Bài giảng Vẽ mỹ thuật
Mục tiêu của bài: Giới thiệu môn học và ứng dụng môn học đối với chuyên ngành Kiến trúc.
2. Nội dung bài:
2.1 Vị trí, tính chất, yêu cầu môn học: Giới thiệu về vị trí của môn học trong chương trình đào tạo, các tính chất và yêu cầu của môn học
2.2 Các loại hình Mỹ thuật
2.2.1. Mỹ thuật là gì? Tìm hiểu khái niệm Mỹ thuật
Mỹ thuật được hiểu nôm na là “nghệ thuật của cái đẹp”. Đây là một từ Hán Việt, với “mỹ” nghĩa là đẹp, còn “thuật” nằm trong từ “nghệ thuật”. Hiểu một cách đơn giản, mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta còn gọi môn này là “nghệ thuật thị giác” – hay còn có tên tiếng anh là “visual art”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vẽ mỹ thuật
BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP HỒ CHÍ MINH Khoa: KIẾN TRÚC Bộ môn: KIẾN TRÚC CƠ SỞ BÀI GIẢNG VẼ MỸ THUẬT (HỆ CAO ĐẲNG) Giáo viên: CAO TIẾN DƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH 04/2020 LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN: VẼ MỸ THUẬT 1.Thời lượng: 60 giờ (12 buổi) mỗi buổi 5 giờ 2. Nội dung chi tiết Buổi 1: Bài mở đầu. 1. Mục tiêu của bài: Giới thiệu môn học và ứng dụng môn học đối với chuyên ngành Kiến trúc. 2. Nội dung bài: Vị trí, tính chất, yêu cầu môn học: Giới thiệu về vị trí của môn học trong chương trình đào tạo, các tính chất và yêu cầu của môn học Các loại hình Mỹ thuật Vật liệu, dụng cụ vẽ mỹ thuật và cách bảo quản: giới thiệu các dụng cụ và vật liệu vẽ mỹ thuật. Bài thực hành số 1 Buổi 2: Chương 1: Những kỹ thuật cơ bản trong môn vẽ mỹ thuật. 1. Mục tiêu của bài: Trang bị những kiến thức cơ bản để sinh viên thực hiện tốt bài thực hành theo từng loại hình vẽ mỹ thuật. 2. Nội dung bài: Kỹ thuật dựng hình trong môn vẽ mỹ thuật Kỹ thuật sử dụng ánh sáng trong vẽ mỹ thuật Kỹ thuật sử dụng chất liệu vẽ: Đen trắng, màu sắc. Bài thực hành số 2 Buổi 3: Chương 1: (tiếp) Những kỹ thuật cơ bản trong môn vẽ mỹ thuật. Bài thực hành số 3 Buổi 4: Chương 2: Vẽ tĩnh vật 1.Mục tiêu bài học: Nắm vững kỹ thuật (bố cục, góc nhìn, ánh sáng .) và thực hành hiệu quả vẽ tĩnh vật. 2.Nôi dung bài: Kỹ thuật vẽ tĩnh vật Thực hành vẽ tĩnh vật (Bài thực hành số 4) Vẽ tĩnh vật đen trắng (chất liệu: chì; bút sắt; mực nho) Buổi 5: Chương 2: (tiếp) Vẽ tĩnh vật Thực hành vẽ tĩnh vật màu (chất liệu: màu bột; màu nước) (Bài thực hành số 5) Buổi 6: Chương 2: (tiếp) Vẽ tĩnh vật Thực hành vẽ tĩnh vật màu (chất liệu: màu bột; màu nước) (Bài thực hành số 6) Buổi 7: Chương 3: Vẽ trang trí 1. Mục tiêu bài học: Nắm vững kỹ thuật và thực hành hiệu quả loại hình vẽ mỹ thuật về về vẽ trang trí Nội dung bài: 2.1. Kỹ thuật vẽ trang trí 2.2.1 Thực hành vẽ trang trí trắng đen (Bài thực hành số 7) Buổi 8: Chương 3: Vẽ trang trí. Thời gian10giờ 2.2.2 Thực hành vẽ trang trí màu (Bài thực hành số 8) Buổi 9: Chương 4: Vẽ phong cảnh Mục tiêu của bài học: Nắm vững kỹ thuật và thực hành hiệu quả loại hình vẽ mỹ thuật về vẽ phong cảnh Nội dung bài Kỹ thuật vẽ phong cảnh Thực hành vẽ phong cảnh. Vẽ phong cảnh đen trắng. (Bài thực hành số 8) Buổi 10: Chương 4: Vẽ phong cảnh Vẽ phong cảnh màu (Bài thực hành số 10) Buổi 11: Chương 4: Vẽ phong cảnh Vẽ phong cảnh màu (Bài thực hành số 11) Buổi 12: Chương 4: Vẽ phong cảnh Vẽ phong cảnh màu (Bài thực hành số 12) Buổi 1: BÀI MỞ ĐẦU. 1. Mục tiêu của bài: Giới thiệu môn học và ứng dụng môn học đối với chuyên ngành Kiến trúc. 2. Nội dung bài: Vị trí, tính chất, yêu cầu môn học: Giới thiệu về vị trí của môn học trong chương trình đào tạo, các tính chất và yêu cầu của môn học Các loại hình Mỹ thuật 2.2.1. Mỹ thuật là gì? Tìm hiểu khái niệm Mỹ thuật Mỹ thuật được hiểu nôm na là “nghệ thuật của cái đẹp”. Đây là một từ Hán Việt, với “mỹ” nghĩa là đẹp, còn “thuật” nằm trong từ “nghệ thuật”. Hiểu một cách đơn giản, mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta còn gọi môn này là “nghệ thuật thị giác” – hay còn có tên tiếng anh là “visual art”. Hiểu một cách khái quát nhất, mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp Theo nghĩa hàn lâm, có rất nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ cũng như thích của riêng từng người. Chính vì vậy, quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm. Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ “mỹ thuật” trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày. Hiểu theo nghĩa rộng, từ “mỹ thuật” còn được sử dụng để phân biệt những ngành lớn của hội họa: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng. Đơn giản hơn, mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua một chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp . 2.2.2 Một số loại hình mỹ thuật cơ bản Mỹ thuật cũng là thuật ngữ được sử dụng chung cho nghệ thuật tạo hình. Dưới đây là một số loại hình mỹ thuật cơ bản: 1. Hội họa Hội họa được xem là phần quân trọng của mỹ thuật. Đây cũng là loại hình nghệ thuật phổ biến nhất. Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách trực tiếp, hay giải thích nôm na là người vẽ sử dụng màu và bút chì để tô lên một bề mặt láng (giấy, vải,) để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật. Người làm việc này còn được gọi là họa sĩ. Kết quả của hoạt động này là những tác phẩm hội họa được ra đời, hay người ta còn gọi là tranh vẽ. Nói cách khác, hội họa là một hình thức để thể hiện ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ. 2 .Điêu khắc Điêu khắc là một loại hình mỹ thuật cơ bản Điêu khắc được hiểu là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). Vật liệu sử dụng trong điêu khắc thường là đá, đất sét, gỗ. Yếu tố quan trọng nhất trong điêu khắc là phải làm sao để “Lột tả được hình dáng chung nhất và giữ được cái hồn của tác phẩm”. 