Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 6: Phân tích chứng khoán
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Hiểu được các khái niệm cơ bản về phân tích và đầu tư chứng khoán.
• Phân việt các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
• Nắm vững được quy trình phân tích chứng khoán cơ bản
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 6: Phân tích chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 6: Phân tích chứng khoán
v1.0015106204 1 BÀI 6 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN ThS. Vũ Thị Thúy Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015106204 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Đầu tư chứng khoán Ông Hùng muốn tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do kiến thức về thị trường không nhiều, ông Hùng quyết định đầu tư trong ngắn hạn và kiếm lợi nhờ chênh lệch giá cổ phiếu. 2 1. Ông Hùng đầu tư chứng khoán theo phương thức nào? 2. Ông Hùng có thể có những thu nhập nào từ việc đầu tư chứng khoán? v1.0015106204 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Hiểu được các khái niệm cơ bản về phân tích và đầu tư chứng khoán. • Phân việt các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán. • Nắm vững được quy trình phân tích chứng khoán cơ bản. v1.0015106204 NỘI DUNG Khái quát về phân tích và đầu tư chứng khoán Mục tiêu và quy trình phân tích chứng khoán Nội dung phân tích chứng khoán v1.0015106204 1.2. Phân loại đầu tư chứng khoán 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khoán 1.3. Thu nhập và rủi ro trong đầu tư chứng khoán v1.0015106204 1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN • Phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư chứng khoán. • Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp nhà đầu tư xác định giá trị của chứng khoán và thời điểm để ra quyết định đầu tư. v1.0015106204 1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN • Đầu tư ngân quỹ • Đầu tư hưởng lợi • Đầu tư phòng vệ • Đầu tư nắm quyền kiểm soát v1.0015106204 1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) Đầu tư ngân quỹ • Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả (cầu giao dịch), nhu cầu dự phòng và dự trữ, các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn. • Các nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc, CDs, kỳ phiếu ngân hàng, thương phiếu, v1.0015106204 1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) Đầu tư hưởng lợi • Khác với hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận. • Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có thể có từ lợi tức từ tài sản đầu tư như cổ tức được phân phối hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu. v1.0015106204 1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) Đầu tư phòng vệ Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn, song hàm chứa rủi ro cao, do vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúp các nhà đầu tư phòng tránh rủi ro, như: Hợp đồng giao sau (Forwards), Hợp đồng kỳ hạn (Futures), Hợp đồng quyền mua (Call Options), Hợp đồng quyền bán (Put Options), v1.0015106204 1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo) Đầu tư nắm quyền kiểm soát • Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền được nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông. Số lượng cổ phiếu nắm giữ sẽ quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát của các nhà đầu tư. • Một số nhà đầu tư lớn, thường là các nhà đầu tư có tổ chức như là các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát. Thông qua hoạt động đầu tư vốn, các tổ chức này thường tham gia Hội đồng quản trị nhằm thực hiện hoạt động quản lý, tạo mối liên kết về sở hữu trong tập đoàn. v1.0015106204 1.3. THU THẬP VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN • Lợi nhuận (Thu nhập) Lợi nhuận tuyệt đối. Lợi nhuận tương đối. Lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng (Tỷ suất lợi nhuận dự kiến). • Rủi ro trong đầu tư chứng khoán Rủi ro hệ thống: Rủi ro thị trường. Rủi ro sức mua. Rủi ro lãi suất. Rủi ro phi hệ thống: Rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh. Rủi ro quản lý. v1.0015106204 2. MỤC TIÊU VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN • Mục tiêu phân tích chứng khoán Mục tiêu của quá trình phân tích chứng khoán là giúp cho nhà đầu tư ra các quyết định mua bán chứng khoán một cách có hiệu quả nhất, tức là mang lại lợi nhuận và sự an toàn về vốn cho nhà đầu tư. • Quy trình phân tích chứng khoán Để xác định giá trị của mỗi doanh nghiệp, từ đó xác định giá trị của cổ phiếu, người ta phải tiến hành lần lượt qua ba giai đoạn: Phân tích thị trường, phân tích ngành kinh tế và phân tích công ty. v1.0015106204 3.2. Phân tích ngành 3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 3.1. Phân tích vĩ mô 3.3. Phân tích công ty 3.4. Phân tích và quản lý danh mục đầu tư v1.0015106204 3.1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ • Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội