các Nghị định 
của Tổng thống.††
Nghị định Presidential Decree No. 
19958, Mar. 27, 2007 của Tổng thống 
Hàn Quốc triển kha ... ry and Conceptual Relationships Between Food Safety and 
International Trade, International Trade and Food Safety / AER-828, p..10, 11.
sự tự giác của người sản xuất, chế biến, 
kinh doanh thực phẩm. Trong chuỗi sản 
xuất, cung ứng hàng hóa thực phẩm, chỉ có 
Nhà nước, với đầy đủ sức mạnh và nguồn 
lực của mình, mới có thể bảo đảm nguồn 
thực phẩm hàng hóa đưa ra thị trường an 
toàn cho người tiêu dùng. Chỉ có Nhà 
nước mới có thể bảo đảm quyền được sử 
dụng thực phẩm an toàn cho người tiêu 
dùng thực phẩm. Đây cũng chính là thực 
hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối 
với vấn đề an toàn thực phẩm.
- Thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong bảo 
vệ quyền lợi của mình
Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của 
người tiêu dùng thực phẩm thể hiện trước 
hết ở việc gần như rất ít người tiêu dùng 
biết địa chỉ hay số điện thoại của một cơ 
quan, tổ chức nào có thể bảo vệ quyền lợi 
cho mình khi tham gia các quan hệ tiêu 
dùng thực phẩm.
Khảo sát của chúng tôi cho thấy, 
có đến 354/385 (91,9%) người tiêu dùng 
thuộc 5 tỉnh, thành phố không biết bất kỳ 
địa chỉ hay số điện thoại của cơ quan, tổ 
chức nào có thể bảo vệ quyền lợi cho mình 
khi bị xâm phạm trong quan hệ tiêu dùng 
thực phẩm. Số liệu này trong nhóm sinh 
viên của Khoa Luật là 746/910 (82%) sinh 
viên. Chỉ có 8,1% số người tiêu dùng tại 5 
tỉnh, thành và 18% sinh viên trả lời có biết 
địa chỉ hoặc số điện thoại của cơ quan hay 
tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 
66 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tuy nhiên những người này lại không đưa 
ra được địa chỉ hay số điện thoại cụ thể 
nào, mặc dù trong phiếu khảo sát có yêu 
cầu. Điều này cho thấy phần lớn người 
tiêu dùng thực phẩm không có thông tin 
cụ thể, cần thiết về cơ quan, tổ chức có thể 
bảo vệ quyền lợi cho họ. Đây vừa cho thấy 
hạn chế trong công tác tuyên truyền, nâng 
cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ 
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực 
an toàn thực phẩm, vừa thể hiện sự thờ 
ơ, thiếu trách nhiệm của người tiêu dùng 
thực phẩm trong bảo vệ quyền lợi của 
chính mình, bởi chỉ cần gõ từ khóa «Cách 
thức khiếu nại của người tiêu dùng» trong 
google là xuất hiện ngay địa chỉ website 
của Cục Quản lý cạnh tranh, trong đó có 
thông tin hướng dẫn cách thức khiếu nại 
và Danh bạ sở công thương và Danh bạ 
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên 
toàn quốc với đầy đủ thông tin về số điện 
thoại và địa chỉ.
Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của 
người tiêu dùng còn thể hiện ở chỗ không 
dám đấu tranh chống lại các hành vi xâm 
phạm quyền lợi của mình. Như trên đã 
đề cập, có đến 79,4% số người tiêu dùng 
thực phẩm ở 5 tỉnh được khảo sát, khi bị 
xâm phạm quyền lợi (mua phải thực phẩm 
hỏng hoặc bị cân, đong, đo, đếm sai) đã 
lựa chọn hình thức im lặng, vứt bỏ thực 
phẩm hỏng và coi đó là rủi ro trong cuộc 
sống. Con số này ở nhóm sinh viên được 
khảo sát là 69,4%. Số liệu công bố tại Hội 
nghị tổng kết công tác bảo vệ người tiêu 
dùng khu vực miền Trung, cho thấy có 
đến 40% người tiêu dùng tại Việt Nam đã 
§§§§ Nghi Lộc, Khi thượng đế chọn cách im lặng, đăng ngày 26/3/2018 trên Thời báo Ngân hàng 
online. Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/khi-thuong-de-chon-cach-im-lang-74152.html. 
lựa chọn sự im lặng khi xảy ra các tranh 
chấp.§§§§ Chính sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm 
của người tiêu dùng thực phẩm trong 
việc đấu tranh chống các hành vi vi phạm 
pháp luật đã vô tình làm cho những người 
vi phạm tiếp tục coi thường pháp luật. 
