Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

Cùng với hiệu ứng tích cực của vở diễn “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trên sân khấu trong và ngoài nước, số lượng suất

diễn và thời gian “sáng đèn” của vở diễn trong một thời đoạn khá dài, kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” càng được giới

nghiên cứu và phê bình văn học thẩm bình. Trên cơ sở nhắc lại những ý kiến đã có về kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt”,

người viết hướng đến “cách đọc” của riêng mình đối với kịch bản này. Tập trung vào khía cạnh tư duy triết luận và kết quả sáng

tạo của Lưu Quang Vũ, bài viết của chúng tôi hướng đến năng lực phát hiện vấn đề - bi kịch cá nhân của nhân vật Hồn Trương

Ba - và ưu thế của ngôn ngữ kịch; sự tiếp biến từ triết lí dân gian đến triết lí Lưu Quang Vũ; góc nhìn phân tâm học của Lưu

Quang Vũ về sự hòa hợp “cái Nó” (id) – “cái Tôi” (ego) – “cái Siêu Tôi” (superego), trong con người Hồn Trương Ba; quan niệm về

con người trong các mối quan hệ đa diện và những tấm gương soi giúp Hồn Trương Ba quyết tâm giải thoát bi kịch.

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 1

Trang 1

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 2

Trang 2

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 3

Trang 3

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 4

Trang 4

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 5

Trang 5

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 6

Trang 6

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 7

Trang 7

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 8

Trang 8

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 9

Trang 9

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 26180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

