Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng

Găng tay là phương tiện bảo vệ cổ tay, bàn tay và các ngón tay trong các điều kiện lao động nguy hiểm. Đặc biệt trong điều kiện làm việc tiếp xúc với nitơ lỏng như phẫu thuật lạnh trong y sinh học, bảo quản mẫu tinh trùng, phôi trong thụ tinh nhân tạo, bảo quản tinh trùng bò trong chăn nuôi.

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 1

Trang 1

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 2

Trang 2

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 3

Trang 3

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 4

Trang 4

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 5

Trang 5

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 6

Trang 6

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 7

Trang 7

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 09/01/2024 6320
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng

Xây dựng hệ công thức thiết kế găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường Nito hóa lỏng
58 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
TÓM TẮT
Phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng để giảm thiểusự tiếp xúc của người lao động với các nguy cơ có hạixảy ra ngoài tầm kiểm soát và nhằm mục đích giảm sự
rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật
phát triển, phương tiện bảo vệ cá nhân ngày càng được quan tâm
nhiều hơn. Đặc biệt trong môi trường lạnh sâu như tiếp xúc với
nitơ hóa lỏng, việc thiết kế chế tạo găng tay bảo vệ là rất cần thiết.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế găng tay chuyên
dụng sử dụng trong môi trường nitơ lỏng. Hai mươi tư kích thước
nhân trắc bàn tay đã được xác định làm cơ sở để thiết kế găng tay
bảo vệ; Găng tay sử dụng trong môi trường nitơ hóa lỏng có kiểu
dáng rời từng ngón, có chiều dài đến ngang bắp tay; Đã xây dựng
được hệ công thức thiết kế cho các chi tiết của từng phần găng
tay bảo vệ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào sự phát triển và
đa dạng hóa sản phẩm của ngành may mặc, hướng tới đáp ứng
nhu cầu thị trường nội địa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Găng tay là phương tiện bảo
vệ cổ tay, bàn tay và các ngón
tay trong các điều kiện lao động
nguy hiểm. Đặc biệt trong điều
kiện làm việc tiếp xúc với nitơ
lỏng như phẫu thuật lạnh trong
y sinh học, bảo quản mẫu tinh
trùng, phôi trong thụ tinh nhân
tạo, bảo quản tinh trùng bò
trong chăn nuôi. Nitơ lỏng có
nhiệt độ sôi là -195,79°C và
nhiệt độ đóng băng là -210,1°C.
Nitơ lỏng là chất siêu lạnh.
Trong quá trình lao động nếu bị
tiếp xúc trực tiếp với nitơ lỏng
thì phần da đó sẽ bị bỏng lạnh
hoặc tại vị trí đó các mô sống bị
đông cứng lại. Vì thế, khi tiếp
xúc với ni tơ lỏng cần phải đeo
kính, tạp dề và găng tay để bảo
vệ an toàn trong quá trình làm
việc. Trên thế giới đã có tiêu
chuẩn NF EN 511-2006 [1] để
đánh giá chất lượng găng tay
sử dụng trong môi trường cực
lạnh theo các tiêu chí: độ chống
thấm, nhiệt trở dẫn nhiệt, độ
chống mài mòn. Trong những
năm gần đây ở Việt Nam đã có
một số công trình nghiên cứu
về đặc điểm nhân trắc bàn tay
XAÂY DÖÏNG HEÄ COÂNG THÖÙC
THIEÁT KEÁ GAÊNG TAY BAÛO VEÄ
SÖÛ DUÏNG TRONG MOÂI TRÖÔØNG NITÔ HOÙA LOÛNG
Lã Thị Ngọc Anh1, Nguyễn Thị Xuân Mai2
1.Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
2. Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex Tp.HCM
Hình minh họa: Nguồn internet
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017 59
Kết quả nghiên cứu KHCN
công nhân, thiết kế chế tạo găng tay bảo vệ [2],
