Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại

Bố cục và hệ sinh thái sông hồ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy hoạch,

phát triển đô thị. Bài viết này phân tích một số đặc điểm của hệ thống sông hồ Hà Nội và

đề xuất một vài giải pháp nhằm cải tạo, phát huy vai trò của nó trong xu thế xây dựng

Thủ đô thành đô thị văn minh, hiện đại.

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 1

Trang 1

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 2

Trang 2

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 3

Trang 3

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 4

Trang 4

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 5

Trang 5

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 6

Trang 6

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 7

Trang 7

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9200
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại

Vai trò của sông hồ Hà Nội trong cấu trúc quy hoạch đô thị truyền thống và hiện đại
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 109 
VAI TRÒ CỦA SÔNG HỒ HÀ NỘI TRONG CẤU TRÚC 
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI 
Tô Thị Quỳnh Giang 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Bố cục và hệ sinh thái sông hồ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy hoạch, 
phát triển đô thị. Bài viết này phân tích một số đặc điểm của hệ thống sông hồ Hà Nội và 
đề xuất một vài giải pháp nhằm cải tạo, phát huy vai trò của nó trong xu thế xây dựng 
Thủ đô thành đô thị văn minh, hiện đại. 
 Từ khóa: Sông hồ, cảnh quan, quy hoạch, đô thị 
Nhận bài ngày 12.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 18.2.2019 
Liên hệ tác giả: Tô Thị Quỳnh Giang; Email: ttqgiang@hnmu.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hà Nội - thành phố mang tên sông nước, gắn với sông Hồng ôm ấp chiều dài lịch sử 
của dân tộc và dòng chảy văn hóa đặc sắc nhất của Việt Nam. Đối với Hà Nội, vai trò của 
sông hồ vô cùng quan trọng, sông hồ vừa là tạo tác tự nhiên, vừa chứa đựng nền văn hóa 
của cư dân người Việt. Trong hiện tại và tương lai, nó luôn là một trong những căn cứ để 
xác định, quy hoạch không gian đô thị và trở thành trục cảnh quan, hành lang xanh, điều 
hòa không khí và môi trường, đồng thời đảm nhiệm chức năng thoát lũ. Nhu cầu tìm hiểu, 
đánh giá vai trò của sông hồ Hà Nội trong quá khứ, hiện tại cũng như ảnh hưởng của chúng 
đến hệ sinh thái và môi trường cảnh quan đô thị trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa, phát triển và hội nhập của Thủ đô là rất cần thiết. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Vài nét về hệ thống sông hồ Hà Nội 
Thủ đô Hà Nội có phần lớn diện tích nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng 
với độ cao trung bình từ 5-20m so với mực nước biển. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ 
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc và phía Tây thành phố có vùng đồi núi 
thấp tập trung có độ cao trung bình từ 20 đến 400m, phần diện tích đồi núi thuộc các huyện 
Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức có các đỉnh núi như Ba Vì cao 1.281m, Gia Dê 707m, 
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m Trong khu vực nội thành có một 
số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện, thị 
xã và các quận nội thành là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện 
đại, bãi bồi cao và các bậc thềm, xen kẽ giữa các bãi bồi là các vùng trũng với các hồ, đầm. 
Hà Nội đúng với cái tên “bên trong sông” vì Hà Nội nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên 
sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Sông Hồng là con sông chính chảy qua thành 
phố, sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực 
huyện Phú Xuyên tiếp giáp với Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, 
chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên lãnh thổ nước ta. Hà Nội còn 
có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc 
thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông 
Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành có 
sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... Chiếm tới 17% diện tích nội thành, các sông mương và hồ 
Hà Nội nối với nhau thành một chuỗi, tạo nên một hệ thống nhất. 
Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội có 111 hồ, bao gồm cả các hồ ở nội và 
ngoại thành, với tổng diện tích mặt nước khoảng 2180 ha. Có 24 hồ lớn trong nội thành với 
diện tích khoảng 765 ha, trong đó hồ Tây có diện tích lớn nhất (516 ha) và tiếp là hồ Linh 
Đàm. Độ sâu trung bình của các hồ từ 1,5 đến 3,5m. Hàng trăm hồ nước lớn nhỏ, được tạo 
nên từ những biến động địa chất hàng vạn năm của sông Hồng vùng hạ lưu. Chúng thường 
là hồ móng ngựa được hình thành do hiện tượng đổi dòng của các dòng sông nơi đồng 
bằng, vì vậy đầm hồ Hà Nội phần lớn là những dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. 
Trong khu vực nội thành, hồ Tây đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thủy văn; hồ 
Gươm là mặt gương trong của thành phố, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Các 
hồ Trúc Bạch, Thiền Quang, Ba Mẫu, Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Đống Đa, Ngọc Khánh, Hoàng 
Cầu, Thành Công, Giảng Võ, Láng, Bách Thảo, Ngọc Hà, Văn Chương, Quảng Bá, Thanh 
Nhàn, Yên Sở và một số hồ đầm khác được biết đến như Kim Liên, Linh Đàm, Ngải 
Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn đều là lá phổi 
xanh của thành phố. 
Hà Nội có nguồn nước ngầm phá khá phong phú, ảnh hưởng khá lớn tới cung cấp 
nước sông hồ đầm. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác để thoả mãn nhu cầu 
nước sinh hoạt phục vụ sản xuất, đặc biệt ở khu vực nội thành. 
Địa thế địa hình gắn với hệ thống sông hồ tạo ra môi trường cảnh quan của một vùng 
đất bằng phẳng có sông nước dồi dào, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt, con người hiền hòa 
mẫu mực, văn hóa đặc sắc tạo ra biểu tượng về con người và đất nướcViệt Nam là Thủ đô 
Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 111 
2.2. Vai trò của sông hồ với hệ sinh thái, văn hóa, cảnh quan Hà Nội. 
 Hà Nội nằm ở vùng hạ lưu của sông Hồng. Các dòng sông kết hợp với kênh mương 
tạo ra hệ thống tụ thủy lưu thông, bên bờ có kiến trúc đình chùa miếu mạo thờ cúng các vị 
thần linh, thủy tổ. Cây đa, bến nước, sân đình đã trở thành cấu trúc không gian điển hình 
của làng quê vùng đồng bằng của nước ta. Hiện nay ở Hà Nội, các phố ven sông mang lại 
vẻ đẹp hiện đại và sầm uất của chốn đô thành, nhưng dọc theo hai bờ sông hay ven hồ 
nước, hình ảnh “Cây đa - bến nước - sân đình” vẫn hiển hiện trong lòng Hà Nội ngay cả 
những khu vực nội thành. 
 Trong cái “tứ giác nước” (như cách nói của cố GS Trần Quốc Vượng), phía Bắc và 
phía Đông Hà Nội là sông Nhị Hà, còn sông Tô và Kim Ngưu bao bọc phía Tây và phía 
Nam. Thành lũy quanh Thăng Long cũng là đê ngăn lũ. Các sông hồ không chỉ bồi phủ tạo 
nên các bờ bãi tốt tươi, mà còn là hệ thống giao thông, hệ thống trữ nước, cấp nước và tiêu 
nước cho Hà Nội. Bên cạnh hệ thống sông ngòi cấp nước chính của Hà Nội như sông 
