Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Giáo dục (GD) luôn giữ một vai trò rất trọng yếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế so sánh về nguồn lao động tri thức. Hầu hết các nước trên thế giới đều coi đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển và thậm chí còn nhìn nhận GD là một ngành sản xuất đặc biệt. Đối với các nước kém và đang phát triển thì GD được coi là biện pháp ưu tiên hàng đầu để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách về công nghệ. Do vậy, các nước này đều phải nỗ lực tìm ra những chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm xây dựng nền GD của mình đáp ứng yêu cầu của thời đại, bắt kịp với sự tiến bộ của các quốc gia trên thế giới. Trong GD, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có vai trò quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Họ là những người hưởng ứng các thay đổi trong nhà trường; là người xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; người xây dựng, vun trồng và phát triển văn hóa nhà trường; người tham gia huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường.

Muốn phát triển sự nghiệp GD thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Đảng ta xác định “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, thông qua việc đổi mới toàn diện GD&ĐT, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tại các trường Tiểu học có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chính vì lý do trên bản thân tôi chọn đề tài số 14 để viết bài thu hoạch:

 Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

 

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 1

Trang 1

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 2

Trang 2

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 3

Trang 3

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 4

Trang 4

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 5

Trang 5

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 6

Trang 6

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 7

Trang 7

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 8

Trang 8

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 9

Trang 9

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 26 trang minhkhanh 03/01/2022 8342
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
	MỤC LỤC 	Trang
MỞ ĐẦU	1	
NỘI DUNG	2
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG	2
1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập	2
2. Kết quả thu hoạch được	21
3. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng	21
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI DƯỠNG	22
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân	22
2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng	22
3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.	22
KẾT LUẬN	23
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT	23
MỞ ĐẦU
Giáo dục (GD) luôn giữ một vai trò rất trọng yếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế so sánh về nguồn lao động tri thức. Hầu hết các nước trên thế giới đều coi đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển và thậm chí còn nhìn nhận GD là một ngành sản xuất đặc biệt. Đối với các nước kém và đang phát triển thì GD được coi là biện pháp ưu tiên hàng đầu để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách về công nghệ. Do vậy, các nước này đều phải nỗ lực tìm ra những chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm xây dựng nền GD của mình đáp ứng yêu cầu của thời đại, bắt kịp với sự tiến bộ của các quốc gia trên thế giới. Trong GD, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có vai trò quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Họ là những người hưởng ứng các thay đổi trong nhà trường; là người xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; người xây dựng, vun trồng và phát triển văn hóa nhà trường; người tham gia huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường. 
Muốn phát triển sự nghiệp GD thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Đảng ta xác định “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, thông qua việc đổi mới toàn diện GD&ĐT, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tại các trường Tiểu học có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 
Chính vì lý do trên bản thân tôi chọn đề tài số 14 để viết bài thu hoạch:
 Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA 
KHÓA BỒI DƯỠNG
 1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập
Chuyên đề 1: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”
* Khái niệm nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước là một hiện tượng đa dạng và phức tạp; do vậy, để nhận thức đúng bản chất củầ nhà nước cũng như những biến động trong đời sống nhà nước cần lí giải đầy đủ hàng loạt vấn đề, trong đó nhất thiết làm sáng tỏ nguồn gốc hình thành nhà nước, chỉ ra những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước.
