Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn

“Khuyến ngư” là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác. Vì khuyến

ngư được tổ chức bằng nhiều cách, nhằm phục vụ nhiều mục đích có tầm hẹp hay

rộng khác nhau. Theo từ nguyên, Khuyến có nghĩa là khuyên người ta nên gắng sức,

ngư có nghĩa là ngư dân. Vậy có thể hiểu khuyến ngư là những khuyến cáo ngư dân

phát triển ngư nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ khuyến ngư có rất nhiều định nghĩa khác

nhau:

1. Khuyến ngư (KN) là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan

đến việc phát triển ngư nghiệp. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường,

trong đó các người già và trẻ học bằng cách thực hành. Tất cả những kết quả

đạt được của khuyến ngư là giúp cho gia đình ngư dân có được một cuộc sống

tốt hơn.

2. KN là chương trình giáo dục cho ngư dân dựa trên nhu cầu của họ, giúp họ giải

quyết các vấn đề trên cơ sở tự lực.

3. KN là những hoạt động nhằm giúp đỡ ngư dân và gia đình họ cải thiện cuộc

sống. Khuyến ngư viên ( KNV ) có nhiệm vụ chuyển giao đến cho ngư dân

những kiến thức về khoa học tự nhiên để họ có khả năng điều hành trang trại,

cơ sở sản xuất một cách có hiệu quả hơn.

4. KN không phải là một tổ chức cứng nhắc, mà là một quá trình giáo dục có mục

đích để chuyển những thông tin có ích đến người ngư dân, nhằm giúp họ học

cách sử dụng chúng để xây dựng một đời sống tốt hơn cho mình, cho gia đình

và cho xã hội.

5. KN là một quá trình đặc biệt giúp cho người ta học bằng cách thực hành và

phát triển lòng tin để đáp ứng mục tiêu làm tăng thu nhập và chất lượng đời

sống của họ.

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 1

Trang 1

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 2

Trang 2

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 3

Trang 3

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 4

Trang 4

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 5

Trang 5

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 6

Trang 6

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 7

Trang 7

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 8

Trang 8

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 9

Trang 9

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 45 trang minhkhanh 6480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn

Bài giảng Khuyến ngư và phát triển nông thôn
2 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
-----o0o----- 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Khuyến ngư và phát triển nông thôn 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Năm 2016 
3 
CHƯƠNG I: KHUYẾN NGƯ TRONG PHÁT TRIỂN 
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 
I. KHÁI NIỆM KHUYẾN NGƯ 
“Khuyến ngư” là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác. Vì khuyến 
ngư được tổ chức bằng nhiều cách, nhằm phục vụ nhiều mục đích có tầm hẹp hay 
rộng khác nhau. Theo từ nguyên, Khuyến có nghĩa là khuyên người ta nên gắng sức, 
ngư có nghĩa là ngư dân. Vậy có thể hiểu khuyến ngư là những khuyến cáo ngư dân 
phát triển ngư nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ khuyến ngư có rất nhiều định nghĩa khác 
nhau: 
1. Khuyến ngư (KN) là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan 
đến việc phát triển ngư nghiệp. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, 
trong đó các người già và trẻ học bằng cách thực hành. Tất cả những kết quả 
đạt được của khuyến ngư là giúp cho gia đình ngư dân có được một cuộc sống 
tốt hơn. 
2. KN là chương trình giáo dục cho ngư dân dựa trên nhu cầu của họ, giúp họ giải 
quyết các vấn đề trên cơ sở tự lực. 
3. KN là những hoạt động nhằm giúp đỡ ngư dân và gia đình họ cải thiện cuộc 
sống. Khuyến ngư viên ( KNV ) có nhiệm vụ chuyển giao đến cho ngư dân 
những kiến thức về khoa học tự nhiên để họ có khả năng điều hành trang trại, 
cơ sở sản xuất một cách có hiệu quả hơn. 
4. KN không phải là một tổ chức cứng nhắc, mà là một quá trình giáo dục có mục 
đích để chuyển những thông tin có ích đến người ngư dân, nhằm giúp họ học 
cách sử dụng chúng để xây dựng một đời sống tốt hơn cho mình, cho gia đình 
và cho xã hội. 
5. KN là một quá trình đặc biệt giúp cho người ta học bằng cách thực hành và 
phát triển lòng tin để đáp ứng mục tiêu làm tăng thu nhập và chất lượng đời 
sống của họ. 
4 
6. KN là một kiểu đào tạo đặc biệt, dành cho những người dân sống ở nông thôn, 
ven biển nhằm đem lại cho họ những lời khuyên và những thông tin cần thiết 
giúp họ giải quyết những vấn đề của họ. 
7. KN luôn đi sát với công việc của người sản xuất nhằm cải thiện điều kiện sống 
và làm việc của họ. Điều này bao gồm sự giúp đỡ những người ngư dân tăng 
hiệu quả sản xuất và qua đó làm cho họ tự tin trong tương lai phát triển của 
mình. 
8. KN là phương tiện để giúp ngư dân cải thiện kỹ thuật khai thác, nuôi trồng, chế 
biến thủy hải sản, cải thiện thu nhập và mức sống, bằng cách sử dụng những tài 
nguyên có sẵn của họ như đồng vốn, nhân lực, dụng cụ... với sự giúp đỡ tối 
thiểu của nhà nước. 
Những định nghĩa trên cho chúng ta một điểm giống nhau: Tất cả đều nhấn 
mạnh KN là một quá trình kéo dài trong một giai đoạn, chứ không phải là một hành 
động duy nhất, thực hiện một lần rồi thôi. 
II. MỤC TIÊU CỦA KHUYẾN NGƯ 
Mục tiêu của KN là “ hướng hoạt động” là cái hướng mà nỗ lực của chúng ta sẽ 
hướng tới. Như vậy, mục tiêu có thể định nghĩa như là sản phẩm cuối cùng đã được 
định trước. 
Để giải quyết vấn đề này, KNV cần phải giúp xác định hướng đi mà dân chúng 
muốn và cần, sau đó phải giúp đỡ họ trong quá trình đi theo hướng đó. Đó là cái lõi 
của công tác KN, từ đó nội dung phải được soạn ra. 
1. Các yếu tố của mục tiêu 
Để một chương trình KN đạt được mục tiêu cần phải có ít nhất là 3 yếu tố: 
 Sự tham gia của quần chúng 
 Sự thay đổi các tập quán theo ước muốn 
 Lĩnh vực bàn luận 
 Trong bối cảnh phát triển thủy sản, KN có mục đích giúp đỡ ngư dân tự giải 
quyết vấn đề của họ thông qua con đường giáo dục, giúp ngư dân cải thiện cuộc 
sống thông qua cải thiện năng suất lao động, phát triển sản xuất. 
5 
 KN là những hoạt động phối hợp nhịp nhàng với cộng đồng ngư dân chứ không 
phải thay thế họ. Chỉ những người ngư dân mới có thể chọn lựa cho họ phương 
thức sản xuất và cách sống thích hợp với họ. KNV làm việc bên cạnh họ nhưng 
không thể thay họ làm những việc đó. KNV thường xuyên trao đổi thảo luận 
các vấn đề với ngư dân, giúp họ đánh giá tốt hơn các dữ kiện và tìm ra cách giải 
quyết. 
2. Mức độ của mục tiêu 
