Bài giảng Bản đồ và bản đồ địa chất - Chương 1: Bản đồ - Nguyễn Huỳnh Thông
NỘI DUNG
Bản đồ
1. Khái niệm
2. Ngôn ngữ của bản đồ
3. Phân loại
4. Hệ tọa độ
Bản đồ Địa chất
1. Khái niệm bản đồ địa chất
2. Phân loại bản đồ địa chất
3. Danh hiệu bản đồ địa chất
4. Cấu trúc của bản đồ địa chất
5. Dấu hiệu qui ước bản đồ địa chất
Bài tập
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bản đồ và bản đồ địa chất - Chương 1: Bản đồ - Nguyễn Huỳnh Thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bản đồ và bản đồ địa chất - Chương 1: Bản đồ - Nguyễn Huỳnh Thông
23/08/2016 1 BÀI GIẢNG CHỈ DÀNH CHO SINH VIÊN THEO HỌC LỚP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC & ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT TS. Nguyễn Huỳnh Thông 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ MÔN HỌC: ĐCKT & ĐVBĐĐCGEOPET MỤC TIÊU NẮM BẮT Tỷ lệ BĐ và hệ quy chiếu Các thành phần của 1 BĐ ĐC 2 23/08/2016 2 NỘI DUNG Bản đồ 1. Khái niệm 2. Ngôn ngữ của bản đồ 3. Phân loại 4. Hệ tọa độ Bản đồ Địa chất 1. Khái niệm bản đồ địa chất 2. Phân loại bản đồ địa chất 3. Danh hiệu bản đồ địa chất 4. Cấu trúc của bản đồ địa chất 5. Dấu hiệu qui ước bản đồ địa chất Bài tập 3 BẢN ĐỒ Theo K.A.Xalisev “Bản đồ học là khoa học nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và mối liên kết giữa các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và xã hội (cả những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình ký hiệu tương trưng đặc biệt, đó là biểu hiện bản đồ” 4 Bản đồ là một mô hình của các thực thể và các hiện tượng trên trái đất, trong đó các thực thể được thu nhỏ, đơn giản hóa và các hiện tượng được khái quát hóa để có thể thể hiện mặt phẳng bản vẽ. Bản đồ chứa các thông tin về vị trí và các tính chất của vật thể và các hiện tượng mà nó trình bày. 1/ Khái niệm 23/08/2016 3 5 2/ Ngôn ngữ của bản đồ Ngôn ngữ bản đồ chính là các ký hiệu của bản đồ. các ký hiệu dùng trên bản đồ chuyên đề là các dạng đồ họa, màu sắc, chữ và số. • Dạng đồ họa: hình dạng, kích thước, cấu trúc, hướng, độ sáng của nền, màu sắc của nền và nét của hình vẽ. • Màu sắc: dùng để phản ánh đặc tính chất lượng, số lượng của đối tượng. Màu còn làm tăng tính thẩm mỹ và trực quan. • Chữ: dùng để ghi chú nội dung của bản đồ hay tên của đối tượng trên bản đồ, chữ có những đặc tính sau: kiểu chữ, cở chữ, hình dạng (chữ đứng, chữ nghiêng, chữ in, chữ thường), màu sắc của chữ 3/ Phân loại bản đồ 6 3.1. Phân loại theo tỷ lệ 3.2. Phân loại bản đồ theo nội dung • Bản đồ địa lý chung • Bản đồ chuyên đề 23/08/2016 4 3.1 Phân loại theo tỷ lệ 7 • Bản đồ tỷ lệ lớn gồm các bản đồ tỷ lệ 1/500 đến 1/200.000 • Bản đồ tỷ lệ trung bình gồm các bản đồ tỷ lệ 1/250.000 đến 1/500.000 • Bản đồ tỷ lệ nhỏ gồm các bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1/1.000.000 3.2 Phân loại theo nội dung Bản đồ địa lý chung 8 Bản đồ địa lý chung là bản đồ cho ta thấy đặc điểm của lãnh thổ về các mặt địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Nội dung của bản đồ địa lý chung gồm: Thủy hệ, điểm dân cư, đường giao thông, các đối tượng nông nghiệp, công nghiệp, địa hình bề mặt, ranh gới hành chính, lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng, đất đá. Bản đồ địa lý chung được chia ra: • Nhóm bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đến 1/200.000 Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn: 1/500 đến 1/5.000 Bản đồ địa hình tỷ trung bình: 1/10.000 đến 1/50.000 Bản đồ địa hình tỷ nhỏ: 1/100.000 đến 1/200.000 • Nhóm bản đồ địa hình khái quát: 1/250.000 đến 1/1.000.000 23/08/2016 5 9 3.2 Phân loại theo nội dung Bản đồ chuyên đề • Nhóm bản đồ địa lý tự nhiên: gồm bản đồ thủy văn, bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng.... • Nhóm bản đồ kinh tế-xã hội: gồm các bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế ( bản đồ tài nguyên thiên nhiên với những đánh giá chúng về mặt kinh tê, bản đồ giao thông ..) • Nhóm