Hồng, sông Cà Lồ, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Đà, sông Đáy và những con ...  
Phủ Chúa từ bên trái và bên phải), hồ Thủy Quân (nơi thao diễn quân đội), hồ Gươm hay 
hồ Hoàn Kiếm (trả lại gươm thiêng)... thân thuộc với điển tích vua Lê Lợi trả gươm cho 
Long Quân sau khi chiến thắng quân Minh. 
Hồ Tây còn có tên gọi khác là Dâm Đàm, nổi tiếng với nhiều huyền thoại, điển tích 
đây là hồ lớn nhất khu nội thành, còn xưa hồ nằm ở phía Tây kinh thành, là dấu tích của 
sông Cái (sông Hồng) đổi dòng. Một trong những huyền thoại gắn liền với Hồ Tây là 
truyền thuyết trâu vàng. Dấu chân trâu dẫm xuống đất thì lún xuống thành hồ. Một truyền 
thuyết khác kể rằng xưa kia ở núi đá Tản Viên, có hang cáo chín đuôi hay lên làm hại 
người dân. Thượng Đế liền sai Long Vương dâng nước phá hang cáo. Cáo chín đuôi bỏ 
chạy. Quân của Long Vương đuổi theo bắt cáo. Nơi cáo bị giết thịt trở thành cái đầm sâu 
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
gọi là đầm Xác Cáo mà ngày nay gọi là hồ Tây. Ngoài ra còn có huyền thoại về Bà Chúa 
Liễu Hạnh mà nay đã để lại cho Hà Nội đời sau một phủ Tây Hồ linh thiêng, huyền ảo. 
Hồ Bảy Mẫu rộng mênh mông, nằm trong công viên Thống Nhất. Hồ này vốn rất lớn, 
đến đầu thế kỷ 20 làm đường mới cắt làm ba, do vậy chia ra thêm hai hồ nước nữa là hồ 
Thiền Quang (hồ Ha le) và hồ Ba Mẫu. 
Hồ Ngọc Khánh xưa kia là nơi luyện tập của thủy quân, còn hồ Đồng Nhân trước cửa 
đền Hai Bà Trưng khi xưa có hình bán nguyệt. Ngoài ra, còn có hồ Linh Đàm (Đầm Mực) 
nằm ở ngoại thành Hà Nội. Tương truyền rằng đây là nơi trú ngụ của thần Lâm Đàm (thần 
Rồng), đã từng hóa thành cậu học trò theo học thầy Chu Văn An. Gặp năm trời hạn hán, vì 
thương xót dân, thần hút mực trong các nghiên bút, phun lên trời cầu mưa, giúp người trừ 
hạn hán, làm cả mặt hồ đen ngòm như mực. Người dân nơi đây nhớ ơn, lập đền thờ Thần. 
 Người Hà Nội gắn bó với hồ, tạo nên cả một đời sống văn hóa ven hồ. Vòng quanh hồ 
Hoàn Kiếm chỉ hai cây số, với những Hàng Đào đầy vải, Hàng Đường ngọt ngào, Hàng 
Tiện đầy quân cờ Còn vòng quanh hồ Tây dài khoảng 17 cây số, từng lưu giữ mấy làng 
trồng hoa và cây cảnh, mấy làng nuôi cá vàng và đánh cá đánh tôm, có cả chợ bán lưới 
(Võng Thị). 
Các hồ nằm ở trung tâm thành phố gần đây đã được chăm sóc và cải tạo cảnh quan nên 
đóng góp nhiều hơn trong việc phục vụ dân cư đô thị. Trong khu vực nội thành, các hồ 
ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự thường là khu vực sầm uất, luôn 
giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. 
Hà Nội bước sang tuổi 1000, dấu ấn truyền thuyết xưa cùng sự tụ họp của cư dân sinh 
sống lâu đời đã tạo nên cảnh quan văn hóa môi trường đô thị thật sầm uất nhưng dung dị, 
vì bên cạnh cuộc sống sôi động với sự nhộn nhịp của phố phường thì ven sông, ven hồ dù 
đã hình thành phố xá, hoạt động dịch vụ đa dạng nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thanh bình, 
khiêm nhường và tao nhã. 
Sau khi Thủ đô mở rộng địa giới về phía Tây và phê duyệt dự án “Quy hoạch chung 
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, hệ thống sông hồ, đặc 
biệt là sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cà Lồ trở thành những dòng sông có vị trí và vai trò 
hết sức quan trọng của Hà Nội. Ngoài chức năng thoát lũ hiện nay, chúng sẽ phải “gánh 
vác” những trọng trách mới cho sự phát triển phồn thịnh của Thủ đô trong tương lai, trở 
thành những trục cảnh quan, hành lang xanh, điều hoà không khí và môi trường, đồng thời 
tạo cảnh quan môi trường cho các đô thị sinh thái bên sông, là cơ sở để xây dựng Hà Nội là 
