Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng

 Đào tạo MTUD đã và đang có sự biến đổi lớn lao trong Kỷ nguyên KTS do sự

ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật. Thị trường biến đổi rất nhanh và nhu cầu nhà

tuyển dụng cũng thay đổi. Nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều vị trí công việc mới xuất hiện,

nhiều công đoạn mới và yêu cầu kỹ năng mới đòi hỏi nhà thiết kế MTUD phải đáp ứng. Để

các Trường đào tạo ra nhà thiết kế MTUD đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp thì việc

gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng nguồn lực được đặt ra cấp thiết hơn lúc

nào hết. Bài viết này bàn luận và đưa ra những giải pháp ứng dụng CNTT nhằm tăng cường

mối liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong Đào tạo MTUD đem lại hiệu quả cao

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 7840
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng
8 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG 
VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATIONS TO STRENGTHEN THE 
LINKS BETWEEN THE SCHOOL AND ENTERPRISES IN TRAINING 
FINE ARTS APPLICATION
Nguyễn Đức Sơn*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/04/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/10/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/10/2019
Tóm tắt: Đào tạo MTUD đã và đang có sự biến đổi lớn lao trong Kỷ nguyên KTS do sự 
ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật. Thị trường biến đổi rất nhanh và nhu cầu nhà 
tuyển dụng cũng thay đổi. Nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều vị trí công việc mới xuất hiện, 
nhiều công đoạn mới và yêu cầu kỹ năng mới đòi hỏi nhà thiết kế MTUD phải đáp ứng. Để 
các Trường đào tạo ra nhà thiết kế MTUD đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp thì việc 
gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng nguồn lực được đặt ra cấp thiết hơn lúc 
nào hết. Bài viết này bàn luận và đưa ra những giải pháp ứng dụng CNTT nhằm tăng cường 
mối liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong Đào tạo MTUD đem lại hiệu quả cao.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật số, Mỹ thuật Ứng dụng, liên kết đào tạo, Nhà trường, 
Doanh nghiệp.
Abstract: Applied art training has been a great change in the Digital Age due to the 
infl uence of the scientifi c and technological revolution. The market changes very fast and 
employers’ needs also change. Many new occupations are born, new positions are emerging, 
new stages and new skills are required that the applied art designer must meet. In order for 
the training schools to create applied art designers to meet the needs of enterprises, the closer 
connection between training institutions and resource users is more urgent than ever. This 
article discusses and provides solutions to apply information technology to enhance the link 
between the University and Enterprises in Applied Fine Arts Training with high effi ciency.
Keywords: Information Technology, Digital, Applied Arts, training links, Schools, Businesses.
* Trường Đại học Sài Gòn
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 60 (10/2019) 8-13
9Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, nền kinh tế tri thức và quá 
trình toàn cầu hóa biến đổi giáo dục trở thành 
một dạng dịch vụ đặc biệt trong xã hội. Nó 
đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải luôn vận động 
thực hiện tốt 3 chức năng cơ bản là đào 
tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ giáo 
dục đáp ứng nhu cầu xã hội. Suy cho cùng 
