Xây dựng lược đồ chữ ký số dựa trên tính khó của bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp
Bài báo đề xuất xây dựng lược đồ chữ ký số dựa trên
tính khó của bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp . Bài
toán logarit rời rạc kết hợp khai căn được đề xuất ở đây là một
dạng bài toán khó mới, thực chất bài toán khó mới này là một hệ
phương trình phi tuyến thuộc lớp các bài toán chưa có cách giải
về mặt toán học. Việc xây dựng lược đồ chữ ký số dựa trên tính
khó của bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn này cho phép
nâng cao độ an toàn của thuật toán. Ngoài ra, phương pháp xây
dựng lược đồ chữ ký ở đây có thể áp dụng để phát triển một lớp
thuật toán chữ ký số mới phù hợp với các ứng dụng yêu cầu cao
về độ an toàn trong thực tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng lược đồ chữ ký số dựa trên tính khó của bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng lược đồ chữ ký số dựa trên tính khó của bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp
1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – Vol. 17 No. 8, 2019. XÂY DỰNG LƯỢC ĐỒ CHỮ KÝ SỐ DỰA TRÊN TÍNH KHÓ CỦA BÀI TOÁN LOGARIT RỜI RẠC KẾT HỢP KHAI CĂN TRÊN ZP A CONSTRUCTION METHOD OF DIGITAL SIGNATURE SCHEME BASED ON THE DIFFICULTY OF THE DISCRETE LOGARIT COMBINING FINDING ROOT PROBLEM ON ZP Authors, Nguyễn ĐứcThụy1, LưuHồngDũng2 1Khoa CNTT/CĐ Kinh tế-Kỹ thuật Tp.HCM;thuyphulam2013@gmail.com 2Khoa CNTT/Học viện KTQS; luuhongdung@gmail.com Tóm tắt - Bài báo đề xuất xây dựng lược đồ chữ ký số dựa trên tính khó của bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp . Bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn được đề xuất ở đây là một dạng bài toán khó mới, thực chất bài toán khó mới này là một hệ phương trình phi tuyến thuộc lớp các bài toán chưa có cách giải về mặt toán học. Việc xây dựng lược đồ chữ ký số dựa trên tính khó của bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn này cho phép nâng cao độ an toàn của thuật toán. Ngoài ra, phương pháp xây dựng lược đồ chữ ký ở đây có thể áp dụng để phát triển một lớp thuật toán chữ ký số mới phù hợp với các ứng dụng yêu cầu cao về độ an toàn trong thực tế. Từ khóa - Digital signature; Digital signature algorithm; Digital Signature Schema; Discrete Logarithm Problem; Finding Root Problem. Abstract – The paper proposes to build a digital signature schema based on the difficulty of the discrete logarithm combining finding root problem on Zp. This problem is a new difficult problem type, in fact, this is a nonlinear equation system of the problems class without mathematical solution. Building a digital signature scheme based on the difficulty of the discrete logarithm combining finding root problem allows to improve the security of the algorithm. In addition, the signature schema construction method here can be applied to develop a new digital signature algorithm layer that is suitable for applications that require high levels of security in practice. Keywords -Digital signature; Digital signature algorithm; Digital Signature Schema; Discrete Logarithm Problem; Finding Root Problem. 