Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở)

I. Một vài vấn đề về việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay

 Với xu thế phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam học tập và công tác.

Để đáp ứng được yêu cầu đó, việc dạy tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài ở trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội nói riêng và ở các cơ sở dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói chung đang ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giáo trình cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy. Về phía học viên, có rất nhiều người đến từ các nước không sử dụng tiếng Anh (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, ) nên phương pháp giảng dạy mà nhiều giảng viên vẫn và đang áp dụng là dùng ngôn ngữ thứ ba, chủ yếu là tiếng Anh, để giải thích trở nên khó khăn và không phù hợp. Thậm chí trong nhiều trường hợp việc giảng viên cố gắng đưa ra một từ tiếng Anh càng làm cho học viên lúng túng, không thể hình dung nổi

Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở) trang 1

Trang 1

Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở) trang 2

Trang 2

Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở) trang 3

Trang 3

Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở) trang 4

Trang 4

Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở) trang 5

Trang 5

Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở) trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 12200
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở)

Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt trình độ cơ sở)
 55 
Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho Lưu học sinh 
Lào tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (tiếng Việt 
trình độ cơ sở) 
ThS. ThS. Hoàng Minh Thủy* 
I. Một vài vấn đề về việc dạy tiếng 
Việt cho người nước ngoài hiện nay 
Với xu thế phát triển kinh tế, mở rộng 
hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa, ngày 
càng có nhiều người nước ngoài đến Việt 
Nam học tập và công tác. 
Để đáp ứng được yêu cầu đó, việc dạy 
tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài ở 
trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể 
thao Hà Nội nói riêng và ở các cơ sở dạy 
tiếng Việt cho người nước ngoài nói 
chung đang ngày càng được chú trọng 
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, 
giáo trình cũng như đổi mới phương pháp 
giảng dạy. Về phía học viên, có rất nhiều 
người đến từ các nước không sử dụng 
tiếng Anh (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật 
Bản, Lào,) nên phương pháp giảng dạy 
mà nhiều giảng viên vẫn và đang áp dụng 
là dùng ngôn ngữ thứ ba, chủ yếu là tiếng 
Anh, để giải thích trở nên khó khăn và 
không phù hợp. Thậm chí trong nhiều 
trường hợp việc giảng viên cố gắng đưa ra 
một từ tiếng Anh càng làm cho học viên 
lúng túng, không thể hình dung nổi. 
Không những vậy, trên thực tế trong 
lúc giảng dạy tiếng Việt cho lớp học có 
các học viên của nhiều quốc tịch thì việc 
dùng một ngôn ngữ khác để giải thích sẽ 
không mang lại hiệu quả cao cho người học. 
Hơn nữa, các giáo trình mà chúng ta 
đang dùng phổ biến hiện nay cung cấp cho 
học viên một vốn từ vựng rất lớn, với 
phong phú các loại mẫu câu song lại 
nghèo nàn về hình ảnh, đặc biệt ở trình độ 
