Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc

Trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc là loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Được hình thành và phát triển rất sớm, trải qua nhiều giai đoạn của xã hội loài

người, ngày nay nền điêu khắc đang phát triển với muôn màu muôn vẻ khác nhau.

Trong tác phẩm điêu khắc, hình thức và cách xử lý chất liệu giữ vai trò rất quan

trọng vì đó là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tính biểu cảm trong tác phẩm. Bởi

chúng có thể mang thông điệp tự thân ở tác phẩm trong quá trình nhà điêu khắc sáng

tạo. Với các hình thức, trường phái biểu hiện khác nhau, hình thức gò kim loại để

xây dựng tác phẩm điêu khắc là một trong những loại hình tạo tính biểu cảm mạnh

mẽ tác động trực tiếp đến người thưởng thức nghệ thuật, để lại nhiều ấn tượng cho

người xem.Việc hệ thống kiến thức và nghiên cứu những vấn đề tác động qua lại

trong tác phẩm - chất liệu - tác giả - người xem, là một trong những yêu cầu mang

tính khoa học cao

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 1

Trang 1

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 2

Trang 2

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 3

Trang 3

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 4

Trang 4

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 5

Trang 5

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 6

Trang 6

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 7

Trang 7

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 8

Trang 8

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 9

Trang 9

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 4720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc

Tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc
102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
TÍNH BIỂU CẢM CỦA HÌNH THỨC GÒ KIM LOẠI 
TRONG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC 
Nguyễn Thái Quảng 
Tóm tắt 
Trong nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật, kim loại là một trong những chất liệu 
phổ biến của điêu khắc. Nghiên cứu tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác 
phẩm điêu khắc dựa trên cơ sở xây dựng hình thức cùng với ngôn ngữ cảm xúc của chất 
liệu và khai thác triệt để phương diện biểu cảm của chất liệu kim loại với hình thức gò. 
Từ khóa: tác phẩm điêu khắc, tượng tròn, phù điêu gò kim loại. 
1. Đặt vấn đề 
Trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc là loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc. 
Được hình thành và phát triển rất sớm, trải qua nhiều giai đoạn của xã hội loài 
người, ngày nay nền điêu khắc đang phát triển với muôn màu muôn vẻ khác nhau. 
Trong tác phẩm điêu khắc, hình thức và cách xử lý chất liệu giữ vai trò rất quan 
trọng vì đó là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tính biểu cảm trong tác phẩm. Bởi 
chúng có thể mang thông điệp tự thân ở tác phẩm trong quá trình nhà điêu khắc sáng 
tạo. Với các hình thức, trường phái biểu hiện khác nhau, hình thức gò kim loại để 
xây dựng tác phẩm điêu khắc là một trong những loại hình tạo tính biểu cảm mạnh 
mẽ tác động trực tiếp đến người thưởng thức nghệ thuật, để lại nhiều ấn tượng cho 
người xem.Việc hệ thống kiến thức và nghiên cứu những vấn đề tác động qua lại 
trong tác phẩm - chất liệu - tác giả - người xem, là một trong những yêu cầu mang 
tính khoa học cao. 
Hiện nay trong đào tạo và sáng tác điêu khắc, môn gò kim loại chưa được 
khai thác triệt để vấn đề này.Vì vậy, cảm xúc biểu đạt của hình thức gò kim loại 
trong tác phẩm điêu khắc chưa cao, còn làm việc theo tùy hứng, trong khi kiến thức 
cơ bản chưa có, những thử nghiệm đều mang tính chủ quan nên tỉ lệ thành công rất 
thấp. Bên cạnh đó vai trò của chất liệu có những đóng góp nhất định, nhưng không 
được khai thác để đưa vào tác phẩm, tạo đặc trưng riêng của nghệ thuật gò kim loại. 
Đã có rất nhiều ý kiến thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này trong đào tạo và 
sáng tác. 
Đặc biệt trong những năm gần đây, khi chúng ta hội nhập với thế giới những 
ảnh hưởng, tác động qua lại của những trào lưu, trường phái có thay đổi đến công 
tác giảng dạy và sáng tác của những người làm điêu khắc nói chung. Là người trực 
tiếp giảng dạy và sáng tác các tác phẩm liên quan đến môn gò kim loại tôi nhận thấy 
 ThS, Trường Đại học Nghệ thuật Huế 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SÔ 4 * 2013 103 
thực trạng: Những lý thuyết cơ bản và những tác phẩm với hình thức gò kim loại 
còn mang tính chất tự phát, đào tạo theo kiểu truyền nghề, chưa có bài bản, chưa 
được áp dụng, khai thác triệt để tính biểu cảm trong học tập và sáng tác. Môn gò kim 
loại chỉ là những học phần học để biết. Việc hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả học 
tập và giảng dạy để khai thác tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác 
phẩm điêu khắc là hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong 
thời gian sắp tới. Với mong muốn tìm sẽ tìm ra con đường, biện pháp tích cực, hiệu 
quả áp dụng cho công tác đào tạo cũng như sáng tạo, đó cũng là điều đối với những 
nhà điêu khắc và những người tham gia công tác giảng dạy điêu khắc cần hướng 
đến. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu chính là phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp 