thành phố thông minh, xanh, sạch, đẹp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 113 
2.3. Các yếu tố tác động đến sông hồ Hà Nội 
Theo thống kê, Hà Nội đứng đầu trong cả nước về số lượng sông hồ, nhưng việc khai 
thác sử dụng quỹ mặt nước này phục vụ cảnh quan và đời sống đô thị vẫn còn chưa triệt để 
và còn rất nhiều điều chưa hợp lý. Hiện Hà Nội có hơn 7 triệu người, mật độ dân số là 
2132 người/km2, cao gấp 7,3 lần so với mức trung bình của cả nước; gấp 1,5 lần mật độ 
dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh. Việc dân số 
Hà Nội tăng nhanh do dân “nhập cư” từ nhiều vùng miền khác tạo nhiều sức ép không chỉ 
tới cơ sở hạ tầng, các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, mà còn tới môi trường, cảnh quan 
đô thị của Hà Nội. 
Do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý chưa hiệu quả nên nhiều ao 
hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào 
khoảng 3600 ha. Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông 
hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ tính riêng trong khu vực nội 
đô, theo thống kê năm 2015, lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất xả thẳng ra hệ thống 
sông hồ đã vào khoảng 650.000m3/ngày. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của 
thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000m³ xả thẳng xuống dòng sông mà 
không hề qua xử lý. Vào mùa cạn, màu nước sông đen kịt và bốc mùi hôi thối nặng. Tương 
tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Sông 
Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000m³. 
Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các 
sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần 
rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần 
vào gây nên tình trạng ô nhiễm này. Hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, 
trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Kết quả khảo sát sơ bộ của VESDEC cho thấy 
mức độ ô nhiễm do nước thải và rác thải của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội tăng qua 
từng năm. Cụ thể, hàm lượng amoni trong nước các sông, hồ hiện nay dao động thấp nhất 
là 0,58 mg/l và cao nhất là 51,5 mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước là 
1 mg/l. Hàm lượng BOD dao động trong khoảng 13 mg/l- 68 mg/l, trong khi tiêu chuẩn 
cho phép là 25 mg/l. Nguyên nhân chính là do nước thải từ các khu dân cư, khu công 
nghiệp, làng nghề xả trực tiếp không qua xử lý. Phát triển nông nghiệp truyền thống cũng 
làm cho đất đai bị ô nhiễm, nguồn nước tưới từ sông hồ cũng suy giảm và chất lượng nước 
xuống cấp nghiêm trọng. Hiện 3 nhà máy xử lý nước thải (thêm một nhà máy chuẩn bị vận 
hành) hiện nay đã vận hành hết công suất, nhưng mới chỉ xử lý được khoảng 
250.000m3/ngày/đêm. Do vậy, nhiều con sông trở thành sông chết; nhiều hồ, đầm biến 
thành nơi đổ rác thải, phế liệu. Cảnh quan sông hồ, đặc biệt các hồ, đầm bị xâm chiếm, ô 
nhiễm, biến dạng nặng nề. 
114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2.4. Một số giải pháp cải tạo môi trường, cảnh quan sông hồ của Hà Nội 
Một trong những mục tiêu tương lai của Hà Nội - Thành phố hoà bình là phấn đấu trở 
thành “thành phố của mặt nước và cây xanh”. Cấu trúc không gian đô thị này được tạo 
bởi mặt nước - tựa vào hình thái của sông Hồng và một mạng lưới các hồ tự nhiên và nhân 
tạo, và giữa chúng có mối liên kết rất chặt chẽ. Vì thế bên cạnh việc khai thác, sử dụng hợp 
lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc chủ động phòng chống thiên tai, 
cải tạo và bảo vệ môi trường, trong đó có hệ thống sông hồ, đã trở nên vô cùng cần thiết và 
