Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng

Định hướng phát triển du lịch, khai thác các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống

đã được xác định trong chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, định hướng quy hoạch du

lịch của nhiều tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Tuy nhiên đến nay

(2019) có rất ít những làng thành công, cơ bản tại các làng nghề hoạt động du lịch còn

nhỏ, lẻ, mang tính tự phát.

Bài viết này chỉ ra rằng cần thiết phải có cách tiếp cận mới, giải pháp mới. Thay đổi

cách thức khai thác các giá trị văn hóa nghề hiện nay đang tự phát, manh mún, không

chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch, coi du lịch là yếu tố “ăn theo” của phát triển

nghề, tạo ra nhiều mâu thuẫn về môi trường, không gian giữa hoạt động sản xuất nghề

và hoạt động du lịch. Nghiên cứu đề xuất mô hình Làng nghề - Du lịch với các giải pháp

đồng bộ như một mô hình mới khả thi, bền vững trong việc khai thác hiệu quả các tiềm

năng văn hóa của các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH nhằm phát triển du lịch, góp

phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới

 

Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng trang 1

Trang 1

Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng trang 2

Trang 2

Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng trang 3

Trang 3

Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng trang 4

Trang 4

Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng trang 5

Trang 5

Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 11121
Bạn đang xem tài liệu "Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng

Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng
SË 103+104 . 2020128
trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông hồng
Đặt vấn đề
Vùng ĐBSH có khoảng 7.500 làng truyền thống với khoảng 
1.500 làng nghề, 11 nhóm nghề trong đó khoảng 300 làng 
được công nhận là làng nghề truyền thống. Các làng nghề 
truyền thống không chỉ có nghề mà hầu hết còn có nhiều giá 
trị về di sản kiến trúc, cảnh quan và các giá trị văn hóa phi vật 
thể khác. Đây thực sự là tiềm năng quý giá để các làng nghề 
phát triển du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế, bảo tồn các 
giá trị văn hóa.
Đã có định hướng phát triển cấp quốc gia, đề án về lĩnh vực 
này như: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề của 
PGS.TS. Phạm hùnG CườnG 
 Đại học Xây dựng
Định hướng phát triển du lịch, khai thác các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống 
đã được xác định trong chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, định hướng quy hoạch du 
lịch của nhiều tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Tuy nhiên đến nay 
(2019) có rất ít những làng thành công, cơ bản tại các làng nghề hoạt động du lịch còn 
nhỏ, lẻ, mang tính tự phát. 
Bài viết này chỉ ra rằng cần thiết phải có cách tiếp cận mới, giải pháp mới. Thay đổi 
cách thức khai thác các giá trị văn hóa nghề hiện nay đang tự phát, manh mún, không 
chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch, coi du lịch là yếu tố “ăn theo” của phát triển 
nghề, tạo ra nhiều mâu thuẫn về môi trường, không gian giữa hoạt động sản xuất nghề 
và hoạt động du lịch. Nghiên cứu đề xuất mô hình Làng nghề - Du lịch với các giải pháp 
đồng bộ như một mô hình mới khả thi, bền vững trong việc khai thác hiệu quả các tiềm 
năng văn hóa của các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH nhằm phát triển du lịch, góp 
phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. (*)
Từ khóa: Du lịch làng nghề, làng nghề truyền thống, du lịch văn hóa.
new aPProaCh in buildinG a Trade villaGe model - TouriSm in TradiTional Trade villaGeS 
in The red river delTa
Tourism development orientations, exploitation of cultural values of traditional craft villages have been determined in the socio-
economic development guidelines, tourism planning orientations of many provinces and cities in the Red River Delta. However, 
up to now (2019), there are very few successful villages, basically in small and spontaneous tourism craft villages.
This article points out that a new approach or new solution is needed. Changing the way of exploiting the cultural values of the 
current profession is spontaneous and fragmented, not paying attention to developing tourism products, considering tourism as 
a “follow” factor of professional development, creating many conflict on environment and space between professional production 
activities and tourism activities. Study and propose the model of Craft Tourism Village with comprehensive solutions as a 
feasible and sustainable new model in effectively exploiting the cultural potentials of traditional craft villages in the Red River 
Delta to develop tourism, contributing to socio-economic development and new rural construction. (*)
TronG việC xây dựnG mô hình lànG nGhề - du lịCh 
CáCh TiếP Cận mới
129SË 103+104 . 2020
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 
Bộ NN&PTNT năm 2011 có mục tiêu đến 
năm 2015 bảo tồn từ 30-40 làng nghề truyền 
thống, phát triển 50-70 làng nghề mới gắn 
liền với du lịch. Đề án “Chương trình Quốc 
gia mỗi xã một sản phẩm - OCOP” giai đoạn 
