Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật

MỤC TIÊU

• Nắm được khái niệm về phân tích kỹ thuật;

• Nắm được một số công cụ về phân tích kỹ thuật;

• Hiểu được điểm mạnh cũng như điểm yếu của phân tích kỹ thuật.

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 1

Trang 1

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 2

Trang 2

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 3

Trang 3

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 4

Trang 4

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 5

Trang 5

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 6

Trang 6

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 7

Trang 7

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 8

Trang 8

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 9

Trang 9

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 23 trang viethung 5600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 5: Phân tích kỹ thuật
v1.0015112229
BÀI 5
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
ThS. Nguyễn Ngọc Trâm
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1
v1.0015112229
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
1. Những lý thuyết cơ sở của phân tích kỹ thuật
2. Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật?
Phân tích kỹ thuật là một kỹ thuật được dùng để dự báo hướng giá trong tương lai.
2
v1.0015112229
• Nắm được khái niệm về phân tích kỹ thuật;
• Nắm được một số công cụ về phân tích kỹ thuật;
• Hiểu được điểm mạnh cũng như điểm yếu của phân tích kỹ thuật.
3
MỤC TIÊU
v1.0015112229
Khái niệm về phân tích kỹ thuật
Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm và nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Các công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích kỹ thuật
Một số chỉ số cơ bản
4
NỘI DUNG
v1.0015112229
1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1.1. Khái niệm
1.2. Các giả định
5
v1.0015112229
1.1. KHÁI NIỆM
“Phân tích kỹ thuật là một kỹ thuật phân tích (phương pháp phân tích) chỉ dựa vào các diễn biến
của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai, và cũng
như các áp lực cung cầu có ảnh hưởng đến giá. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng công cụ
toán học và các đồ thị (hình mẫu kỹ thuật) để xác định xu thế thị trường của một loại cổ phiếu
nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để mua bán chứng khoán. Sử dụng phân
tích kỹ thuật để có thể trả lời câu hỏi: Giao dịch cái gì và giao dịch khi nào?”
6
v1.0015112229
1.2. CÁC GIẢ ĐỊNH
• Biến động thị trường phản ánh tất cả.
• Giá dịch chuyển theo xu thế chung.
• Lịch sử sẽ tự lặp lại.
7
v1.0015112229
2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
2.1. Lý thuyết Dow
2.2. Lý thuyết sóng Elliot
8
v1.0015112229
2.1. LÝ THUYẾT DOW
• Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả.
• Ba xu thế của thị trường: Lý thuyết Dow đưa ra nguyên lý về 3 xu thế giao động chính về giá
trên thị trường chứng khoán, xu thế cấp một là xu thế chính, xu thế cấp 2 và 3 là xu thế
thứ cấp.
• Bull market (thị trường con bò tót - thị trường tăng giá): Nguyên lý này cho rằng một xu thế
tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên là quá trình “tích tụ”, thời kỳ thứ
2 là thời kỳ của sự tăng trưởng khá vững chắc, thời kỳ 3 là thời kỳ thị trường sôi sục với
những biến động.
• Bear market (thị trường con gấu - thị trường giảm giá): Nguyên lý này cho rằng xu thế giảm
giá cơ bản chia thành 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên (thời kỳ “phân bổ”), thời kỳ thứ hai (thời kỳ
hỗn loạn), thời kỳ thứ 3 (thời kỳ giảm giá cao).
• Chỉ sử dụng mức giá đóng của để nghiên cứu.
• Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu thực sự về
sự đảo chiều xu thế đó được xác định.
9
v1.0015112229
2.2. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOT
• Lý thuyết sóng kết luận rằng có biến động của thị giá chứng khoán đều theo biến
động lặp đi lặp lại như các bước sóng. Lý thuyết này cho rằng có 5 sóng của xu
