Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – mỹ thuật là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình

phát triển của đất nước. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một di

sản kiến trúc văn hóa đồ sộ, không những trên các kiến trúc cung đình và lăng tẩm của nhà vua mà còn ở

các lăng của các bà hoàng. Bài báo trình bày về nguồn gốc, cách thức, nguyên liệu và biểu hiện của các

motif chạm khắc ở các lăng của các bà hoàng thời Nguyễn. Tác giả cũng phân tích và so sánh các nét tương

đồng và dị biệt trên các lăng tại Huế và các lăng ở miền Bắc và chỉ ra sự giao thoa và tiếp biến văn hóa

giữa các vùng miền của đất nước. Qua đó, tác giả gợi mở những vấn đề mới trong công tác bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống của dân tộc

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 1

Trang 1

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 2

Trang 2

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 3

Trang 3

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 4

Trang 4

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 5

Trang 5

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 6

Trang 6

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 7

Trang 7

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 6420
Bạn đang xem tài liệu "Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế

Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn
ISSN 2588-1213
Tập 129, Số 6E, 2020, Tr. 75–82; DOI: https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.6071 
*Liên hệ: hoaidiemtran@yahoo.com 
Nhận bài: 18-5-2020; Hoàn thành phản biện: 20-7-2020; Ngày nhận đăng: 30-9-2020 
SỰ TIẾP BIẾN VĂN HÓA QUA NGHỆ THUẬT 
CHẠM KHẮC TRANG TRÍ LĂNG CÁC BÀ HOÀNG 
THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ 
Trần Thị Hoài Diễm* 
Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, 10 Tô Ngọc Vân, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – mỹ thuật là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình 
phát triển của đất nước. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một di 
sản kiến trúc văn hóa đồ sộ, không những trên các kiến trúc cung đình và lăng tẩm của nhà vua mà còn ở 
các lăng của các bà hoàng. Bài báo trình bày về nguồn gốc, cách thức, nguyên liệu và biểu hiện của các 
motif chạm khắc ở các lăng của các bà hoàng thời Nguyễn. Tác giả cũng phân tích và so sánh các nét tương 
đồng và dị biệt trên các lăng tại Huế và các lăng ở miền Bắc và chỉ ra sự giao thoa và tiếp biến văn hóa 
giữa các vùng miền của đất nước. Qua đó, tác giả gợi mở những vấn đề mới trong công tác bảo tồn và 
phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống của dân tộc. 
Từ khóa: bà hoàng, chạm khắc, mỹ thuật, thời Nguyễn, tiếp biến văn hóa 
1. Mở đầu 
Văn hóa dân tộc Việt Nam trường tồn qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước 
là nhờ các thế hệ cha ông đã biết giữ lại những gì thuộc về tinh hoa, tinh túy của dân tộc, đồng 
thời biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của bên ngoài. Trong bối cảnh hiện 
nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là làm giàu sức mạnh nội sinh cho đất 
nước. Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là những nỗ 
lực của mỗi cá nhân và cộng đồng nhằm lưu giữ và kế thừa những giá trị cốt lõi của văn hóa 
dân tộc Việt Nam. Trong những giá trị văn hóa kết tụ quý giá đó có mỹ thuật nói chung và mỹ 
thuật thời Nguyễn nói riêng – đã và đang được bảo tồn, phát huy, bước đường đó đang tiếp tục 
tạo nên năng lực nội sinh, là động lực cho sự phát triển mọi mặt ở Cố đô Huế. 
Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – mỹ thuật của Việt Nam nói chung và Cố 
đô Huế nói riêng luôn là hai mặt của một vấn đề trong xây dựng và phát triển đời sống văn hóa 
tinh thần ở vùng đất kinh đô. Trong bài báo này, chúng tôi tiếp cận quá trình bảo tồn và phát 
huy giá trị văn hóa ở Huế từ góc nhìn tiếp biến văn hóa, với sự soi chiếu của các biểu tượng mỹ 
thuật nói chung cùng những giá trị nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng của các bà hoàng nói 
Trần Thị Hoài Diễm Tập 129, Số 6E, 2020
76 
riêng, mà giờ đây những giá trị ấy đã trở thành một phần Di sản Văn hóa thế giới được 
UNESCO công nhận. 
2. Nội dung 
2.1. Sự tiếp biến là một tất yếu trong đời sống văn hóa xứ Huế 
Trong mối quan hệ với khu vực, Việt Nam là quốc gia với các giá trị văn hóa truyền 
thống của dân tộc, mang đặc trưng văn hóa lúa nước, gắn với nông thôn, nông nghiệp trải suốt 
chiều dài lịch sử. Trong dòng chảy văn hóa mỹ thuật, sự tiếp biến còn gắn chặt với yếu tố địa 
văn hóa và từ đó làm hiện lên diện mạo rõ nét và sâu sắc các giá trị văn hóa của mỗi vùng miền. 
Sự tiếp biến văn hóa là một nội dung và phương pháp soi chiếu văn hóa mỹ thuật cung đình 
thời Nguyễn đã được áp dụng rất sớm ở Huế khi Cadiere cho ra đời tập san B.A.V.H (Bulletin 
des amis du Vieux Hue) vào năm 1914. Về sau, góc nhìn tiếp biến văn hóa được vận dụng khá 
nhiều trong các tài liệu, bài nghiên cứu và sách tham khảo của những năm 60–70 và tài liệu 
tiếng Anh, Pháp những năm 80–90 của thế kỷ XX. Nhiều nội dung được các nhà nghiên cứu 
vận dụng để lý giải những vấn đề có tính cơ bản trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Những nét 
riêng, bản sắc, đặc trưng của nghệ thuật dân tộc Việt Nam nói chung và nghệ thuật chạm khắc 
thời Nguyễn là có sự tiếp nối, chuyển hóa, tiếp biến từ nghệ thuật chạm khắc trang trí ở Kinh 
Bắc và với Huế là dấu ấn nghệ thuật trang trí sơn son thếp vàng, hoa văn hoa dây mang phong 
cách thời Hậu Lê. Sự tiếp biến còn in đậm tố chất Champa trong các họa tiết hoa văn bệ thờ 
chân quỳ, hoa văn sóng dây, hoa văn hoa lá lật, hoa sen trên các chất liệu như đất nung, đá 
Đồng thời, về sau còn có những hình lá lật, hoa văn đan xen đa chiều có phần hơi rối, hoa mỹ là 
từ phong cách nghệ thuật Rococo rất quen thuộc của phương Tây muộn mà trực tiếp là ảnh 
hưởng của mỹ thuật Pháp thế kỷ XIX. Góc nhìn văn hóa mỹ thuật Huế được khởi đầu từ các 
nhà nghiên cứu, từ sự tiếp biến địa văn hóa có ý nghĩa định hướng trong nhận thức thẩm mỹ, 
trong đặc điểm, phong cách tạo hình trang trí của một giai đoạn gần 150 năm của thời kỳ nhà 
Nguyễn. 