cấp bách. Những cố gắng của Hà Nội mới chỉ dừng ở mức độ sử dụng, cải tạo những gì 
hiện có mà chưa có sự đầu tư, quy hoạch tổng thể nhằm phát huy và nâng cao giá trị kinh 
tế, văn hóa, xã hội. Để có thể xây dựng Hà Nội thành một đô thị thông minh, phù hợp với 
xu hướng phát triển đô thị hiện đại của thế giới, nhưng không phá vỡ nền tảng kiến trúc, 
địa tầng, văn hóa, cảnh quan, môi trường sinh thái, theo chúng tôi, cần triển khai đồng bộ 
các giải pháp trước mắt và lâu dài sau: 
Một là, phát triển đồng đều các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ. 
- Phát triển, mở rộng đô thị trên cơ sở quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp có hiệu 
quả, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất đại trà, khai thác mở rộng thị trường, 
đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - 
tiêu thụ nông sản, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, hạn chế chất thải nông nghiệp ra 
môi trường đất và môi trường nước sông và hồ. Xây dựng các trang trại, trung tâm chế 
biến, quy hoạch các trung tâm, chợ đầu mối buôn bán nông sản, thực phẩm bảo đảm vệ 
sinh an toàn và thân thiện với môi trường. 
- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng quy hoạch các khu, cụm công 
nghiệp một cách hợp lí. Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, xử lý 
tốt rác thải công nghiệp. 
- Phát triển các ngành du lịch, dịch vụ: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở 
hạ tầng theo hướng hoàn thiện và đồng bộ, nhất là giao thông vận tải. Tôn tạo, trùng tu các 
di tích cảnh quan, xây mới các công trình vui chơi giải trí phục vụ người lao động gắn với 
việc tái tạo và sử dụng hợp lý mạng lưới mặt nước sông hồ; bảo tồn, phát huy hệ sinh thái, 
không gian, văn hóa sông hồ song song với việc bảo vệ đê kè và nâng cao chất lượng nước. 
Hai là, quy hoạch đô thị hiện đại theo hướng gắn với thực tiễn địa thế sông hồ. 
Không phải ngẫu nhiên hầu hết các thủ đô, thành phố lớn của các nước đều được xây 
dựng trên và bên cạnh các dòng sông lớn, bởi ngoài giá trị cấp thoát nước, giao thông 
đường thủy, sông hồ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng cảnh quan, môi 
trường sinh thái. Vài năm trước đây, Hà Nội từng nghiên cứu và đề xuất xây dựng, mở 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 115 
rộng, phát triển đô thị hiện đại dọc hai bờ sông Hồng. Các dự án như vậy là cần thiết, phù 
hợp. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kĩ hệ thống sông hồ bao quanh, đặc biệt các lòng sông cổ 
của Hà Nội trong quá khứ và hiện tại, vì tất cả các sông hồ đều chịu tác động của địa chất, 
địa tầng, nhiều biến đổi, hay sụt, lún Gần đây, biến đổi khí hậu, sự can thiệp của con 
người cùng sự phát triển quá nhanh của đô thị cũng ảnh hưởng lớn tới địa thế, cảnh quan 
sông hồ và tác động trực tiếp tới quy hoạch đô thị vĩ mô, lâu dài. 
 - Quy hoạch đô thị và xây dựng đô thị phải tính đến tận dụng được không gian và hệ 
thống sông hồ để khai thác đa tiện ích, thậm chí tạo không gian mặt nước để xây dựng khu 
đô thị xanh; ví dụ như xây dựng hệ thống hệ thống công viên, hồ nước để có thể thu được 
nước vào ngày mưa và mang lại không khí mát mẻ cho những ngày nắng 
Ba là, cải tạo môi trường cảnh quan, xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp. 
Việc cải tạo môi trường, cảnh quan sông hồ nằm trong tổng thể chương trình xây dựng 
Thủ đô xanh, sạch, đẹp. Trước mắt, cần triển khai đồng bộ các hoạt động sau: 
- Nạo vét lòng sông, hồ, mương máng định kì, đặc biệt là thời gian trước mùa mưa lũ, 