2017-2020, định hướng đến năm 2030 có 
mục tiêu phát triển đến năm 2020 có 80-100 
làng (bản) văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn từ 
3-5 sao; Đề án Chiến lược phát triển sản 
phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng 
2030 của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 
- Tổng cục Du lịch (2016) và các định hướng 
phát triển du lịch của các tỉnh trong đó có cả 
phát triển du lịch tại các làng nghề.(5) 
Tuy nhiên hiện nay (2019) mới chỉ có làng 
gốm Bát Tràng có hoạt động du lịch khá tốt, 
các làng khác hoạt động du lịch ở quy mô 
nhỏ. Thuật ngữ “loay hoay tìm ra giải pháp”, 
“khai thác chưa hiệu quả”, “cần có một chính 
sách bài bản” đang được nhắc đến nhiều 
trong các hội thảo, các bài viết nghiên cứu 
về thực trạng phát triển làng nghề gắn với du 
lịch gần đây.(7)(8)
Tìm hiểu 30 làng có nghề truyền thống trong 
phạm vi vùng ĐBSH cho thấy nguyên nhân 
của thực trạng trên là:
n Các làng nghề chưa được đánh giá đúng 
về mặt tiềm năng phát triển du lịch, quá chú 
trọng vào việc đưa khách đến xem, thăm 
quan nghề mà chưa giới thiệu được các giá 
trị văn hóa khác của làng nghề truyền thống. 
Chính vì vậy các sản phẩm du lịch khá đơn 
điệu, không hấp dẫn được khách, không có 
các hoạt động cuốn hút giữ khách ở lại lâu, vì 
vậy doanh thu từ du lịch thấp. 
n Cách làm hiện nay chỉ chú trọng vào khai 
thác mà ít chú ý phát triển các sản phẩm du 
lịch mới để vừa thu hút khách du lịch, vừa 
thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm nghề 
truyền thống. Thiếu hệ thống sản phẩm du 
lịch đồng bộ, không đủ để một làng trở thành 
một điểm đến du lịch hấp dẫn.
n Cách phát triển làng nghề vẫn là tìm cách 
phát triển thị trường, chú trọng vào kinh tế 
mà chưa nhìn nhận phát triển kinh tế du lịch 
cũng là một thế mạnh về phát triển kinh tế 
của làng nghề. Việc chỉ quan tâm phát triển 
nghề trước du lịch dẫn đến rời xa giá trị văn 
hóa, chạy theo sản phẩm thị trường, các giá 
trị văn hóa nghề giảm sút. Có hiện tượng  ... g các làng nghề hiện nay, các nghề 
truyền thống đang khó cạnh tranh với các 
sản phẩm tương tự sản xuất bởi công nghệ 
mới, vật liệu mới.
Mỗi một loại nghề, sản phẩm phải có sự 
sáng tạo riêng, đặc biệt là sự tham gia của 
các nhà thiết kế (designer), các họa sỹ, tạo 
dáng công nghiệp... góp sức để sản phẩm 
nghề có thêm các loại hình mới. Sự khởi sắc 
ở các làng nghề gốm Bát Tràng, Phù Lãng 
đã minh chứng cho sự quan trọng của việc 
sáng tạo ra các sản phẩm mới cho nghề 
truyền thống.
Hình dưới đây minh họa khả năng phát triển 
các sản phẩm truyền thống từ loại đó bắt tôm 
cá được đan ở làng Nội Lăng, Tất Viên (xã 
Thủ Sỹ, Hưng Yên) thành đồ lưu niệm, sản 
phẩm tiêu dùng mới.
n Khai thác được tất cả các giá trị văn hóa 
truyền thống của văn hóa làng, văn hóa vùng 
ĐBSH, chú trọng tạo lập giá trị tích hợp. Đây 
là quan điểm khác biệt với cách nhiều nơi 
đang khai thác làng nghề làm du lịch hiện 
nay, thường chỉ đưa khách đến thăm quan 
nơi sản xuất mà thiếu sự giới thiệu về các giá 
trị văn hóa khác của làng thể hiện qua các di 
sản kiến trúc như đình chùa, miếu, nhà cổ và 
các di sản văn hóa phi vật thể khác của làng. 
Tính đa dạng của các giá trị sẽ tạo nên sự đa 
dạng về sản phẩm du lịch, cũng là điều kiện 
để tổ chức các hoạt động du lịch thành công.
Cần giới thiệu cả văn hóa làng và văn hóa 
vùng ĐBSH, các sản phẩm đặc sản OCOP 
của vùng (theo chương trình quốc gia “mỗi 
xã một sản phẩm”). Ví dụ biểu diễn múa rối 
nước, hát chèo là văn hóa không chỉ riêng 
của làng nào mà là văn hóa chung của vùng, 
đều có thể tạo lập và giới thiệu ở nhiều làng. 