quốc tế Môi trường kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của quốc gia, có những tác động trực tiếp đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yếu tố quốc tế cần được xem xét trong quá trình phân tích đầu tư chứng khoán. Các vấn đề có tính quốc tế cần lưu ý trong quá trình phân tích chứng khoán là: mức tăng trưởng kinh tế; các vấn đề chính trị nhạy cảm; chính sách bảo hộ; chính sách tự do hóa tài chính; chính sách tiền tệ... v1.0015106204 3.1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ (tiếp theo) • Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia a. Môi trường chính trị - xã hội Môi trường chính trị và xã hội có những tác động nhất định đến hoạt động của thị trường chứng khoán nước đó, thậm chí có thể tác động đến hoạt động thị trường chứng khoán trên phạm vi toàn cầu. b. Các điều kiện kinh tế vĩ mô Tỷ giá hối đoái: khi nhà đầu tư nhận định rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá trong thời gian tới thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ để phòng ngừa giá trị chứng khoán bị sụt giảm. Lạm phát và lãi suất: đây là hai nhân tố rất quan trọng gây ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán. c. Các dự đoán về tình hình kinh tế và xu hướng thị trường. v1.0015106204 3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH Phân tích ngành là một nội dung quan trọng của quy trình phân tích ba bước trong phân tích cơ bản nhằm giúp cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn chứng khoán và hoạch định chính sách quản lý danh mục đầu tư. Các nghiên cứu cho thấy, trong cùng một thời kỳ, các ngành khác nhau có rủi ro và lợi nhuận khác nhau. v1.0015106204 3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) • Phân tích chu kỳ kinh doanh Nhóm ngành có chu kỳ vận động phù hợp với chu kỳ kinh tế và nhóm ngành có sự vận động ngược chiều với chu kỳ kinh tế. Nhóm ngành có chu kỳ phù hợp bao gồm: ngành ngân hàng tài chính; ngành kinh doanh bất động sản; ngành xây dựng, ngành hàng tiêu dùng đắt tiền (ô tô, máy tính, điện lạnh, mỹ phẩm); ngành chế tạo máy và những ngành có đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động cao. v1.0015106204 3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH • Ảnh hưởng của thay đổi trong cấu trúc kinh tế tới các ngành Sự thay đổi các yếu tố cấu trúc kinh tế như nhân khẩu, công nghệ, chính trị, môi trường pháp luật và chính sách kinh tế sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dòng tiền và rủi ro tiềm năng của các ngành. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng tới các ngành khác nhau là khác nhau. Yếu tố nhân khẩu bao gồm sự tăng trưởng dân số, cấu trúc phân bổ dân số về độ tuổi, về mặt địa lý, sự phân bổ về thu nhập, sự thay đổi về dân tộc, văn hóa. Yếu tố phong cách sống có liên quan đến cách thức mọi người sống, làm việc, tiêu dùng,... v1.0015106204 3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) • Xác định chu kỳ sống của ngành Giai đoạn bắt đầu phát triển. Giai đoạn tăng trưởng nhanh. Giai đoạn bắt đầu tăng trưởng chín muồi. Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồi. Giai đoạn tăng trưởng giảm. v1.0015106204 3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH • Xác định chu kỳ sống của ngành Giai đoạn bắt đầu phát triển Sản phẩm chưa được thị trường chấp nhận, doanh số bán thấp. Chi phí quảng cáo, chi phí quản lý lớn. Gắn với hoạt động đầu tư mạo hiểm. Giai đoạn tăng trưởng nhanh Sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, doanh số bán tăng nhanh. Phát triển vượt bậc về quy mô, hệ thống phân phối. Tăng trưởng cao. v1.0015106204 3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) • Xác định chu kỳ sống của ngành Giai đoạn bắt đầu tăng trưởng chín muồi Nhu cầu về hàng hóa phần lớn được thỏa mãn nhưng thị trường chưa bão hòa. Nhiều doanh nghiệp tham gia. Mức tăng lợi nhuận biên có xu hướng giảm. Doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồi Đây là giai đoạn dài nhất. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành giảm so với tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp tận dụng những thứ đang có thay vì khuếch trương quy mô. Giá cổ phiếu nhiều biến động. v1.0015106204 3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo) • Xác định chu kỳ sống của ngành Giai đoạn tăng trưởng giảm Tăng trưởng doanh số bán giảm. Lợi nhuận thấp. Di chuyển lĩnh vực đầu tư. Giá chứng khoán giảm. v1.0015106204 3.3. PHÂN TÍCH CÔNG TY • Phân tích các báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là việc làm quan trọng đối với các nhà đầu tư, mục đích phân tích các báo cáo tài chính là nhằm đánh giá: Khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành. Khả năng thanh toán nợ dài hạn. Khả năng thanh khoản, tức là khả năng chi trả các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn. Tiềm năng phát triển trong tương lai. • Phân tích rủi ro Phân tích rủi ro tức là phân tích sự biến động của tổng thể các dòng thu nhập của công ty. Thông thường, rủi ro đối với công