Những người có các hành vi vi phạm pháp 
luật không bị phát hiện, không bị xử lý, họ 
sẽ lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm 
với tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn, 
nghiêm trọng hơn. Sự thờ ơ, thiếu trách 
nhiệm của những người tiêu dùng thực 
phẩm khi đó vô tình tạo động lực cho các 
hành vi vi phạm tiếp tục gia tăng, biến 
nhiều người tiêu dùng thực phẩm khác trở 
thành nạn nhân của các hành vi vi phạm, 
làm cho thiệt hại không ngừng gia tăng, 
gây ra những hậu quả khôn lường cho 
người tiêu dùng thực phẩm và cho xã hội.
- Chưa thành lập được các tổ chức 
phù hợp đủ mạnh để bảo vệ người tiêu dùng
Đặc thù của quan hệ tiêu dùng thực 
phẩm là các thiệt hại gây ra cho người 
tiêu dùng về kinh tế là không đáng kể, 
nhưng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe lại 
rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải 
người tiêu dùng nào cũng nhận thức rõ 
điều đó. Vì vậy, khi bị xâm phạm, người 
tiêu dùng thực phẩm thường có tâm lý bỏ 
qua vì cho rằng thiệt hại gây ra cho mình 
là không đáng kể. Trong khi người tiêu 
dùng thực phẩm lại có số lượng nhiều nhất 
trong các nhóm người tiêu dùng. Có thể 
nói, số lượng người tiêu dùng thực phẩm 
chiếm gần như chiếm số lượng tuyệt đối 
trong dân số. Vì vậy, ngay cả dưới góc 
độ kinh tế, thiệt hại mà hành vi vi phạm 
67Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
quyền lợi đối với từng người tiêu dùng có 
thể không đáng kể, nhưng thiệt hại gây 
ra cho cho toàn bộ người tiêu dùng thực 
phẩm là rất lớn. Vì vậy, bên cạnh các tổ 
chức bảo vệ người tiêu dùng nói chung, 
như Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi 
người tiêu dùng Việt Nam, người tiêu 
dùng thực phẩm cần phải có thêm các tổ 
chức tự nguyện của mình, để có thể bảo vệ 
tốt hơn các quyền lợi của họ.
4. Giải pháp tăng cường hiệu quả 
bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm
Như trên đã nói, chính sự thiếu hiểu 
biết về quyền hạn về cơ chế bảo vệ quyền 
lợi người tiêu dùng thực phẩm và các thói 
quen, tâm lý coi thiệt hại là rủi ro trong 
cuộc sống, ngại mất thời gian, ngại va 
chạm, ngại tiếp xúc với các cơ quan bảo 
vệ pháp luật đã làm hạn chế rất nhiều vai 
trò của người tiêu dùng thực phẩm trong 
tự bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy nâng 
cao hiểu biết của người tiêu dùng về các 
quyền của mình, hiểu biết về cơ chế bảo 
vệ quyền sẽ giúp người tiêu dùng thực 
phẩm tự tin, chủ động, tích cực trong bảo 
vệ quyền lợi của mình. Cần giáo dục cho 
người tiêu dùng thực phẩm hiểu rõ, việc 
đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp 
luật không những để bảo vệ quyền lợi của 
mình mà chính là đã góp phần làm cho các 
hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý, 
đem lại công bằng cho xã hội. Từ đó, góp 
phần triệt tiêu động lực của những người 
thực hiện các hành vi vi phạm, góp phần 
ngăn chặn nguy cơ trở thành nạn nhân 
của nhiều người tiêu dùng khác. Đây vừa 
là quyền, vừa là trách nhiệm xã hội của 
người tiêu dùng thực phẩm.
Trước hết cần tăng cường truyền 
thông để bảo đảm 100% người tiêu dùng 
phải hiểu rõ các quyền cơ bản của mình, 
bao gồm quyền được bảo đảm an toàn 
tính mạng, sức khỏe, tài sản khi tiêu dùng 
thực phẩm;quyền được cung cấp thông 
tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân 
kinh doanh thực phẩm để có được sự lựa 
chọn đúng đắn khi tham gia quan hệ tiêu 
dùng thực phẩm; quyền được lựa chọn 
thực phẩm theo nhu cầu, điều kiện thực 
tế của mình; quyền được góp ý kiến với 
tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm 
để bảo đảm lợi ích tối đa cho mình; quyền 
được tham gia xây dựng và thực thi chính 
sách, pháp luật; quyền được yêu cầu bồi 
thường thiệt hại; quyền được khiếu nại, tố 
cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội 
khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình 
và quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn 
kiến thức về tiêu dùng thực phẩm. Đây là 
những quyền tối quan trọng không chỉ góp 
phần bảo vệ tốt nhất cho người tiêu dùng 
mà còn góp phần bảo đảm một môi trường 
kinh doanh lành mạnh.