Mục tiêu cơ bản: Phổ biến tri thức khoa học ngư nghiệp, nâng cao đời sống vật 
chất tinh thần của ngư dân hơn trước, cải thiện phương pháp sản xuất ngư nghiệp. Cải 
thiện tổ chức ngư dân và sinh hoạt của ngư dân. 
Mục tiêu tổng quát: Làm cho việc sản xuất của ngư dân, của trang trại được tốt 
hơn, cho việc thu nhập và nghĩa vụ của công dân tốt hơn. 
Mục tiêu hoạt động: Thiết kế và quản lý việc triển khai “Thí điểm” trình diễn 
các mô hình hoạt động sản xuất ngư nghiệp thông qua từng công việc cụ thể. 
3. Thiết lập các mục tiêu 
Một trong những vấn đề chính mà khuyến ngư trong chương trình phát triển 
nông thôn gặp phải là việc thiết lập, tái thiết lập hay chấp nhận các mục tiêu hữu hiệu. 
Để giải quyết vấn đề này, khuyến ngư viên cần phải giúp để xác định hướng đi 
mà dân chúng muốn và cần, sau đó phải giúp đỡ họ suốt trong quá trình đi theo hướng đó. 
Trong khuyến ngư, điều quan trọng là cần phải quan tâm đến những gì mà ngư 
dân cảm thấy cần và KN nghĩ là mình cần phải có. Điều lý tưởng nhất là có sự phù 
hợp hoàn hảo giữa 2 điều kiện trên. Tuy nhiên trong thực tế khó đạt kết quả tốt khi 
một bên nào đó chiếm ưu thế trong việc sắp đặt các mục tiêu. Những gì mà ngư dân 
muốn chưa chắc là cái mà họ cần nhất. Những gì mà KNV nghĩ chưa chắc là cái mà 
ngư dân cần. Những KNV có kinh nghiệm họ luôn nghĩ rằng những chương trình KN 
thành công là những chương trình đã được xây dựng trên những tình huống thực tiễn. 
Họ cố tìm ra những mong muốn, những nhu cầu, những khó khăn của ngư dân trước 
khi bắt tay vào việc xây dựng mục tiêu cho chương trình khuyến ngư. 
6 
III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA KHUYẾN NGƯ 
1. Hệ thống tổ chức của nhà nước 
Hệ thống tổ chức của nhà nước được tổ chức từ trung ương đến cơ sở ở trung 
ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực về công tác 
khuyến ngư của Chính Phủ. Ở Bộ NN-PTNT có Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia. 
Ở mỗi tỉnh có tổ chức thành lập  ... ơn. 
II. TRANG THIẾT BỊ GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƯ 
 Mục đích của việc sử dụng trang thiết bị giảng dạy khuyến ngư nhằm 
giúp cho việc truyền tin có hiêu quả hơn. Hai phương tiện thường dùng là 
nghe và nhìn. Tuy nhiên bài giảng của cán bộ khuyến ngư vẫn là nguồn 
thông tin chính.Việc sử dụng thiết bị nghe và nhìn càng tăng thêm khả năng 
thuyết phục để người học thu được kết quả cao nhất. 
1. Phương pháp chuẩn bị bài giảng khuyến ngư 
 Phương pháp chuẩn bị bài giảng khuyến ngư bao gồm các phần chính 
sau: 
41 
+ Xác định tên bài giảng dựa vào nội dung của bài giảng. 
+ Xác định nội dung bài giảng. 
+ Xác định phương pháp giảng dạy: Đọc giảng hoặc nghe nhìn. 
+ Chuẩn bị tài liệu tham khảo và hình ảnh minh hoạ để viết bài giảng 
(sách giáo khoa, tạp chí, ảnh chụp ) 
2. Phương pháp viết bài giảng 
Mở đầu: Giới thiệu tổng quát về chủ đề bài giảng. 
Nội dung bài giảng: Trình bày nội dung cần giảng (quy trình thực 
hiện). Trình bày theo cách vừa viết vừa có tranh ảnh minh hoạ. 
Những điều cần ghi nhớ lúc giảng. 
Chuẩn bị tài liệu tham khảo cho khuyến ngư. 
3. Khuyến ngư bằng phương pháp nghe nhìn (phương tiện thông tin đại 
chúng) 
 Phương pháp này cung cấp những hiểu biết, quan niệm mới về thực 
tiễn trong ngành thuỷ sản cho nhiều người biết trong thời gian ngắn. Thông 
tin này truyền đi những thông tin trong phạm vi nhất định nhằm tạo ra sự 
say mê, hiểu biết và kích thích mọi người. 
 Phương pháp này phục vụ được nhiều người với một nguồn thông tin 
trong cùng một thời gian nên phương pháp này là phương pháp truyền tải 
nhanh và chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này còn hạn chế: Không thể 
đưa lời khuyên đến từng cá nhân, dạy những kỹ xảo chuyên môn và đề ra 
cách giải quyết khó khăn cấp bách. 
 Phương pháp truyền thông đại chúng thông thường truyền tải những 
nội dung cơ bản sau: 
+ Đưa ra những thông báo định kỳ và biện pháp phòng tránh về thời tiết, 
dịch bệnh và các phương pháp xử lý. 
+ Công bố hiệu quả khuyến ngư bằng cách dẫn ra kết quả thực nghiệm. 
+ Chia sẻ những kinh nghiệm của các hoạt động thủy sản kể cả những 
thành công, thất bại, những khó khăn và cách giải quyết. 