1. Đặt vấn đề Trong [1] đề xuất một phương pháp xây dựng thuật toán chữ ký số dựa trên tính khó của việc giải bài toán logarit rời rạc trên Zp. Ưu điểm của phương pháp mới đề xuất là từ đó có thể triển khai một lớp thuật toán chữ ký số cho các ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, độ an toàn của các thuật toán chữ ký được xây dựng theo phương pháp này chỉ được đảm bảo bởi độ khó của việc giải bài toán logarit rời rạc – DLP (Discrete Logarithm Problem) trên Zp. Do đó, nếu có một giải thuật thời gian đa thức cho bài toán này (DLP) thì tính an toàn của các thuật toán sẽ bị phá vỡ hoàn toàn. Nâng cao độ an toàn cho các thuật toán chữ k ý số dựa trên tính khó của việc giải đồng thời 2 bài toán khó là một hướng tiếp cận đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong [2 – 9] các tác giả đã đề xuất một số thuật toán chữ ký xây dựng trên đồng thời hai bài toán phân tích số và logarit rời rạc. Trong bài báo này, cũng với mục đích nâng cao độ an toàn cho các thuật toán chữ ký số, nhóm tác giả tiếp tục phát triển phương pháp đề xuất trong [1] trên cơ sở tính khó giải của một bài toán mới, ở đây được gọi là bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp, ký hiệu: DLRP (Discrete Logarithm combining Finding Root Problem). Đây là một dạng bài toán khó lần đầu được đề xuất và ứng dụng cho việc xây dựng thuật toán chữ ký sốvà có nhiều triển vọng cho phép xây dựng các thuật toán phù hợp với các ứng dụng thực tế đòi hỏi độ an toàn cao. 2. Bài toán khó mới và phương pháp xây dựng thuật toán chữ ký số. 2.1. Bài toán logarit rời rạc - khai căn trên Zp Bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên trường Zp được đề xuất ở đây có thể phát biểu như sau: Với mỗi cặp số nguyên dương * 21, pZyy , hãy tìm các số x1 và x2 thỏa mãn hệ phương trình sau: 2 . 1 11 mod mod 2 1 1 21 ypx ypx xx xx Về mặt hình thức, nếu x1 là hằng số còn x2 là biến cần tìm thì bài toán trên sẽ trở thành bài toán logarit rời rạc trên Zp – DLP (Discrete Logarithm Problem). Tuy nhiên, ở đây x1 cũng là ẩn số như x2, vì thế các giải thuật cho DLP không thể áp dụng với bài toán này. Tương tự, nếu x2 là hằng số và x1 là biến thì bài toán trên lại trở thành bài toán khai căn trên Zp – FRP (Finding Root Problem)[10]. Song ở đây x2 cũng là biến cần tìm, do vậy các giải thuật cho FRP cũng không áp dụng được đối với bài toán mới đề xuất. Trong toán học, bài toán trên thực chất là một hệ phương trình phi tuyến và thuộc lớp các bài toán chưa có cách giải, các giải thuật cho DLP và FRP hiện tại là không áp dụng được với bài toán này. Điều đó cho thấy bài toán mới đề xuất ở đây có mức độ khó cao hơn DLP và FRP. 2.2. Xây dựng lược đồ chữ ký dựa trên tính khó của bài toán mới đề xuất 2.2.1. Thuật toán sinh khóa Ở phương pháp xây dựng thuật toán chữ ký mới đề xuất, bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp được Nguyễn Đức Thụy, Lưu Hồng Dũng 2 sử dụng để hình thành cặp khóa bí mật và công khai của các đối tượng ký. Trong đó, p là tham số hệ thống (tham số miền) do nhà cung cấp dịch vụ tạo ra, ở đây p là số nguyên tố cần phải được chọn sao cho việc giải bài toán DLP là khó. Cặp (x1,x2) là khóa bí mật và (y1,y2) là các khóa công khai tương ứng của mỗi đối tượng ký trong hệ thống. Để tạo khóa x1 mỗi thực thể ký cần tạo trước số nguyên tố q thỏa mãn: q|(p – 1) và một số * pZ . Khóa x1 được tạo theo: px q p mod 1 1 Khóa x2 là một giá trị được chọn ngẫu nhiên trong khoảng (1, q). Sau đó, các khóa công khai được tạo ra từ (x1, x2) theo (1.1): pxy xx mod2111 , pxy xx mod211 .12 (1) Chú ý rằng tham số q cũng được sử dụng với vai trò của một khóa bí mật tương tự như x1 và x2 trong thuật toán ký. Thuật toán sinh khóa có thể được mô tả lại như trên Bảng 1 sau đây: Bảng 1. Thuật toán sinh ... 