Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp

Bài báo giới thiệu một mô hình IDS cho hệ SCADA có khả năng phát hiện tấn công trong

hệ SCADA với độ chính xác cao. Mô hình này được xây dựng dựa trên mạng nơron MLP

với hai lớp ẩn và sử dụng giải thuật di truyền để xác định số lượng nơron tối ưu trong các

lớp ẩn. Điểm đặc biệt của mô hình được đề xuất nằm ở khả năng xem xét các mẫu dữ liệu

trong ngữ cảnh để mạng nơron MLP nhận dạng tấn công chính xác hơn. Để tạo ngữ cảnh,

tập dữ liệu ban đầu được xây dựng lại thành các vectơ ngữ cảnh gồm nhiều gói tin liên tiếp

nhau trước khi đưa vào mạng nơron MLP. Các kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình đề

xuất có độ chính xác vượt trội.

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 1

Trang 1

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 2

Trang 2

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 3

Trang 3

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 4

Trang 4

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 5

Trang 5

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 6

Trang 6

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 7

Trang 7

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 8

Trang 8

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 9

Trang 9

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 2880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp

Một phương án tổ chức ngữ cảnh dữ liệu cho bộ phát hiện tấn công mạng scada sử dụng mạng nơron mlp
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 98
MỘT PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC NGỮ CẢNH DỮ LIỆU 
CHO BỘ PHÁT HIỆN TẤN CÔNG MẠNG SCADA 
SỬ DỤNG MẠNG NƠRON MLP 
Nguyễn Văn Xuân*, Phạm Văn Nguyên, Nguyễn Tăng Cường 
Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn 
Tóm tắt 
Bài báo giới thiệu một mô hình IDS cho hệ SCADA có khả năng phát hiện tấn công trong 
hệ SCADA với độ chính xác cao. Mô hình này được xây dựng dựa trên mạng nơron MLP 
với hai lớp ẩn và sử dụng giải thuật di truyền để xác định số lượng nơron tối ưu trong các 
lớp ẩn. Điểm đặc biệt của mô hình được đề xuất nằm ở khả năng xem xét các mẫu dữ liệu 
trong ngữ cảnh để mạng nơron MLP nhận dạng tấn công chính xác hơn. Để tạo ngữ cảnh, 
tập dữ liệu ban đầu được xây dựng lại thành các vectơ ngữ cảnh gồm nhiều gói tin liên tiếp 
nhau trước khi đưa vào mạng nơron MLP. Các kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình đề 
xuất có độ chính xác vượt trội. 
Từ khóa: Phát hiện tấn công; mạng nơron MLP; IDS; hệ thống SCADA. 
1. Giới thiệu 
Hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) quan trọng tầm 
quốc gia hoặc của các doanh nghiệp lớn luôn có nguy cơ bị tấn công từ các mã độc hại, 
tin tặc, từ các nhà thầu cạnh tranh nhau, từ khủng bố,... Ví dụ: Năm 2000, các trạm bơm 
dịch vụ nước Maroochy ở Úc bị tấn công làm dừng hệ thống [1]. Năm 2003, một sâu 
máy tính vượt qua tường lửa xâm nhập vào hệ thống SCADA tại nhà máy hạt nhân 