Với sự hiện tồn của Quần thể di tích Huế – Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công 
nhận vào năm 1993 thì yếu tố địa văn hóa Huế càng được in đậm rõ nét và góp phần làm phong 
phú thêm cho những khái niệm văn hóa vùng Thuận Hóa – xứ Huế, hay tên cổ mà người 
Champa đặt là Ô – Rí (châu Ô, châu Rí). Đó là quá trình dài lâu mà: “Chúng ta không quên một 
giai đoạn lịch sử tế nhị và phức tạp của dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XIV trong mối 
quan hệ với vương quốc Champa, cũng như không quên lớp người Việt về Nam trong tâm 
trạng náo nức mở cõi trong nỗi buồn xa xứ và những ngỡ ngàng của di sản văn hóa được kế 
thừa” [2, Tr. 18]. Sự tiếp biến văn hóa cũng là cơ sở để tiếp cận, giải hóa một số hình tượng 
trong chạm khắc ở lăng tẩm Huế nói chung và lăng các bà hoàng như một số hình tượng khác 
biệt: con chuồn chuồn, con chuột, con voi, ngựa, cây chuối... vừa mang tinh thần bản địa bình dị 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 6E, 2020
77 
vừa kết nối vào mạch tiếp biến văn hóa của khu vực nói chung và mỹ thuật thời Nguyễn nói 
riêng. 
Rất nhiều kết nối, tương tác và phản ánh đã góp phần lý giải rõ nét hơn về mối quan hệ 
bền lâu, tương tác và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và khu vực tụ đọng tro ... móng chỉ dành cho trang trí, tạo hình các công trình kiến trúc, đồ dùng, vật dụng 
trực tiếp của vua. Đối với dân thường thì đó là sự khi quân với những hình phạt rất nặng, từng 
được cổ sử ghi chép. Như vậy, quá trình tiếp biến văn hóa đã tạo nên sự gợi mở, định hướng và 
tính “động” rất linh hoạt trong việc trang trí tại lăng các bà hoàng thời Nguyễn. Sự tiếp biến 
văn hóa in dấu vào nghệ thuật trang trí ở lăng các bà hoàng cũng biểu hiện sự khác biệt rõ nét 
hơn ở lăng các vua, một phần bởi tư duy của người thợ/phường thợ có phần “cởi mở, bay 
bổng” hơn. Một ví dụ khác là hình tượng đôi ống sáo và đôi ống bút thuộc bộ bát bửu trong 
chạm khắc huyền cung lăng Lệ Thiên Anh. Đây là khởi nguyên của sự tiếp biến của mẫu thức 
mỹ thuật cổ phương Đông và được Việt hóa trong quá trình tiếp nhận và pha trộn đầy chủ định 
trong mỹ thuật thời Nguyễn. Từ chức năng là những hình tượng gắn với nam nhi quân tử 
mong muốn học hành đỗ đạt và địa vị cao quý thì giờ đây đôi ống bút, đôi ống sáo ở chạm khắc 
đá lăng Lệ Thiên Anh là sự khiêm nhường, kín đáo với sự thoáng qua mong manh tố chất “vô 
vi” của tam giáo hòa trộn. Hình ảnh này trở thành sự biểu thị phẩm hạnh, sự tôn trọng và kính 
phục đức độ và trí tuệ của bà hoàng. 
Trần Thị Hoài Diễm Tập 129, Số 6E, 2020
78 
Ở các công trình kiến trúc với mật độ dày đặc chạm khắc tại lăng các bà hoàng thời 
Nguyễn ở Huế, ta thấy yếu tố địa văn hóa rõ nhất ở đặc điểm chất liệu đá. Đặc biệt, ở lăng các 
bà hoàng, minh chứng xác thực là chất liệu đá sa thạch khai thác ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã 
từng được phổ biến ở Huế. Đá sa thạch phù hợp với thiết kế cấu trúc hương án, lan can, rồng 
bậc thềm, trong khi đá thanh ở Thanh Hóa nổi bật và thích ứng trong các mảng trang trí, tạo 