1 1 1212 1 1 Hay: kqZyxx Eyxxyyu mod 1 1 12 1 1 1 1212 1 1 (10) Từ (10), suy ra: qZyxx Eyxxkyyu mod 1 1 12 1 1 1 121 1 2 1 1 Hay: qZxEyx Eyxkyyu mod 1 1 1 1 12 1 11 1 2 1 1 (11) Từ (11) và (8), có thể tính thành phần thứ nhất của chữ ký theo (2): pxR u mod1 và thành phần thứ 2 theo (3): pxS v mod1 Từ đây thuật toán ký được mô tả trên Bảng 2 như sau: Bảng 2. Thuật toán k ý Input: p, q, x1, x2, y1, y2, M. Output: (R,S). [1]. )(MHE 3 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – Vol. 17 No. 8, 2019. [2]. select k: qk 1 [3]. pxZ k mod1 [4]. qZxEyx Eyxkyyu mod 1 1 1 1 12 1 11 1 2 1 1 [5]. qZxEx Exyuyv mod112 12 1 1 [6]. pxR u mod1 [7]. pxS v mod1 [8]. return (R,S) Chú thích: - M: bản tin cần ký, với: }1,0{M . - (R,S): chữ ký của U lên M. 2.2.3. Thuật toán kiểm tra chữ ký Thuật toán kiểm tra của lược đồ được giả thiết là: pyyRS pSREyy modmod.2121 Ở đây, E là giá trị đại diện của bản tin cần thẩm tra: )(MHE . Nếu M và chữ ký (R,S) thỏa mãn đẳng thức trên thì chữ ký được coi là hợp lệ và bản tin sẽ được xác thực về nguồn gốc và tính toàn vẹn. Ngược lại, thì chữ ký bị coi là giả mạo và bản tin bị phủ nhận về nguồn gốc và tính toàn vẹn. Do đó, nếu vế trái của đẳng thức kiểm tra được tính theo: pSA y mod1 (12) và vế phải được tính theo: pyyRB ZEy mod212 (13) ở đây: pSRZ mod (14) Thì điều kiện chữ ký hợp lệ là: A = B Khi đó, thuật toán kiểm tra của lược đồ mới đề xuất được mô tả trong Bảng 3 như sau: Bảng 3. Thuật toán kiểm tra Input: p, y1, y2, M, (R,S). Output: true / false . [1]. )(MHE [2]. pSA y mod1 [3]. pSRZ mod [4]. pyyRB ZEy mod212 [5]. if ( BA ) then {return true } else {return false } Chú thích: - M, (R,S): bản tin, chữ ký cần thẩm tra. - Nếu kết quả trả về là true thì tính toàn vẹn và nguồn gốc của M được khẳng định. Ngược lại, nếu kết quả là false thì M bị phủ nhận về nguồn gốc và tính toàn vẹn. 2.2.4. Tính đúng đắn của lược đồ mới đề xuất Điều cần chứng minh ở đây là: Cho p, q là 2 số nguyên tố với: )1(| pq , nZH 1,0: , |||||| pnq , p 1 , px qp mod/11 , qx 21 , pxy xx mod2111 , pxy xx mod211 .12 , MHE , qk 1 , pxZ k mod1 , qZxEyxEyxkyyu mod1 111121111211 , qZxExExyuyv mod1121211 , pxR u mod1 , pxS v mod1 . Nếu: pSRZ mod , pSA y mod1 , pyyRB ZEy mod212 thì: BA . Tính đúng đắn của thuật toán mới đề xuất được chứng minh như sau: Từ (3), (8) và (12) ta có: px px pxpSA ZxExExyu yZxExExyuy yvy mod mod modmod .... 1 ...... 1 . 1 1 1212 1 1 1212 1 1 11 (15) Với: qZxEyx Eyxkyyu mod 1 1 1 1 12 1 11 1 2 1 1 Từ (2), (3), (5), (8), (11) và (14) ta lại có: Zpx pxp x px px px pxxpSRZ k ExyZxEyxEyxZxEyxk ExyZxEyxyyZxEyxEyxkyy ExyZxExyyyu ZxExyExyyyuu ZxExExyuyu vu mod modmod mod mod mod modmod 1 .......... 1 ......1........1. 1 .....1.. 1 ....... 1 ..... 1 11 1 1 1 1 1 1 12 1 11 1 1 1 12 1 1 1 1 1 1 122 1 1 1 1 1 12 1 11 1 2 1 1 1 1 1 1 12 1 12 1 1 1 12 1 11 1 12 1 1 1 1212 1 1 (16) Thay (1), (2), (5) và (16) vào (13) ta được: px pxxx pyyRB ZxExExyu ZxxExxyu ZEy mod mod mod .... 1 .. 1 . 1 . 