Ý tưởng triết luận và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10i1.924 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
36 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1 (2021), 36-46 
Cite this article as: Bui, T. N. (2021). Luu Quang Vu’s 
philosophical argumentation and artistic creativity in the 
play “Truong Ba’s soul in the butcher's body”. UED Journal 
of Social Sciences, Humanities and Education, 11(1), 36-46. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10i1.924 
Ý TƯỞNG TRIẾT LUẬN VÀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 
CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG KỊCH BẢN “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT” 
Bùi Trọng Ngoãn 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Bùi Trọng Ngoãn - Email: btngoan@ued.udn.vn 
Ngày nhận bài: 29-3-2021; ngày nhận bài sửa: 17-5-2021; ngày duyệt đăng: 17-6-2021 
Tóm tắt: Cùng với hiệu ứng tích cực của vở diễn “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trên sân khấu trong và ngoài nước, số lượng suất 
diễn và thời gian “sáng đèn” của vở diễn trong một thời đoạn khá dài, kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” càng được giới 
nghiên cứu và phê bình văn học thẩm bình. Trên cơ sở nhắc lại những ý kiến đã có về kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, 
người viết hướng đến “cách đọc” của riêng mình đối với kịch bản này. Tập trung vào khía cạnh tư duy triết luận và kết quả sáng 
tạo của Lưu Quang Vũ, bài viết của chúng tôi hướng đến năng lực phát hiện vấn đề - bi kịch cá nhân của nhân vật Hồn Trương 
Ba - và ưu thế của ngôn ngữ kịch; sự tiếp biến từ triết lí dân gian đến triết lí Lưu Quang Vũ; góc nhìn phân tâm học của Lưu 
Quang Vũ về sự hòa hợp “cái Nó” (id) – “cái Tôi” (ego) – “cái Siêu Tôi” (superego), trong con người Hồn Trương Ba; quan niệm về 
con người trong các mối quan hệ đa diện và những tấm gương soi giúp Hồn Trương Ba quyết tâm giải thoát bi kịch. 
Từ khóa: bi kịch cá nhân; triết luận; cái Nó; cái Tôi; cái Siêu Tôi. 
1. Mở đầu 
Tuyển tập năm kịch bản tiêu biểu nhất của Lưu 
Quang Vũ được xuất bản lần đầu (2013), 25 năm sau 
ngày Lưu Quang Vũ mất (1988), được gia đình ông 
chọn một nhan đề chung là “Hồn Trương Ba da hàng 
thịt” và kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” cũng 
được đặt vào vị trí đầu sách. Nhan đề của tuyển tập và 
vị trí đó của kịch bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đã 
phản ánh thái độ đánh giá của người đọc về giá trị văn 
chương của kịch bản này. Sau tiếng vang của vở kịch 
trên sân khấu trong và ngoài nước, từ những năm cuối 
thập niên 1980 đến nay, kịch bản “Hồn Trương Ba da 
hàng thịt” đã được nhiều nhà phê bình văn học, nghệ 
thuật học phân tích, bình giá. Tựu trung các ý kiến đó 
xoay quanh các khía cạnh: 
 (1) Vay mượn và làm mới truyện cổ dân gian. Đây 
là sự ghi nhận của hầu hết các cây bút khi đề cập về 
kịch bản này. Chẳng hạn, Ngô Thảo bình luận “Tác 
giả biết làm mới lại, biết phát hiện ra những vỉa quặng 
tư tưởng mới chứa trong câu chuyện dân gian quen 
thuộc” (Ly & Luu, 2007, 254). 
 (2) Tính chất bi kịch của vở kịch. Phạm Vĩnh Cư 
nhận xét: “() Lưu Quang Vũ đổ rượu mới vào bình cũ, 
kể lại chuyện hài cổ như một bi kịch triết lí thời nay với 
hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh - xã hội và 