hình ở huyền cung, cổng bửu thành, rồng thành bậc... Ngoài ra, ở một số lăng, mặc dù trang trí 
trên đá không nhiều, nhưng với những trang trí hoa văn kỷ hà cô đọng ở hương án, cách chạm 
tạo dáng bàn thờ đá chân quỳ với nét hoa văn lật góc tinh nhã đã đem lại một hiệu ứng thị giác 
mạnh mẽ. Cá biệt, có lăng nay chỉ còn lại một không gian cô tịch của chiếc cổng thành và giờ 
cũng đã là phế tích, nhưng cảm giác về sự lắng đọng, trường tồn lại hiện ra rất rõ nét bởi tính 
biểu cảm sự bền vững từ chất liệu đá đầy thuyết phục. 
Qua các di vật và tác phẩm trang trí chạm khắc đá trong lăng tẩm, thành lũy ở Huế cũng 
có nhiều công trình kiến trúc với những phong cách trang trí tạo hình của các phường thợ, 
nhóm thợ, làng nghề chạm khác nhau ở cả ba miền Nam Trung Bắc. Mỗi tấm đá, mặt phẳng 
trang trí chạm khắc đã thể hiện rất rõ các cấu trúc trang trí, tạo hình, bố cục và tính biểu cảm 
thẩm mỹ. Cách thức chạm khắc đá ở các lăng bà hoàng có những biểu hiện khác nhau, có khi 
rất xa nhau về thời gian nhưng lại rất gần và đồng điệu về bút pháp. So sánh lăng Lệ Thiên Anh 
– vợ của vua Tự Đức – được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX với lăng Thánh Cung, được xây vào 
nửa đầu thế kỷ XX, ta thấy hai công trình này có những đường nét, phong cách, bút pháp chạm 
khắc, các hoa văn rất gần nhau, đặc biệt là hình chạm chim phụng bằng chất liệu đá ở hương án 
có sự tương đồng về bút pháp, nhịp điệu và kỹ thuật chế tác, tạo hình. Trong khi so sánh 2 lăng 
cùng được xây dựng vào thời Thiệu Trị là lăng Hiếu Đông và lăng Thuận Thiên Cao hoàng hậu, 
thì ngoài những mặt tương đồng của phong cách chạm khắc đá thời kỳ này còn xuất hiện 
những biểu hiện cá biệt rất “xa” nhau ở sự diễn tả họa tiết, tiết diện và mật độ bố cục trang trí, 
nhiều cung bậc và các nét lật chuyển động. Trên mỗi trang trí đó, hình tượng rồng của hai lăng 
là rất đồng nhất. Vì vậy, ở góc độ địa văn hóa, có thể đặt ra giả thuyết phải chăng có nhiều 
phường thợ ở các vùng miền khác nhau cùng tham gia trang trí ở mỗi lăng. Trong đó có 
phường thợ được giao vai trò chủ đạo, thực hiện trang trí tổng thể và những phần quan trọng 
được thể hiện với mỗi chất liệu. Các giá trị văn hóa – mỹ thuật của dân tộc thường bị chi phối 
bởi chủ thể văn hóa – mỹ thuật và những điều kiện lịch sử xã hội. Tuy nhiên, phải thấy rằng: 
“Nếu các yếu tố dân tộc là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài và có tính ổn định tương 
đối, thì đồng thời, chúng cũng không phải là bất biến, mà liên tục phát triển” [1, Tr. 362]. Các 
giá trị đó bao giờ cũng thể hiện dấu ấn đặc trưng của văn hóa lúa nước và cũng bị chi phối bởi 
dòng chảy “văn hóa gốc” trong lịch sử. 
Trong quá trình thực hiện các thao tác cần thiết phù hợp với yêu cầu trong nghiên cứu 
nghệ thuật chạm khắc tại lăng các bà hoàng, chúng tôi sử dụng thao tác đầu tiên là điền dã, 
khảo sát tìm kiếm, nghiên cứu, đánh giá và so sánh các đặc trưng tạo hình, biểu hiện và giá trị 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 6E, 2020
79 
biểu cảm của các motif, họa tiết, hoa văn trong sự tương đồng và khác biệt, từ đó tìm ra đặc 