1 21 1 1212 2 1 1212 2 (17) Từ (15) và (17) suy ra điều cần chứng minh: BA 2.2.5. Ví dụ Tính đúng đắn của lược đồ mới đề xuất được minh họa bằng một ví dụ số như sau: a. Sinh tham số và khóa (Bảng 1): Input: p – số nguyên tố, lq – độ dài (tính theo bit) của số nguyên tố q. Output: q, x1, x2, y1, y2. - Giá trị của p: 1112504748194107058548379149876527136337231 9494651382867527128102052391566875979592156 8156524417444891805426748144310226815292210 56687456481556094275955901 - Giá trị của q: 1396040063414249106233756715423506814076734 227141 - Giá trị của x1: Nguyễn Đức Thụy, Lưu Hồng Dũng 4 4058370318607681007755510762685178271365232 1929471000568735620774126567223984754965898 1628005083289795572876280216639462805193338 400762227172605620843386 - Giá trị của x2: 1336469017197379871919685315068540686272278 035577 - Giá trị của y1: 4166414543853754477463513432272555621490994 1901511883506834222768226003954066407701818 7011737172556088349519326398149222698213562 5357462427830114211211397 - Giá trị của y2: 3444900405691608012655812518275077028167817 3954520452155461712791247704263118008086208 1531110700411769515287169190952536509099543 2125038309781498783298331 b. Sinh chữ ký (Bảng 2): Input: p, q, y1, y2, x1, x2, M. Output: (R,S). - Bản tin: M = “THIS IS A NEWDIGITAL SIGNATURE ALGRITHM !” - Giá trị của k: 1255212206829023352132843655989569922266921 693676 - Giá trị của E tính được: 9947977578985497828433112196137971551981039 19360 - Giá trị của R tính được: 4449911408752777649244040466206307370345414 1929343934596076092067962791347983369564752 9435255945295141087456014749221312569125192 0262737597326392043100028 - Giá trị của S tính được: 8726662134419522036019694497359990811104394 1598406241186524326179846189573383626435667 0716353450614720987111795916106614857121946 9884581337455422383981655 c. Kiểm tra chữ ký (Bảng 3): Input: p, y1, y2, (R,S), M. + Trường hợp 1: - Bản tin: M = “THIS IS A NEWDIGITAL SIGNATURE ALGRITHM !” - Giá trị của R cần kiểm tra: 4449911408752777649244040466206307370345414 1929343934596076092067962791347983369564752 9435255945295141087456014749221312569125192 0262737597326392043100028 - Giá trị của S cần kiểm tra: 8726662134419522036019694497359990811104394 1598406241186524326179846189573383626435667 0716353450614720987111795916106614857121946 9884581337455422383981655 - Giá trị của E tính được: 9947977578985497828433112196137971551981039 19360 - Giá trị của Z tính được: 6906971967963642513654078827923678321013235 4165420687120820589978943542468944086437422 2743202530983070198874182835401612482869547 3639138169566805153939123 - Giá trị của A tính được: 4672624538388502266835853716710549106327303 0654205315339132641545609008093755946635143 0085314736282096802082511226037032882409747 8248327543711674383209614 - Giá trị của B tính được: 4672624538388502266835853716710549106327303 0654205315339132641545609008093755946635143 0085314736282096802082511226037032882409747 8248327543711674383209614 Output: (R,S) = true. + Trường hợp 2: - Bản tin: M = “THIS IS A NEWDIGITAL SIGNATURE ALGRITHM ” - Giá trị của R cần kiểm tra: 4449911408752777649244040466206307370345414 1929343934596076092067962791347983369564752 9435255945295141087456014749221312569125192 0262737597326392043100028 - Giá trị của S cần kiểm tra: 8726662134419522036019694497359990811104394 1598406241186524326179846189573383626435667 0716353450614720987111795916106614857121946 9884581337455422383981655 - Giá trị của E tính được: 4594281291465525110174667743773336338947794 35085 - Giá trị của Z tính được: 6906971967963642513654078827923678321013235 