Davis Besse ở Ohio [2]. Năm 2010, Stuxnet [3] tấn công vào nhà máy hạt nhân Iran, sâu 
Stuxnet đã cảnh báo cho cả thế giới mức độ nghiêm trọng của các lỗ hổng đe dọa đến hệ 
thống SCADA. 
Tấn công (hay xâm nhập) nói chung được hiểu là một nỗ lực để phá vỡ hoặc lạm 
dụng vào một hệ thống [4]. Thông thường các cuộc tấn công đều dựa trên việc khai thác 
các lỗ hổng của hệ thống, có nghĩa là nếu một hệ thống bị tấn công, nó còn tồn tại các lỗ 
hổng. Do đó, nhiệm vụ của các nhà quản trị mạng là phải phát hiện ra các cuộc tấn công 
càng sớm càng tốt để có các biện pháp bảo mật phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ 
thống và tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Khái niệm IDS (Intrusion detection system) 
dùng để chỉ các hệ thống an ninh nhằm phát hiện ra các xâm nhập như vậy [4, 5, 6]. IDS 
là thành phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng an ninh mạng. Các hệ thống IDS thực hiện 
việc kiểm tra, giám sát hệ thống dựa trên các hoạt động của mạng để tìm và phát hiện 
* Email: xuannv8171@gmail.com 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 99
một cách sớm nhất có thể các cuộc xâm nhập, tấn công sau đó kích hoạt cảnh báo tấn 
công để các nhà quản trị mạng có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp bị tấn công. 
Các hệ thống IDS được phân loại theo 2 dạng chính: IDS dựa trên dấu hiệu tấn công và 
IDS dựa trên bất thường. Các IDS dựa trên dấu hiệu tấn công sử dụng kỹ thuật phân 
tích, so sánh, tìm kiếm nhằm phát hiện ra các dấu hiệu tấn công điển hình (mà hệ thống 
đã biết) để đưa ra cảnh báo về các cuộc tấn công. Còn các IDS dựa trên bất thường phát 
hiện ra các tấn công dựa vào các kỹ thuật phát hiện các dữ liệu bất thường trong hệ 
thống. Có nghĩa là hệ thống IDS này cần phải biết các đặc điểm của dữ liệu bình thường 
và nếu nó phát hiện các dữ liệu không bình thường thì đưa ra cảnh báo về các cuộc tấn 
công. Để phát hiện tấn công trong các hệ thống IDS kể trên, có thể sử dụng các kỹ thuật 
của máy học [4] như: Support Vector Machine (SVM), mạng nơron RBF (Radial Basis 
Function), cây quyết định, mạng nơron nhân tạo Ngoài ra, các IDS được áp dụng cho 
các hệ thống IT (Information Technology) đơn thuần có thể không hoàn toàn phù hợp 
với hệ thống SCADA, do bản chất của hệ thống IT và hệ thống SCADA công nghiệp là 
khác nhau. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về an ninh cho 
hệ thống SCADA công nghiệp và nhiều mô hình IDS cho hệ SCADA công nghiệp được 
đề xuất. 
Trong [5], tác giả đề xuất 2 phương pháp phát hiện xâm nhập dựa trên kỹ thuật 
SVM: Phương pháp K-OCSVM kết hợp K-means clustering với One-class SVM và 
phương pháp IT-OCSVM sử dụng thông tin phân tích mạng xã hội (SNA - Social 
Network Analysis) nhằm gắn thêm trọng số cho các gói tin từ các nguồn khác nhau rồi 
kết hợp với K-means clustering và OCSVM để phân loại các gói tin là bình thường hay 
tấn công. Theo tác giả thì 2 phương pháp này thích hợp sử dụng cho các hệ SCADA 
lớn, SCADA phân tán. Phương pháp thứ nhất có ưu điểm là khả năng phát hiện tốt 