42 
+ Thông báo về khả năng dịch vụ khuyến ngư, vốn vay, chính sách và kế 
hoạch nhà nước 
4. Phương pháp thực hiện 
Biên soạn và phát hành sách khuyến ngư giống thuỷ sản: Kỹ thuật 
nuôi, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, giới thiệu một số đối tượng thuỷ sản mới. 
Kỹ thuật khai thác thuỷ sản, kỹ thuật sơ chế và quản lý sản phẩm sau thu 
hoạch 
Xây dựng phim kỹ thuật, phóng sự: Cùng nông dân bàn cách làm giàu. 
Ban hành các tờ gấp, tờ rơi về thuỷ sản. 
Phối hợp với các báo, tạp chí để đăng tải các bài báo, phóng sự, kỹ 
thuật: Báo Nông nghiệp Việt Nam, bản tin Con Tôm, tạp chí thuỷ sản, bản 
tin khoa học và kinh tế thuỷ sản. 
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NGƯ 
1. Khái quát 
Việc lập kế hoạch đòi hỏi những chuyên viên về kế hoạch, các nhà xã hội học, 
các chuyên viên về thông tin, các chuyên viên về khuyến ngư thường cơ quan 
khuyến ngư chỉ mời các người có liên quan đến trong ban lập kế hoạch, nêu mục đích 
yêu cầu của kế hoạch nhờ sự cố vấn của họ để lập kế hoạch nó giúp rất nhiều cho cán 
bộ khuyến ngư trong công việc. 
Nhưng sự thành công của một chương trình khuyến ngư cần chú ý các yếu tố sau: 
 Mục tiêu xác thực, rõ ràng, phù hợp với ngư dân và điều kiện, hoàn cảnh địa 
phương. 
 Có một kế hoạch thích hợp 
 Được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo địa phương 
 Có biện pháp cụ thể thực hiện kế hoạch đề ra 
 Có đủ kinh phí 
 Có đội ngũ khuyến ngư mạnh, nhiệt tình, có năng lực. 
43 
2. Các bước lập kế hoạch 
2.1. Điều tra nghiên cứu và phân tích tình hình: 
 Điều tra các điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội văn hoá tín ngưỡng nắm 
được các thế mạnh, các ưu điểm, thuận lợi và khó khăn còn tồn tại cần giải 
quyết . 
 Nắm được yêu cầu bức xúc của ngư dân, nhu cầu của họ, khó khăn của họ để 
thoát ra khỏi cuộc sống nghèo nàn đang đeo đuổi họ. 
2.2. Xác định mục tiêu 
 Từ các kết quả điều tra kết hợp với các tài liệu khác ta có thể xác định mục tiêu 
mà công tác khuyến ngư cần phải tiến hành. Mục tiêu là điểm đến của chương 
trình khuyến ngư mà chúng ta cần đề ra các biện pháp thực hiện để đạt được 
mục tiêu đó 
 Mục tiêu đề ra cần lưu ý đến việc khai thác tốt các điều kiện, tiềm năng sẵn có, 
tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật 
chất tinh thần của ngư dân. 
2.3. Kế hoạch thực hiện 
Phải thực sự cụ thể từ đầu đến cuối, có trọng tâm, từng công việc và biện pháp đi kèm 
để thực hiện. 
 Sự phối hợp với các tổ chức khác: 
o Cần phải biết tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức khác, nhất là các ban 
ngành, đoàn thể địa phương. 
o Kế hoạch phải chú ý đến việc tuyên truyền rộng rãi nội dung cũng như 
mục tiêu của chiến dịch. 
 Cần có kế hoạch đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm: 
Nói chung: Cần lưu ý kế hoạch đề ra phải phù hợp với chủ trương chính sách 
chung của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể khác và tránh đụng đến những 
quan niệm về tôn giáo nếu không thật cần thiết. 
Nên cho thảo luận và lấy ý kiến thảo luận của ngư dân để tham khảo khi xác định mục 
tiêu. 
44 
3. Đánh giá một chương trình khuyến ngư 
Đánh giá một chương trình khuyến ngư nhằm mục đích chứng tỏ vai trò hoạt động 
của cơ quan khuyến ngư, hiệu quả của hoạt động khuyến ngư, biết được sự đầu tư của 
nhà nước cho ngư dân sử dụng ra sao? Có hiệu quả không ? 
Mức độ đánh giá có thể căn cứ vào: 
 Hiệu quả chung của sản xuất, mức tăng thu nhập về đời sống. 
 Việc thực hiện của chương trình khuyến ngư, cơ quan khuyến ngư và của từng 
cán bộ khuyến ngư. 
 Căn cứ vào chất lượng của buổi tập huấn, hội thảo, các điểm trình diễn, số 
lượng ngư dân tham gia vào chương trình. 
 Mục tiêu của chương trình có phù hợp với kế hoạch đề ra không? 
 Kế hoạch tiến hành có phù hợp với kế hoạch đề ra. 
 Thu thập dữ kiện, số liệu để tìm hiểu hiệu quả của các chương trình khuyến ngư 
hoặc so sánh tình hình trước và sau khi thực hiện chương trình. 
 So sánh kết quả này với kết quả dự đoán sắp tới. 
Có nhiều cách thu thập thông tin để đánh giá: 
 Từ báo cáo của người làm công tác khuyến ngư 
 Từ ý kiến của người làm công tác giám sát cơ quan khuyến ngư. 