Các sản vật ẩm thực, hoa quả của vùng 
ĐBSH đều có thể giới thiệu được ở làng.
Chú trọng khai thác các giá trị di sản nổi 
bật, đã có thương hiệu. Ví dụ cùng nhóm 
mây tre đan nhưng nón lá làng Chuông đã 
có thương hiệu, gắn liền với văn hóa, hình 
ảnh phụ nữ Việt Nam, rất có thể mạnh để 
tạo bản sắc riêng.
n Thiết lập được các Bộ sản phẩm du lịch 
dựa trên các giá trị tiềm năng có sáng tạo. 
Không thể khai thác các làng nghề như một 
thứ tài nguyên sẵn có. Các tài nguyên văn 
hóa này khẳng định hiện mới là tiềm năng, 
cần phải thiết lập sáng tạo, có đầu tư để trở 
thành các bộ sản phẩm du lịch có tính sáng 
tạo, bền vững, khai thác lâu dài.
Bộ sản phẩm du lịch phải phong phú, đúng 
với nhu cầu của sản phẩm du lịch, bao hàm 
hết các nhu cầu của khách như thăm quan, 
trải nghiệm, vui chơi, ẩm thực, lưu trú. Có 
bốn nhóm sản phẩm du lịch cần thiết lập là:
n Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa nghề 
truyền thống: Khai thác đủ các khía cạnh 
lịch sử phát triển nghề, các quy trình sản 
xuất đặc biệt, tinh hoa của sản phẩm, giá trị 
văn hóa cộng đồng, các tập quán hình thành 
cùng với nghề. Có cả sản phẩm thăm quan 
và sản phẩm trải nghiệm học tập, khảo cứu.
n Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa nghề 
nông: Khai thác khía cạnh tìm hiểu phương 
thức sản xuất truyền thống, trải nghiệm kinh 
nghiệm làm nông, đánh bắt tôm cá, tát nước, 
thăm quan đồng ruộng, vườn rau hoa, hiểu 
về các giá trị phi vật thể của văn hóa nghề 
nông đối với cuộc sống cộng đồng làng. (6)
n Nhóm sản phẩm du lịch các di sản kiến trúc, 
cảnh quan. Đây là khối lượng di sản lớn, nhất 
là mô hình làng vùng ĐBSH là mô hình cư trú 
đặc thù, khác với các vùng khác, có cổng, lũy 
tre, cây đa, đình, chùa, miếu, nhà cổ, vườn 
nhà, giếng, ao làng cầu đá, chợ, quán... nhiều 
di sản được công nhận là di tích.
n Nhóm sản phẩm văn hóa phi vật thể: Ẩm 
thực, nghệ thuật biểu diễn, trang phục, tập 
quán, lễ hội...
Như vậy dù là làng nghề truyền thống, cần 
xác định văn hóa nghề chỉ là một loại hình 
tạo lập sản phẩm du lịch. Trong các nhóm 
sản phẩm này, các bộ sản phẩm cụ thể như 
thăm quan, trải nghiệm nghề, ẩm thực, trò 
chơi, đồ lưu niệm, khảo cứu, thăm quan học 
tập... cần được thiết lập cụ thể. 
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 
Mẫu 1
Mẫu đan làm đồ lưu niệm. Từ hình chiếc đó 
truyền thống có khoét 2 chỗ để hom, trong 
2 hom này đặt 2 túi đựng mạ gieo, khi tưới 
nước mạ sẽ mọc xanh. Gợi nhớ hình ảnh 
các khóm mạ vùng lúa nước ĐBSH.
Mẫu 2
Mẫu Khay hoa quả: Đan làm đồ lưu niệm và 
đồ bày hoa quả. Là mẫu đó bắt cá được cải 
biên mẫu để đựng được hoa quả. Hoa quả 
đựng trong mẫu bán kèm vào mùa hè sẽ là 
Nhãn lồng, đặc sản của Hưng Yên. 
Mẫu 3
Mẫu nghệ thuật sắp đặt. Là tổ hợp 5 con 
cá tạo hình từ đó đan. Kích thước tổ hợp 
khoảng 1,5m x 1,2m. Để trưng bày tại các 
vườn, trên mặt nước.
Mẫu 4
 Chùm đèn làm bằng đó bắt cá. Là tổ hợp 
của các đó truyền thống, liên kết bằng 
khung thép, thân bằng tre. Có thể đặt đứng 
độc lập, bên trong có đèn. Làm đèn vườn, 
đặt dọc lối đi. Cao khoảng 2,1m.
Hình 1. Sản phẩm đan “đó” được phát triển 
thành đồ lưu niệm, đèn trang trí.
SË 103+104 . 2020132
Khi có nhiều bộ sản phẩm du lịch sẽ níu 
chân du khách lâu hơn, khách chi trả nhiều 
hơn. Tạo nên hiệu quả của việc tổ chức hoạt 
động du lịch.
n Phải tích hợp không gian du lịch trong 
quy hoạch xây dựng, tổ chức không gian 
làng, xã.
Các xã có làng nghề đã có Quy hoạch xây 
dựng nông thôn mới phải có nghiên cứu 
để điều chỉnh, bổ sung các không gian du 
lịch nếu có định hướng phát triển theo mô 