Học thuyết Mác - Lênin đã giải thích một cách khoa học về nhà nước, trong đó có vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một phạm trà lịch sử, nghĩa là có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh củư và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại, được thể hiện trong quan điểm của cảc nhà tư tưởng ở Hi Lạp, La Mã; sau này được các nhà triết học, chính trị và phảp luật tư sản thế kỉ XVII - XVIII ở phương Tây phát triển như một thế giới quan pháp lí mới. Tư tưởng nhà nước pháp quyền dần dần được xây dựng thành hệ thống, được bổ sưng vấ phát triển về sau này bởi các nhà chính trị, luật học tư sản thành học thuyết về nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là hình thức phân công và tổ chức quyền lực nhà nước.
* Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Một là, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
- Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cợ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước;
- Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ của đời sống xã hội;
- Bốn là, Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỉ cương, kỉ luật;
- Năm là, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập;
- Sáu là, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước pháp quyền XHCN, sự giám sát của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Như vậy, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu, đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền nói chung, xuất phát từ bản chất của chế độ, điều kiện lịch sử cụ thể, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam còn có những đặc trưng riêng thể hiện rõ nét bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN. Đó là:
* Phương hướng chung trong quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 
- Xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, lấy liên mi ... hế nào?– tức là hiện trạng cơ sở giáo dục có chất lượng và hiệu quả ra sao?; Đánh giá hiện trạng những điển nào là điểm mạnh so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở giáo dục; Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở giáo dục; Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chuẩn đề ra, định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển. 
Chuyên đề 9: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học”
* Tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
- Giúp phát triển và củng cố triết lí, quan điểm giáo dục của nhà trường.
- Cung cấp những sáng kiến, ý tưởng đổi mới thực tế và hiệu quả hơn.
- Tăng cường sự gắn kết giữa lí thuyết và thực hành trong giáo dục, dạy học.
- Cung cấp cơ sở, cư cứ khoa học thực tế giúp điều chỉnh hợp lí các hoạt động giáo dục và dạy học.
- Giúp cập nhật những kiến thức, kĩ năng giáo dục, dạy học mới nhất.
- Phát triển chuyên môn cho giáo viên và tạo nên môi trường văn hóa học thuật chuyên nghiệp.quan giữa điểm số các bài kiểm tra sử dụng trong NCKHSPƯD và điểm các bài kiểm tra thông thường là một cách kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu.
Ba phương pháp có tính ứng dụng cao trong việc kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu trong nghiên cứu tác động gồm: Độ giá trị nội dung; Độ giá trị đồng quy, Độ giá trị dự báo.
Do độ giá trị dự báo phụ thuộc vào kết quả bài kiểm tra sẽ thực hiện trong tương lai, người nghiên cứu cần chờ đợi.
Chuyên đề 10: “Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhà trường và liên kết, hợp tác quốc tế”
* Một số khía cạnh của văn hóa nhà trường
Vân hoá ứng xử
Xét trên nhiều khía cạnh, văn hoá ứng xử tương đồng với văn hoá giao tiếp, văn hoá hành vi (trong môi trường học đường). Văn hoá ứng xử được biểu hiện thông qua hành vi ứng xử của các chủ thé tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học thể hiện như:
- Ứng xử của thầy, cô gỉáo với HS, sinh viên thể hiện như: sự quan tâm đến HS, sinh viên, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm của người học để chỉ bảo, hướng dẫn, giáo dục... Thầy, cô luôn gương mẫu trước HS, sinh viên.
- Ứng xử của HS, sinh viên với thầy, cô giáo thế hiện ở sự kính trọng, yêu quý của người học với thầy, cô giáo; hiểu được những chỉ bảo, giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.
- Ứng xừ giữa lãnh đạo với GV, nhân viên thể hiện ở chỗ: người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng GV, nhân viên, xây dựng được bầu không khí lành mạnh trong tập thể nhà trường.
- Ứng xử giữa các đồng nghiệp, HS, sinh viên với nhau thể hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.
Văn hoá học tập