nhưng đôi khi lại làm giảm hiệu năng của hệ thống. Phương pháp thứ hai cải thiện khả 
năng phát hiện cũng như giảm tải cho hệ thống và thích hợp cho các ứng dụng thời gian 
thực. Kết quả phát hiện của phương pháp trên tập kiểm tra đạt 99,05% và trên các tập 
dữ liệu từ các nguồn khác là 97,07%. Trong [6], các tác giả sử dụng mạng nơron nhân 
tạo cùng tác thuật toán học sâu (Deep learning) nhằm phân loại các gói tin bình thường 
và gói tin tấn công trong hệ SCADA. Các gói tin trong mô hình thử nghiệm được các 
tác giả bắt bằng công cụ Wireshark, sau đó sử dụng một số công cụ lọc, mã hoá để có 
được tập dữ liệu. Tập dữ liệu này được chia thành hai tập con 70% cho huấn luyện và 
30% cho kiểm tra. Kết quả phân loại trên tập kiểm tra khá cao 99,89%. 
Phương pháp được sử dụng trong [5] chưa thực sự tốt khi thử nghiệm trên các tập 
dữ liệu độc lập và quá trình xử lý thông tin khá phức tạp. Còn trong [6], thử nghiệm cho 
kết quả rất tốt đối với tập dữ liệu kiểm tra được tách ra từ chính tập dữ liệu thực nghiệm 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 100
của tác giả, tuy nhiên phương pháp cũng chưa được thử nghiệm trên tập dữ liệu độc lập. 
Ngoài ra, quá trình tạo ra tập dữ liệu dùng làm đầu vào cho mạng nơron cũng khá phức 
tạp khi phải qua nhiều bước và sử dụng công cụ bên thứ 3 như Wireshark. 
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu đề xuất mô hình IDS cho hệ SCADA 
trên cơ sở mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp MLP (Multi Laye ...  huấn 
luyện Traingdx (Adaptive learning rate). 
Hình 3. Mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp MLP 
3.2. Xây dựng cấu trúc mạng MLP 
Nhược điểm khi dùng mạng nơron là chưa có phương pháp luận chung để thiết kế 
cấu trúc mạng cho các bài toán nhận dạng và điều khiển. Vấn đề khó khăn khi sử dụng 
mạng MLP là việc xác định số lượng các nơron lớp ẩn một cách hợp lý nhất. Để khắc 
phục vấn đề này, trong bài báo sử dụng giải thuật di truyền nhằm xác định số lượng 
nơron tối ưu cho các lớp ẩn. 
Giải thuật di truyền (Genetic Algorithms - GA) được biết đến như một giải thuật 
tìm kiếm dựa trên học thuyết về chọn lọc tự nhiên và nó cho phép đạt được tới cực trị 
toàn cục. Thực ra, GA thuộc lớp các thuật toán xác suất, nhưng lại rất khác những thuật 
toán ngẫu nhiên vì chúng kết hợp các phần tử tìm kiếm trực tiếp và ngẫu nhiên. Khác 
biệt quan trọng giữa phương pháp tìm kiếm của GA và các phương pháp tìm kiếm khác 
là GA duy trì và xử lý một tập các lời giải (quần thể) - đa số các phương pháp khác chỉ 
xử lý một điểm trong không gian tìm kiếm. Chính vì thế, GA mạnh hơn các phương 
pháp tìm kiếm hiện có rất nhiều [12, 13]. 
Trong bài báo sử dụng mạng MLP 4 lớp, lớp đầu ra có một nơron sử dụng hàm 
kích hoạt là hàm tuyến tính, đầu ra của lớp này có giá trị bằng 0 ứng với gói tin bình 
thường, bằng 1 ứng với gói tin là tấn công. Các tác giả thử nghiệm ba trường hợp: Ngữ 
cảnh k = 3 tức có 3 gói tin bình thường đặt cùng một gói tin khác cần kết luận là tấn 
công hay bình thường, tương tự xét ngữ cảnh k = 5, 7. Lớp đầu vào được chọn bằng 