4165420687120820589978943542468944086437422 2743202530983070198874182835401612482869547 3639138169566805153939123 - Giá trị của A tính được: 4672624538388502266835853716710549106327303 0654205315339132641545609008093755946635143 0085314736282096802082511226037032882409747 8248327543711674383209614 - Giá trị của B tính được: 2092530588255877058475346020861947849287161 9098055755472151142456277874491594998297359 0481783036341432328353498341496594709850878 8639292155159467540424063 Output: (R,S) = false. + Trường hợp 3: - Bản tin: M = “THIS IS A NEWDIGITAL 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – Vol. 17 No. 8, 2019. SIGNATURE ALGRITHM !” - Giá trị của R cần kiểm tra: 4449911408752777649244040466206307370345414 1929343934596076092067962791347983369564752 9435255945295141087456014749221312569125192 0262737597326392043100020 - Giá trị của S cần kiểm tra: 8726662134419522036019694497359990811104394 1598406241186524326179846189573383626435667 0716353450614720987111795916106614857121946 9884581337455422383981650 - Giá trị của E tính được: 9947977578985497828433112196137971551981039 19360 - Giá trị của Z tính được: 3844497704372142663146652508134385887429567 1303561714050415768364551394492036594500866 2358048595180941298839593305260276003644856 6748451335740220074232991 - Giá trị của A tính được: 1406677822597821802010526057075954693241085 6857650576352585936590763908843256504202090 1655785689180545584176292246996396677465791 6245247844607175313754533 - Giá trị của B tính được: 9939385551582310543738421446931192840015113 8197085285633813123513787042678692559553651 7098339876103450401240752626350520689260376 3153501037477621806591752 2.2.5. Mức độ an toàn của lược đồ mới đề xuất Mức độ an toàn của lược đồ mới đề xuất có thể đánh giá qua khả năng chống lại một số dạng tấn công như: - Tấn công khóa bí mật Ở lược đồ mới đề xuất, cặp tham số x1, x2 cùng được sử dụng làm khóa bí mật để hình thành chữ k ý. Vì thế, lược đồ chỉ bị phá vỡ nếu cả 2 tham số này cùng bị lộ, nói cách khác là kẻ tấn công phải giải được bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp. Do đó, mức độ an toàn của lược đồ mới đề xuất xét theo khả năng chống tấn công làm lộ khóa bí mật được đánh giá bằng mức độ khó của việc giải được DLRP. Cần chú ý, DLRP là một dạng bài toán khó mới, mà ngay cả khi có các giải thuật thời gian đa thức cho FRP và DLP cũng không có nghĩa là sẽ giải được bài toán này. Ngoài ra, tham số q cũng được sử dụng với vai trò khóa bí mật trong thuật toán ký. Như vậy, để phá vỡ tính an toàn của thuật toán, kẻ tấn công còn phải giải được bài toán tìm bậc của x1. Tuy nhiên, việc tìm bậc của x1 là không thể thực hiện được, vì x1 ở đây là 1 tham số bí mật. - Tấn công giả mạo chữ ký Từ thuật toán kiểm tra (Bảng 3) của thuật toán mới đề xuất cho thấy, một cặp (R,S) giả mạo sẽ được công nhận là chữ ký hợp lệ với một bản tin M nếu thỏa mãn điều kiện: pyyRS EpSRyy mod2mod.121 (18) Từ (2.12), nếu chọn trước R rồi tính S thì khi đó điều kiện (18) sẽ có dạng: pyaS pSRy modmod.21 19) Còn nếu chọn trước S rồi tính R thì khi đó điều kiện (18) sẽ trở thành: pybR pSRy modmod.22 (20) Với a, b là hằng số, dễ thấy rằng (19) và (20) cũng là một dạng bài toán khó chưa có cách giải tương tự bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp. Kết luận Bài báo đề xuất xây dựng thuật toán chữ k ý số