Bài giảng Lịch sử Việt Nam
Học chữ Hán từ nhỏ, được tiếp thu tinh thần yêu nước bất khuất của các phong trào đấu tranh chống Pháp, cách đối nhân xử thế nhân nghĩa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Việt Nam
BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Học chữ Hán từ nhỏ, được tiếp thu tinh thần yêu nước bất khuất của các phong trào đấu tranh chống Pháp, cách đối nhân xử thế nhân nghĩa. Tháng 9 năm 1905, Bác học trường tiểu học Pháp ở thành phố Vinh, lần đầu tiên tiếp xúc với khái niệm tự do - bình đẳng - bác ái. Tháng 9 năm 1907 Bác học Trường Quốc Học Huế. Năm 1910 dạy tại trường Dục Thanh, Phan Thiết. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Latuoche Treville và đã đi rất nhiều nước khác nhau. Tham gia “Hội những người Việt Nam yêu nước”, vào Đảng xã hội Pháp. Cùng một số nhà yêu nước Việt Nam ra yêu sách tám điểm gởi đến hội nghị Véc xây đòi tự do bình đẳng cho người Việt Nam. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và ra báo Le Paria Đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Chủ trì hội hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngày 28 tháng 1 năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước sau 30 năm. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, với tên Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc lên đường đi Trung Quốc để liên lạc với lực lạng cách mạng thì bị Quốc dân Đảng bắt. Viết “Tuyên ngôn Độc lập” Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lãnh đạo Đảng và nhân dân Việt Nam kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2 tháng 9 năm 1969. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Unesco (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) phong tặng danh hiệu “ Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. 2.1. Về vai trò của giáo dục. Đề cao vai trò của giáo dục, xem giáo dục là bước đầu tiên của sự sống còn cho một quốc gia. “ Nay chúng ta giành quyền độc lập, một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” vì “ nước nhà cần phải kiến thiết, cần phải có nhân tài”. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng “ muốn có xã hội chủ nghĩa, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”. Từ quan điểm đó Người khẳng định “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “ Bấy giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tào cán bộ, giáo dục là bước đầu”. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dốt thì dại, dại thì hèn. Trong thư gởi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công lao học tập của các cháu.” Giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". 2.2. Về mục đích giáo dục. Một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh. Giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa "chuyên" trong thời đại mới. Và như vậy, "con người xã hội chủ nghĩa", con người toàn diện, "nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày.” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho dân tộc. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “ thầy giáo có nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhắm đích là thật thà phụng sự nhân dân.” Trường học là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước. Nhiệm vụ đặc ra cho nhà trường là phải đào tạo học sinh thành những người : “ Luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu Chủ nghĩa Xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công – nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”. Phát triển giáo dục nhằm mục đích nâng cao trình độ văn hoá cho dân để dân "làm ăn có ngăn nắp", "bớt mê tín nhảm", "bớt đau ốm", "nâng cao lòng yêu nước" và "để thành người công dân đứng đắn”. Người chỉ rõ: "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh". Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, là xây dựng con người mới Thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, Người tập trung vào việc triển khai các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Trung Quốc nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ về con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới Giai đoạn toàn quốc kháng chiến và xây dựng nền dân chủ, Người kêu gọi sửa đổi giáo dục cho phù hợp với việc đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc. Tất cả giáo dục tập trung phục vụ kháng chiến kiến quốc. Giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc những con người làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất, biết quản lý cơ quan, xí nghiệp, trường học... 2.3. Đặc điểm nhà trường Việt Nam Nhà trường học đi với lao động “ Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt, vừa tham gia sản xuất tốt ”. Lý luận đi với thực hành “ Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Cần cù đi với tiết kiệm. Đề cao tính dân chủ trong nhà trường. “ Trong nhà trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì thật thà
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_viet_nam.pdf