kích thước của vectơ vào bằng 68 điểm vào ứng với k = 3 và bằng 102, 136 điểm vào 
tương ứng với k = 5, 7 (Hình 4a, 4b, 4c). 
X1  Xi ... Xn 
Y1  Yk ... Ym Lớp ra 
Lớp ẩn 
Lớp vào 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 105
Hình 4a. Cấu trúc mạng nơron ứng với ngữ cảnh k = 3 
Hình 4b. Cấu trúc mạng nơron ứng với ngữ cảnh k = 5 
Hình 4c. Cấu trúc mạng nơron ứng với ngữ cảnh k = 7 
Hai lớp ẩn, số nơron hai lớp ẩn tối ưu được chọn trên cơ sở thuật toán tìm kiếm 
GA như sau: Lớp ẩn 1 có 20 nơron, lớp ẩn 2 có 15 nơron ứng với ngữ cảnh k = 3, tương 
tự hai lớp ẩn ứng với k = 5 tương ứng là 23 và 26 nơron, 37 và 34 ứng với k = 7 (Hình 
4a, 4b, 4c). Hai lớp ẩn đều sử dụng hàm kích hoạt là hàm Sigmoid. 
Thuật toán GA tìm kiếm số nơron tối ưu cho hai lớp ẩn trong khoảng từ 5 đến 
50 nơron. Thuật toán GA được chạy trên máy tính để bàn Core i3 3.3GHz, RAM 12G 
mất thời gian tìm kiếm khoảng 72 giờ (3 ngày) mới cho kết quả, kích thước quần thể 
ban đầu là 30 được khởi tạo ngẫu nhiên, khi cho kết quả chạy được khoảng 60 thế hệ. 
3.3. Xây dựng lại tập dữ liệu để tạo ngữ cảnh 
Do tập dữ liệu ban đầu chỉ là tập hợp các gói tin độc lập, mỗi gói tin là một bản 
ghi, các gói tin chưa được đặt trong ngữ cảnh để huấn luyện, kiểm tra mạng MLP. Do 
đó, để đặt các gói tin trong ngữ cảnh thì cần cấu trúc lại tập dữ liệu ban đầu mà mỗi bản 
ghi mới trong tập dữ liệu mới gồm (k+1) gói tin liên tiếp nhau, trong (k+1) gói tin liên 
tiếp đó thì k gói tin đầu là gói bình thường, gói tin cuối thứ (k+1) cần xem xét là gói 
bình thường hay tấn công, quá trình xây dựng lại tập dữ liệu như sau: 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 106
Gọi Wi (i = 1,2,N) là bản ghi (gói tin) trong tập dữ liệu ban đầu, N - số bản ghi 
trong tập dữ liệu ban đầu. 
Ti: Đầu ra phân loại của gói tin Wi, Ti = 0 nghĩa là gói Wi bình thường, Ti = 1 
nghĩa là gói Wi là tấn công (gói tin xâm nhập trái phép). 
W: Ngữ cảnh gồm k bản ghi bình thường, có thể chọn k = 3, 5, 7... 
Pi: Bản ghi mới gồm k gói tin bình thường của W, gói tin Wi+k và đầu ra Ti+k 
của gói tin Wi+k; Pi = [W, Wi+k, Ti+k] 
P: Tập dữ liệu mới gồm (N-k) bản ghi, mỗi bản ghi có (k+1) gói tin cũ. 
Bước 1: Khởi tạo: i = 1, P = [] - tập rỗng và ngữ cảnh W gồm k gói tin bình 
thường đầu tiên trong tập dữ liệu ban đầu, không mất tính tổng quát, giả sử k gói tin đầu 
tiên liên tiếp của tập dữ liệu đầu là các gói tin bình thường thì ta có W như sau: 
W = [Wi, Wi+1, Wi+2,.,Wi+k-1]. 
Bước 2: Pi gói tin mới được gán gồm k gói tin bình thường trong W, cùng gói tin 
Wi+k, đầu ra Ti+k của Wi+k; Pi = [W, Wi+k, Ti] 
Bước 3: Cập nhật lại ngữ cảnh W. 
Nếu Ti+k = 0 tức gói Wi+k là bình thường, cập nhật gói tin Wi+k vào W và gỡ bỏ 
gói tin cũ bên trái cùng trong W ra, W được cập nhật lại là: W = [Wi+1, Wi+2,,Wi+k] 
Nếu Ti+k = 1 tức Wi+k là gói tấn công không cập nhật Wi+k vào W, ngữ cảnh W 
không thay đổi. 
Bước 4: Cập nhật Pi vào tập dữ liệu mới, P = [P; Pi] 
i = i+1, Nếu i <= N tiếp tục thực hiện bước 2, ngược lại kết thúc thuật toán. 