dựa trên tính khó giải của bài toán logarit rời rạc – khai căn trên Zp. Mức độ an toàn của các thuật toán xây dựng theo phương pháp này sẽ được đảm bảo bằng mức độ khó của việc giải bài toán trên. Ở đây, bài toán logarit rời rạc kết hợp khai căn trên Zp là một dạng bài toán khó mới, lần đầu được đề xuất và ứng dụng trong việc xây dựng thuật toán chữ ký số. Từ phương pháp mới đề xuất có thể xây dựng một lớp thuật toán chữ ký số có độ an toàn cao cho các ứng dụng trong thực tế. Tài liệu tham khảo [1] Nguyen Duc Thuy and Luu Hong Dung, “A New Construction Method of Digital Signature Algorithms”, IJCSNS International Journal of Computer Science and Network Security. Vol. 16 No. 12 pp. 53-57, December 2016. ISSN: 1738 - 7906. [2] Q. X. WU, Y. X. Yang and Z. M. HU, "New signature schemes based on discrete logarithms and factoring", Journal of Beijing University of Posts and Telecommunications, vol. 24, pp. 61-65, January 2001. [3] Z. Y. Shen and X. Y. Yu, "Digital signature scheme based on discrete logarithms and factoring", Information Technology, vol. 28,pp. 21-22, June 2004. [4] Shimin Wei, “Digital Signature Scheme Based on Two Hard Problems”, IJCSNS International Journal of Computer Science and Network Security, VOL.7 No.12, December 2007. [5] Eddie Shahrie Ismail, Tahat N.M.F., Rokiah. R. Ahmad, “A New Digital Signature Scheme Based on Factoring and Discrete Logarithms”, Journal of Mathematics and Statistics, 04/2008; 12(3). DOI: 10.3844/jmssp.2008.222.225 Source:DOAJ. [6] Qin Yanlin , Wu Xiaoping,“ New Digital Signature Scheme Based on both ECDLP and IFP”, Computer Science and Information Technology, 2009. ICCSIT 2009. 2nd IEEE International Conference on, 8-11 Aug. 2009, E-ISBN : 978-1- 4244-4520-2, pp 348 - 351. [7] Swati Verma1, Birendra Kumar Sharma, “A New Digital Signature Scheme Based on Two Hard Problems”, International Journal of Pure and Applied Sciences and Technology, ISSN 2229 – 6107, Int. J. Pure Appl. Sci. Technol., 5(2) (2011), pp. 55-59. [8] Sushila Vishnoi , Vishal Shrivastava, ”A new Digital Signature Algorithm based on Factorization and Discrete Logarithm problem”, International Journal of Computer Trends and Technology, volume 3, Issue 4, 2012. [9] A.N. Berezin, N.A. Moldovyan, V.A. Shcherbacov, "Cryptoschemes Based on Difficulty of Simultaneous Solving Two Different Difficult Problems", Computer Science Journal of Moldova, vol.21, no.2(62), 2013. [10] N.A. Moldovyan, "Digital Signature Scheme Based on a New Hard Problem", Computer Science Journal of Moldova, vol.16, no.2(47), 2008 Nguyễn Đức Thụy, Lưu Hồng Dũng 6 (BBT nhận bài: //201.., hoàn tất thủ tục phản biện: //201..) (The Board of Editors received the paper on /./201, its review was completed on //201) Thông tin về tác giả Nguyễn Đức Thụy: - Tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM năm 2005, Thạc sĩ tại Học viện KTQS năm 2013; - Hiện đang công tác tại khoa CNTT – Trường Cao đẳng KT-KT TP.HCM; - Hướng nghiên cứu: An toàn và bảo mật thông tin; - Điện thoại: 0832555505. Lưu Hồng Dũng: - Tốt nghiệp đại học ngành Vô tuyến Điện tử tại Học viện KTQS năm 1989, Tiến sĩ tại Học viện KTQS năm 2013; - Hiện đang công tác tại khoa CNTT- Học viện KTQS; - Hướng nghiên cứu: An toàn và bảo mật thông tin; - Điện thoại: 0906000013.
File đính kèm:
- xay_dung_luoc_do_chu_ky_so_dua_tren_tinh_kho_cua_bai_toan_lo.pdf