trưng tạo hình ở các vùng miền khác nhau qua các tác phẩm trang trí – tạo hình. Nổi bật là sự 
so sánh hoa văn rồng chạm ở lăng các bà hoàng thời Nguyễn ở Huế như lăng Thuận Thiên Cao 
hoàng hậu, lăng Hiếu Đông với các lăng phía Bắc Trung Bộ là lăng Hoàng thái hậu Ngô Thị 
Ngọc Dao (lăng Khôn Nguyên Chí Đức) là thân mẫu của vua Lê Thánh Tông tại Lam Kinh – 
Thanh Hóa. Dưới triều Lê, xét trên phương diện tổng thể vẫn lấy lăng mộ Lê Thái Tổ (Vĩnh 
Lăng) làm quy chuẩn, nghĩa là quy mô kích thước các lăng mộ ở Lam Kinh không được lớn hơn 
Vĩnh Lăng, cách bố cục của các lăng mộ ở đây tuân theo một thể thức: mộ hình vuông, có hai 
hàng tượng quan hầu và các con thú đứng chầu, cách xa phía trước mộ dựng bia khắc chữ đặt 
trên lưng rùa, điều này không có ở lăng các bà hoàng thời Nguyễn ở Huế. Tuy vậy, phong cách 
nghệ thuật tạo hình tại các lăng được xây dựng sau Vĩnh Lăng đã có sự thay đổi và chuyển hóa. 
Trong hệ thống lăng các bà hoàng ở Thanh Hóa, còn có lăng của bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền 
(1421–1505), là vợ của vua Lê Thánh Tông và mẹ của vua Lê Hiến Tông (tức là lăng Trường Lạc 
Hoàng), ở làng Đào Xá, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Tại lăng có bia đá dựng 
vào năm 1525, kích thước bia tương đối lớn, trên bia có chạm ba con rồng lớn, xung quanh có 
các rồng con nhỏ hơn, nối tiếp nhau. 
Trên bình diện đó, để tạo dựng nên những công trình nguy nga và bề thế ở Huế, nhà 
Nguyễn đã trưng tập các thợ giỏi từ mọi miền quê về Phú Xuân. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên 
nếu trong mỹ thuật thời Nguyễn nói chung và trong nghệ thuật chạm khắc nói riêng, ở lăng các 
bà hoàng xuất hiện những dấu hiệu, biểu tượng của mỹ thuật Champa, mỹ thuật thời Hậu Lê... 
Tuy nhiên, trên hết và đặc trưng rõ nét và những giá trị hoa văn có phong cách riêng của thời 
Nguyễn như kiểu chữ triện cách điệu hoa văn ở hương án tại lăng các bà là một phong cách tạo 
hình rất đặc trưng. Hơn thế, kiểu chữ triện đó đã trở thành kiểu hoa văn được chọn làm trang 
trí chính ở nhiều bao lam chùa Huế và trang trí sơn son thiếp vàng cung đình. Cách trang trí 
này đánh dấu một cột mốc đáng nhớ đối với mỹ thuật thời Nguyễn. 
Nhìn từ góc độ địa văn hóa thì các hình tượng đó cũng có ý nghĩa đánh giá, khơi dậy 
những giá trị ẩn tồn, sâu kín, nội tại của mỹ thuật thời Nguyễn. Điều này càng thuyết phục hơn 
khi các bộ B.A.V.H từ năm 1914 đến 1944 hầu như đã sử dụng hoa văn theo lối cách điệu chữ 
triện vuông góc làm chữ trang bìa của nhiều số B.A.V.H. Đối với công chúng, khi nhìn vào lối 
trang trí đó thì họ liên tưởng ngay đến Huế và thời Nguyễn vì một phong cách mỹ thuật đặc 
trưng rõ nét, mặc dù về mặt cảm thụ thị giác vẫn còn rất đơn giản ở cấu trúc hoa văn chữ viết. 
Việc đánh giá các giá trị sáng tạo trên nền tảng địa văn hóa đã mang lại những lợi ích và 
hiệu quả phù hợp nhằm làm sáng tỏ các sự vật và các hiện tượng thẩm mỹ chạm khắc ở lăng 
các bà hoàng thời Nguyễn, đồng thời nó cô đọng, tụ lại ở các biểu tượng văn hóa nói chung và 
mỹ thuật nói riêng mà ở trong trang trí lăng các bà hoàng lại hiện ra rất rõ nét. 
Trần Thị Hoài Diễm Tập 129, Số 6E, 2020