thông qua tiếp cách cận tác phẩm gò kim loại và nghiên cứu các tài liệu liên quan, 
trên nguyên tắc tôn trọng ý tưởng, đề tài của tác giả . 
- Phân tích, đánh giá trong thực tế giảng dạy và sáng tạo của nhóm nghiên 
cứu để tìm ra những giá trị về tính biểu cảm của hình thức gò kim loại trong tác 
phẩm điêu khắc đạt được. 
- Không áp đặt tính chủ quan của người nghiên cứu. Thông tin được hệ thống 
lại theo hướng trao đổi trực tiếp với nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu và người học, 
khai thác nguồn tư liệu mang tính khách quan, tiên đoán các xu hướng phát triển 
trong tác phẩm điêu khắc gò kim loại ở giai đoạn tiếp theo về mặt biểu cảm của tác 
phẩm gò kim loại. 
- Phân tích kỹ thuật gò, ghép, hàn kim loại để nêu được tính biểu cảm của 
hình thức gò kim loại trong tác phẩm điêu khắc. 
- Phân loại về đề tài, chất liệu, thể loại, hình thức, phong cách nghệ thuật, có 
vai trò thể hiện mức độ biểu cảm trong từng tác phẩm đồng, hợp kim đồng, nhôm, 
sắt, inox. 
3. Kết quả và thảo luận 
Nghiên cứu được tiến hành độc lập và thu nhận một kết quả hoàn toàn khác 
với những lối đi trước đây. Kết quả đã hệ thống có khoa học về những vấn đề liên 
quan đến giá trị đạt được về mặt biểu cảm của một tác phẩm gò kim loại, không lệ 
thuộc vào nhiệm vụ nhận thức, ý thức hệ, thói quen và xác định một cách có hệ 
thống đặc trưng của thẩm mỹ trong thể thống nhất của điêu khắc nói chung và nghệ 
thuật gò kim loại nói riêng. Giá trị về tính biểu cảm của tác phẩm điêu khắc gò kim 
loại đưa ra không có ý niệm hệ thống về lĩnh vực thẩm mỹ trong sự khác biệt cũng 
như trong quan hệ của nó với lĩnh vực hình thức và lĩnh vực nội dung trong thể 
thống nhất của một tác phẩm, thậm chí không thể tách biệt tính biểu cảm hay chất 
liệu ra riêng biệt để phân tích, nếu phân tích tác phẩm cần được phân tích trên cơ sở 
tổng hợp, nếu là xây dựng tác phẩm, cần phân tích những yếu tố riêng biệt như ý 
104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
tưởng, hình thức, nội dung, chất liệu, kỹ thuật... để tạo được tính biểu cảm cho một 
tác phẩm gò kim loại ta có thể tách rời để đánh giá tính tính ưu việt của từng giai 
đoạn mang tính hệ thống ấy nhưng khi nghiên cứu phải có nhận định chung dù phân 
tích tác phẩm hay phân tích quá trình xây dựng tác phẩm để có được kết quả khách 
quan và khoa học cho giá trị cần nghiên cứu ở đây. 
3.1. Cơ sở xây dựng phác thảo gò kim loại: 
-Xác định chủ đề. 
-Thu thập dữ liệu liên quan. 
-Sắp xếp bố cục phù hợp với hình thức gò kim loại. 
3.2. Lựa chọn phác thảo gò kim loại dựa trên những tiêu chuẩn sau: 
-Nêu được đặc trưng ý nghĩa các hình tượng liên quan đến chất liệu kim loại. 
-Thể hiện đúng phong cách biểu hiệ ...  giá trị biểu cảm cho tác 
phẩm điêu khắc với hình thức gò kim loại. Tính đặc thù của từng yếu tố mang tính 
hiện tượng thuần túy không mang tính quyết định trừ khi chủ động mang tất cả các 
yếu tố như: Ý tưởng, nội dung và chất liệu đi theo hình thức gò kim loại để xây 
dựng tác phẩm thì lúc đó nó mới mang tính chủ đạo và có mục đích. Để đi theo 
hướng đó, giá trị của tính biểu cảm do hình thức thể hiện bằng kỹ thuật gò có được 
vai trò đó, chúng phải trở thành cái có ý nghĩa. Nhưng không thể trở thành cái có ý 
nghĩa mà lại không gia nhập trong tổng thể của một tác phẩm, không chấp nhận quy 
luật xây dựng tác phẩm. Vì vậy để thống nhất hệ thống nghiên cứu khi phân tích tác 
phẩm phải bằng cách tạo ra một phương pháp mới, để đi đến mục đích tạo sự thành 
106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
công trong tác phẩm mà trong đó hình thức và giá trị biểu cảm của tác phẩm gò kim 