3. Đồ Họa Đồ họa là hình thức nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách gián tiếp thông qua kỹ thuật in ấn. Chính vì thế, tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao. Đồ họa thường được sử dụng cho những mục đích về truyền thông, quảng cáo, kinh doanh, Do đó, đây là ngành đang nổi và thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia học hỏi. Không chỉ có óc sáng tạo và tính thẩm mỹ, ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi người làm cần sử dụng được những công ... : - Tăng độ tươi cho những màu sáng, vd như vàng nghệ, đỏ cờ, xanh ngọc... - Đưa 1 số màu tươi ra ngoài nền để tạo tương quan cho bức vẽ. - Pha màu đậm dần để chuyển thêm khối cho đôi giày, chú ý bóng phản chiếu của nó không nên vẽ nhiều. Bước 4: - Bắt đầu nhấn nhá để bức vẽ được sâu hơn. - Sau khi chuyển độ nhiều lớp thật kĩ cho từng mảng lớn của đôi giày, giờ là lúc vẽ tỉa các chi tiết. - Có thể vẽ thêm 1 lớp lót nhè nhẹ cho bóng phản chiếu, luôn tiện dùng màu đậm để chuyển độ từ dưới đáy đôi giày chuyển ra. - Màu nền tôi đưa màu tím than đậm ra dập lại để cho nền không bị gắt quá. Bước 5: - Hoàn thiện bức vẽ. - Ở bước này tôi có sự thay đổi nhỏ ngoài ý muốn, vì thấy nền bên phải mẫu hơi trống nên tôi cho thêm 1 tĩnh vật nhỏ để bớt trống. - Vì để cho tĩnh vật này không làm loãng bức vẽ, tôi cố gắng vẽ nó không quá nổi bật, hơi chìm vào không gian theo quy luật viễn cận. 2.2 Thực hành vẽ tĩnh vật (Bài thực hành số 4) 2.2.1 Vẽ tĩnh vật đen trắng (chất liệu: chì; bút sắt;) (Bài thực hành số 4) Buổi 5: Chương 2: (tiếp) VẼ TĨNH VẬT Thực hành vẽ tĩnh vật màu (chất liệu: màu nước) (Bài thực hành số 5) Buổi 6: Chương 2: (tiếp) VẼ TĨNH VẬT Thực hành vẽ tĩnh vật màu (chất liệu: màu nước) (Bài thực hành số 6) Buổi 7: Chương 3: VẼ TRANG TRÍ 1. Mục tiêu bài học: Nắm vững kỹ thuật và thực hành hiệu quả loại hình vẽ mỹ thuật về về vẽ trang trí 2. Nội dung bài: 2.1. Kỹ thuật vẽ trang trí Đòi hỏi những yếu tố sau: Hiểu biết cơ bản về hình họa + nghệ thuật trang trí .Năng lực tư duy sáng tạo . Khiếu thẩm mỹ + hiểu biết về mọi mặt sinhhoạt thực tế. Biết bố cục trên bề mặt phẳng + bố trí các hình khối tạo ra hình dáng.- Tiến hành từng bước: 1. Nghiên cứu chủ đề và chia khoảng bề mặt: Bao gốm trang trí trên bề mặt hai chiều hay khối phải trang trí (kể cả không gian trong những khối được trình bày. TD: Bộ bàn ghế trong một căn phòng). Biết chia khoảng trên một bề mặt bằng phẳng bằng cách tìm những khoảng bề mặt to + nhỏ khác nhau ¢ Cốt sau nổi được họa tiết của chủ đề chính . Đặt họa tiết phải tránh xếp những mảnh đều nhau + những khoảng cáchchia ngang nhau giữa họa tiết + nền đề trống. Trong khi chia khoảng bề mặt + đặt họa tiết trên mảng nên phác những nét đơn giản + những nét viền thẳng +chéo có tính chất sơ thảo. 2 .Vẽ hình và cách điệu: Là sự tái tạo lại hình dáng của một vật mẫu từ tự nhiên sanh hình vẽ trên trang giấy theo sự lựa chọn + gạn lọc của tác giả ¢ không còn như thực theo hình dáng nguyên thủy. Một số phương pháp chủ yếu trong cách điệu: a. Đơn giãn hóa : Là sự lược giản phài có chọn lọc + bỏ bớt những yếu tố thừa + rườm rà + không đẹp tù những chi tiết rối rắm + phức tạp của một mẫu vật trongtự nhiên nhưng vẫn giữ lại " những đặc điểm riêng biệt của nó" mà không thể mất đi được vì mất những đặc điểm này, người xem không còn phân biệt hình dáng của nó với những cái khác. b. kiểu thức hóa : Là sự sửa đổi mẫu vật từ tự nhiên sang một kiểu thức nào đó để phù hợp với những tính chất trang trí . Có nhiều loại kiểu thức khác nhau: - Lập các hình thể tự nhiên thàng các hình kỷ hà. - Nhấn mạnh một vài đặc điểm riêng biệt + cường điệu hóa một vài đặcđiểm nào đó mà các vật thể khác không có. -có khi phải chế tạo ra các kiểu trang trí không lấy ở tự nhiên mà do họa sĩ sáng tạo ra như kiểu vẽ hình kỷ hà cho các mặt phẳng + kiểu lọ +ấm chén. 3. Tìm đậm nhạt cho bố cục phác thảo:- Trên một bảng vẽ cần đến ba sắc độ đậm nhạt là : sẫm + sáng và xám ( chất trung gian ) 4. Phác thảo màu và thể hiện: – Phương pháp tô màu phẳng + gọn nét ¢ Phải thể hiện cho nổi chủ đề định trang trí phù hợp với hiện vật. - Màu sắc phải hòa nhịp với họa tiết đã được cách điệu.- Bố cục vững chãi + hình dáng vui mắt + đơn giản + trang nhã .- Hình trang trí đóng vai trò quan trọng về nhận thức thẩm mỹ ¢ bản thân hình đẹp không cứ ở họa tiếtvẽ . Mà do chính bản thân hình đó được cấu tạo đẹp ¢ Hình + họa tiết trang trí phải liên quan chặt chẽ với nhau.-Ngoài ra, còn cần phải có phong cách dân tộc phù hợp với sở thích chung. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ: Đăng đối : a. Đăng đối đơn: - Đăng đối nhau phía trên + phía dưới (theo trục ngang). - Đăng đối nhau bên trái + bên phải ( theo trục dọc ) .- Đăng đối nằm khác nhau ( theo đường chéo ) b. Đăng đối kép: - Khi bốn góc của một hình vuông đều nhắc lại một họa tiết giống nhau theo hai đường trục bắt chéo ởgiữa . - Ngoài ra, có thể dùng nhiều họa tiết đăng đối trên hình sáu góc + tám góc + hình ròn + lấy một điểm tụ chính làm trục trung tâm. Nhắc lại: - Đó là một họa tiết chính được nhắc lại nhiều lần + đặt bên cạnh nhau có tác dụng làm cho bố cục vui mắt. Xen kẽ: - Là trường hợp một họa tiết được nhắc lại nhưng không đặt liền nhau mà được đặt xen kẻ bởi một họa tiết khác + trong một khoảng cách đều nhau để làm phong phú cho họa tiết. Nguyên tắc xoay chiều: - Những họa tiết trang trí có thể xếp theo chiều ngược lại để tạo nên sự sinh động + nhịp nhàng. Hình mãng không đều: - Ngoài các thể thức trên, còn áp dụng thể thức bố cục đặt hình mảng không đều nhau. Tuy vậy, vẫn phải tạo ra sự cân bằng + cân xứng. Cân xứng không có nghĩa là bằng nhau như nguyên tắc đăng đối mà có thể một bên to + một bên nhỏ + thuận mắt mà không lấn áp nhau. Nguyên tắc phá thể : - Là làm giảm đi những mảng + hình + đậm nhạt có xu hướng làm át đi bố cục chung.TD: Khi có quá nhiều những đường thẳng thì phải đưa vào các đường cong .Bên cái đậm phải có cái nhạt .Bên cái tươi phải