thì sứ mệnh của các cơ sở đào tạo là cung 
cấp nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu 
xã hội. Người học sau khi ra trường có đủ 
phẩm chất và năng lực chuyên môn sẵn sàng 
tham gia vào quá trình lao động sản xuất, 
kiến thiết xã hội. Bên cạnh đó, quá trình toàn 
cầu hóa cũng đã tạo điều kiện thuận lợi thúc 
đẩy giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, 
chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo 
tiên tiến giữa các nhà trường với nhau và tạo 
nên mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa nhà 
trường với xã hội. 
Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt 
Nam, quan hệ của các cơ sở đào tạo với 
doanh nghiệp không hề dễ dàng, chủ yếu 
thông qua các mối quan hệ cá nhân nên 
hiệu quả không cao. Trong khi đó, thế giới 
đã và đang tiến hành cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0. Tận dụng CNTT trong việc kết 
nối thế giới vạn vật (IoT) trở thành một 
mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Trong giới 
hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ nêu ra 
những khó khăn thách chức của các cơ sở 
đào tạo MTUD trong việc mở rộng mối 
liên kết với các doanh nghiệp, đồng thời 
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường 
mối liên kết này bằng cách ứng dụng 
CNTT trong hoạt động của mỗi bên.
2. Thực trạng mối quan hệ giữa 
nhà trường và doanh nghiệp hiện nay
Một là, mối quan hệ tương tác giữa 
nhà trường (là nơi đào tạo nhân lực) và 
doanh nghiệp (là nơi sử dụng nhân lực) 
chưa thực sự gắn kết, hoặc gắn kết không 
hiệu quả. Về phía nhà trường, designer 
được đào tạo không hướng đến thị trường 
lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu của 
nhà tuyển dụng. Về phía doanh nghiệp, 
thông tin phản hồi từ thị trường lao động 
không được cung cấp kịp thời đến cơ sở 
đào tạo; không có kênh thông tin ngược lại 
cho cơ sở đào tạo là nơi cung cấp nguồn 
nhân lực cho mình. Nguyên nhân chính là 
do thiếu thông tin.
Hai là, quan hệ giữa nhà trường với 
các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dừng 
lại ở khâu tìm kiếm việc làm và địa điểm 
thực tập cho SV. Các lĩnh vực khác như: 
chuyển giao KHCN, chuyển giao tri thức, 
biến những ý tưởng thiết kế của GV, SV 
thành lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà 
trường hầu như chưa thể triển khai rộng 
rãi đến với doanh nghiệp. Vấn đề là nhà 
trường có nhân lực chất lượng cao (GV, 
SV chuyên môn), có sản phẩm thiết kế 
rất tốt... nhưng lại không biết triển khai ở 
đâu, bằng cách nào, với đơn vị nào, với 
ai... Nguyên nhân chính cũng là vì thiếu 
thông tin và phương thức truyền thông 
chưa phù hợp.
Ba là, thông tin phản hồi và đầu tư 
để hỗ trợ cho đào tạo của nhà trường từ 
các Doanh nghiệp còn hạn chế. Luật Giáo 
dục, điều 97 cũng đề ra trách nhiệm xã hội 
của các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế 
là “giúp nhà trường tổ chức các hoạt động 
giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều 
kiện cho nhà giáo và người học tham quan, 
thực tập, nghiên cứu khoa học”... Việc các 
doanh nghiệp đầu tư ngược lại cho trường 
để hỗ trợ công tác đào tạo, hỗ trợ các nhà 
thiết kế trẻ trong tương lai nhằm nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực là cần thiết và 
10 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cần được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, 
không phải do doanh nghiệp không muốn 
hỗ trợ, đầu tư cho các cơ sở đào tạo mà 
là họ không có kênh liên lạc và xúc tiến 
việc hỗ trợ đầu tư cho những nhu cầu đào 
tạo của nhà trường... Vấn đề là hỗ trợ cho 
ai, đồ án nào, lĩnh vực gì, quyền lợi như 
