Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người

Trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện những loại dịch bệnh

mới gây nguy hiểm cho người. Các loại dịch bệnh mới này có sự biến đổi nhanh chóng, nguy hiểm,

với tỷ lệ tử vong cao mà chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu những biến chứng của

bệnh gây ra. Nếu không có các biện pháp chủ động đối phó với dịch bệnh và điều trị kịp thời, các

loại dịch bệnh này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh

hưởng đến môi trường sống, làm thiệt hại đến nền kinh tế, Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý

thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của mình và người khác. Trong xã hội vẫn còn những người

chưa có ý thức, lợi dụng dịch bệnh để chuộc lợi, đồng thời làm tình hình dịch bệnh ngày càng

nghiêm trọng. Nhận thấy được mức nghiêm trọng của dịch bệnh và những hành vi tiêu cực trong

xã hội, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về tội làm lây lan dịch bệnh cho người. Bài viết

sau đây nghiên cứu về việc ‚xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người‛ trên cơ sở các quy định

của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người trang 1

Trang 1

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người trang 2

Trang 2

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người trang 3

Trang 3

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người trang 4

Trang 4

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người trang 5

Trang 5

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người trang 6

Trang 6

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 7760
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người

Xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người
1499 
XỬ LÝ HÀNH VI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH CHO NGƯỜI 
Trần Thị Thùy Vi, Thái Văn Lập, Nguyễn Thị Tuyết Huê, 
Từ Thị Ánh Tuyết, Lê Đức Huy* 
Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Thắng 
TÓM TẮT 
Trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện những loại dịch bệnh 
mới gây nguy hiểm cho người. Các loại dịch bệnh mới này có sự biến đổi nhanh chóng, nguy hiểm, 
với tỷ lệ tử vong cao mà chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu những biến chứng của 
bệnh gây ra. Nếu không có các biện pháp chủ động đối phó với dịch bệnh và điều trị kịp thời, các 
loại dịch bệnh này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh 
hưởng đến môi trường sống, làm thiệt hại đến nền kinh tế, Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý 
thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của mình và người khác. Trong xã hội vẫn còn những người 
chưa có ý thức, lợi dụng dịch bệnh để chuộc lợi, đồng thời làm tình hình dịch bệnh ngày càng 
nghiêm trọng. Nhận thấy được mức nghiêm trọng của dịch bệnh và những hành vi tiêu cực trong 
xã hội, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về tội làm lây lan dịch bệnh cho người. Bài viết 
sau đây nghiên cứu về việc ‚xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người‛ trên cơ sở các quy định 
của pháp luật Việt Nam hiện hành. 
Từ khóa: Bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh nguy hiểm, hành vi, tội phạm, xử phạt. 
1 KHÁI NIỆM VỀ DỊCH BỆNH VÀ HÀNH VI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH 
1.1 Khái niệm về dịch bệnh 
Căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì: 
– Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang 
người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (Khoản 1 Điều 2). 
– Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh 
dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định (Khoản 13 
Điều 2). 
– Dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những 
người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn. 
– Dịch bệnh nguy hiểm là những loại dịch bệnh dễ lây nhiễm, dễ lan rộng nhanh chống từ 
người này sang người khác tại các cộng đồng dân cư. Sự nguy hiểm được thể hiện qua các 
triệu chứng như: gây chết người nhanh chóng hoặc chết hàng loạt hoặc những căn bệnh có 
khả năng gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người bị nhiễm hay là những căn bệnh khó 
chữa trị hoặc chưa có khả năng chữa trị. 
1500 
1.2 Khái niệm về hành vi làm lây lan dịch bệnh 
Trên cơ sở thực tiễn và nghiên cứu của những người làm chính sách pháp luật thì ‚Làm lây lan dịch 
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người‛ là: hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có 
dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền 
dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc 
sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây 
truyền cho người; các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. 
Căn cứ theo quy định Bộ luật Hình sự 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên (Điều 12), không đang trong 
tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhân thức hoặc khả năng làm 
chủ hành vi (Điều 21), đã thực hiện một trong các hành vi làm lây lan dịch bệnh nêu trên làm lây 
truyền dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ người này sang người khác hoặc từ động vật, thực vật, 
sản phẩm động vật, sản phẩm thực vật, vật phẩm khác sang người thì người đó phạm tội làm lây 
lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240). Trừ trường hợp vận chuyển mẫu bệnh 