hình. Nhiều không gian phải được thiết kế, 
tạo lập có bản sắc theo mục tiêu phục vụ 
khách du lịch.
Có tối thiểu 16 loại hình không gian du lịch 
cần được thiết lập, gắn kết với đồ án Quy 
hoạch xây dựng nông thôn.
Trong nhóm các không gian này, Trung tâm 
dịch vụ du lịch là loại hình hầu như chưa có ở 
các làng, vì vậy phải có quỹ đất dự kiến trong 
quy hoạch để hình thành.
Các không gian đường làng, không gian khu 
bán hàng lưu niệm, không gian trải nghiệm 
trong hộ gia đình... đều phải được thiết kế tạo 
lập bản sắc, phù hợp với yêu cầu của bộ sản 
phẩm du lịch.
n Hình thành bộ máy quản lý phù hợp, cách 
thiết lập phù hợp.
Có hai cách thiết lập và quản lý, vận hành 
mô hình có thể lựa chọn.
Mô hình dạng A: Mô hình tập trung (tham 
khảo mô hình du lịch làng quê của làng 
Yên Đức - Đông Triều, Quảng Ninh).
Trung tâm dịch vụ du lịch có vai trò điều 
phối toàn bộ hoạt động du lịch của làng, do 
một doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp 
quản lý tất cả các tua thăm quan, phân bố 
khách đến các điểm dịch vụ, là đơn vị đầu 
tư chính cho việc tổ chức các không gian du 
lịch, quản lý chất lượng du lịch tại tất cả các 
điểm thăm quan.
Việc đầu tư ban đầu hạ tầng chung của làng 
do chính quyền địa phương và Trung tâm 
cùng phối hợp. Mô hình này có ưu điểm là 
có sự kiểm soát tốt về chất lượng, sự đầu tư 
hệ thống sản phẩm, chủ động về khách do 
có một doanh nghiệp du lịch lớn (Công ty du 
thuyền Đông Dương) tạo lập, kết nối khách 
từ Hà Nội - Hạ Long đi qua. 
Nhược điểm: Số lượng hộ gia đình thực sự 
làm du lịch chưa nhiều. Doanh nghiệp có vai 
trò quyết định nên nếu một doanh nghiệp đó 
đổi mô hình hoạt động có thể làm ảnh hưởng 
đến sự phát triển bền vững của mô hình. 
Các nơi khác khó học tập được mô hình này. 
Nguồn khách chưa đa dạng, các sản phẩm 
du lịch còn thiếu (đồ lưu niệm, các sản phẩm 
OCOP).
Mô hình dạng B: Mô hình Hợp tác xã (HTX) 
dịch vụ du lịch
Thiết lập HTX dịch vụ du lịch, huy động 
các gia đình, doanh nghiệp đầu tư, doanh 
nghiệp lữ hành tham gia. HTX đề ra các quy 
định hoạt động chung, hỗ trợ đầu tư giữa các 
thành viên, kiểm soát chất lượng chung.
q Đầu tư thiết lập các bộ sản phẩm du lịch. 
Đầu tư cơ sở vật chất ban đầu tại cơ sở du 
lịch. Do từng đơn vị doanh nghiệp, hộ gia 
đình đầu tư. HTX có vai trò kết nối, tổ chức 
thực hiện theo đề án phát triển.
q Đầu tư hạ tầng và duy trì chất lượng các 
không gian du lịch chung: Do chính quyền 
địa phương phối hợp HTX, các đơn vị dịch 
vụ du lịch.
q Kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch: HTX 
là đầu mối kiểm soát chất lượng chung.
Trung tâm dịch vụ du lịch trong HTX có vai 
trò điều phối các tua chính. Các tua khách 
lẻ do các điểm dịch vụ tự quản lý. Các điểm 
dịch vụ cùng HTX xây dựng thị trường khách 
hàng.
Mô hình này có ưu điểm huy động được 
nhiều thành phần cộng đồng dân cư tham 
Hình 2. Sơ đồ các không gian hoạt động du lịch chủ yếu trong làng nghề
Hình 3: Minh họa cách tổ chức cảnh quan du lịch đường làng, cầu, quán
133SË 103+104 . 2020
gia, không bị phụ thuộc vào một doanh 
nghiệp. Tuy nhiên, phải có đề án phát triển 
rõ ràng, có sự đầu tư ban đầu của doanh 
nghiệp nòng cốt và chính quyền địa phương.
Mỗi một mô hình quản lý đều liên quan đến 
hiệu quả khai thác không gian và vận hành 
du lịch. Việc lựa chọn mô hình nào cần có 
sự trao đổi cụ thể với địa phương, cộng đồng 
để có giải pháp phù hợp. Dù là mô hình nào 
cũng phải đảm bảo hình thành được nhiều 
nhất các sản phẩm du lịch, khai thác được 
hết các tiềm năng về di sản, làng nghề.
q Kết nối vùng và liên kết trong quy hoạch 