thế nào khi hỗ trợ... Nguyên nhân chính 
cũng là do Doanh nghiệp thiếu thông tin 
và kênh liên lạc. 
Bốn là, mối quan hệ tương tác giữa 
nhà trường với doanh nghiệp là nhu cầu 
khách quan xuất phát từ lợi ích của hai 
phía. Nhà trường cần phải nhanh chóng 
cập nhật nhu cầu của thị trường lao động 
từ doanh nghiệp, thay đổi chương trình 
đào tạo cho phù hợp, nâng cao chất lượng 
đào tạo. Trên thực tế, thông tin phản hồi về 
nhu cầu thì trường (Doanh nghiệp) không 
phải lúc nào cũng đầy đủ và được cập nhật 
kịp thời. Do đó mà chương trình đào tạo 
thường có sự lạc hậu nhất định so với nhu 
cầu thị trường. Doanh nghiệp cung cấp/ 
phản hồi thông tin kịp thời về nhu cầu 
của thị trường sáng tạo cho các cơ sở đào 
tạo là quan trọng trong quá trình đổi mới 
chương trình đào tạo. 
Năm là, hiện nay nhiều SV theo 
học MTUD chọn ngành nghề sai nguyện 
vọng và sở trường của họ do thiếu thông 
tin. Thiếu hệ thống tư vấn từ nhà trường 
về sở trường và xu hướng phát triển của 
ngành nghề đào tạo của nhà trường. Thêm 
vào đó là chất lượng chuyên môn, kỹ năng 
của SV chưa đáp ứng được nhu cầu nhà 
tuyển dụng. Thực tế cho thấy tỉ lệ SV 
trúng tuyển các đợt tuyển dụng của các 
Doanh nghiêp đạt rất thấp. Doanh nghiệp 
tuyển được designer nhưng không đúng 
với ngành nghề cần tuyển. Phải đào tạo 
lại... Do thiếu thông tin về nhu cầu người 
tuyển dụng và thành phần tuyển dụng đến 
được với SV sau khi tốt nghiệp.
Sáu là, năng lực của GV, nghiên 
cứu viên, chuyên gia của trường đào tạo 
MTUD còn hạn chế và có phần lạc hậu 
so với sự phát triển rất nhanh của xã hội. 
Việc cập nhật thông tin về công nghệ, kỹ 
thuật hiện đại cũng như những trải nghiệm 
thực tế trong lĩnh vực công nghệ và công 
nghiệp sáng tạo của GV chưa được phát 
huy và chưa được duy trì thường xuyên. 
Kết nối kiến thức học thuật với thực tiễn 
xã hội dựa trên các thông tin thu thập được 
từ các doanh nghiệp của giảng viên còn 
lúng túng. Điều này cũng một phần là do 
thiếu cập nhật thông tin...
3. Giải pháp ứng dụng CNTT 
nhằm tăng cường mối liên kết giữa Nhà 
trường và Doanh nghiệp hiện nay
Một là, sử dụng kỹ thuật Crawler 
để lấy thông tin từ website của các doanh 
nghiệp. Crawler là 1 từ để ám chỉ các 
công cụ (phần mềm, modules, plugins... 
hay đơn giản chỉ là 1 funtion nhỏ) có 
chức năng chính là tự động phân tích dữ 
liệu từ nguồn nội dung sau đó bóc tách 
những thông tin cần thiết theo tiêu chí mà 
nó được lập trình viên hệ thống thiết lập. 
Do đó có thể dùng thư viện PHPCrawl để 
lấy dữ liệu tự động từ website của doanh 
nghiệp [3]. Cách khác để có thông tin 
từ thị trường/doanh nghiệp, các trường 
cần chủ động xây dựng một cổng thông 
tin (website chính thức), hoặc một chức 
năng phản hồi tự động từ website của nhà 
trường. Chức năng này luôn trong trạng 
thái kết nối “lắng nghe” phản hồi từ thị 
trường. Bộ phận admin phải cập nhật và 
có báo cáo hàng tuần về những biến đổi 
của thị trường, xu thế thiết kế, nhu cầu 
11Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tuyển dụng, công việc bán thời gian, công 
việc dành cho các freelancer... để bộ phận 
phân tích và xử lý thông tin có được một 
bức tranh tương đối hoàn thiện về nhu cầu 
thị trường designer. 
Hai là, ứng dụng các phần mềm 
khảo sát trực tuyến. Thực tế cho thấy, sự 
lạc hậu tương đối giữa chương trình đào 
tạo so với sự phát triển của xã hội. Thông 
qua Internet, chương trình đào tạo MTUD 
của các cơ sở đào tạo trên toàn thế giới 
được công khai, so sánh, đối chiếu và có sự 
kế thừa phát triển một cách nhanh chóng. 
Trước đây, việc cập nhật một chương trình 
đào tạo phải trải qua quy trình và tốn khá 
