Bài giảng Công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG THỜI GIAN QUA
III. QUAN ĐIỂM, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC DÂN VẬN THỜI GIAN TỚI
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG ***** TS. Nguyễn Xuân Phƣơng GVCC - TRƢỞNG KHOA phuongxdd@gmail.com CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ MỚI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG THỜI GIAN QUA III. QUAN ĐIỂM, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC DÂN VẬN THỜI GIAN TỚI NỘI DUNG CHÍNH: TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Ban Dân vận Trung ƣơng: Công tác dân vận của Đảng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, Nxb CTQG Hà Nội 2003. 2. TS. Nguyễn Xuân Phƣơng (chủ biên): Tập bài giảng xây dựng Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2014. 3. PGS.TS Nguyễn Cúc (Chủ biên): Thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Tài liệu chuyên khảo), Nxb. CTQG, Hà Nội 2002. 4. Ban Dân vận Trung ƣơng: Một số văn kiện của Đảng về công tác dân vận (1976 - 2000), Hà Nội, 2003. 5. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa XI 6. Các nghị quyết của Đảng từ Đại hội VI đến nay về công tác dân vận, công tác đoàn thể, công tác mặt trận, dân tộc, tôn giáo, đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội. 1. Quan niệm về nhân dân: Nhân dân chính là cơ sở chính trị để giai cấp, thông qua chính đảng của mình, thể hiện và thực hiện mục đích và lợi ích chính trị, thực hiện vai trò lãnh đạo xã hội. Vì vậy, quan niệm nhân dân mang tính giai cấp, tính lịch sử. Nghĩa là, trong các chế độ chính trị khác nhau, những giai đoạn lịch sử khác nhau, phạm vi, giới hạn nhân dân cũng không giống nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: Nhân dân ta là tất cả những ngƣời lao động, không phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội, thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi; những ngƣời không đi ngƣợc lại lợi ích của toàn dân, của dân tộc Việt Nam. Đó mới chính là những ngƣời sáng tạo ra lịch sử, sản xuất ra mọi của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN Quan hệ giữa Đảng ta với nhân dân ta là là mối quan hệ tất yếu tự nhiên khách quan, đƣợc biểu hiện ở chỗ: Đảng ta là một tổ chức chính trị gắn bó máu thịt với nhân dân, đƣợc nhân dân tin yêu, lựa chọn làm ngƣời lãnh đạo. Đảng cần có nhân dân để có sức mạnh về vật chất, tinh thần và trí tuệ. Mục đích của Đảng là mục đích của nhân dân Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng cũng chính là sự nghiệp giải phóng dân tộc đem lại ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, Đảng có sự gắn bó máu thịt với nhân dân. Đó là nguồn gốc tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng. . 2. Tính tất yếu phải giữ mối quan hệ với nhân dân: - Theo nghĩa rộng: Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng tác động vào quần chúng nhân dân nhằm tăng cƣờng mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng với dân, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ. - Theo nghĩa cụ thể: “Dân vận là vận động tất cả lực lƣợng của mỗi ngƣời dân, không để sót một ngƣời dân nào, góp thành lực lƣợng toàn dân, để thực hiện những công việc nên làm, những công việc chính phủ và đoàn thể đã giao cho” (Hồ Chí Minh). 3. Công tác dân vận của Đảng Quan điểm đổi mới công tác dân vận từng bƣớc đƣợc cụ thể hóa và thể hiện trong hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân. Nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác dân vận đƣợc đổi mới. Đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về “dân sinh, dân chủ, dân quyền”, đƣợc thực hiện có hiệu quả, đƣợc nhân dân hoan nghênh. Đảng có nhiều nghị quyết chuyên đề về công tác dân vận, gắn công tác dân vận với xây dựng Đảng. II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC DÂN VẬN 1. Những ƣu điểm cơ bản Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể đã coi trọng tính tổ chức, tập thể, dân chủ, phối hợp hoạt động đồng bộ. Ban dân vận các cấp đƣợc khẳng định và củng cố vai trò của mình trong xã hội. Có nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc đƣợc nhân dân đóng góp, xây dựng và thực hiện. Quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế đƣợc thể chế hóa, cụ thể hóa. Lực lƣợng vũ trang, các phƣơng tiện thông tin đại chúng có nhiều đóng góp to lớn trong công tác dân vận. Mối quan hệ giữa chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chặt chẽ hơn. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đƣợc đề cao; nội dung và phƣơng thức hoạt động đƣợc đổi mới. Các tổ chức quần chúng phát triển nhanh, rộng khắp, hoạt động có hiệu quả. Công tác giáo dục thế hệ trẻ đƣợc quan tâm. Công tác vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đƣợc chú trọng, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đã có nhiều hình thức vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc. Việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở có tác dụng lớn trong xã hội. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc, chế độ ngày càng đƣợc nâng cao. Còn có biểu hiện xem nhẹ công tác dân vận, nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò của công tác dân vận. Việc xây dựng và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận chƣa kịp thời, kém hiệu quả. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, hách dịch, gây phiền hà cho nhân dân vẫn diễn ra ở nhiều nơi, có nơi rất nghiêm trọng và kéo dài. Việc thể chế hóa nghị quyết của Đảng đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội thành pháp luật, chính sách nhà nƣớc còn chậm, chƣa kịp thời và nhiều bất cập. Một số chính sách chƣa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân. 2. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM: Nhiều vấn đề bức xúc của nhân dân chƣa đƣợc giải quyết. Quyền làm chủ của nhân dân nhiều nơi bị vi phạm. Các tổ chức đảng chƣa coi trọng tổng kết thực tiễn về công tác dân vận. Nhiều vấn đề mới nảy sinh trong nhân dân chậm đƣợc phát hiện và giải quyết. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác dân vận chƣa thƣờng xuyên. Chính sách với cán bộ dân vận, cán bộ cơ sở còn bất cập. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể còn nhiều mặt yếu kém, mang nặng tính hành chính. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Động lực thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng, phong phú, phù hợp. Công tác dân vận là trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân. III. QUAN ĐIỂM, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. QUAN ĐIỂM Quan điểm chung: Một là: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Hai là: Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của ngƣời dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dƣỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh Quan điểm chỉ đạo hiện nay (NQ25): Ba là: Phƣơng thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gƣơng mẫu để nhân dân tin tƣởng, noi theo. Bốn là: Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lƣợng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mƣu và nòng cốt. Năm là: Nhà nƣớc tiếp tục thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ” thành qui chế, qui định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lƣợng vũ trang thực hiện công tác dân vận. Các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả. Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí là đƣờng lối chiến lƣợc, nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng, là nhân tố bảo đảm sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giành thắng lợi. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải lấy mục tiêu chung làm điểm tƣơng đồng, xoá bỏ định kiến, mặc cảm, tạo sự đồng thuận xã hội. Đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, kết hợp hài hoà các lợi ích. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp thích hợp. Hiện nay, tăng cƣờng khối đại đoàn kết và mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân, cần quán triệt một số quan điểm sau: Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phát huy thực sự vai trò làm chủ của nhân dân (trực tiếp và đại diện). Xây dựng và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các tầng lớp, giai cấp xã hội. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân (chủ yếu thông qua chính quyền). Tiếp tục đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác dân vận. 2. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP: a. Nhiệm vụ b. Giải pháp Một là: Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh: • Tiếp tục thực hiện đổi mới, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. • Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các nghị quyết đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội, chính sách đại đoàn kết toàn dân. • Nâng cao vai trò hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là chính quyền các cấp. • Phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. • Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức và đội ngũ cán bộ ban dân vận các cấp. Hai. Tăng cƣờng trách nhiệm của chính quyền trong công tác dân vận: •Có trách nhiệm thể chế hóa chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, về đại đoàn kết dân tộc thành chính sách, pháp luật. •Tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, đơn vị. •Tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc. •Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Ba. Nâng cao vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong công tác vận động nhân dân: •Phát huy vị thế của Mặt trận và các đoàn thể. •Phát huy vai trò vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. •Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. •Phát huy vai trò trong phản biện, giám sát xã hội. •Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng Bốn. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào cách mạng của quần chúng: • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình (trực tiếp, gián tiếp). • Xây dựng đƣờng lối, chính sách, pháp luật phản ánh mục đích, lợi ích của nhân dân. • Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội. • Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện qui chế dân chủ ở cơ sở. • Tăng cƣờng vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nƣớc, của cán bộ, đảng viên, công chức. • Tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng các cộng đồng dân cƣ tự quản trên các lĩnh vực
File đính kèm:
- bai_giang_cong_tac_dan_van_cua_dang_trong_thoi_ky_moi.pdf