nâng cao. Lúc này đòi hỏi sự sáng tạo và 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 56 
chuẩn bị bài giảng công phu hơn của 
người giáo viên. Tại trường Đại học Sư 
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội các giảng 
viên tiếng Việt đã nghiên cứu, tìm hiểu và 
lựa chọn giải pháp áp dụng phương pháp 
dạy tiếng Việt thông qua hình ảnh, 
phương pháp này đã phát huy hiệu quả rất 
tốt trong những năm vừa qua đối với các 
lưu học sinh Lào đang học tập tại trường. 
II. Áp dụng phương pháp dạy tiếng 
Việt trình độ cơ sở qua hình ảnh cho 
Lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư 
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội 
1. Một số loại hình ảnh thường dùng 
khi dạy ngoại ngữ 
Dựa vào đặc điểm hình ảnh (tĩnh hay 
động) và việc áp dụng các loại hình ảnh 
này vào từng trình độ (cơ sở hay nâng 
cao) cho phù hợp, chúng tôi chia làm một 
số loại hình ảnh sau: 
Loại 1 - Hình ảnh tĩnh, không cần chú thích 
Đây là loại hình ảnh rất đơn giản 
nhưng cơ bản. Giảng viên khi sử dụng 
chúng không cần phải giải thích nhiều. Vì 
thế nó thường được áp dụng trong việc 
dạy từ mới, ở tất cả các trình độ, trong đó 
phát huy tác dụng nhất khi dạy ở trình độ 
cơ sở. 
Loại 2 - Hình ảnh tĩnh, kèm theo chú thích 
Loại hình ảnh này phức tạp hơn loại 1, 
giảng viên cần phải chú thích thêm trong 
hình ảnh. Khác với loại 1, loại hình ảnh 2 
cung cấp cho người học lượng từ mới 
nhiều hơn, thường áp dụng trong học bài 
đọc ở trình độ nâng cao và học chuyên ngành. 
Loại 3 - Hình ảnh tĩnh, theo tiến trình 
Chúng thường sử dụng trong các bài 
đọc ở các trình độ sau cơ sở hay học 
chuyên ngành. Vì tính chất theo tiến trình, 
diễn biến của câu chuyện trong bài đọc 
nên nó đòi hỏi sự tìm kiếm, sưu tập của 
giảng viên và cả ứng dụng công nghệ 
thông tin trong khi giảng dạy. 
Loại 4 - Hình ảnh động, kèm âm thanh 
(video, clip) 
Thực chất loại hình ảnh này chính là 
các video, clip. Mặc dù không được sử 
dụng nhiều như những loại hình ảnh kể 
trên song các hình ảnh động, có âm thanh 
này sinh động và trong một vài trường 
hợp dạy tiếng nó là phương pháp tối ưu 
nhất. Đặc biệt, đây là loại được dùng khi 
rèn luyện cả bốn kỹ năng: nghe – nói – 
đọc – viết của người học. 
2. Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt 
trình độ cơ sở bằng hình ảnh 
* Dạy từ vựng: 
Ở trình độ này, học viên bắt đầu làm 
quen với các từ vựng và các mẫu câu từ 
đó luyện tập và ghi nhớ để có thể giao tiếp 
thông thường được. Sau khi kết thúc trình 
độ cơ sở, học viên có được khoảng hơn 
500 – 1000 từ cơ bản. Trong đa số các từ 
này, giảng viên có thể vận dụng loại hình 
ảnh 1 - hình ảnh tĩnh, không cần chú thích 
để giải thích. Vì chỉ cần nhìn vào hình 
ảnh, học viên cũng có thể hiểu và viết lại 
được bằng ngôn ngữ của mình. Sau khi 
được giảng viên luyện phát âm từ mới đó, 
học viên dễ dàng ghi nhớ. 
Tiến trình dạy như sau: 
Bước 1: Giảng viên đưa hình ảnh 
 57 
Bước 2: Học viên quan sát và liên tưởng 
Bước 3: Giảng viên đưa từ mới và đọc mẫu 
Bước 4: Luyện phát âm để học viên ghi nhớ 
Bước 5: Giảng viên đưa hình ảnh. Học 
viên nhìn hình để đoán từ 
Chẳng hạn như trong bài học về quốc 
tịch. Thay vì chỉ đưa ra tên nước bằng 
tiếng Việt hoặc đưa hình ảnh quốc kì của 
các nước như một số giáo trình (Thực 
hành tiếng Việt - Nguyễn Việt Hương, 
Tiếng Việt trình độ A – Viện Việt Nam 
học do Đoàn Thiện Thuật (chủ biên); 