chiều kích bản thể - siêu hình” (Ly & Luu, 2007, 272). 
 (3) Tính triết lí của vở kịch. Ngô Thảo phát hiện: 
“Sự định hướng tư tưởng cơ bản của tác giả là: cuộc đời 
con người là một chỉnh thể” (Ly & Luu, 2007, 255); 
Lưu Khánh Thơ chỉ ra: “Vở kịch không chỉ nói đến sự 
hòa hợp và ý thức đạo lí về phần hồn và phần xác con 
người mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện 
nhân cách con người” (Ly & Luu, 2007, 280); Phan 
Trọng Thưởng khẳng định: “Anh khai thác vào sự kiện 
người chết mượn xác người khác để sống lại nhằm 
chứng minh cho một luận đề: người ta sống không phải 
bằng thân xác” (Ly & Luu, 2007, 294). Đặng Hiển đã 
phát hiện vấn đề nổi trội của vở kịch là tính triết học qua 
nhan đề bài viết “Hồn Trương Ba da hàng thịt” từ 
truyện cổ dân gian đến kịch của Lưu Quang Vũ, xét về 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 36-46 
 37 
mặt tư tưởng triết học” (Ly & Luu, 2007, 340-343); 
nhưng tiếc rằng, trong bài viết, ông chỉ phân tích mối 
quan hệ linh hồn và thể xác theo kí ức cộng đồng hơn là 
những kiến giải triết học. 
 (4) Tính đa nghĩa trong thông điệp của vở kịch. Đó 
là sự phát hiện của Phan Ngọc và Ngô Thảo. Phan Ngọc 
cho rằng phía sau văn bản tường minh là một “văn bản 
phụ mang tính toàn nhân loại” (Ly & Luu, 2007, 266). 
Ngô Thảo nhận xét: “() Vở kịch đã tạo nên trong lòng 
công chúng một không khí đối thoại hết sức thoải mái 
và thú vị. Chỉ riêng điều đó đã chứng tỏ tác giả biết làm 
mới lại, biết phát hiện những vỉa quặng tư tưởng mới 
chứa trong câu chuyện dân gian quen thuộc” (Ly & Luu, 
2007, 254). 
Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập 
thêm một số khía cạnh vẫn còn để ngỏ hoặc chưa được 
phân tích chi tiết. Theo đó, bài viết lần lượt kiến giải về 
một số sáng tạo của Lưu Quang Vũ trong việc chọn lựa 
thể loại kịch, sự phát hiện của nhà văn về bi kịch của 
ông Trương Ba sau khi vay mượn sự sống, về bi kịch 
không kiểm soát được thân xác vay mượn của Hồn 
Trương Ba và nghệ thuật sử dụng các nhân vật bổ sung 
như những tấm gương soi chiếu bi kịch Hồn Trương Ba. 
Trong đó, vì chủ đề trung tâm của kịch bản là bi kịch 
Hồn Trương Ba nên chúng tôi ưu tiên phân tích quan hệ 
hướng nội của bản thân nhân vật trước, quan hệ hướng 
ngoại được đưa ra sau. 
2. Nội dung 
2.1. Năng lực phát hiện vấn đề và ưu thế của 
ngôn ngữ kịch 
 Điểm xuất phát của vở kịch “Hồn Trương Ba da 
hàng thịt” là một tích truyện dân gian nhưng không 
phải là một dạng chuyển thể bởi sự sáng tạo của Lưu 
Quang Vũ trong phần lớn cốt truyện. Điểm kết thúc 
của truyện dân gian là cuộc xử kiện của quan huyện 
mà phần thắng thuộc về Hồn Trương Ba, và tác giả 
dân gian yên lòng cho hồn Trương Ba trú ngụ trong 
xác hàng thịt. Trái lại, đối với Lưu Qua ... à quyết liệt ấy chính là tiếng nói của “cái 
Siêu Tôi” của Hồn Trương Ba. Như một cách xác định 
đây là tiếng nói của “cái Siêu Tôi”, Lưu Quang Vũ để 
cho nhân vật bộc lộ bằng độc thoại. “Cái Tôi” Trương 
Ba đau đớn nhận ra: càng kéo dài sự sống càng vô ích, 
ông quyết tìm cái chết, chết để được là mình. Vì vậy, 
ông thắp hương xin gặp Đế Thích. Dù vị tiên cho ông 
hai giải pháp mà nhân thế ai cũng mong mỏi là được 
hưởng lộc trời thêm một kiếp người (nhập vào xác cu 
Tỵ), hoặc bất tử (đổi cho Đế Thích), nhưng Hồn 
Trương Ba (“cái Siêu Tôi” và “cái Tôi” Trương Ba) 
vẫn quyết lìa khỏi xác hàng thịt, bỏ hẳn “cái Nó” gán 