Với thuật toán trên tạo ra tập dữ liệu mới P gồm (N-k) bản ghi, mỗi bản ghi gồm 
(k+1) gói tin cũ, trong đó k gói tin cũ ở đầu là bình thường và một gói tin (k+1) cùng 
trường đầu ra của nó, gói (k+1) này có thể là bình thường hoặc tấn công, với đầu ra 
bằng 1 là tấn công, đầu ra bằng 0 là bình thường. 
4. Thử nghiệm và kết quả phân loại 
Từ thuật toán mục 3.3, tập dữ liệu ban đầu sẽ tạo ra ba tập dữ liệu tương ứng với 
các ngữ cảnh k = 3, 5 hoặc 7, trong mỗi tập dữ liệu này chọn ngẫu nhiên 80% dữ liệu 
(gồm 219.698 bản ghi) được dùng để huấn luyện mạng, phần còn lại 20% của mỗi tập 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 107
dữ liệu (gồm 54.925 bản ghi) được sử dụng để kiểm tra lại hiệu suất phát hiện của mạng 
nơron MLP. Kết quả kiểm tra mạng ứng với các ngữ cảnh k = 3, 5 hoặc 7 như sau: 
Trường hợp k = 3 cho kết quả như hình 5: 
Độ chính xác phát hiện: (42774 + 9476)/54925 = 95,13% 
Độ chính xác phát hiện tấn công: 9476/(9476 + 177) = 98,17% 
Tỉ lệ phát hiện tấn công (Recall): 9476/(9476 + 2498) = 79,14% 
Cảnh báo nhầm (Dương tính giả): 117/(9476 + 177) = 1,83% 
Trường hợp k = 5 cho kết quả như hình 6: 
Độ chính xác phát hiện: (42622 + 11741)/54925 = 99% 
Độ chính xác phát hiện tấn công: 11741/(11741 + 247) = 97,94% 
Tỉ lệ phát hiện tấn công (Recall): 11741/(11741 + 315) = 97,4% 
Cảnh báo nhầm (Dương tính giả): 247/(11741 + 247) = 2,06% 
Trường hợp với k = 7 cho kết quả như hình 7: 
Độ chính xác phát hiện: (42647 + 11756)/54924 = 99,05% 
Độ chính xác phát hiện tấn công: 11756/(11756 + 240) = 98% 
Tỉ lệ phát hiện tấn công (Recall): 11756/(11756 + 281) = 97,7% 
Cảnh báo nhầm (Dương tính giả): 240/(11756 + 240) = 2% 
0 1
0
1
42774
77.9%
177
0.3%
99.6%
0.4%
2498
4.5%
9476
17.3%
79.1%
20.9%
94.5%
5.5%
98.2%
1.8%
95.1%
4.9%
Target Class
O
ut
pu
t C
la
ss
Test MLP - Confusion Matrix
0 1
0
1
42622
77.6%
247
0.4%
99.4%
0.6%
315
0.6%
11741
21.4%
97.4%
2.6%
99.3%
0.7%
97.9%
2.1%
99.0%
1.0%
Target Class
O
ut
pu
t C
la
ss
Test MLP - Confusion Matrix
Hình 5. Kết quả kiểm tra với k=3 Hình 6. Kết quả kiểm tra với k=5 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 108
Bảng 3. Tổng hợp kết quả phân loại tấn công trên bộ dữ liệu 
Chỉ số đánh giá k = 3 k = 5 k = 7 
Độ chính xác phát hiện 95,13% 99% 99,05% 
Độ chính xác phát hiện tấn công 98,17% 97,94% 98% 
Tỉ lệ phát hiện tấn công 79,14% 97,4% 97,7% 
Cảnh báo nhầm (Dương tính giả) 1,83% 2,06% 2% 
Bảng 4. Kết quả thử nghiệm các thuật toán của Turnipseed trên bộ dữ liệu [10] 
Thuật toán Nhóm thuật toán Độ chính xác phân loại 
Naïve Bayesian Network Bayes 80,39% 
PART Rule-based 94,14% 
Multilayer Perceptron Neural Network 85,22% 
Nhận xét: Thử nghiệm trên cùng một bộ dữ liệu, so sánh kết quả phân loại trong 
bảng 3 và 4 của Turnipseed [10], cho thấy kết quả nhận dạng của các tác giả cao hơn 
nhiều so với kết quả của Turnipseed. Trong ba thuật toán Turnipseed thử nghiệm thì 
thuật toán PART cho độ chính xác phân loại cao nhất 94,14%, trong các thử nghiệm của 
các tác giả cho độ chính xác phát hiện thấp nhất 95,13% với k = 3, còn k = 5 hoặc k = 7 