Tiếng Việt cơ sở - Mai Ngọc Chừ, Trịnh 
Cẩm Lan), chúng ta sử dụng hình ảnh một 
địa danh nào đó hay một chuỗi vài địa 
danh, nhân vật nổi tiếng, trang phục 
truyền thống, của nước cần học. Nhất là 
với những tên nước phiên âm tiếng Việt, 
hình ảnh loại này rất hữu ích: 
Lào 
Anh 
* Dạy cú pháp 
Ngoài việc dạy từ mới, giảng viên có 
thể kết hợp các hình ảnh này để luyện các 
mẫu câu cơ bản. Đặc biệt ở trình độ cơ sở, 
những mẫu câu hỏi vô cùng quan trọng. 
Bước 1: Giảng viên đưa hình ảnh và từ mới 
Bước 2: Giảng viên đọc từ mới, yêu 
cầu học viên nhắc lại 
Bước 3: Giảng viên đưa cấu trúc hỏi, đáp 
Bước 4: Luyện giảng viên hỏi, học viên trả 
lời 
Ví dụ bài tập: Xem tranh và thực hành 
hỏi, trả lời 
 58 
Lào 
Inta – giáo viên 
• Cô ấy tên là gì? 
• Cô ấy tên là Inta. 
• Cô ấy là người nước nào? 
• Cô ấy là người Lào. 
• Cô ấy làm nghề gì? 
• Cô ấy là giáo viên. 
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng 
kiểu hình ảnh và dạng bài tập này đối với 
các bài học về loại từ, các môn thể thao, 
địa điểm, thời gian, phương tiện giao 
thông,Còn với các bài học khó hơn của 
trình độ cơ sở như động tác thể thao, bệnh 
tật, bộ phận cơ thể giảng viên nên áp 
dụng hình ảnh 2 – hình ảnh tĩnh, có chú 
thích. 
Bộ phận cơ thể 
* Kết quả thực nghiệm 
Bộ phận cơ thể 
1. Bàn tay 
2. Vai 
3. đầu 
4.  
Ném 
Sút 
Sút 
 59 
Trình độ tiếng Việt sơ cấp được giảng 
dạy cho lưu học sinh Lào ở trường Đại 
học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội 
được thực hiện trong thời lượng 45 tiết. 
Trong 15 tiết đầu tiên của chương trình, 
giảng viên thực hiện áp dụng phương 
pháp giảng dạy truyền thống là giảng dạy 
tiếng Việt thông qua ngôn ngữ thứ ba là 
tiếng Anh. Mặc dù vậy, trong quá trình 
giảng dạy và học tập tiếng Việt của lưu 
học sinh Lào với tư cách là một ngoại 
ngữ, do năng lực tiếng Anh của nhóm lưu 
học sinh này cũng rất hạn chế, bên cạnh 
đó, nhiều từ vựng và cấu trúc ngữ pháp 
tiếng Việt khi chuyển đổi sử dụng tiếng 
Anh để làm cầu nối chuyển dịch có sự 
khác biệt rất lớn. Do vậy, trong thời lượng 
15 tiết đầu chương trình với việc áp lực 
phương pháp dạy học tiếng Việt qua ngôn 
ngữ thứ ba là tiếng Anh đã không đem lại 
hiệu quả, lưu học sinh rất khó khăn trong 
việc tiếp nhận từ vừng và cấu trúc ngữ 
pháp tiếng Việt, bài kiểm tra thường 
xuyên chỉ 50% dừng lại ở mức đạt, 50% 
không đạt yêu cầu chuẩn kiến thức. 
30 tiết còn lại của chương trình tiếng 
Việt sơ cấp, giảng viên đã áp dụng 
phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình 
ảnh, kết quả học tập của lưu học sinh Lào 
đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tiếp 
nhận từ vựng đã nhanh, chính xác và hiệu 
quả hơn, thông qua hình ảnh gợi mở 
người học cũng dễ dàng liên tưởng và 
nhận diện cấu trúc câu tiếng Việt vì vậy 4 
kỹ năng cơ bản (nghe-nói-đọc-viết) đã 
được nâng cao. Kết quả được phản ánh cụ 
thể như sau: 
Bảng 1. Đánh giá kết quả trước và sau tổ thực nghiệm áp dụng phương pháp 
giảng dạy tiếng Việt bằng hình ảnh cho lưu học sinh Lào tại trường Đại học Sư phạm 
Thể dục Thể thao Hà Nội (trình độ tiếng Việt sơ cấp) 
Tiêu chí 
đánh gíá 
Mức đánh giá 
Trước thực nghiệm 
(N=4) 
Sau thực nghiệm 
(N=4) 
Ghi chú 
n % n % 
Nghe 
Giỏi 0/4 0% 2/4 50% 
Khá 0/4 0% 1/4 25% 
Trung bình 1/4 25% 1/4 25% 
Yếu 2/4 50% 0/4 0% 
Nói 
Giỏi 0/4 0% 1/4 25% 
Khá 0/4 0% 2/4 50% 
Trung bình 1/4 25% 1/4 25% 
Yếu 3/4 75% 0/4 0% 
Đọc 