80 
Đối với lĩnh vực mỹ thuật và trên tinh thần và quan điểm giả định về hoa văn và cấu trúc 
thông qua biểu tượng có tính xã hội, sự soi chiếu vào bên trong của hình ảnh trang trí trở nên 
sâu sắc và sáng tỏ hơn. Trong trường hợp này, việc giải mã các biểu tượng và các biến thể của 
từng đối tượng cụ thể, điển hình trong nghệ thuật chạm khắc tại lăng các bà hoàng thời Nguyễn 
là một sự cần thiết tất yếu để lý giải về ngọn nguồn sáng tạo và sự vận động, chuyển hóa của 
các phong cách nghệ thuật, thủ pháp trang trí tạo hình và kết quả biểu hiện của nó. Chính sự 
mở rộng và đa nghĩa của biểu tượng đã góp phần làm bộc lộ đậm nét hơn các hệ quả của giao 
thoa văn hóa nói chung và nét mới trong hoa văn, trang trí và kiểu thức tạo hình thời Nguyễn 
nói riêng. Trong đó, tại lăng các bà hoàng, những họa tiết trang trí chạm khắc đã phản ánh hệ 
quả giao thoa tiếp biến và hình thành một số biểu tượng nghệ thuật mang tinh thần Việt cụ thể. 
Như vậy, quá trình giao thoa văn hóa cũng là quá trình tiếp biến văn hóa một cách khách quan. 
Các biểu tượng mới phù hợp từ các nền văn hóa khác nhau bộc lộ và làm giàu thêm cho đời 
sống văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Đối với chạm khắc trang trí đá ở lăng các bà hoàng thời 
Nguyễn, có nhiều biểu tượng chỉ có thể giải mã trên quan điểm giao thoa văn hóa tiếp biến và 
dẫn tới sự định hình của những giá trị mới. Điều này có thể nhận ra ở một số họa tiết và hoa 
văn đặc trưng và thậm chí là ở một số đề tài trang trí đá ở lăng các bà hoàng thời Nguyễn. 
Chúng ta có thể đi đến tận cùng cội nguồn hình thành của một số đề tài, họa tiết trang trí 
chạm khắc ở mỗi công trình mỹ thuật thời Nguyễn, từ đó có cơ sở để khẳng định các giả thuyết 
hợp lý hay còn tồn nghi. Trong thực tế, những tồn nghi đó không còn nhiều nhưng cần được 
quan tâm, lý giải và tiếp tục đặt ra những vấn đề mới trong công tác bảo tồn và phát huy các giá 
trị di sản mỹ thuật truyền thống của dân tộc. 
Sự ẩn dụ bởi tinh thần bên trong của mỗi hình tượng nghệ thuật còn mang ý nghĩa về vẻ 
đẹp tinh thần, sự cao quý và ngợi ca, tôn vinh lớn lao những danh tước cao quý mà triều đình 
dành cho các bà hoàng thời Nguyễn trong dòng chảy mỹ thuật dân tộc. 
3. Kết luận 
Lịch sử đã chứng minh xứ Huế là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa và nhiều dòng chảy 
văn hóa; vì vậy, vùng đất này là nơi kết tụ tinh hoa của đất nước một thời mà đỉnh cao là thời 
Nguyễn. Những đặc trưng và truyền thống độc đáo, quý giá, đặc sắc và nổi bật mang nặng dấu 
ấn tâm linh về tính bền vững trong dòng chảy của mỹ thuật dân tộc thế kỷ XIX – nửa đầu thế 
kỷ XX cũng chính là sự đồng hành, tiếp nhận và thấm sâu tư tưởng văn hóa, thẩm mỹ và nghệ 
thuật của người Việt. Những dấu ấn vùng miền thể hiện quan niệm triết lý văn hóa phương 
Đông và Việt Nam thông qua các hình tượng mang tính biểu tượng cao. Đây cũng là kết quả 
của sự hội tụ, tích hợp, thẩm thấu và dung nạp trên cơ sở có chọn lọc trong ngữ cảnh tiếp biến 
văn hóa của người Việt (phía Bắc) và Champa. Phong cách mỹ thuật này đã hình thành trên nền 