[3]. Sau khi xác định được kết cấu các lớp vật
liệu, thiết kế mẫu găng tay chuyên dụng trong
môi trường nitơ hóa lỏng [2], chúng tôi tiếp tục
nghiên cứu “Xây dựng hệ công thức thiết kế
găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường nitơ
hóa lỏng” với mong muốn đưa loại sản phẩm này
vào sản xuất trong công nghiệp. Kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần vào sự phát triển và đa dạng
hóa sản phẩm của ngành may mặc, hướng tới
đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Số lượng mẫu nghiên cứu được xác định theo
công thức:
Trong đó: n – Cỡ mẫu; Với nghiên cứu sinh
học thường sử dụng mức xác suất p = 0,95 ứng
với z = 1,96; e - Sai số 3%.
Nghiên cứu đã thực hiện lấy các số đo nhân
trắc bàn tay của 270 nam công nhân được chọn
ngẫu nhiên và đại diện từ trường Cao đẳng Kinh
tế kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh, công
ty TNHH Thương mại kỹ thuật xây dựng HTC.
Sau đó tiến hành xây dựng hệ công thức thiết kế
găng tay bảo vệ sử dụng trong môi trường ni tơ
hóa lỏng.
* Nghiên cứu xác định kích thước bàn tay
của nam công nhân
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp điều
tra cắt ngang để xác định 24 kích thước nhân
trắc của bàn tay theo tiêu chuẩn [4] để phục vụ
cho việc thiết kế găng tay bảo vệ. Các kích thước
đo được chia thành ba nhóm: chiều dài; chiều
rộng và kích thước vòng. Thước kẹp được sử
dụng để đo các kích thước chiều dài và kích
thước chiều rộng còn thước dây dùng để xác
định các kích thước vòng. Cụ thể như sau:
- Chiều dài bàn tay là khoảng cách từ nếp
gấp cổ tay đến đầu mút ngón tay giữa. Kích
thước này được xác định như trên Hình 1a.
- Chiều dài gan tay là khoảng cách từ nếp
gấp cổ tay đến nếp gấp bàn ngón giữa, bàn tay
phải duỗi ngửa như Hình 1b.
- Chiều dài các ngón tay là khoảng cách từ
nếp gấp bàn và ngón tay đến đầu mút của ngón
tay đó. Bàn tay phải đặt ngửa, ngón tay duỗi
thẳng (Hình 1c).
- Riêng kích thước chiều dài ngón tay cái là
khoảng cách từ cổ tay đến đầu mút ngón cái, bàn
tay đặt sấp sao cho ngón cái và xương đốt bàn
ngón cái thành một đường thẳng (Hình 1d).
- Kích thước vòng của các ngón tay được
xác định là kích thước vòng xung quanh đầu
ngón tay và vòng xung quanh chân ngón tay nơi
to nhất (Hình 1e).
- Rộng tay xòe là khoảng cách giữa đầu mút
ngón cái và đầu mút ngón út, bàn tay đặt sấp trên
mặt bàn; các ngón tay xòe hết sức. Ngón cái và
xương đốt bàn ngón cái thành một đường thẳng
(Hình 1f).
- Rộng lòng bàn tay là khoảng cách từ chân
ngón cái vuông góc qua cạnh ngón út, bàn tay
khép và duỗi thẳng (Hình 1g).
- Rộng bốn ngón tay là khoảng cách vuông
góc với trục bàn tay qua bờ ngoài của khớp đốt
1-2 của ngón trỏ, bàn tay duỗi thẳng các ngón tay
khép (Hình 1h).
- Rộng nắm tay là khoảng cách lớn nhất giữa
bờ trong và bờ ngoài của nắm tay, bàn tay nắm
tự nhiên, ngón cái nắm lên đốt 2 của ngón giữa
(Hình 1i).
*Nghiên cứu thiết kế găng tay
Sau khi có được các giá trị trung bình của các
kích thước bàn tay, nhóm nghiên cứu đã tiến
hành nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế cho
các chi tiết của găng tay. Dựa vào kết quả nghiên
cứu [2] nhóm tác giả đã thiết kế găng tay trên vật
liệu: Lớp vải ngoài là vải tráng phủ chống thấm,
có độ bền cơ lý cao, có mặt vải đẹp và hợp thời
trang. Vật liệu làm lớp đệm ở giữa cách nhiệt là
bông gòn nhằm tăng cường tính chất giữ nhiệt
cho găng tay. Vải dùng làm lớp lót cho găng tay
60 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_he_cong_thuc_thiet_ke_gang_tay_bao_ve_su_dung_trong.pdf