du lịch vùng, tỉnh.
Trong quá trình lập đề án phát triển phải có 
kế hoạch, mục tiêu kết nối với các tua, tuyến 
điểm du lịch trong vùng và trong tỉnh. Gắn 
kết trong quy hoạch du lịch vùng, tỉnh. Trong 
những giai đoạn đầu khi chưa có thương 
hiệu, việc kết nối tuyến điểm du lịch với các 
Khu du lịch lớn đô thị lớn như: Hà Nội, Ninh 
Bình, Hạ Long, Sa Pa rất quan trọng để đảm 
bảo có lượng khách thường xuyên. 
Việc kết nối các sản phẩm vùng trong một 
tổng thể quy hoạch du lịch cũng để đảm bảo 
các sản phẩm du lịch trong một tỉnh không 
bị trùng lặp giữa các làng, mỗi làng phải phát 
triển theo thế mạnh, tạo bản sắc, thương 
hiệu du lịch riêng.
Kết luận
Chuyển đổi một phương thức hoạt động kinh 
tế từ nghề nông, nghề thủ công đơn thuần 
của các làng nghề truyền thống sang kết 
hợp hoạt động du lịch, một phương thức hoạt 
động kinh tế văn hóa đòi hỏi phải có nghiên 
cứu, thiết lập mô hình rõ ràng, có đầu tư và 
quản lý vận hành bền vững.
Mô hình Làng nghề - Du lịch với các nguyên 
tắc phát triển, khai thác được các thế mạnh 
của nghề, của làng, của văn hóa làng, văn 
hóa vùng cùng với các mô hình quản lý phù 
hợp sẽ là một mô hình bền vững, đủ cơ sở để 
có thể thiết lập đề án phát triển du lịch cho 
các làng cụ thể có nhiều tiềm năng.
Rất cần sự quan tâm đầu tư của nhà nước, 
chương trình phát triển nông thôn, của các 
địa phương có làng nghề nhiều tiềm năng, 
xây dựng thí điểm theo mô hình để từ đó có 
thể nhân rộng trong vùng ĐBSH.
NGÀY NHẬN BÀI: 02/4/2020
NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 03/4/2020
NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 18/4/2020.
Ghi chú:
* Bài báo cám ơn sự hỗ trợ của đề tài:” Nghiên cứu 
xây dựng mô hình làng nghề - du lịch và làng di sản - 
du lịch khu vực ĐBSH nhằm góp phần phát triển kinh 
tế xã hội và xây dựng nông thôn mới” của Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018-2020.
1. Phạm Hùng Cường. Nhận diện giá trị di sản trong 
công tác bảo tồn. Tạp chí Kiến trúc (trang 26-30), số 
282 - tháng 10/2018.
2. Phạm Hùng Cường. Bảo tồn thích ứng các di sản 
làng xã truyền thống trong quy hoạch nông thôn 
mới. Tạp chí Kiến trúc (trang 34-38), số 294 - tháng 
10/2019.
3. Lê Quỳnh Chi (2017). Phát triển du lịch cộng đồng 
tại làng truyền thống ngoại thành Hà Nội - Lấy làng 
Cựu làm trường hợp nghiên cứu. Tạp chí Khoa học 
Công nghệ Xây dựng, Tập 11 số 5 - tháng 09/2017.
4. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du 
lịch (2016). Đề án chiến lược phát triển sản phẩm du 
lịch đến năm 2025, định hướng 2030.
5. Đề án “ Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản 
phẩm - OCOP” Giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 
năm 2030.
6. Liên hiệp Khoa học phát triển Du lịch bền vững 
(STDE). Đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du 
lịch tại di tích làng cổ Đường Lâm”. Đề tài NCKH cấp 
thành phố Hà Nội, năm 2014.
7. Vân Anh - Mỹ Linh - Đặng Ngân. Làng nghề truyền 
thống trong cơn lốc thị trường. Trang web: https://
baomoi.com/lang-nghe-truyen-thong-trong-con-loc-
thi-truong/c/25824937.epi. Truy cập: QĐND26/04/18 
10:34 GMT+712 liên quan Gốc
8. Giang Nam. Giúp làng nghề thích ứng nhu cầu 
mới và tiếp tục phát triển. Trang web:
nhandan.com.vn/nation_news/item/39947902-giup-
lang-nghe-thich-ung-nhu-cau-moi-va-tiep-tuc-phat-
trien.html. Truy cập: Thứ Ba, 23/04/2019, 01:48:52
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 
Hình 4. Minh họa không gian thăm quan và trải nghiệm nghề trong hộ gia đình

File đính kèm:

  • pdfcach_tiep_can_moi_trong_viec_xay_dung_mo_hinh_lang_nghe_du_l.pdf