cho độ chính xác phân loại lên tới 99%. Lý do khi không sử dụng ngữ cảnh sẽ rất khó 
phát hiện các tấn công chèn đáp ứng hoặc chèn lệnh tinh vi, ví dụ như gói tin 1 là bình 
0 1
0
1
42647
77.6%
240
0.4%
99.4%
0.6%
281
0.5%
11756
21.4%
97.7%
2.3%
99.3%
0.7%
98.0%
2.0%
99.1%
0.9%
Target Class
O
ut
pu
t C
la
ss
Test MLP - Confusion Matrix
Hình 7. Kết quả kiểm tra với k=7 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 109
thường và gói tin 2 được tin tặc chèn vào mạng giống hệt gói tin 1 chỉ khác là ở hai thời 
điểm khác nhau nếu chỉ xét độc lập từng gói tin thì rất khó có thể phát hiện ra gói tin nào 
là tấn công, gói nào bình thường. Nhưng nếu xét thêm một số gói tin ngay trước gói tin 1 
và cả gói tin 2 cũng làm vậy thì khi đó hai gói tin này tuy giống nhau nhưng ở hai ngữ 
cảnh khác nhau nên có thể phát hiện ra gói tin 1 là bình thường, gói tin 2 là tấn công. 
Có thể thấy việc đặt gói tin vào ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc phân 
loại gói tin là bình thường hay tấn công. Cùng sử dụng mạng nơron MLP thử nghiệm 
trên cùng bộ dữ liệu nhưng Turnipseed [10] không sử dụng ngữ cảnh cho kết quả phân 
loại chỉ đạt 85,22%, các thử nghiệm trong bài báo của chúng tôi đều cho kết quả phân 
loại cao hơn Turnipseed rất nhiều đạt trên 95%. Khi tăng kích thước của ngữ cảnh lên 5, 
7 cho kết quả phân loại đạt đến 99% cao hơn tất cả các thuật mà Turnipseed thử nghiệm 
(xem thêm bảng 3, 4). 
Với ngữ cảnh gồm 5 gói tin cho kết quả có độ chính xác phân loại (99%) cao hơn 
khi xét ngữ cảnh chỉ gồm 3 gói tin (95,13%). Còn với ngữ cảnh gồm 7 gói tin, kết quả 
phân loại không cao hơn so với ngữ cảnh gồm 5 gói tin (xem thêm kết quả trong 
bảng 3). Đặc biệt là tỉ lệ phát hiện tấn công với ngữ cảnh 5, 7 trên 97%, còn với ngữ 
cảnh bằng 3 thấp hơn chỉ đạt 79,14%. 
5. Kết luận 
Trong bài báo, chúng tôi đã sử dụng mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp MLP kết 
hợp với những bất thường trong ngữ cảnh và thuật toán giải thuật di truyền được sử dụng 
để tối ưu tham số mạng MLP. Mô hình đề xuất cho kết quả phân loại có độ chính xác rất 
cao và tỷ lệ dương tính giả thấp, không vượt quá 2%. Kết quả phân tích cho thấy việc đặt 
gói tin vào ngữ cảnh giúp nâng cao chất lượng phân loại gói tin, đồng thời tham số ngữ 
cảnh được lựa chọn, cụ thể là kích thước ngữ cảnh (k = 3, 5 hay 7) cũng quyết định đến 
khả năng phân loại gói tin. Lý do là vì khi ta đặt gói tin trong ngữ cảnh ta cung cấp thêm 
thông tin mang tính “động học” của các gói tin, và như vậy dễ nhận ra sự “bất thường” 
trong gói tin hơn. Nhưng nếu để kích thước ngữ cảnh lớn quá thì số lượng đặc tính của dữ 
liệu đầu vào tăng lên, do đó việc luyện mạng nơron lại trở nên không hiệu quả. Qua thử 
nghiệm, chúng tôi nhận thấy kích thước ngữ cảnh k = 5 cho kết quả tốt nhất. 
Trong các nghiên cứu tiếp theo, dựa trên các kết quả nghiên cứu trong bài báo 
này, chúng tôi dự kiến sử dụng một số phương pháp tiên tiến, hiện đại hơn như Deep 
learning, máy học Boltzman... nhằm nâng cao chất lượng phát hiện cho mô hình cũng 