có cái dịu. Hoặc bên những mảng nhọn cứng phải có những đường cong mềm mại. .. Trong khi trang trí một vật gì trên mặt phẳng hai chiều + khối ba chiều đều có thể áp dụng những nguyên tắc riêng lẽ + hoặc phối hợp miễn sao những họa tiết ăn ý + nhịp nhàn + nhất trí với nhau về phong cách + về hòa sắc. CÁC YẾU TỐ CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 1. Nền- Là khoảng trống giữa các hoạ tiết. - Phần nền có khi là các khoảng trống thoáng + rộng rãi mà các hoạ tiết chỉ là những điểm phụ + Đơn giãn + hay có khi là những khoảng trống nhỏ còn xót lại do các hoạ tiết tạo ra.- Màu của nền thường là một màu thống nhất ¢sắc tố chính cho sự hoà sắc. 2. Họa tiết- Là một kiểu hình thể nàu đó được sáng tạo + chọn lựa để trang trí. - Có thể họa tiết chính + họa tiết phụ¢ Họa tiết đóng vai trò chủ yếu trong các mặt phẳng để trang trí._ Màu của các họa tiết thường không giống màu của nền. Xem thêm ... 2.2.1 Thực hành vẽ trang trí trắng đen (Bài thực hành số 7) Buổi 8: Chương 3: VẼ TRANG TRÍ. 2.2.2 Thực hành vẽ trang trí màu (Bài thực hành số 8) Buổi 9: Chương 4: VẼ PHONG CẢNH 1.Mục tiêu của bài học: Nắm vững kỹ thuật và thực hành hiệu quả loại hình vẽ mỹ thuật về vẽ phong cảnh Nội dung bài Kỹ thuật vẽ phong cảnh 1. Chọn một “khuôn không gian” cho cảnh Đây là không gian, được bao bọc bằng 4 đường biên hoặc một khung. Các số đo tùy thuộc vào họa sĩ. Hàng ngàn cảnh vẽ có thể được tạo ra từ khoảng không gian bên trong ranh giới này. Những suy nghĩ cụ thể sẽ làm cho tiến trình dễ dàng hơn rất nhiều so với cái mà ta chỉ có thể hình dung. Một nhận thức sớm mà các họa sĩ tương lai nên là ở mỗi cảnh phải được vẽ trước cho dù công cụ sử dụng là cọ, than, hay viết chì.. v.v Vì thế những nguyên tắc vẽ tốt là cực kỳ quan trọng. Không gian không phải là một hình hay một kích thước chính xác. Nó có thể là một hình vuông (B), một hình chữ nhật (A, C), hoặc thậm chí là một hình tròn (D). Thường thì hình chữ nhật được chọn. Hình vuông bao phủ sự đơn điệu với 4 cạnh tương đương nhau – lẽ đương nhiên, là điều đó có thể được xử lý bằng cách thiết kế lại phần không gian bên trong nó. Hình tròn thì hiếm khi được chọn bởi vì nó có một sự đơn điệu như một cái máy không có điểm dừng mà không thích hợp tối ưu với những kiểu bố cục phong cảnh tốt nhất. Cũng có thể nói điều tương tự với hình bầu dục. Hầu hết các nghệ sĩ thích làm việc với không gian hình chữ nhật với chiều cao và rộng khác nhau. Bởi vì nó rất tự nhiên, và vì ngay chính bản thân nó, cái phần không gian giới hạn này (hình chữ nhật) thì đã là thú vị rồi. Vì thế người nghệ sĩ bắt đầu với không gian và các đường khung mà mình đã là quen thuộc. Trước khi đụng tới phần bên trong, các thành phần này sẽ được làm việc. 2. Hình chữ nhật ngang Nhiều hình chữ nhật chiều ngang được dùng cho tranh phong cảnh hơn là hình chữ nhật theo chiều trên xuống. Càng về sau (hoặc chúng ta có thể gọi chúng là hình