ty thường được phân tích trên 2 giác độ: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. v1.0015106204 3.4. PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ • Lý thuyết đa dạng hóa Quá trình phân tán và tối thiểu hóa rủi ro là một hình thức đa dạng hoá. Theo đó, nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để tạo thành một danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức nhỏ nhất. Điều này có nghĩa là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”. • Lý thuyết thị trường hiệu quả Năm 1953, lần đầu tiên Maurice Kendall đã sử dụng máy tính trong phân tích các giao dịch cổ phiếu và đưa ra kết luận giá cổ phiếu thay đổi ngẫu nhiên, không có quy luật và không thể dự đoán được. Kết luận này đặt nền móng cho lý thuyết thị trường có hiệu quả. Theo học thuyết này, thị trường có hiệu quả bao gồm 3 chỉ tiêu: phân phối hiệu quả; hoạt động hiệu quả; thông tin hiệu quả. v1.0015106204 3.4. PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ (tiếp theo) • Lý thuyết thị trường hiệu quả Có 3 hình thái của thị trường có hiệu quả, đó là hình thái yếu, hình thái trung bình và hình thái mạnh. Hình thái yếu của thị trường. Hình thái trung bình. Hình thái mạnh. • Quản lý danh mục đầu tư Thông thường có hai phương pháp trong quản lý danh mục đầu tư trái phiếu và danh mục đầu tư cổ phiếu, đó là: quản lý thụ động và quản lý chủ động. v1.0015106204 3.4. PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ • Quản lý danh mục đầu tư Quản lý danh mục trái phiếu Quản lý danh mục trái phiếu thụ động là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn mà không cần chú trọng đến phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất trên thị trường. Quản lý danh mục trái phiếu chủ động là chiến lược mua và nắm giữa trái phiếu trên cơ sở phân tích thị trường để xây dựng các danh mục đầu tư trái phiếu mang lại mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường. v1.0015106204 3.4. PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ • Quản lý danh mục đầu tư Quản lý danh mục cổ phiếu Quản lý danh mục cổ phiếu thụ động là chiến lược mua, bán cổ phiếu theo một chỉ số chuẩn nào đó. Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra danh mục vượt trội so với chỉ số chuẩn trên thị trường mà tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng loại gần giống với chỉ số chuẩn (chỉ số mục tiêu) để nhằm đạt được mức sinh lời dự kiến tương đương mới mức sinh lời chuẩn. Quản lý danh mục cổ phiếu chủ động là chiến lược mua bán cổ phiếu nhằm thu được mức sinh lời dự kiến đầu tư cao hơn mức sinh lời của danh mục thụ động chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên mức trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định. v1.0015106204 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Trả lời: 1. Ông Hùng đầu tư theo phương thức đầu tư hưởng lợi (kinh doanh chênh lệch giá). 2. Ông Hùng có thể có những khoản thu nhập sau: (1) Thu nhập thường xuyên (Tree) như cổ tức và lợi tức trái phiếu được trả định kỳ hàng năm. Thu nhập này là đối tượng của thuế thu nhập như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. (2) Lãi vốn (Gain): Thu nhập này chỉ có khi nhà đầu tư bán chứng khoán, được xác định bằng doanh thu từ tiền bán chứng khoán trừ chi phí đầu tư bao gồm giá vốn đầu tư ban đầu và chi phí giao dịch. 1. Ông Hùng đầu tư chứng khoán theo phương thức nào? 2. Ông Hùng có thể có những thu nhập nào từ việc đầu tư chứng khoán? v1.0015106204 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Hoạt động đầu tư hưởng lợi bao gồm: A. đầu tư ngân quỹ, kinh doanh chênh lệch giá, kinh doanh giảm giá, hoạt động đầu cơ. B. kinh doanh giảm giá, hoạt động đầu cơ, tạo lập thị trường, đầu tư phòng vệ. C. kinh doanh chênh lệch giá, kinh doanh giảm giá, hoạt động đầu cơ, tạo lập thị trường. D. tạo lập thị trường, đầu tư phòng vệ, đầu tư ngân quỹ, kinh doanh chênh lệch giá. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. kinh doanh chênh lệch giá, kinh doanh giảm giá, hoạt động đầu cơ, tạo lập thị trường. • Giải thích: Theo Chương 7, mục 7.2, tiểu mục 7.2.2, từ trang 166 đến trang 170, PGS. TS. Trần Đăng Khâm, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. v1.0015106204 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Lợi nhuận được xác định dựa trên phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là: A. lợi nhuận tuyệt đối. B. lợi nhuận tương đối. C. lợi nhuận thực tế. D. lợi nhuận kỳ vọng. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. lợi nhuận tuyệt đối. • Giải thích: Theo Chương 7, mục 7.1, tiểu mục 7.1.1, từ trang 143 đến trang 158, PGS. TS. Trần Đăng Khâm, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. v1.0015106204 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Phân biệt các loại lợi nhuận, rủi ro trong đầu tư chứng khoán. • Các phương thức đầu tư chứng khoán. • Quy trình phân tích chứng khoán. • Nội dung phân tích chứng khoán.
File đính kèm:
- bai_giang_thi_truong_chung_khoan_2_bai_6_phan_tich_chung_kho.pdf