Cần khuyến khích người tiêu dùng 
sử dụng tốt nhất các cơ chế hiện có trong 
việc bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là 
thông qua các cơ quan, tổ chức có trách 
nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 
đặc biệt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ 
người tiêu dùng Việt Nam và Hội Bảo vệ 
quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh, huyện; 
UBND các cấp; Sở Công thương; Phòng 
Công thương huyện, Cần tạo thói quen 
giúp người tiêu dùng thực phẩm thường 
xuyên sử dụng các quyền khiếu nại, tố 
cáo, khởi kiện, quyền được yêu cầu bồi 
thường để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi 
ích hợp pháp của họ khi tham gia các quan 
hệ tiêu dùng thực phẩm.
Cần khuyến khích người tiêu dùng 
thực phẩm thành lập được các tổ chức 
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
với các mô hình hoạt động phù hợp, có 
mạng lưới kết nối để tạo được sức mạnh 
nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi 
vi phạm an toàn thực phẩm thông qua hình 
thức tẩy chay hàng thực phẩm kém chất 
lượng hoặc tẩy chay các cơ sở nuôi trồng, 
chế biến, kinh doanh vi phạm pháp luật.
Quyền tẩy chay của người tiêu 
dùng được thừa nhận và bảo hộ thông qua 
quyền được tự do lựa chọn loại thực phẩm 
phù hợp nhất cho sức khỏe của mình. Lịch 
sử đã có những cuộc tẩy chay của người 
tiêu dùng đối với hàng hóa thực phẩm 
không bảo đảm chất lượng hoặc cơ sở 
sản xuất, kinh doanh vi phạm, như “chiến 
dịch” tẩy chay bột ngọt Vedan do Công ty 
Vedan trong quá trình sản xuất đã không 
tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, 
gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải, triệt 
nguồn sinh kế của hàng nghìn hộ nông 
dân diễn ra năm 2010. Tháng 5 năm 2013, 
người tiêu dùng lại phát động chiến dịch 
tẩy chay Coca-Cola với nghi án chuyển 
giá, trốn thuế. Rõ ràng tẩy chay hàng hóa 
thực phẩm là một vũ khí lợi hại của người 
tiêu dùng thực phẩm bởi sự đông đảo và 
vai trò to lớn của người tiêu dùng đối với 
thị trường hàng thực phẩm. Tuy nhiên, để 
sử dụng được vũ khí này một cách hiệu 
quả, cần phải có cơ chế điều hành thật 
hiệu quả.
Một trong những khó khăn, vướng 
mắc lớn nhất trong bảo vệ quyền lợi người 
tiêu dùng thực phẩm khi quyền lợi bị vi 
phạm là vấn đề chứng minh hành vi vi 
phạm, trong đó có việc giữ lại minh chứng 
về giao dịch. Hầu hết người tiêu dùng thực 
phẩm khi mua thực phẩm thường ít khi giữ 
lại các minh chứng về giao dịch, nhất là 
hóa đơn mua hàng. Khảo sát mối quan tâm 
của người tiêu dùng khi mua thực phẩm 
cho thấy, chỉ có 39,9 người tiêu dùng thực 
phẩm ở 5 tỉnh thành phố và 25,3% số sinh 
viên được khảo sát quan tâm đến việc giữ 
lại hóa đơn mua thực phẩm. Điều này 
cho thấy ý thức của người tiêu dùng thực 
phẩm trong việc tự bảo vệ mình là chưa 
cao. Vì vậy, ngoài việc sử dụng vũ khí tẩy 
chay hàng hóa, người tiêu dùng thực phẩm 
cũng cần phải tích cực, chủ động hơn nữa 
trong bảo vệ quyền lợi của mình, từ đó 
mới góp phần quan trọng trong việc ngăn 
chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ 
người tiêu dùng thực phẩm.