phẩm đến cơ sở xét nghiệm. Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người như hành vi 
không thiêu hủy động vật, thực vật hoặc các vật phẩm khác có nguy cơ làm lây làn dịch bệnh nguy 
hiểm sang người, không thực hiện việc xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi đi ra khỏi vùng 
có dịch, không tiến hành các biện pháp cách ly y tế, vi phạm quy đinh về quản lý mẫu bệnh phẩm 
bệnh truyền nhiễm. Những người thực hiện các hành vi làm lây lan dịch bệnh này có đầy đủ yếu tố 
cấu thành tội phạm nên phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 
Tuy nhiên đối với người chưa đủ 16 tuổi (Điều 12 BLHS 2015) đã thực hiện hành vi làm lây lan dịch 
bệnh trên thì không phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Và người 
do vô ý thực hiện các hành vi làm lây lan dịch bệnh thì không phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền 
nhiễm nguy hiểm cho người. Tức là người đó do cẩu thả nên trước hoặc trong khi thực hiện hành vi 
không nhận thức được hành vi do mình thực hiện có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền 
nhiễm cho người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó, hoặc mặc dù người đó 
nhận thức được hành vi của mình có thể làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người 
nhưng đã quá tự tin cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được thì không 
phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Người thực hiện hành vi làm lây 
lan dịch bệnh nhưng chưa làm lây truyền dịch truyền nhiễm nguy hiểm từ người, động vật, thực vật, 
sản phẩm động vật, sản phẩm thực vật hoặc vật phẩm sang người khác thì không phạm tội làm 
lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Tuy không phải là tội phạm, không phải chịu 
trách nhiệm hình sự nhưng những người này có thể bị xử lý theo các hình thức khác như bị xử lý vi 
phạm hành chính,... 
2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÀNH VI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH 
Việc quy định của pháp luật về các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người là thực 
sự cần thiết. Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á, có diện tích biên giới dài tiếp giáp với Trung 
Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Với nhiều tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng không kết nối các 
khu vực trên thế giới một cách dễ dàng. Tuy nhiên, điều này cũng gây nhiều khó khăn trong v ... an trọng đối với việc quản lý, phòng chống lây lan dịch bệnh và xác 
định giới hạn hành vi nguy hiểm xâm hại đến sự ổn định của kinh tế - xã hội, tạo cơ sở vững chắc 
cho đấu tranh chống lại tội phạm một cách hiệu quả nhất. 
2.1 Các hành vi vi phạm pháp luật làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người 
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong 
phòng, chống bệnh truyền nhiểm bao gồm: ‚các hành vi cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền 
nhiễm; che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền 
nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; người 
mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh 
truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của 
pháp luật; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; 
không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ 
chức có thẩm quyền; không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống 
bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp Luật.‛ (Điều 8). 
Cụ thể các hành vi nêu trên nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì trở thành các tội phạm 
sau: 
– Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiển cho người khác. Theo đó những người được thông báo 
mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch đã được thông báo cách ly 
mà thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như: Trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định 
cách ly, từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly, không khai báo 
y tế, khai báo không đầy đủ hoặc gian dối. 
– Tội làm nhục người khác. Người có hành vi đưa trái phép thông tin các nhân, bí mật đời tư 
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người mắc bệnh, người 
nghi ngờ mắc bệnh, người tham gia phòng chống. 
– Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Người có trách nhiệm phòng chống dịch 
bệnh nhưng không triển khai kịp thời. Không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh 
theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng. 
Ngoài ra Bộ luật Hình sự 2015 (tại Điều 240, 295,...) cũng quy định rất rõ các hành vi, các tội danh vi 
phạm pháp luật làm lây lan dịch bệnh. Đồng thời đưa ra các xử phạt cụ thể như: 
Tội vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người. Biểu hiện ở người 
chưa mắc bệnh nhưng sống trong khu vực có quyết định cách ly thực hiện một trong các hành vi 
đây gây thiệt hại trên 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh. Đồng 
thời, chủ cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường,) thực hiện 
1502 
hoạt động kinh doanh khi có quyết định tạm đình chỉ để phòng chống bệnh, gây thiệt hại từ 100 
triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh. 
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Người có hành vi đưa 
lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch 
bệnh, gây dư luận xấu. 
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh đưa ra thông tin không đúng 