ghép kia để được là mình! 
 Cái chết của Hồn Trương Ba còn kèm thêm hai 
cuộc tái sinh. Người làm vườn ấy đã nhờ Đế Thích 
giúp cho người hàng thịt trở lại nhân thế, giúp cho cu 
Tỵ thoát khỏi lưới trời, sống lại. Chết không phải là 
hết khi tiếp ngay đó là hai cuộc tái sinh và một linh 
hồn nhẹ nhõm giữa hoa trái vườn nhà. Hành động vị 
tha ấy chỉ có thể là biểu hiện của “cái Siêu Tôi” 
Trương Ba. Nhà triết học Edward O. Wilson đã coi 
lòng vị tha là một căn tính của con người và ông kiến 
giải: “Bản tính người đích thực trong lòng vị tha, hiểu 
theo nghĩa là bổ sung thêm sự minh triết và yếu tố thức 
nhận vào khế ước xã hội, chỉ có thể xảy ra thông qua 
xem xét tính đạo đức một cách khoa học và sâu sắc 
hơn” (Wilson, 2014, 285). Theo đó, hành động nhờ Đế 
Thích giúp cho hai người được sống lại hoàn toàn 
không phải là một hành vi đột hiện mà là một việc có 
chủ ý của Hồn Trương Ba và vì vậy phải coi nó là một 
sản phẩm của lòng thương người, căn tính đạo đức của 
ông Trương Ba. 
 Như lời anh con trai “Thôi thầy đi, nhân gian bây 
giờ khác rồi, mà thầy thì vẫn nghĩ theo lối xưa!” (Luu, 
2013, 15), “cái Tôi” của Trương Ba là “cái Tôi” của lề 
thói cũ, là “cái Tôi” của một nền văn minh nông nghiệp 
ảnh hưởng đạo đức kiêm ái, nhân nghĩa, hỉ xả truyền 
thống, một “cái Tôi” tiểu nông ưa sự ổn định, căn cơ, 
một mặt nó sẽ không ưa sự thay đổi (không chấp nhận 
việc anh con trai chạy chợ, xa lánh ruộng vườn), không 
ưa sự khác biệt (không chấp nhận xác anh hàng thịt); 
một mặt vì tính ổn định, nó là căn nguyên giữ gìn chuẩn 
mực đạo đức xã hội. Nhờ “cái Siêu Tôi” hay là cái siêu 
ngã bền vững mà cái bản năng thân xác hàng thịt (“cái 
Nó” của hồn Trương Ba da hàng thịt) không thể xô ngã 
được “cái Tôi” tốt đẹp của Trương Ba. May cho nhân 
vật Trương Ba, nhờ vào căn nguyên thuần hậu mà “cái 
Siêu Tôi” vẫn còn là điểm tựa cho “cái Tôi”. Hành động 
lựa chọn cái chết của ông và hai cuộc tái sinh của hai số 
phận khác đều xuất phát từ “cái Siêu Tôi” ấy. 
2.4. Con người trong các mối quan hệ đa diện 
và những tấm gương soi 
 Mâu thuẫn kịch trong kịch bản “Hồn Trương Ba 
da hàng thịt” không phải là mâu thuẫn xã hội, mâu 
thuẫn cá nhân với xã hội, cá nhân với cá nhânmà là 
mâu thuẫn ngay trong thế giới nội tại của một cá 
nhân. Điều đó đòi hỏi tác giả phải phân tích thế giới 
nội tâm nhân vật, và một trong những đường hướng 
người viết có thể lựa chọn sẽ là một tập hợp nhỏ các 
nhân vật kịch và tập trung xây dựng kiểu nhân vật độc 
thoại nội tâm. Ngược lại thế giới sân khấu trong vở 
kịch của Lưu Quang Vũ đa dạng từ người cõi trời đến 
người cõi đời, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, thể xác, 
linh hồn. Huy động một hệ thống nhân vật như vậy, 
Lưu Quang Vũ đã đặt nhân vật trung tâm của vở kịch 
trong hai bình diện quan hệ: quan hệ hướng ngoại và 
quan hệ hướng nội. Mỗi một phạm trù như vậy cũng là 
những góc nhìn đa chiều phóng chiếu bi kịch của Hồn 
Trương Ba. 
2.4.1. Bi kịch Trương Ba được soi chiếu từ 
nhiều phía, nhiều mối quan hệ 
 Dù cuối cùng thì bi kịch đó xoay quanh tình 
cảnh “không được là mình” của một cá nhân, nhưng 
Bùi Trọng Ngoãn 
44 
điều mấu chốt đó được soi chiếu từ nhiều góc độ, 
nhiều hướng. 
 a. Quan hệ công dân: Không được thừa nhận về mặt 
pháp lí. Lời Lí trưởng: “Lệ nước, phép quan, sổ sách 
không có mục ghi chép về hồn nào cả! Anh lấy gì làm 