 Thảo luận trao đổi trực tiếp với ngư dân để lấy ý kiến đánh giá của chính họ. 
 Quan sát những thay đổi của địa phương sau khi tiến hành chiến dịch. 
31 
MỤC LỤC 
 Trang 
CHƯƠNG I: KHUYẾN NGƯ TRONG PHÁT TRIỂN ............................................ 3 
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN .................................................................................... 3 
I. KHÁI NIỆM KHUYẾN NGƯ .......................................................................... 3 
II. MỤC TIÊU CỦA KHUYẾN NGƯ ................................................................. 4 
1. Các yếu tố của mục tiêu ................................................................................ 4 
2. Mức độ của mục tiêu .................................................................................... 5 
3. Thiết lập các mục tiêu................................................................................... 5 
III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA KHUYẾN NGƯ ............................................. 6 
1. Hệ thống tổ chức của nhà nước..................................................................... 6 
2. Tổ chức khuyến ngư tự nguyện .................................................................... 6 
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NGƯ ..................... 8 
I. ĐỐI TƯỢNG KHUYẾN NGƯ .................................................................... 8 
1. Khái quát các đặc điểm kinh tế xã hội ở nông thôn hiện nay ............. 8 
2. Đặc điểm tâm lý người nông dân Việt Nam ....................................... 10 
2.1. Một số đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam .............. 10 
2.2. Đặc điểm tâm lý riêng của người nông dân nghèo ..................... 11 
2.3. Tâm lý riêng của tầng lớp trung nông .......................................... 12 
2.4. Tâm lý riêng của tầng lớp người giàu ở nông thôn .................... 13 
3. Giải pháp tiếp cận với nông dân ........................................................... 13 
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật 
của nông ngư dân ........................................................................................... 13 
4.1. Nhân tố tích cực .............................................................................. 13 
4.2. Nhân tố cản trở đến việc tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật
 ...................................................................................................................... 14 
II. CHỨC NĂNG CỦA KHUYẾN NGƯ ........................................................... 14 
1. Nhiệm vụ bắt buộc ..................................................................................... 14 
2. Nhiệm vụ tự nguyện ................................................................................... 15 
3. Nhiệm vụ cản trở ........................................................................................ 15 
32 
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƯ ........................................ 15 
1. Phân biệt các phương pháp giảng dạy ......................................................... 16 
1.1. Phương pháp bài giảng ....................................................................... 16 
1.2. Phương pháp thảo luận, báo cáo chuyên đề ........................................ 16 
1.3. Phương pháp quan sát ......................................................................... 16 
2. Phương pháp dạy ........................................................................................ 16 
2.1. Phương pháp bài giảng ....................................................................... 16 
2.2. Phương pháp đặt câu hỏi ..................................................................... 17 
2.3. Phương pháp thảo luận ....................................................................... 18 
2.4. Phương pháp tham quan ...................................................................... 19 
2.5. Phương pháp hỏi và đáp ...................................................................... 20 