Giỏi 0/4 0% 3/4 75% 
Khá 1/4 25% 1/4 25% 
Trung bình 2/4 50% 0/4 0% 
Yếu 1/4 25% 0/4 0% 
Viết 
Giỏi 0/4 0% 0/4 0% 
Khá 1/4 25% 3/4 75% 
Trung bình 1/4 25% 1/4 25% 
Yếu 2/4 50% 0/4 0% 
 60 
3. Một số lưu ý khi lựa chọn và sử 
dụng hình ảnh 
Khi tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh 
phục vụ cho việc giải thích và giảng dạy, 
giảng viên cần lưu ý: 
- Về mặt hình thức: Để không bị “vỡ” 
hình ảnh khi dãn ảnh hay khi trình chiếu 
cho học viên xem, giảng viên cần chú ý 
đến dung lượng hình ảnh, dung lượng 
càng lớn, hình ảnh càng rõ nét, có chất 
lượng cao. Đối với các video, clip cần 
xem xét đến không chỉ chất lượng hình 
ảnh mà cả chất lượng âm thanh. 
- Về mặt nội dung: Khi tìm kiếm trên 
các website, đa số sẽ có rất nhiều kết quả, 
cần lựa chọn hình ảnh nào dễ hình dung 
và liên tưởng đến sự vật, sự việc nhất, 
tránh gây hiểu nhầm dẫn đến hiểu sai 
nghĩa của từ; hình ảnh phải phản ánh đúng 
nội dung và có tính bao quát. Trong nhiều 
trường hợp, nhất là bài đọc là các truyện 
cổ tích, truyền thuyết, không thể tìm thấy 
trên mạng Internet, giảng viên có thể sưu 
tập các truyện tranh, sau đó scan và cắt 
dán cho phù hợp với nội dung bài học. 
Trong khi áp dụng phương pháp sử 
dụng hình ảnh để giảng dạy, giảng viên 
cần in mầu hình ảnh ra khổ lớn hoặc trình 
chiếu qua Power Point, không nên in 
thông thường (đen, trắng) hay nghe qua 
đài vì nó giảm tính sinh động của hình ảnh 
và có thể gây hiểu lầm. 
III. Kết luận 
Phương pháp học tiếng Việt hiệu quả là 
sử dụng hình ảnh trong việc dạy tiếng Việt 
cho người nước ngoài mang lại nhiều ưu 
điểm vì đây là phương pháp “trực quan, 
sinh động” làm cho tiết học trở nên thú vị, 
sôi nổi, thu hút sự tập trung chú ý của học 
viên. Bên cạnh đó còn làm cho việc tiếp 
nhận từ mới và các mẫu câu cơ bản trở 
nên đơn giản, nhanh chóng; đồng thời rèn 
luyện khả năng tư duy logic và tính sáng 
tạo, khả năng diễn đạt của học viên. Tuy 
nhiên, nó đòi hỏi giảng viên cần phải 
chuẩn bị công phu và giờ giảng phải phụ 
thuộc vào yếu tố khách quan như các 
phương tiện máy tính, máy chiếu, 
Đây là phương pháp mang tính ứng 
dụng cao, bổ trợ hữu ích cho việc dạy 
tiếng. Không những thế, với chủ trương 
đẩy mạnh phương pháp giảng dạy tích cực 
và ứng dụng công nghệ thông tin vào các 
bài giảng cùng với việc được trang bị đầy 
đủ màn hình, máy chiếu các phòng học thì 
việc tìm tòi và áp dụng phương pháp này 
vào mỗi tiết dạy là cần thiết và hữu ích đối 
với những giảng viên dạy tiếng Việt cho 
lưu học sinh nước ngoài tại trường Đại 
học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội 
hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Lan, Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo phương pháp giao tiếp, Ngữ học trẻ, năm 
2005. 
2. Nguyễn Việt Hương, Tiếng Việt cơ sở dành cho người nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 
năm 2017. 
3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Nhà xuất bản 
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997. 
4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như 
một ngoại ngữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005. 
5. Bùi Khánh Thế, Đi tìm mô hình thỏa đáng để dạy – học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, Tạp chí 
Ngôn ngữ số 12/2003. 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_phuong_phap_day_tieng_viet_bang_hinh_anh_cho_luu_hoc.pdf