bằng cớ? Cái hồn của anh nó hình thù ra sao, vuông hay 
tròn, hả?” (Luu, 2013, 49). 
 b. Quan hệ tha nhân: 
 (1) Không được thừa nhận về mặt nhân loại. Tại 
nhà người hàng thịt, khi hồn Trương Ba mới mượn xác, 
Trưởng Hoạt đã gọi hỏi: “Này con người quái lạ kia” 
(Luu, 2013, 37). Vợ Trương Ba nhắc lại lời cháu nội: 
“Thế có hai ông Trương Ba à?” (Luu, 2013, 42). 
 (2) Không được thừa nhận về mặt nhân cách. 
Anh con trai trắng trợn vạch ra sự thật: “ Đến cái 
thân thầy mang cũng không phải của thầy, chẳng qua 
thầy núp nhờ vào đó thôiSo với việc ấy, việc gian 
lận lừa đảo một vài món hàng của tôi ngoài chợ, nào 
có nghĩa lí gì!”, “Bản thân con người thầy đứng kia 
đã là một cái gìmột cái gìkhông ngay thật rồi!” 
(Luu, 2013, 44-45). Trưởng Hoạt chỉ ra sự tha hóa 
của Trương Ba: “Bác thay tâm đổi tính thật rồi” 
(Luu, 2013, 61). 
 (3) Không được thừa nhận về mặt tư cách. Người 
con trai tuyên bố: “Ông không phải bố tôi, ông không 
còn là bố tôi nữa!” (Luu, 2013, 45). Lời cháu nội: “Ông 
giả vờ làm ông nội, về chiếm chỗ của ông nội trong 
nhà” (Luu, 2013, 52). 
 (4) Không được thừa nhận về mặt đạo nghĩa. Lời lí 
trưởng: “Thật là một việc động trời, đâu đâu người ta 
cũng bàn tán có mỗi một chuyện: gã hàng thịt ngang 
nhiên bỏ nhà, bỏ vợ, tới ở nhà mụ vợ lão Trương Ba 
mới góa chồng, tự nhận mình chính là lão Trương Ba.” 
(Luu, 2013, 48). Người vợ Trương Ba phàn nàn: “Ông 
bây giờ còn biết đến ai nữa!” (Luu, 2013, 66). 
 c. Quan hệ nội tại: Từ khi mượn xác, sau niềm vui 
được tái sinh ban đầu, con người Hồn Trương Ba lúc 
đó là một khối mâu thuẫn không thể giải quyết bằng 
giải pháp dung hòa, phải chọn cái chết như một cách 
loại trừ hẳn. Khi xin được chết hẳn Hồn Trương Ba đã 
khẩn cầu cho người hàng thịt được sống lại, nghĩa là 
hồn Trương Ba không ghét bỏ gì con người này, mà 
chỉ có “cái Tôi” Trương Ba không dung hòa được “cái 
Nó” (vốn là “cái Nó” của người hàng thịt). 
 2.4.2. Tha nhân - những tấm gương soi 
 Theo Gustave Le Bon, “Tuy khoa tâm lí cá nhân 
đặt căn bản trên việc quan sát các cá nhân riêng lẻ, nó 
nghiên cứu các phương thức mà cá nhân theo nhằm đáp 
ứng các dục vọng của mình; nhưng thực ra chỉ trong 
những trường hợp hãn hữu, trong những điều kiện đặc 
biệt nào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệ của cá 
nhân với tha nhân. Trong tâm trí của một cá nhân thì 
một cá nhân khác luôn luôn hoặc là thần tượng, hoặc là 
một đối tượng, một người hỗ trợ hay kẻ thù” 
(Gustave, 2014, 313). 
 Hãy đặt một giả định, nếu như không có tha nhân, 
không có gia đình và người chung quanh, liệu Hồn 
Trương Ba có nhận ra được một cách đầy đủ quá trình 
tha hóa của mình không? Thay cho những lời biện 
giải, bằng ưu thế của nghệ thuật, Lưu Quang Vũ đã 
giúp cho Hồn Trương Ba soi chiếu toàn bộ hình ảnh 
của “gã” “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trong mắt của 
mọi người. Cao trào và mở nút đều nằm trong cảnh 
VII; hầu như tất cả các nhân vật xuất hiện ở các phần 
trước đều lần lượt có mặt ở cảnh kịch này. Nếu ban 
đầu họ không chấp nhận nhân cách Hồn Trương Ba da 
hàng thịt thì lúc này họ chỉ rõ sự tha hóa của ông kể từ 
khi mang thể xác người khác. Vì vậy, thái độ của các 
nhân vật đó đều như những tấm gương soi của nhân 
vật Hồn Trương Ba. 
 (1) Cuộc đối thoại với Trưởng Hoạt giúp cho Hồn 
Trương Ba nhận ra ông tha hóa như thế nào: nát rượu, 