loại đóng vai trò then chốt, bằng cách xác lập cơ sở hệ thống cho yếu tố tạo thành 
tác phẩm đặc thù của nghệ thuật điêu khắc. Thiếu tính hệ thống, tác phẩm gò kim 
loại ngẫu nhiên ở ngay những nguyên lý của nó. 
3.3. Những vấn đề tồn tại đến việc khai thác tính biểu cảm trong tác phẩm gò 
kim loại trong sáng tác và đào tạo hiện nay 
 Vấn đề quan trọng trong đào tạo ngành điêu khắc hiện nay, sinh viên điêu 
khắc khi thực hiện tác phẩm bằng kim loại cần phải hiểu về tính biểu cảm của tác 
phẩm được bắt nguồn từ đâu? Những yếu tố nào quyết định sự thành công về mặt 
biểu cảm của một tác phẩm gò kim loại? 
 Hiện nay, chưa có nhiều tư liệu liên quan đến môn học gò kim loại này một 
cách có hệ thống khoa học. Trong quá trình hướng dẫn của các giảng viên giảng dạy 
chưa đáp ứng đầy đủ về tư liệu, vì không có những nghiên cứu sâu và hệ thống về 
phương diện khai thác tính biểu cảm của chất liệu kim loại trong tác phẩm để tham 
khảo và giảng dạy. Trong thời đại ngày nay việc sử dụng ngôn ngữ tự thân của chất 
liệu không ngừng trở nên phức tạp và bất ngờ hơn trong ứng dụng và cân nhắc trong 
sáng tác điêu khắc. Các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc theo xu hướng mới không 
nhất thiết phải theo những mô phạm nhất định mà với những hình thức, chủ đề và 
bối cảnh mới, cộng với quan điểm nghệ thuật được mở rộng hơn đã thôi thúc các 
nghệ sỹ chú ý đến ngôn ngữ tự thân của chất liệu với ý thức cân nhắc và chủ động 
hơn trong sáng tạo, mở ra những thay đổi trong cách giải quyết những nội dung, 
hình dáng, hay các đề tài mới.Vì vậy đề tài nghiên cứu, tiến đến hệ thống hóa quá 
trình khai thác tính biểu cảm khi thực hiện một tác phẩm bằng hình thức gò kim loại. 
Định hướng cho sinh viên điêu khắc sử dụng có hiệu quả chất liệu kim loại khi 
nghiên cứu, thể nghiệm và sáng tác-tác phẩm. Đáp ứng nhu cầu học tập, sáng tác của 
người học một cách bài bản và cụ thể, từ đó người học có đủ bản lĩnh và kiến thức 
để đột phá tạo ra cái riêng cho mình, làm phong phú cho nền nghệ thuật tạo hình 
điêu khắc. 
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong tác phẩm điêu khắc gò kim loại 
 Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật tạo hình, vì vậy có chung kênh ngôn 
ngữ như nhiều loại nghệ thuật tạo hình khác, đó là hình khối, màu sắc, đường nét... 
nhưng do đặc trưng của điêu khắc, các yếu tố đó được khai thác ở những góc độ 
khác với hội hoạ hay đồ hoạ. Điêu khắc sử dụng các chất liệu như: gỗ, đá, đồng, đất, 
thạch cao... để tạo nên tác phẩm nghệ thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian 
thực bằng cách tạc, đục, nặn, gò chính vì vậy các yếu tố sau ảnh hưởng sâu sắc 
đến tính biểu cảm của hình thức gò kim loại. 
3.4.1. Yếu tố kỹ thuật 
Quá trình thực hiện tác phẩm, từ lúc hình thành ý tưởng, duy trì và phát triển 
nguồn cảm xúc về đề tài đều suy nghĩ đến tính khả thi về kỹ thuật và khả năng thực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SÔ 4 * 2013 107 
hiện tác phẩm. 
 Phác thảo được thực hiện dưới 2 hình thức: 
 - Phù điêu: Vật liệu sử dụng là đất sét. Đất sét được đắp trên bảng đất, dùng 
nạo, dùi gỗ, dao để thực hiện. 
 - Tượng tròn: Mô hình phác thảo được làm bằng đất sét là chính ngoài ra có 
thể sử dụng bìa, giấy cứng phóng hình dùng kéo, dao cắt và keo liên kết lại. 
Phác thảo phù điêu và tượng tròn được lựa chọn thử nghiệm, giả định chất liệu thể 
hiện. 
 Kỹ thuật xử lý chất liệu kim loại của hai hình thức phù điêu và tượng tròn 
trong tác phẩm điêu khắc như sau: 
 - Phù điêu: 
 + Làm mềm kim loại bằng nhiệt độ cao. 
 + Scan hình lên kim loại. 
 + Lấy độ cao, tạo lớp. 
 + Dùng đục chắn lấy nét. 
 + Gò âm, gò dương theo phác thảo. 