chữ nhật chiều đứng) được sử dụng dành cho các bức tranh chân dung. Nói chung là con người thì theo chiều đứng, phong cảnh thì theo chiều ngang. Một lý do khác mà hình chữ nhật ngang được sử dụng cho tranh phong cảnh do bởi sự bao quát bên trái và bên phải rộng hơn được ghi nhận bởi ánh mắt khi ở ngoài. Con người có phạm vi quang học và khả năng bao quát khác nhau khi giữ yên mắt nhìn trực tiếp về phía trước. Sự khác biệt này phụ thuộc vào giác mạc của mắt, kích thước “cửa sổ” tổng thể của mắt (khe phía trước của nhãn cầu) và những khác biệt về mặt vật lý về vị trí tách xa của đôi mắt trên đầu. Tuy nhiên, nên cần được nhấn mạnh rằng những thứ người nghệ sĩ thể hiện cần thiết không được xác định bởi những gì được bắt giữ trong phạm vi toàn cảnh này. NGƯỜI NGHỆ SĨ LÀ NHÀ SÁNG TẠO VÀ NHỮNG GÌ ĐƯỢC NHÌN THẤY LÀ NGUYÊN LIỆU THÔ ĐƠN GIẢN. Để chơi chữ cho mục đích của thu hồi: Thị giác luôn là sự chọn lựa. (optical – optiianal). Điều gì xảy ra khi chúng ta nhìn vào một không gian mới tinh được đóng hộp bằng một cái khung như hình A (Hình chữ nhật ở trên)? Nó có thể chính xác là một mảng tương tự, đang nói không gian 2 chiều, như bị chiếm giữ bởi nhiều hình ảnh các giải thưởng ở nhiều thời kỳ. Một điều chắc chắn là: chúng ta không quan tâm đến chuyện nhìn nó lâu trừ khi vì một vài lý do bí mật khác lạ, chúng ta đang tìm kiếm để khám phá bản thân mình với “không có gì”. Bởi vì không có gì thì đang xảy ra trong không gian, chúng ta đang hướng đến các đường biên muốn vượt ra ngoài. Một cách đơn giản nhất, ít nhất trong một khoảng khắc, nhiều phút “xảy ra” nhất sẽ nắm bắt được sự chú ý của chúng ta. Để nhận ra rằng người nghệ sĩ sáng tạo có thể điều khiển sự chú ý với một cái chạm hoặc một nét của tay ông ta có được một thứ gì đó sâu sắc. 3.“Điều khiển” sự chú ý của người xem Chúng ta nói về điều khiển vô điều kiện mà người xem, bất kỳ ai nào trên trái đất này đều sẽ hướng sự chú ý của họ đến một vị trí cụ thể. Hãy đặt dấu hiệu nhỏ, duy nhất hoặc một điểm vào nơi nào đó trong phạm vi không gian hình chữ nhật như hình 2. Khi nhìn vào khi vực này, người xem không có động lực nào ngoại trừ đi đến vị trí đó. Chúng ta đã lôi kéo, và điều này hoàn toàn dễ dàng, rằng người quan sát sẽ di chuyển đến phần góc trên, bên phải trong phần không gian khung. Người xem ngắm hình 1 tất cả chỉ có 1 lần và chỉ vậy thôi. Nhưng khi nhìn vào hình 2, ánh mắt người xem sẽ di chuyển đến nơi “có chuyện xảy ra” nho nhỏ ở góc trên, bên phải. Giờ hãy xem hình 3. Lúc này nếu là một người xem mới (chưa xem hình 2) sẽ không di chuyển ánh mắt đến góc trên, bên phải nữa (dù có sự khác biệt) mà xuống góc trái, ở dưới rồi mới di chuyển lên góc trên bên phải. Lần bổ sung mới chiếm quyền ưu tiên vượt trên các ngôi sao trên sân khấu trước đó. Trong hình 4, chúng tôi đã giới thiệu một yếu tố mới có sự thu hút mạnh hơn. Ánh mắt bị thu hút đầu tiên vào điểm đó trước khi di