trái tính, không cưỡng chống lại đòi hỏi của thân xác, 
tính cách trở nên hèn kém, tủn mủn, thô phũ, bần tiện. 
 (2) Cuộc đối thoại Hồn Trương Ba với Xác Hàng 
Thịt, một mặt là cuộc đối thoại giữa hai cá thể độc lập, 
bản thân và tha nhân, một mặt lại là cuộc giải phẫu mối 
tương hợp và sự đối nghịch giữa hai mặt trong con 
người. Nhờ quả cảm đối mặt với cái phiền toái ấy mà 
ông nhận diện được thực tế tha hóa kinh khủng nhất: 
Phần “người” rơi vào nguy cơ bị phần “con” lấn át, 
phần lí tính đuối lí trước phần vật tính! 
 (3) Cuộc đối thoại với người vợ là phần nước tràn 
li: Người vợ muốn bỏ đi, bởi “Ông đâu còn là ông” 
(Lưu, 2013, 66). Không còn là một lời cảnh tỉnh mà đã 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 36-46 
 45 
là một sự thất vọng hoàn toàn dẫn đến thái độ cự tuyệt 
hẳn cuộc sống vợ chồng! 
 (4) Lời của Cái Gái, cháu nội của ông: “Ông nội 
tôi chết rồi”. “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như 
vậy” (Luu, 2013, 67) thể hiện thái độ: Hồn Trương Ba 
dù có hiện hữu trước mắt mọi người cũng không được 
thừa nhận. 
 (5) Chị con dâu chỉ ra sự tha hóa toàn diện ở bố 
chồng bằng những lời thật bụng: “Mỗi ngày thầy một 
đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc mờ 
nhòa dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận 
ra thầy nữa” (Luu, 2013, 68). 
Có thể nhận ra sự tinh tế của Lưu Quang Vũ khi 
xây dựng các cuộc thoại này. Ba người phụ nữ, ba ý 
kiến chấn động tâm trí Hồn Trương Ba. Người vợ, một 
ngày nên nghĩa huống hồ đã gắn bó một đời, kiên 
quyết ra đi, nghĩa là không còn khả năng cứu vãn; lời 
đứa cháu gái, lời con trẻ là lời trung thực nhất; cô con 
dâu là người nhà để hiểu bố chồng, và lại là người 
ngoài để nói ra một cách thành thực điều không dễ nói 
về người khác! 
 Cả ba mối quan hệ, giữa cá nhân mình với bạn 
hữu, với gia đình, với thân xác của chính mình đều 
chứng minh một thực tế nghiệt ngã là Trương Ba, chỉ 
sau ba tháng sống nhờ thân xác kẻ khác, đã vong thân 
hoàn toàn! 
2.4.3. Từ chối lộc trời hay “phép thử bi kịch” 
 Từ sự trải nghiệm bằng chính sự sống bất ổn, 
thường xuyên dằn vặt, Hồn Trương Ba thấm thía: 
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo 
được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (Luu, 2013, 69), 
và giải pháp tốt nhất với ông là tuân theo quy luật tự 
nhiên: chết hẳn. Lúc ấy xảy ra tình tiết mới là thằng cu 
Tỵ vừa chết, Đế Thích đề xuất giải pháp thứ hai là cho 
Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tỵ nhưng Trương Ba 
Từ chối, Đế Thích lại đề xuất cho nhập vào hình hài 
của mình, Trương Ba vẫn từ chối! Các giải pháp đó 
đều có sức hấp dẫn, khác nào được hưởng lộc trời 
thêm một kiếp người, thậm chí bất tử! Do đã đau đớn 
trải nghiệm, Hồn Trương Ba hiểu rằng dù mượn xác 
của ai thì bản chất bi kịch không thay đổi, cái sai này 
thay thế cho cái sai kia mà thôi. Nói cách khác, các 
giải pháp của Đế Thích chính là phép thử Lưu Quang 
Vũ đặt ra cho nhân vật của mình. Không chấp nhận hai 
giải pháp ấy nghĩa là bi kịch của Hồn Trương Ba đã 
đạt đến đỉnh điểm, đến thời khắc bùng vỡ và chết hẳn 
là sự lựa chọn duy nhất! 
3. Kết luận 
 Qua việc lựa chọn thể loại kịch, qua sự phát hiện bi 
kịch Hồn Trương Ba, qua cách phân tích tính cách nhân 
vật dưới góc nhìn triết học – tâm lí học, người đọc dù 