nhiều thời gian và tiền bạc. Hiện nay, với 
sự trợ giúp của các công cụ khảo sát trên 
Internet, nhà trường có thể tiến hành khảo 
sát nhanh chóng đối với GV, SV, Doanh 
nghiệp, Chuyên gia, Cựu SV... Ưu điểm 
là: rẻ hơn, chính xác hơn, phân tích nhanh 
hơn, dễ dàng sử dụng hơn cho người tham 
gia, mẫu giao diện đa dạng hơn, trung 
thực hơn, nhiều lựa chọn và linh hoạt 
hơn..., Điển hình như có thể sử dụng một 
số công cụ như: Google+, SoGoSurvey, 
LimeSurvey, Survey Monkey, Email...
Để làm tốt công tác quan hệ doanh 
nghiệp và hỗ trợ sinh viên, qua mỗi đợt 
thực tập, Nhà trường cần tiến hành khảo 
sát, lấy ý kiến đánh giá của các doanh 
nghiệp về kỹ năng, thái độ và nội dung 
chuyên đề thực tập của sinh viên có phù 
hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh 
nghiệp hay không. Đồng thời còn đề nghị 
các đơn vị này cho ý kiến đánh giá thêm 
về chất lượng đào tạo của trường thông 
qua chương trình và đề cương thực tập của 
sinh viên trường trong thời gian thực tập 
tại đơn vị. Để làm nhanh và hiệu quả, các 
form khảo sát sẽ được gửi trực tiếp qua 
email của từng doanh nghiệp hoặc được 
đăng tải trên website của cơ sở đào tạo... 
Việc khảo sát nhu cầu nhân lực của thị 
trường cũng như lấy ý kiến phân tích thị 
trường lao động của các chuyên gia chưa 
được thực hiện một cách chuyên nghiệp, 
có hệ thống và toàn diện nên nội dung 
chương trình đào tạo chưa thật sự sát với 
nhu cầu của người sử dụng lao động.
Ba là, ứng dụng mạng xã hội trong 
truyền thông hình ảnh của nhà trường 
và tăng cường tương tác với xã hội. Bộ 
phận Admin website của các trường có 
thể theo dõi Facebook, Instagram và 
Twitter để đánh giá những gì xã hội nghĩ 
về cơ sở đào tạo. Có thể coi đó là một 
cách khảo sát thông tin khi so sánh bài 
viết tích cực và tiêu cực. Hoặc có thể 
triển khai áp dụng các phần mềm theo 
dõi social media để khai thác thông tin 
hơn nữa (data mining). Các bài viết trên 
social media sẽ thường được ca ngợi hết 
lời hay phê bình mọi mặt, vì vậy nhà 
trường sẽ được tiếp xúc với một lượng 
lớn các thông tin phản hồi [2]. Thêm vào 
đó, đây còn là một công cụ có thể giúp 
cơ sở đào tạo so sánh hiệu suất của mình 
với đối thủ cạnh tranh một cách rõ ràng 
nhất. Một số mạng xã hội hiện nay có thể 
khai thác để truyền thông hình ảnh của 
nhà trường: Facebook, Twister, Linked...
Bốn là, hiện nay ở các tỉnh/thành 
đã có website (sàn giao dịch việc làm) 
kết nối trực tiếp đến các cổng thông tin 
điện tử của chính quyền (Tỉnh/Bộ) hoặc 
các khu công nghiệp. Thông tin tuyển 
dụng, yêu cầu chất lượng... Về thông tin 
việc làm, về định hướng nghề nghiệp, về 
phát triển kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng nhu 
cầu doanh nghiệp, được công khai.... 
12 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Thí dụ điển hình như trang web http://
www.vieclamhcm.net/ [4] của TP.HCM. 
Kết nối các cơ sở đào tạo MTUD, doanh 
nghiệp tuyển dụng, hoạt động cộng 
đồng... Các cơ sở đào tạo cần cung cấp 
thông tin các khóa học ngắn hạn (sơ cấp 
nghề, trung cấp nghề), các khóa đào tạo 
theo đơn đặt hàng giúp doanh nghiệp cập 
nhật và nâng cao năng lực nguồn nhân 
lực của họ, hoặc tuyển dụng bán thời gian 
SV thực tập làm những việc mùa vụ... 
thay vì phải tuyển dụng mới nhân viên 
làm việc toàn thời gian.
Năm là, để ứng dụng CNTT mạnh ở 
các trường cần triển khai phát triển nguồn 
nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT 
(nhân lực chuyên gia có kinh nghiệm 
CNTT, máy móc, trang thiết bị, phản hồi 
thông tin, áp dụng KHKT và chuyển giao 
công nghệ...). Cơ sở vật chất và trang 