như khắc phục một số nhược điểm trong việc lựa chọn tham số cho mô hình. 
Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University 
 110
Tài liệu tham khảo 
1. J. Slay and M. Miller (2008). Lessons learned from the Maroochy Water Breach. Critical 
Infrastructure Protection, 253, pp. 73-82. 
2. D. Ryu, H. Kim and K. Um (2009). Reducing security vulnerabilities for critical 
infrastructure. Journal of Loss Prevention in the Process Industries, 22, pp. 1020-1024. 
3. N. Falliere, L. O. Murchu and E. Chien (2010). W32.Stuxnet Dossier, Symantec Report version 1.3. 
4. Chandola, V.; Banerjee, A.; Kumar, V. (2009). Anomaly detection: A survey. ACM 
Computing Surveys, 41(3): 1-58. Doi 10.1145/1541880.1541882. 
5. Leandros Maglaras (2018). Intrusion Detection in SCADA Systems using Machine Learning 
Techniques. Doctoral thesis. 
6. Hijazi, Ahmad; Flaus, Jean-Marie (2019). A Deep Learning Approach for Intrusion 
Detection System in Industry Network. Conference: BDCS Intell' 2018, At Beirut, Lebanon. 
7. UCI. Knowledge Discovery in Databases (KDD) Cup Datasets. Available at 
8. T. Morris, W. Gao (2014). Industrial Control System Network Traffic Data Sets to Facilitate 
Intrusion Detection System Research, in Critical Infrastructure Protection VIII, Springer 
Berlin Heidelberg, 441, pp. 65-78. 
9. Thornton, Z. (2015). A Virtualized SCADA Laboratory for Research and Teaching. 
Department of Electrical and Computer Engineering, Mississippi State University. 
10. Turnipseed, I. (2015). A new SCADA dataset for intrusion detection system research. 
Department of Electrical and Computer Engineering, Mississippi State University. 
11. S. Haykin (2008). Neural Networks and Learning Machines (3rd Edition) - Prentice Hall. 
12. L. Davis (1991). Hand book of Genetic Algorithms, Van Nostrand Reinhold, New York. 
13. D.E. Goldberg (1989). Genetic Algorithms in Search, Optimization, and Machine Learning, 
Addison-Wesley Pub. Comp. Inc., Reading, MA. 
DETECTING ATTACKS ON SCADA SYSTEMS BASED ON MLP 
NEURAL NETWORK AND CONTEXT OF DATA 
Abstract: In this paper, we propose an IDS-SCADA model, which is capable of detecting 
attacks on SCADA systems with high accuracy. The proposed model is based on two hidden 
layers MLP neural network, whose number of neurons in the hidden layers is optimally utilizing 
a genetic algorithm. The distinction of the proposed method is that the context of the data is 
incorporated into the MLP neural network to accurately identify the attacks. To create the 
context, the original dataset is reorganized as context vectors containing some consecutive 
packets before feeding into the input of the MLP. The experimental results show that the 
proposed system outperforms the conventional in terms of accuracy. 
Keywords: Intrusion detection system; MLP nerual network; IDS; SCADA system. 
Ngày nhận bài: 16/8/2019; Ngày nhận bản sửa lần cuối: 22/4/2020; Ngày duyệt đăng: 23/6/2020 
 

File đính kèm:

  • pdfmot_phuong_an_to_chuc_ngu_canh_du_lieu_cho_bo_phat_hien_tan.pdf