tránh sự úng, ngập lụt cục bộ và ngăn cản dòng chảy thoát lũ của thành phố. 
- Nghiên cứu xây dựng thêm các trạm bơm thoát lũ và trạm bơm lưu động để đối phó, 
giải quyết dứt điểm tình trạng úng ngập; khuyến khích các hộ gia đình và các cơ sở sản 
xuất xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất thải ra hệ thống thoát nước, sông hồ. 
- Quản lí môi trường chặt chẽ từng khu vực dân sinh, sản xuất, kinh doanh; có chế 
tài xử phạt nghiêm khắc với các hành vi phá hoại, gây ô nhiễm môi trường nước. 
- Tiến hành cải tạo môi trường, không gian mặt nước sông hồ với quy mô nhỏ như: 
Trồng cây thủy sinh cải thiện môi trường nước sông Tô Lịch, thường xuyên xử lý ô nhiễm 
nước hồ, đặc biệt là ô nhiễm từ nguồn dầu, mỡ động thực vật do các nhà hàng, trung tâm 
ăn uống, dịch vụ thải ra. 
- Thu gom rác thải để chấm dứt tình trạng đổ rác bừa bãi xuống sông; lập quy hoạch 
toàn tuyến sông Tô Lịch và cả các sông thoát nước chính là Kim Ngưu, Sét, Tô Lịch, Lừ. 
Thực tế, việc áp dụng đồng bộ các giải pháp này là cần thiết, Thành phố đã và đang 
triển khai khá quyết liệt, song mới chỉ giải quyết được phần nổi. Về lâu dài cần có các giải 
pháp vĩ mô nhằm tách, xử lỷ riêng nguồn nước thải, rác thải trước khi thải ra môi trường; 
xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải chung của thành phố và ở từng khu vực. 
Thực tế cho thấy các nhà máy xử lý nước thải như Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh 
Trì) và Yên Sở (quận Hoàng Mai, đưa vào sử dụng năm 2013) đã phát huy tốt hiệu quả, 
làm “hồi sinh” nhiều sông, hồ tại Thủ đô; nhưng chúng ta còn cần nhiều các nhà máy hơn 
thế nữa; cần đến ý thức và sự chung tay bảo vệ môi trường của tất cả mọi cấp ngành, mọi 
người dân. 
116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
3. KẾT LUẬN 
 Có thể nói, địa thế, cảnh quan sông hồ đã góp phần tạo nên diện mạo, cảnh quan tổng 
thể Hà Nội trước đây và hiện nay. Tuy nhiên, có một nghịch lí là Hà Nội càng mở rộng và 
phát triển thì diện tích, cảnh quan sông hồ lại càng bị san lấp, thu hẹp và ô nhiễm. Liệu Hà 
Nội có còn giữ được sự hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với sự hiền hòa, trong trẻo của các 
dòng sông, mặt hồ? Để Hà Nội hội nhập và phát triển bền vững, để Thủ đô trở thành một 
đô thị hiện đại, văn minh nằm trên bờ sông Hồng, việc quy hoạch cũng như nâng cao ý 
thức cải tạo, giữ gìn, phát huy hiệu quả hệ sinh thái sông hồ của Hà Nội là trách nhiệm 
chung của tất cả các cấp ngành và công dân Thủ đô trước mắt và lâu dài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Âu (2000), Sông ngòi Việt Nam, - Nxb Đại học Sư phạm. 
2. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Khắc Lợi (2008), Địa lí Hà Nội, - 
Nxb Đại học Sư phạm. 
3. Lê Mỹ Dung (2018), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở thành phố Hà Nội” - Kỷ yếu Hội nghị 
Khoa học Địa lí lần thứ 10, Đà Nẵng, ngày 21-22/4/2018. 
4. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lí đô thị, - Nxb Giáo dục. 
5. Lê Bá Thảo (2009), Thiên nhiên Việt Nam, - Nxb Giáo dục Việt Nam. 
ROLE OF THE RIVERS AND LAKES IN THE STRUCTURE OF 
TRADITIONAL AND MODERN URBAN PLANNING IN HA NOI 
Abstract: The layout and ecosystem of rivers and lakes have an important role to the 
development and urban planning. The article analyzes some characteristics rivers and 
lakes in Ha Noi and proposes a some solutions to improve and promote its role in the 
trend of building the civilized and modern city. 
Keywords: Rivers and lakes, landscape, planning, urban. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_song_ho_ha_noi_trong_cau_truc_quy_hoach_do_thi_t.pdf