CHƯƠNG III: CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ ........................................................ 21 
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ ....................................... 21 
I. CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ .......................................................................... 21 
II. VAI TRÒ VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ ............ 22 
1. Vai trò của cán bộ khuyến ngư là ......................................................... 22 
2. Phẩm chất của cán bộ khuyến ngư ....................................................... 23 
3. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngư ........................................................ 25 
3.1. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngư Trung ương ............................ 25 
3.2. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh .................................. 25 
3.3. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở ................................ 25 
III. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KHUYẾN NGƯ VIÊN ...................... 26 
1. Phối hợp với ngư dân chứ không thay thế họ .............................................. 26 
2. Công tác khuyến ngư có tính chất hoàn toàn dân chủ và tự nguyện ............ 26 
3. Công tác khuyến ngư mang tính chất toàn diện .......................................... 27 
4. Công tác khuyến ngư nhằm mục tiêu kèm luyện ........................................ 27 
5. Công tác KN lấy sự thích ứng cho từng địa phương làm nguyên tắc........... 27 
6. Công tác khuyến ngư dựa trên nguyên tắc bình đẳng .................................. 27 
7. Công tác khuyến ngư mang tính liên hệ ...................................................... 27 
8. Công tác khuyến ngư là một phong trào vận động ...................................... 27 
33 
9. Công tác khuyến ngư cần phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phát triển 
nông thôn khác .................................................................................................. 27 
10. Khuyến ngư và việc phân loại các nhóm ngư dân ..................................... 28 
11. Khuyến ngư có tính cách trao đổi hai chiều .............................................. 29 
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN KHUYẾN NGƯ ..... 31 
I. PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NGƯ ................................................................. 31 
1. Phương pháp tiếp xúc cá nhân .................................................................... 31 
2. Phương pháp tiếp xúc tập thể ...................................................................... 35 
3. Phương pháp thông tin đại chúng ............................................................... 38 
II. TRANG THIẾT BỊ GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƯ .............................. 40 
1. Phương pháp chuẩn bị bài giảng khuyến ngư ..................................... 40 
2. Phương pháp viết bài giảng ................................................................... 41 
3. Khuyến ngư bằng phương pháp nghe nhìn .......................................... 41 
4. Phương pháp thực hiện .......................................................................... 42 
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH KN .............. 42 
1. Khái quát .................................................................................................... 42 
2. Các bước lập kế hoạch ................................................................................ 43 
2.1. Điều tra nghiên cứu và phân tích tình hình: ......................................... 43 
2.2. Xác định mục tiêu ................................................................................ 43 
2.3. Kế hoạch thực hiện .............................................................................. 43 
3. Đánh giá một chương trình khuyến ngư...................................................... 44 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_khuyen_ngu_va_phat_trien_nong_thon.pdf