thiết bị dạy học ở các trường mặc dù đã 
được đầu tư với lượng khá đầy đủ để 
giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực 
MTUD nhưng lại chưa được quản lý và 
khai thác một cách có hiệu quả [1]. Do đó, 
nhà trường cần đẩy mạnh việc đào tạo bồi 
dưỡng đội ngũ giảng viên, chuyên gia đáp 
ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng 
cao về CNTT và TT. Đây cũng chính là lực 
lượng trực tiếp xử lý các thông tin về nhu 
cầu thị trường lao động phản hồi từ các 
doanh nghiệp để đề xuất một chương trình 
đào tạo phù hợp. Đồng thời, đây cũng là 
lực lượng chủ chốt để triển khai việc tiếp 
thị và chuyển giao công nghệ, chuyển giao 
tri thức cho doanh nghiệp, làm lợi cho nhà 
trường và cả doanh nghiệp.
Sáu là, khuyến nghị Bộ VH, TT và 
DL xây dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu, 
kết nối các cơ sở đào tạo trong việc trao đổi 
nguồn lực: giảng viên, chuyên gia nghiên 
cứu KHCN, sinh viên, chương trình, học 
liệu, dự án NCKH... chia sẻ thông tin sinh 
viên đầu vào, đầu ra... kết nối với các 
doanh nghiệp hỗ trợ các trường khảo sát 
thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân 
lực các ngành nghề cũng như những phân 
khúc yêu cầu khác nhau. Như vậy, các 
trường sẽ thuận lợi hơn trong khảo sát thị 
trường theo đặc thù của đơn vị mình, từ 
đó quay trở lại xác định mục tiêu đào tạo, 
định hướng phát triển các ngành nghề đào 
tạo, điều chỉnh sứ mệnh trường phù hợp 
với sự phát triển của xã hội.
4. Kết luận
Để biết được nhu cầu của xã hội 
(doanh nghiệp) về sử dụng nguồn nhân 
lực, các cơ sở đào tạo buộc phải nghiên 
cứu thị trường nguồn nhân lực và thỏa 
mãn nhu cầu của thị trường này. Doanh 
nghiệp muốn có nguồn nhân lực đáp ứng 
được nhu cầu của mình cũng buộc phải 
tự đào tạo hoặc liên kết đào tạo với các 
cơ sở đào tạo để có được nguồn nhân lực 
như mong muốn. Đây chính là mối liên 
hệ, hợp tác giữa nhà trường vào doanh 
nghiệp. Bản chất của mối quan này chính 
là những giao dịch giữa các cơ sở đào tạo 
và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi 
ích của cả hai bên.
Trước sự phát triển như vũ bão của 
công nghệ, giáo dục ĐH cũng đang đứng 
trước nhiều thách thức. Cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4 khiến giáo dục ĐH 
bị đặt trước nhiều thách thức rất lớn. Ứng 
dụng CNTT trong việt đẩy mạnh việc 
liên kết hợp tác này và khai thác giá trị 
của nó để đem lại lợi ích cho cả doanh 
13Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nghiệp, nhà trường và sinh viên/người 
học. Nhờ có sợi dây kết nối giữa nhà 
trường và doanh nghiệp có thể xác lập 
được một phương thức trao đổi thông tin 
một cách hợp lý nhằm thúc đẩy sự phối, 
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với 
doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp cung 
cấp thông tin một cách kịp thời về nhu 
cầu lao động và hỗ trợ trong quá trình 
đào tạo, giúp nhà trường cập nhật chương 
trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào 
tạo và chuyển giao công nghệ.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Đức Sơn (2013), Một số vấn đề về 
ứng dụng Công nghệ KTS trong Công nghệ 
dạy và học thiết kế ở Việt Nam hiện nay, Hội 
thảo khoa học Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2. Nguyễn Đức Sơn (2014), “Internet trong 
đào tạo hội họa kỹ thuật số ở Việt Nam”, Tạp 
chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 366, tháng 12, 
tr.127-129.
3. https://goweb.vn/.
4. 
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Sài Gòn
Email: ducson@digitalart.world

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_tang_cuong_moi_lien_ket_gi.pdf