chuyển đến cái chấm bây giờ là số 2 và tương tự tiếp theo đến với chấm số 3. Vì thế nhà sáng tạo nghệ thuật có thể di chuyển “khán giả” của ông ta. Chúng ta nói rằng ánh mắt đi du lịch trên bức tranh, và do đó người xem có thể có một sự trải nghiệm dạo quanh với những thứ, khi mà ánh mắt bị xô đẩy bởi các hình thức nghệ thuật cụ thể, mà có thể vừa có khả năng làm vừa lòng vừa tạo ra lợi nhuận. Sau này, chúng ta sẽ thấy những thứ chúng ta thực hiện bằng cách di chuyển ánh mắt như trong hình 4, cũng có thể thực hiện được bằng bố cục phong cảnh. 4. Điểm nhấn (The Focal Point) Bất cứ nơi nào mà ánh mắt có xu hướng tập trung vào một hình thì được gọi là “điểm nhấn”. Trong hình 5 sự chú ý ngay lập tức đi đến điểm nằm ở góc phải dưới. Mỗi một hình có một hoặc nhiều điểm nhấn. Chúng có thể trải rộng hoặc ít nhiều được tập trung. Chúng không phải là các điểm bình thường kiểu như thế mà có thể là các đường thẳng (hình 6) hoặc các mảng 2 chiều (hình 7) hoặc khối 3 chiều (hình 8). Trong hình 5 nó có thể được gọi là một điểm nhấn “ngắt quảng” – Bất kỳ vết nhỏ hay mảng đều có thể tạo ra điều giống như vậy. Trong hình 9 và 10 chúng ta có “tập hợp” các điểm nhấn thể hiện trong các sắc độ tối và sáng hoặc chúng có thể có màu sắc. Một sự vận dụng đúng đắn các điểm nhấn này, bằng cách tự bản thân nó hoặc trong một sự phối hợp, là điều cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên 1 bức tranh tốt 5.Mảng nhấn (The Focal Area) Từ khi sự tập trung của người xem có thể được tập hợp lại trong một mảng mà được tạo nên từ nhiều thành phần, khái niệm “mảng nhấn” đôi khi được sử dụng một cách thích hợp. Trong hình 11, có nhiều nét viết chì phẳng đặt xuống một cách trừu tượng tạo thành một “mảng nhấn” rất tương tự với “tập hợp” các điểm nhấn ở hình 9 & 10. Nơi một thứ rời bỏ và những thứ bắt đầu khác tùy thuộc vào người miêu tả. Trong hình 12 chúng ta có một điểm nhấn đậm chiếm ưu thế trên cùng một mảng, và nó đòi hỏi một sự tương đương trừ khi chú ý hơn phần cơ thể lớn hơn màu xám. Trong hình 13, có vài mảng nhấn được tạo nên từ các thân cây. Trong hình 14, một cái cây đơn độc hoặc điểm nhấn lấn át những gì đã từng là mảng nhấn ở hình 13. Tương tự như thế, trong hình 15, một mảng nhấn của các ngọn núi gây ra sự chú ý với chúng ta. Trong hình 16, một ngọn tháp biên phòng được thêm vào mảng nhấn đó dù chỉ là điểm nhấn “ngắt” nhỏ, tuy nhiên nó đã khiến cho các thứ khác phải phục tùng. Chúng ta có thể kết luận rằng điểm nhấn có thể lấn át hoặc đánh cắp sự chú ý của mảng nhấn. Thực hành vẽ phong cảnh. 2.2.1 Vẽ phong cảnh đen trắng. (Bài thực hành số 9) Buổi 10: Chương 4: VẼ PHONG CẢNH 2.2.2 Vẽ phong cảnh đen trắng. (Bài thực hành số 10) Buổi 11: Chương 4: VẼ PHONG CẢNH 2.2.3 Vẽ phong cảnh đen trắng. (Bài thực hành số 11) Buổi 12: Chương 4: VẼ PHONG CẢNH 2.2.4 Vẽ phong cảnh đen trắng. (Bài thực hành số 12)
File đính kèm:
- bai_giang_ve_my_thuat.docx