tảng của sự phát triển với thành tựu đa dạng của mỹ thuật thời Nguyễn nói chung và tại các 
công trình kiến trúc lăng của các bà hoàng thời Nguyễn nói riêng. Đó cũng là một trong những 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 6E, 2020
81 
giá trị được hội tụ lâu dài trong quá trình lịch sử. Cũng chính trong quá khứ đầy biến động theo 
quy luật tự nhiên ấy, Huế đã hun đúc và tích hợp cho mình một một nền văn hóa phong phú và 
đặc sắc, vừa có sự kế thừa những truyền thống văn hóa Thăng Long, vừa tiếp thu những yếu tố 
mới của văn hóa bản địa tại miền Trung, miền Nam và thế giới để từ đó khởi tạo cho mình một 
sắc thái thẩm mỹ đặc biệt, vừa có những nét chung, lại mang đậm bản sắc riêng biệt của vùng 
văn hóa Huế. 
Chính những giá trị văn hóa – mỹ thuật truyền thống là tài sản vô giá của dân tộc nói 
chung và mỹ thuật thời Nguyễn tại Huế nói riêng. Vì vậy, việc nhận ra và khẳng định các giá trị 
nghệ thuật trong dòng chảy mỹ thuật thời Nguyễn đã khó, nhưng bảo tồn và phát huy giá trị 
của chính mỗi công trình kiến trúc còn khó khăn và gian nan hơn. Tuy nhiên, điều đó đặt ra 
những yêu cầu bảo tồn cao hơn nhằm phát huy những thuộc tính ưu việt và các giá trị nghệ 
thuật. Việc thông qua các phương pháp, hướng tiếp cận phù hợp nhằm góp phần tôn vinh các 
giá trị nghệ thuật nói chung của dân tộc và trong đời sống thẩm mỹ đương đại là vấn đề khẩn 
thiết. Đó cũng là cơ sở khoa học làm tỏa sáng hơn những giá trị nghệ thuật đích thực quý giá 
của mỹ thuật cung đình thời Nguyễn nói chung và các giá trị nghệ thuật chạm khắc tại lăng các 
bà hoàng nói riêng, góp phần giữ gìn được bản sắc mỹ thuật truyền thống Huế trong dòng chảy 
nghệ thuật dân tộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb. Tri Thức, Hà Nội. 
2. Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên, 1992), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, Nxb. Hội Nhà văn, Tp. Hồ 
Chí Minh. 
Trần Thị Hoài Diễm Tập 129, Số 6E, 2020
82 
CULTURE TRANSFORMATION THROUGH ART OF 
CARVING AND DECORATION AT TOMBS OF NGUYEN 
DYNASTY'S ROYAL LADIES 
Tran Thi Hoai Diem 
University of Arts, Hue University, 10 To Ngoc Van St., Hue, Vietnam 
Abstract. Preservation and promotion of cultural-artistic values is an important task in the development of 
the country. During its existence, the Nguyen dynasty left behind a massive architectural heritage, not 
only on the imperial architecture and the king's tombs but also in the tombs of the dynasty's royal ladies. 
The article presents the origin, methods, materials, and expression of motifs carved in the tombs. The 
author also analyzes and compares the similarities and discrepancies of carving and decoration in tombs 
in Hue and those in the North and points out the interference and cultural acculturation between regions 
of the country. Thereby, the author suggests new issues concerning the preservation and promotion of the 
traditional artistic heritage values of the nation. 
Keywords: art, carving, cultural acculturation, dynasty's royal ladies, Nguyen Dynasty 

File đính kèm:

  • pdfsu_tiep_bien_van_hoa_qua_nghe_thuat_cham_khac_trang_tri_lang.pdf