hướng chính và theo sau đó là 3 sóng điều chỉnh (sóng 5-3).
• Dãy số Fibonacci chính là nền móng về mặt toán học cho lý thuyết sóng của Elliot.
• Lý thuyết sóng được áp dụng cho các chỉ số bình quân của thị trường chứng khoán,
đặc biệt là chỉ số công nghiệp DowJones.
10
v1.0015112229
3. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 
Các loại biểu đồ
• Biểu đồ dạng đường (Line chart).
• Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart).
• Biểu đồ dạng hình nến (Candlestick chart).
11
v1.0015112229
3. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (tiếp theo)
Biểu đồ dạng đường
• Là loại biểu đồ thể hiện mức giao động giá và khối
lượng giao dịch dưới dạng một đường liền nét.
• Biểu đồ dạng này thường được sử dụng cho những
thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong
thời gian ngắn, khớp lệnh định kỳ theo từng phiên
hoặc nhiều lần trong một phiên.
• Ưu, nhược điểm: dễ sử dụng, tuy nhiên những thị
trường chứng khoán phát triển thì thường biến động
trong thời gian ngắn, với độ lệch khá cao, nên việc
dùng biểu đồ này mang lại hiệu quả không cao.
12
v1.0015112229
3. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (tiếp theo)
Biểu đồ dạng then chắn
• Trên thị trường chứng khoán hiện đại các
chuyên viên phân tích thường dùng biểu đồ này
vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét
giá chứng khoán.
• Sử dụng để biểu diễn khoảng giá giao dịch hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm,
được thể hiện bằng một cột thẳng đứng cho mỗi
giai đoạn. Một dấu gạch ngang bên phải thể hiện
mức giá đóng cửa và dấu gạch ngang bên trái thể
hiện giá mở cửa.
• Khối lượng giao dịch được thể hiện ở phần dưới
của đồ thị để những người sử dụng phân tích kỹ
thuật có thể nhận ra mối liên hệ giữa biến động
giá và khối lượng giao dịch.
13
v1.0015112229
3. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (tiếp theo)
Biểu đồ dạng hình nến
• Vào những năm 1600, người Nhật Bản phát triển một
phương pháp phân tích kỹ thuật để phân tích về biến
động giá hợp đồng gạo. Phương pháp này được gọi là
mô hình nến.
• Steven Nison là người có công nghiên cứu các nguyên
tắc vận động của mô hình nến và phổ biến rộng rãi
phương pháp này. Loại biểu đồ này phản ánh rõ nét
nhất cung cầu của chứng khoán.
14
v1.0015112229
3. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (tiếp theo)
Biểu đồ dạng hình nến (tiếp theo)
• Biểu đồ dạng hình nến Nhật Bản cũng biểu diễn giá
đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất giống như mô
hình dạng hình nến hiện đại.
• Mỗi hình nến biểu diễn về giá trong một thời kỳ (ví dụ
một ngày). Thông thường biểu đồ dạng hình nến Nhật
Bản sử dụng hai màu cơ bản là xanh và đỏ hoặc trắng
và đen. Nếu như giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì
cây nến có màu xanh (trắng). Nếu như giá đóng cửa
nhỏ hơn giá mở cửa thì cây nến có màu đỏ (đen).
Đường kẻ phía trên và phía dưới thân nến gọi là bóng
nến, thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất trong một
thời kỳ.
15
v1.0015112229
4. MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN
Đường trung bình trượt
• Trung bình trượt (Moving average) là một trong những công cụ lâu đời của phân tích kỹ
thuật. Biến động giá hàng ngày của cổ phiếu, hàng hóa hay ngoại tệ có thể là rất lớn, giá trị
trung bình trượt sẽ giảm thiểu những biến động lớn đó.
• Mục đích sử dụng giá trị trung bình trượt là để làm trơn những biến động giá lớn trong ngắn
hạn để tập trung vào phát hiện xu hướng giá trong khoảng thời gian đầu tư.
• Có 4 loại đường trung bình trượt: đường trung bình trượt giản đơn (SMA), đường trung bình
trượt tuyến tính có trọng số, đường trung bình trượt tính theo hệ số mũ, đường trung bình
trượt biến đổi (VMA).
16
v1.0015112229
4. MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN (tiếp theo)
Chỉ số kênh hàng hóa (Commodity Channel Index: CCI)
CCI là một chỉ báo kỹ thuật trong phân tích kỹ thuật, là một chỉ số động lượng cung cấp cho