Trong nhà trường, hoạt động chủ đạo là hoạt động dạỵ học của GV và hoạt động học tập của HS. Vì vậy, vãn hoá học tập phải là khía cạnh nổi bật trong nhà trường. Một môi trường mà ở đó không những người học mà cả người dạy đều không ngừng học tập nhằm tìm kiếm những tri thức mới: thầy học tập trò, trò học tập thầy, giữa các em HS học tập ỉẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
Văn hoá thi cử
Trong nhà trường, văn hoá thi cử được biểu hiện ở chỗ: HS tự giác, nghiêm túc thực hiện nội quy, quy chế thi; không có hiện tượng HS quay cóp bài, sử dụng tài liệu trong kì thi; không có hiện tượng mua, bán điểm nhằm làm sai lệch kết quả kì thi. GV thực hiện nghiêm túc quy chế thi; đảm bảo tính khách quan, công bằng trong khâu coi và chấm thì; không có hiện tượng “chạy trường, chạy lớp”...
Văn hoá chia sẻ
Trong nhà trường, văn hoá chia sẻ được thề hiện ở tinh thần đoàn kết của tập thề nhà trường vượt qua những khó khăn, trở ngại, thách thức; đồng cam, cộng khổ, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chân thành, thẳng thắn.
Văn hoá chia sẻ bao gồm các nội dung như: trao đổi về chuyên môn, học thuật của các cán bộ GV, chia sẻ nhũng kiến thức trong quá trình học tập của HS... nhằm tạo nên bầu không khí tươi vui, dân chủ, kích thích tính sáng tạo trong học tập của người học
Bao trùm lên các khía cạnh của văn hoá nhà trường là văn hoá giao tiếp
 “Văn hoá giao tiếp là một bộ phận trong tồng thể văn hoá, nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hoá của mỗi người trong xã hội, là tổ họp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử,.,.” ... Giao tiếp trong môi trường tự nhiên hay xã hội đã làm nồi bật lên phong cách đặc trưng, nét văn hoá của mỗi người. Văn hoá giao tiếp không chỉ là phẩm chất có được qua rèn luyện mà còn là tài năng của mỗi người. 
- Văn hoá giao tiếp học đường:
Nói đến văn hoá học đường là nói đến văn hoá tổ chức trong nhà trường, vãn hoá môi trường và đặc biệt là văn hoá giao tiếp học đường. Văn hoá giao tiếp học đường là quan hệ giao tiếp có văn hoá của mỗi người trong môi trường giáo dục của nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học, thể hiện qua các mối quan hệ chính như sau:
+ Giao tiếp giữa thầy, cô giáo với HS: thể hiện ở sự quan tâm và tôn trọng HS, biết động viên khuyến khích và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn, biết uốn nắn và cảm thông trước những khuyết điểm của HS... Thầy, cô luôn là tấm gương mẫu mực trong công việc và ứng xử trước HS.
+ Giao tiếp giữa HS với thầy, cô giáo: thể hiện bằng sự kính trọng, yêu quý của người học với thầy, cô giáo. Biết lắng nghe và tự giác thực hiện những hướng đẫn đúng đắn và chân thành của thầy, cô.
+ Giao tiếp giữa lãnh đạo với GV, nhân viên: thể hiện người lãnh đạo phải có năng lực giao nhiệm vụ và hướng dẫn cấp dưới cách thức hoàn thành nhiệm vụ. Người lãnh đạo phải có thái độ cởi mở, tôn trọng cấp dưới, biết lắng nghe và biết góp ý chân thành. Có như vậy mới xây dựng được bầu không khí lành mạnh trong tập thể nhà trường.
+ Giao tiếp giữa các đồng nghiệp, HS với nhau: thể hiện qua cách đối xử tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ và học tập.
Thực hiện tốt các mối quan hệ giao tiếp trên là nhằm xây dựng một môi trường nhà trường văn minh, lịch sự, một môi trường văn hoá.
Văn hoá giao tiếp trong nhà trường được coi là các giá trị văn hoá, đạo đức, thấm mĩ mà mỗi cá nhân phải tu dưỡng, rèn luyện mới có được. Các gìá trị ấy thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của chính cá nhân đó. Vãn hoá giao tiếp trong nhà trường thể hiện rõ nhất trong các mối quan hệ cơ bản: thầy - trò, HS - HS. Văn hoá giao tiếp trong nhà trường tuân thủ những quy ước chung về văn hoá giao tiếp của cộng đồng, của dân tộc; tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại dựa trên các giá trị nền tảng truyền thống của dân tộc; đồng thời có những đặc trưng riêng do môi trường văn hoá học đường quy định. 
* Những biểu hiện của văn hóa nhà trường
Những biểu hiện tích cực, lành mạnh của văn hóa nhà trường
- Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau;
- Mỗi cán bộ, GV đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc đưa ra các quyết định dạy và học;
- Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người;
- Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới;
- Sáng tạo và đổi mới;
Khuyến khích GV cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; GV được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường;
- Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm;
- Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn;
- Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm;
- Chia sẻ tầm nhìn;
- Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục.
- Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong nhà trường 
- Kiểm soát quá chặt chẽ, đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; 
- Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc;
- Trách mắng HS vì các em không có sự tiến bộ;