khó tính đến mức nào cũng phải thừa nhận tài năng 
nghệ thuật vượt trội của Lưu Quang Vũ. 
 Điều đáng ghi nhận hơn nữa là trình độ tư duy triết 
luận sâu sắc của ông. Vở kịch đề cập bi kịch của một 
con người cá nhân nhưng đã chạm đến cả chiều sâu lẫn 
bề rộng nhân sinh, nhân tình thế thái, cái nhất thời và 
cái muôn đời, tính thời sự và tính nhân loại. 
 Vượt lên trên tất cả là tâm hồn cao đẹp của nhà văn 
thể hiện qua niềm tin vào bản ngã, siêu ngã của con 
người. Ca ngợi một lẽ sống đẹp cũng là lời đề xuất của 
tác giả về một cách sống. 
Tài liệu tham khảo 
Brown, G., & Yule, G. (2002). Discourse analysis 
(Phân tích diễn ngôn). Vietnam National 
University, Hanoi. 
Freud, S. (2018). The Ego and the Id (Cái tôi và cái nó) 
Tri thuc. 
Freud, S., & Jung, C. G. (2004). Psychoanalysis, culture 
and arts (Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật). 
Culture and Information. 
Freud, S. (1970). A general introduction to 
psychoanalysis (Phân tâm học nhập môn). Khai tri. 
Gulaiep, N. A. (1982). Literary theories (Lí luận văn 
học). Universities and Vocational Schools. 
Gustave, L. B. (2014). Psychology of crowds (Tâm lí 
học đám đông). Tri thuc. 
Ha, M. D. (2008). Literary theories (Lí luận văn học). 
Education. 
Luu, Q. V. (2013). Truong Ba's soul in the butcher's 
body: Collected works (Hồn Trương Ba da hàng 
thịt: Tuyển tập). The Writers' Association. 
Ly, H. T., & Luu, K. T. (2007). Luu Quang Vu, about 
the writer and his works (Lưu Quang Vũ, về tác 
gia và tác phẩm). Education. 
Bùi Trọng Ngoãn 
46 
Pierre, T. D. C. (2017). The phenomenon of man (Le 
phénomène humain). Tri thuc. 
Pospelop, G. N. (1985). An introduction to literature 
studies: Part 2 (Dẫn luận nghiên cứu văn học: Tập 
2). Education. 
Wilson, E. O. (2014). The meaning of human existence 
(Về bản tính Người). The Gioi. 
LUU QUANG VU’S PHILOSOPHICAL ARGUMENTATION AND ARTISTIC CREATIVITY 
IN THE PLAY “TRUONG BA’S SOUL IN THE BUTCHER'S BODY” 
Bui Trong Ngoan 
The University of Danang - University of Science and Education, Vietnam 
Author corresponding: Bui Trong Ngoan - Email: btngoan@ued.udn.vn 
Article History: Received on 29th March 2021; Revised on 17th May 2021; Published on 17th June 2021 
Abstract: Thanks to the positive impacts brought by the show “Hồn Trương Ba da hàng thịt” (“Truong Ba's Soul in the Butcher's 
body”), together with its increasing numbers of performances and showing hours on domestic and international stages, the play has 
attracted increasing reviews from researchers and literary critics. Upon discussing the established criticism and opinions, the author 
shares his own approach of understanding the play. Investigating Luu Quang Vu’s philosophical argumentation and creativity, this 
article focuses on problem detection capability – Truong Ba Soul’s personal tragedies - and the advantages of the drama language; 
the transition from folk philosophy to Luu Quang Vu’s; Luu Quang Vu’s psychoanalytic perspectives on the harmony of the “Id" - "the 
“Ego” - "the SuperEgo” coexisting in Truong Ba’s Soul; the concept of humans in multifaceted relationships and the reflections that 
helped Truong Ba's Soul resolve his tragedies. 
Key words: personal tragedy; philosophy argumentation; the Id; the Ego; the SuperEgo. 

File đính kèm:

  • pdfy_tuong_triet_luan_va_sang_tao_nghe_thuat_cua_luu_quang_vu_t.pdf