bản đồ kỹ thuật: gồm bản đồ hàng hải, bản đồ hàng không, bản đồ thiết kế, bản đồ kỹ thuật khác .. Xem bản đồ 10 4/ Hệ tọa độ 1. Trái đất (Mặt nước biển trung bình yên tĩnh hay còn gọi là mặt geoid) 2. Hệ tọa độ địa lý 3. Hệ tọa độ • Hệ tọa độ Hà Nội 72 (Gauss) • Hệ tọa độ UTM-Everest • Hệ tọa độ VN-2000 23/08/2016 6 11 Gauss 60 40 12 Cách đánh số hiệu mảnh theo tọa độ Gauss (HN72) 60 40 23/08/2016 7 13 UTM TPHCM 48 P 674535.61 m E 1195565.89 m N Long/Lat TPHCM 10°48'40.51"N 106°35'47.29"E 14 Hệ tọa độ Gauss 23/08/2016 8 15 Hệ tọa độ UTM 16 Hệ tọa độ VN2000 Vào giữa năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về việc áp dụng hệ qui chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN- 2000 thay thế hệ qui chiếu và hệ quốc gia Hà Nội VN-72 nhằm thống nhất xây dựng hệ tọa độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính quốc gia và các bản đồ chuyên đề. Xem file excel về quy định 973/2001 TT-TCDC 23/08/2016 9 17 Hệ tọa độ VN2000 18 BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT? 1. Khái niệm bản đồ địa chất 2. Phân loại bản đồ địa chất 3. Danh hiệu bản đồ địa chất 4. Cấu trúc của bản đồ địa chất 5. Dấu hiệu qui ước bản đồ địa chất 23/08/2016 10 19 1. Khái niệm bản đồ địa chất Bản đồ địa chất là loại bản đồ được xây dựng trên cơ sở của bản đồ địa hình. Người ta lược bỏ một số đường đồng mức, đường sá phụ, sông suối nhỏ, để làm nổi bật các yếu tố địa chất. Trên bản đồ địa chất thể hiện các tầng đất đá có tuổi khác nhau, các loại đá có nguồn gốc và thành phần khác nhau, các phá hủy kiến tạo, và dùng các ký hiệu màu sắc, đường kẻ và số để biểu thị chúng. Tùy theo mức độ và nội dung nghiên cứu, người ta thành lập các loại bản đồ địa chất theo những tỷ lệ và phương pháp khác nhau 20 Khái niệm Bản đồ địa chất chuẩn quốc gia: Bản đồ địa chất được thành lập theo đúng tiêu chuẩn ban hành trong các bản quy chế, quy phạm do nhà nước về công tác đo vẽ bản đồ địa chất. Kèm theo bản đồ địa chất còn có những bản đồ, phụ lục, báo cáo cần thiết theo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước, tính chất chuẩn quốc gia nói chung được xây dựng đối với bản đồ địa chất tỷ lệ trung bình đến nhỏ. Đối với những bản đồ tỷ lệ lớn, tính chất này khó thống nhất cho tất cả khu vực. Tùy theo tình hình địa chất của mỗi nơi mà có thể có những quy định bắt buộc riêng cho các tờ bản đồ tỷ lệ lớn. 23/08/2016 11 21 2. Phân loại bản đồ địa chất Phân loại Bản đồ địa chất theo nội dung • Bản đồ Khoáng sản • Bản đồ ĐC môi trường • Bản đồ Đất 22 1. Bản đồ Địa chất khái quát: tỷ lệ 1:1.000.000 và nhỏ hơn. (bản đồ Địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.500.000) 2. Bản đồ Địa chất tỷ lệ nhỏ: tỷ lệ 1:1.000.000 đên 1:500.000 (BD ĐC và Bđ Kt 1:1.000.000) 3. Bản đồ Địa chất tỷ lệ trung bình: tỷ lệ 1:200.000 đến 1:100.000: (nghiên cứu diện tích) nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá dự đoán khoáng sản; 4. Bản đồ Địa chất tỷ lệ lớn: tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000 (vùng triển vọng) 5. Bản đồ Địa chất chi tiết: tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn Phân loại Bản đồ địa chất theo tỷ lệ 23/08/2016 12 23 3. Danh hiệu bản đồ Địa chất Danh pháp bản đồ địa chất thành lập theo danh pháp tờ hay nhóm tờ bản đồ nền địa hình cùng tỷ lệ. 24 4. Cấu trúc bản đồ Địa chất 2 1 3 4 5 6 7 8 23/08/2016 13 25 5. Dấu hiệu qui ước bản đồ địa chất Thang địa tầng Tên địa tầng Ký hiệu các loại đá Các ký hiệu khác 26 1 2 23/08/2016 14 27 3 4 HW (Công tác Bản đồ) 1/ Chuẩn bị 1 bản đồ Địa chất gồm 8 vấn đề như slide trên (lưu ý: in đúng tỷ lệ)? (60đ) 2/ Liệt kê các loại đá theo 3 nguồn gốc và tuổi tương ứng của Bản đồ trên? (30đ) 3/ Chuẩn bị International Stratigraphic Chart (bản màu A4)? (10đ) 28 23/08/2016 15 THANK YOU ! 29 CHUẨN BỊ: • CHƯƠNG 2: HIỆN TƯỢNG BIẾN DẠNG CỦA ĐÁ (ROCK DEFORMATION)
File đính kèm:
- bai_giang_ban_do_va_ban_do_dia_chat_chuong_1_ban_do_nguyen_h.pdf