Thay đổi nhận thức của người tiêu 
dùng thực phầm là một quá trình không 
dễ, xuất phát từ những tâm lý như ngại 
mất thời gian, ngại va chạm, ngại tiếp xúc 
với các cơ quan nhà nước, tâm lý coi thiệt 
hại là những rủi ro trong cuộc sống, tâm 
lý cam chịu,  mà người tiêu dùng thực 
phẩm thường xuyên bỏ qua các vi phạm 
của người sản xuất, chế biến, kinh doanh 
thực phẩm. Chính điều này lại là động lực 
kích thích làm cho các hành vi vi phạm 
trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ngày 
càng trở nên lớn hơn, gây hậu quả nghiêm 
trọng hơn. Đã đến lúc toàn xã hội phải vào 
cuộc tạo nên những đổi mới căn bản trong 
ý thức, tư tưởng của người tiêu dùng thực 
phẩm. Có như vậy, người tiêu dùng thực 
phẩm mới ngày càng được bảo vệ một 
cách tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Cục quản lý Cạnh tranh, Bộ Công 
thương, Báo cáo kết quả khảo sát người tiêu 
dùng năm 2016.
[2]. Elizabeth C. Redmond and Christopher 
J. Griffi th, Home Food Safety and Consumer 
Responsibility, MEDICAL SCIENCES - 
Vol.II
69Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
[3]. Federal comsumer protection law. Nguồn: 
https://www.profeco.gob.mx/juridico/pdf/l_
lfpc_06062006_ingles.pdf. 
[4]. Food and Agriculture Organization of 
the United Nations, Food safety, everyone’s 
business, A Guide to World Food Safety 
Day 2019, s.2. Nguồn: 
ca4449en/ca4449en.pdf. 
[5]. Food safety law of Republic of Serbia. 
Nguồn: 
download/dokumenta/food.pdf. 
[6]. Food Safety Regulations Fiji Islands 
2009. Nguồn: https://www.health.gov.fj/
wp-content/uploads/2014/09/33_The-Food-
Safety-Regulations-2009.pdf. 
[7]. Framework Act on Consumers South Korea. 
Nguồn: 
laws/Framework_Act_on_Consumers.pdf.
[8]. Lê Hồng Hạnh, Trần Thị Quang Hồng, Có 
nên quy định tổ chức là người tiêu dùng? Tạp 
chí Nghiên cứu lập pháp số 20 (181) tháng 
10/2010, tr.24-28.
[9]. Lorraine Mitchell, Economic Theory 
and Conceptual Relationships Between Food 
Safety and International Trade, International 
Trade and Food Safety / AER-828.
[10]. Nghi Lộc, Khi thượng đế chọn cách 
im lặng, đăng ngày 26/3/2018 trên Thời 
báo Ngân hàng online. Nguồn: https://
thoibaonganhang.vn/khi-thuong-de-chon-
cach-im-lang-74152.html.
[11]. Nguyễn Thanh Lý, Bàn về khái niệm 
người tiêu dùng và cơ sở phát sinh quyền được 
bảo vệ của người tiêu dùng. Tạp chí Nghiên 
cứu Đông Nam Á, số 1/2019 tr. 70-79.
[12]. Nguyễn Thị Thư, Hoàn thiện pháp luật 
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt 
Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật, Bảo vệ tại 
Học viện Khoa học xã hội năm 2014.
[13]. Presidential Decree No. 19958, Mar. 27, 
2007 của Tổng thống Hàn Quốc triển khai thực 
hiện Luật khung về người tiêu dùng (được sửa 
đổi nhiều lần mà lần sửa đổi gần nhất là Nghị 
định Presidential Decree No. 28211, Jul. 26, 
2017).
[14]. Regulation (EC) No 178/2002 of the 
European Parliament and of the Council of 
28 January 2002 laying down the general 
principles and requirements of food law, 
establishing the European Food Safety 
Authority and laying down procedures in 
matters of food safety. Nguồn: https://eur-lex.
europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CE 
LEX:02002R0178-20190726. Latest 
consolidated version: 26/07/2019
[15]. The Food safety and Standards Act 
India, 2006. Nguồn: https://indiacode.nic.in/
bitstream/123456789/7800/1/200634_food_
safety_and_standards_act%2C_2006.pdf. 
[16]. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình 
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. 
Công an nhân dân, năm 2012.
Địa chỉ: Khoa Luật, Trường Đại học Mở 
Hà Nội
Email: huutrangstran@gmail.com

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_bao_ve_nguoi_tieu_dung_thuc_pham_thong_qua_cai_th.pdf