- Thiếu sự động viên khuyến khích;
- Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy;
- Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau;
- Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời.
2. Kết quả thu hoạch được
Qua quá trình tập huấn được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng II, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:
Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học.
Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học. 
3. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN 
SAU KHÓA BỒI DƯỠNG
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
+ Giới thiệu sơ lược về bản thân:
Họ và tên: Nguyễn Đức Tuấn Ngày tháng năm sinh: 04/07/1977
Chức vụ: Hiệu trưởng 
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
Trình độ quản lí Giáo dục: Sơ cấp
2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng
* Ưu điểm của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, luôn vui vẻ hòa đồng với mọi người, được đồng nghiệp tín nhiệm, phụ huynh tin cậy, học sinh kính trọng .
- Có năng lực chuyên môn vững vàng. Tận tâm, tận tụy với công việc, luôn hoàn 
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng phối hợp các phương pháp dạy học và giáo dục tích cực. Biết phối 
hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục học sinh.
* Một số tồn tại trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân
- Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo, công tác phê và tự phê chưa cao
3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Sau khóa học bản thân tôi đề ra các biện pháp nhằm năng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân và giáo viên trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Biện pháp 1. Nắm vững những kiến thức lí luận từ các chuyên đề bồi dưỡng có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.
Biện pháp 2. Tích cực vận dụng một cách thường xuyên những kiến thức thu lượm được vào hoạt động công tác của bản thân.
Biện pháp 3. Thường xuyên chia sẻ với đồng nghiệp trong quá trình công tác.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên Tiểu học thông qua bồi dưỡng nâng hạng giáo viên Tiểu học theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một biện pháp quan trọng và mang lại những hiệu quả thiết thực. Để có thể không ngừng phát triển nghề nghiệp bản thân, mỗi cán bộ quản lí, giáo viên Tiểu học cần có hiểu biết, nắm vững đầy đủ, đúng đắn những nội dung của các chuyên đề bồi dưỡng, nắm vững các kĩ năng có liên quan, đồng thời tích cực vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ năng đã được lĩnh hội trong các hoạt động nghề nghiệp của bản thân và có thái độ, trách nhiệm đúng đắn về nhà trường tiểu học trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay./.
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Nội dung kiến nghị:
1. Nội dung của các chuyên đề
+ Những nội dung phù hợp cần tiếp tục trang bị cho người học: Những nội dung trong 10 chuyên đề phù hợp với yêu cầu người học
+ Những nội dung cần bổ sung thêm so với tài liệu/bài giảng nhằm nâng cao hiểu biết cho học viên: không
+ Những nội dung cần điều chỉnh? Nguyên nhân?: Không
2. Hình thức tổ chức lớp học:
+ Việc bố trí thứ tự của các chuyên đề: phù hợp
+ Sĩ số học viên, địa điểm tổ chức lớp học, cách thức tổ chức, quản lý lớp: Đảm bảo thuận lợi cho học viên
3. Phân công giảng viên tham gia giảng dạy: đầy đủ, chu đáo
Đối tượng kiến nghị:
Đối với sở Giáo dục và Đào tạo: Cần sớm tổ chức xét thăng hạng, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của cho cán bộ giáo viên trong tỉnh, tạo động lực cho họ làm việc tốt hơn.
Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài thu hoạch là những kiến thức mà bản thân tôi tiếp thu được qua lớp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II do trường Đại học sư phạm-Đại học Huế liên kết với Phòng Giáo dục và Đào tạo Hải Lăng tổ chức từ ngày 19/5/2018 đến ngày 30/6/2018.
	Quảng Trị, ngày 09 tháng 7 năm 2018
	Người thực hiện
	Nguyễn Đức Tuấn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Trường ĐHSP Hà Nội (2018), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II, NXB Đại học Sư phạm.
	2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (Chủ biên, 2015), Phát triển và Quản lí Chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
	3. Nguyễn Công Hoàn (2006), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục.
	4. Giang Hà Huy (1999), Kĩ năng trong quản lí, NXB Thống kê.
	5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia.
	6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình Pháp luật đại cương (Dùng cho các trường ĐH,CĐ không chuyên ngành luật), NXB Đại học Sư phạm.
	8. Phạm Viết Vượng (2004), Nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • docbien_phap_nang_cao_nang_luc_nghe_nghiep_cho_giao_vien_tieu_h.doc