sự thật về công dụng thuốc, vật tư y tế về phòng chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản người 
khác. 
Tội buôn lậu. Người có hành vi đã, đang hoặc nhầm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế vào việc 
phòng chống dịch bệnh ra khỏi biên giới nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi 
bất chính. 
Tội đầu cơ. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình 
dịch bệnh để mua vét hàng hóa đã được nhà nước công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc nhà 
nước định giá nhằm thu lợi bất chính. 
Tội chống người thi hành công vụ. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn 
khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh. 
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát hiện nay các cơ quan nhà nước đã quy định thêm 
các quy định mới về các hành vi vi phạm như: không đeo khẩu trang nơi công cộng, vứt khẩu trang 
đã sử dụng không đúng nơi quy định, không thực hiện biện pháp hạn chế tập trung đông người,... 
(áp dụng với từng địa phương nhất định cụ thể quy định tại Văn bản số 925/STP-PBGDPL được ban 
hành bởi sở tư pháp Hà Nội). 
2.2 Các biện pháp xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh theo quy định của pháp luật 
Việc xác định được các hành vi vi phạm, cũng như từng loại tội phạm làm lây lan dịch bệnh nguy 
hiểm cho người sẽ là căn cứ quan trọng trong việc xử phạt (xét xử) các hành vi (tội phạm). Thường 
các hành vi trái pháp luật nhưng chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý theo hình thức là 
xử phạt hành chính (và các hình phạt bổ sung nếu có). Cụ thể theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy 
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì: các hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, 
cưỡng chế cách ly y tế có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng 
và buộc khắc phục hậu quả (Điều 10). Các hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống 
dịch (Điều 11) như: che dấu tình trạng bệnh, không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế 
tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng,... có thể 
bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng và bắt buộc khắc phục hậu 
quả. Các hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch y tế biên giới (Điều 12) như: không thực hiện khai 
báo về kiểm dịch y tế biên giới, từ chối kiểm tra y tế, Không thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế 
cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền 
nhiễm thuộc nhóm A,... tất cả sẽ chịu hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 
20.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả. 
1503 
Với diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay Sở Tư pháp Hà Nội đã ban 
hành thêm một số mực phạt như: đối với người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền 
300.000 đồng; Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng phạt 
tiền tối đa đến 5 triệu đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tối đa đến 7 triệu đồng, không 
thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt 
động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 
10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức,... 
Còn lại những hành vi vi phạm đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phương thức xử lý có thể bao 
gồm việc truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính,... (và các hình phạt bổ sung nếu có). 
Được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự 2015 như sau: 
Đối với Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người khác bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 
200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (Điều 240). Tội Làm nhục người khác bị 
phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 
03 năm (Điều 155). Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt cải tạo không giam giữ 
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm (Điều 360). Tội vi phạm về an toàn lao động, vệ 
sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người bị phạt từ 20 triều đồng đến 100 triệu đồng, phạt cái tạo 
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 12 năm (Điều 295). Tội Đưa hoặc sử dụng 
trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 200 triệu 
đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm (Điều 288). Tội 
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 
20 năm (Điều 174). Tội Buôn lậu bị phạt tiền từ 50 triệu VNĐ đến 5 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ 06 tháng 
đến 15 năm (Điều 188). Tội đầu cơ thì với cá nhân thì phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc 
phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm, đối với tổ chức thì phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 4 tỷ đồng, cấm 
kinh doanh hoặc cấm quy động vốn (Điều 196). Tội chống người thi hành công vụ bị phạt cải tạo 
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 07 năm (Điều 330). 
Để phòng việc bỏ lọt tội phạm thì theo Điểm c Khoản 1 Điều 240 BLHS 2015 quy định ‚Hành vi khác 
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người‛. Nhà làm Luật quy định bất kỳ hành vi nào làm lây làm 
dịch bệnh nguy hiểm cho người đểu bị xử lý bằng biện pháp hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố. Đây 
là quy định manh tính chất mở rộng để không bỏ sót tội phạm. Mới đây nhất, để góp phần ngăn 
chặn sự gia tăng của dịch bệnh Covid-19, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Công 
văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một 
số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch 
bệnh; theo đó, đã liệt kê cụ thể một số hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự quy định tại Điểm c 
Khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015, như: Trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ 
chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo 
không đầy đủ hoặc khai báo gian dối 
Trên thế giới có rất nhiều nước đưa ra hình phạt nặng, bao gồm cả phạt tiền và bỏ tù hành vi che 
giấu lịch sử đi lại. Tại Singapore, bất kỳ ai vi phạm đạo luật về bệnh truyền nhiễm của nước này 
cũng có thể bị phạt lên tới 10.000 đôla Singapore hoặc 6 tháng tù dù là lần đầu vi phạm. Còn tại 
1504 
Israel, những người trở về từ Trung Quốc đại lục, Hong kong, Macau, Singapore và Thái Lan, được 
yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày. Ai cố tình vi phạm lệnh cách ly có thể bị phạt 7 năm tù. Riêng 
những trường hợp vi phạm vì vô ý có thể bị phạt 3 năm tù. Cộng hòa Czech yêu cầu tất cả công 
dân đến từ Ý và một số ước khác có vùng dịch Covid-19 về nước phải tự cách ly 14 ngày. Bất kỳ ai vi 
phạm có thể bị phạt 3 triệu Koruna (hơn 3 tỷ đồng) [1]. 
3 THỰC TIỂN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LÀM LÂY 
LAN DỊCH BỆNH 
Trên thực tế, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Ngoài các quy định cụ thể về hành vi vi 
phạm pháp luật làm lây lan dịch bệnh cho người ra thì để phòng việc bỏ lọt tội phạm Bộ luật Hình 
sự 2015 cũng quy định về các ‚hành vi khác làm lây lan dịch bệnh cho người‛ cụ thể các hành vi đó 
được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 240 luật này. Việc hiểu như thế nào là ‚hành vi khác‛ chưa 
được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng bằng văn bản quy phạm pháp luật. Cho đến khi 
dịch bệnh Covid-19 sảy ra và để góp phần ngăn chặn sự gia tăng của dịch bệnh. Thì Hội đồng 
Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 hướng dẫn 
áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố 
cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, đã liệt kê cụ thể một số hành vi vi 
phạm có thể bị xử lý hình sự quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, Bộ 
luật Hình sự 2015 và Công văn số 45/TANDTC-PC chưa quy định đầy đủ về phạm vi đối tượng cần 
xử lý. Bởi lẽ các quy định này chỉ hướng đến các đối tượng bao gồm: ‚Người đã được thông báo 
mắc bệnh‛ và ‚người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông 
báo cách ly‛. Còn các đối tượng là người nghi ngờ mắc bệnh nhưng chưa được thông báo cách ly 
(ví dụ, trường hợp bệnh nhân số 17, bệnh nhân số 34,...) vô tình lại không thể xử lý hình sự mặc dù 
họ có hành vi làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Đây chính là điểm mà pháp luật đã bỏ ngỏ cần 
phải được khắc phục nhanh chóng. 
Từ thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật gặp một số vấn đề như trên, chúng ta cần có các biện 
pháp khắc phục hiệu quả và nhanh chóng. Cụ thể cần quy định cả đối tượng là ‚người thuộc diện 
phải cách ly theo thông báo chung của cơ quan y tế có thẩm quyền‛ mà chưa cần phải chỉ rõ danh 
tính cụ thể; đồng thời, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cũng cần tiếp tục gấp rút xây dựng, ban 
hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với từng hành vi 
phạm tội cụ thể liên quan đến việc làm lây lan các bệnh truyền nhiễm trên cơ sở tham khảo quy 
phạm pháp luật trong Bộ luật Hình sự hoặc Luật chuyên ngành của một số quốc gia khác, bởi Công 
văn số 45/TANDTC-PC không phải là văn bản quy phạm pháp luật và không có giá trị pháp lý để 
hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Hoàn thiện pháp luật là một bước đi quan 
trọng và hết sức cần thiết để tạo sự công bằng, nghiêm minh và chặt chẻ trong hệ thống pháp luật 
nói chung. 
Đồng thời cũng trong đại dịch Covid-19 này trong xã hội cũng đã xuất hiện các đối tượng có hành 
vi vô trách nhiệm, cố tình làm trái hoặc chống đối với các biện pháp y tế mà các cơ quan nhà 
nước ban hành để phòng chống dịch bệnh ngày một gia tăng. Ví dụ vụ việc sảy ra tại Quảng 
Ninh vừa qua, một nam thanh niên đã có hành vi chống đối, lăng mạ và hành hung tổ công tác 
1505 
phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ vì bị nhắc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và khai báo y tế. Từ ví 
dụ này chúng ta cần dóng lên một hồi chuông về sự thiếu ý thưc, thiếu trách nhiệm của một bộ 
phận người dân. 
Chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân hơn nữa. 
Đồng thời tăng cường sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để nhắc nhở, xử lý các hành vi vi 
phạm pháp luật nhằm tạo tính răn đe chung cho toàn xã hội. 
4 KẾT LUẬN 
Như vậy bài viết trên đã phần nào khái quát một cách chung nhất ‚pháp luật về hành vi làm lây lan 
dịch bệnh cho người‛ tại Việt Nam. Đồng thời từ thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật để đưa ra 
các ý kiến nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ngày một chặt chẽ hơn./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bảo Anh, 08/03/2020, Pháp luật nếu làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử lý hình sự, xem tại 
(https://tuoitre.vn/neu-lam-lay-lan-dich-benh-se-bi-xu-ly-hinh-su-20200308094359999.htm) 

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_hanh_vi_lam_lay_lan_dich_benh_cho_nguoi.pdf