chúng ta những chỉ báo kỹ thuật về các điểm quá mua (overbought) và quá bán (Oversould) của
chứng khoán trên thị trường.
17
v1.0015112229
5. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
• Ưu điểm
 Phân tích kỹ thuật không phụ thuộc nhiều vào các báo cáo tài chính. Các nhà phân tích
kỹ thuật cho rằng có một vài vấn đề liên quan tới số liệu từ báo cáo tài chính:
 Thiếu thông tin cần thiết cho các nhà phân tích.
 Chuẩn mực kế toán khác nhau cho phép các công ty lựa chọn phương pháp báo cáo
khác nhau, dẫn đến việc khó có thể so sánh báo cáo tài chính của hai công ty.
 Một số nhân tố không thể định lượng được không được thể hiện trong báo cáo
tài chính.
 Những nhà phân tích theo trường phái phân tích cơ bản phải đánh giá những thông tin
mới và nhanh chóng xác định giá trị thực mới, nhưng những nhà phân tích theo trường
phái kỹ thuật thuần túy chỉ cần nhận diện sự dịch chuyển của giá cân bằng.
 Nhà phân tích kỹ thuật tiến hành giao dịch khi sự dịch chuyển tới điểm giá cân bằng mới
đang diễn ra trong khi nhà phân tích cơ bản tìm kiếm các chứng khoán đang bị định giá
sai mà thị giá chưa kịp điều chỉnh bằng với giá trị thực.
18
v1.0015112229
5. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (tiếp theo)
19
• Nhược điểm
 Phân tích kỹ thuật có quá nhiều giả định.
 Phân tích kỹ thuật đối lập với nguyên lý bước đi ngẫu nhiên và thị trường hiệu quả.
 Phân tích kỹ thuật luôn có một độ trễ nhất định do sử dụng bộ số liệu của quá khứ.
v1.0015112229
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Những lý thuyết cơ sở của phân tích kỹ thuật
 Lý thuyết Dow.
 Lý thuyết sóng Elliot.
• Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật?
Ưu điểm
 Phân tích kỹ thuật không phụ thuộc nhiều vào các báo cáo tài chính.
 Những nhà phân tích theo trường phái kỹ thuật thuần túy chỉ cần nhận diện sự dịch
chuyển của giá cân bằng.
 Nhà phân tích kỹ thuật tiến hành giao dịch khi sự dịch chuyển tới điểm giá cân bằng mới
đang diễn ra trong khi nhà phân tích cơ bản tìm kiếm các chứng khoán đang bị định giá
sai mà thị giá chưa kịp điều chỉnh bằng với giá trị thực.
Nhược điểm
 Phân tích kỹ thuật có quá nhiều giả định.
 Phân tích kỹ thuật đối lập với nguyên lý bước đi ngẫu nhiên và thị trường hiệu quả.
 Phân tích kỹ thuật luôn có một độ trễ nhất định do sử dụng bộ số liệu của quá khứ.
20
20
v1.0015112229
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Phân tích kỹ thuật là:
A. phương pháp sử dụng diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán
xu thế giá trong tương lai.
B. phương pháp phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty định
đầu tư như dựa vào bảng cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét
chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian.
C. phương pháp phân tích sử dụng báo cáo tài chính nhằm đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp.
D. phương pháp phân tích về tình hình hoạt động của ngành đang kinh doanh để đưa ra
quyết định.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. phương pháp sử dụng diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong
quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai.
• Giải thích: Mục 1.1. Khái niệm về phân tích kỹ thuật.
21
v1.0015112229
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật là:
A. các báo cáo tài chính cung cấp thông tin để định giá chứng khoán.
B. giá chứng khoán biến động ngẫu nhiên và không dự đoán được.
C. biến động thị trường phản ánh tất cả.
D. biến động thị trường không phản ánh tất cả.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. biến động thị trường phản ánh tất cả.
• Giải thích: Mục 1.1. Khái niệm về phân tích kỹ thuật.
22
v1.0015112229
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Khái niệm của phân tích kỹ thuật.
• Lợi thế của phân tích kỹ thuật.
• Cở sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật.
• Nhược điểm của phân tích kỹ thuật.
23

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_va_dau_tu_chung_khoan_bai_5_phan_tich_ky.pdf