 + Tả chất, khai thác tính biểu cảm của bề mặt chất liệu xây dựng tác phẩm 
 + Xử lý màu sắc ở bề mặt kim loại để đạt hiệu quả biểu cảm cần thiết của 
nội dung đề tài. 
 + Đánh bóng và hoàn thiện. 
 -Tượng tròn: 
 + Làm mềm kim loại bằng nhiệt độ cao. 
 + Phóng kích thước đúng tỉ lệ phác thảo lên kim loại. 
 + Dùng đục chắn lấy nét, tạo hình theo đề tài. 
 + Diễn tả chất liệu phù hợp với nội dung của đề tài, khai thác tính biểu cảm 
của bề mặt chất liệu xây dựng tác phẩm điêu khắc. 
 + Liên kết các tấm kim loại đã được xử lý bề mặt bằng kỹ thuật gò. 
 + Xử lý màu sắc ở bề mặt kim loại để đạt hiệu quả biểu cảm cần thiết của 
nội dung đề tài. 
 + Đánh bóng và hoàn thiện. 
 Các giai đoạn trên được áp dụng vào việc xử lý kỹ thuật chất liệu để chọn vật 
liệu phù hợp với tính biểu cảm của chất liệu cùng với đề tài được thực hiện tác phẩm 
bằng kỹ năng của bản thân, cảm xúc của tác giả. 
3.4.2. Yếu tố chất liệu 
Khi nói đến các tác phẩm điêu khắc gò người ta luôn nghĩ ngay đến những 
chất liệu kim loại đã tạo ra chúng, và kết hợp quá trình lao động sáng tạo của nhà 
điêu khắc. Chất liệu đóng một phần quan trọng cho tiếng nói của hình thức điêu 
khắc gò kim loại. Chất liệu gò kim loại khá đa dạng, phong phú. Mỗi chất liệu đều 
có những ưu điểm nhất định giúp cho nhà điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn những 
108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
hình tượng của mình. Khi ngắm các tác phẩm điêu khắc người ta lại muốn được sờ 
vào chúng như để cảm nhận được nhiều hơn sự hấp dẫn của chất liệu của người tạo 
ra chúng. Chất liệu điêu khắc không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởi 
tính vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say mê, sâu lắng trong lòng người xem bằng 
ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu. Đó chính là tinh thần, là hồn của chất 
liệu, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong một tác phẩm điêu khắc gò kim 
loại. Nó giúp cho tác phẩm thăng hoa và sống lâu hơn trong lòng ngưòi thưởng 
ngoạn. Điều đó cho thấy không thể thiếu chất liệu khi nhắc đến một tác phẩm điêu 
khắc hay nói cách khác, nếu thiếu chất liệu, tượng điêu khắc không thể gọi là tác 
phẩm được. Khi xây dựng tác phẩm nhà điêu khắc suy nghĩ đến một không gian lí 
tưởng dự kiến làm nơi đặt tượng, chọn chất liệu phù hợp rồi mới tư duy bố cục và 
thủ pháp thực hiện. Tác giả phải có kỹ thuật tay nghề, kiến thức chuyên môn về 
chất liệu, biết cảm nhận vẻ đẹp và ngôn ngữ biểu cảm của chất liệu, tính tư duy sáng 
tạo hoàn chỉnh chuyên nghiệp và làm chủ được ngôn ngữ chất liệu trong tư duy tạo 
hình. 
 3.4.3. Yếu tố khối, hình, đường nét 
Khối lồi - Khối lõm. Khối cứng - Khối mềm. Khối đóng - Khối mở. Khối 
tĩnh - Khối động. Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: lõm, mềm, mở gây 
cảm giác động và ngược lại. 
Trong tác phẩm điêu khắc gò kim loại khối hình là có thực nó tồn tại trong 
không gian 3 chiều trong đó chiều sâu mang tính ước lệ có thể cảm nhận bằng xúc 
giác, có thể chạm tay và đo được và nhận ra sự biến động phong phú của nó qua một 
hướng nhìn chính. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của phù điêu gò kim loại. Còn với 
tượng tròn nét đặc trưng mạnh mẽ vẫn là sự kết hợp khối 3 chiều trong không gian 
với đa hướng nhìn. Sự kết hợp giữa khối hình cũng đồng nghĩa với việc tạo nên 
đường nét cho tác phẩm. 
3.4.4. Yếu tố bề mặt tác phẩm 
Hình thức của tính biểu cảm liên quan đến bề mặt tác phẩm. Nếu bề mặt tác 
phẩm điêu khắc nhẵn, láng, cho cảm xúc mềm mại, uyển chuyển, gợi sự tĩnh tại, 
trong sáng. Ngược lại với bề mặt nhẵn, láng tròn trịa, ta bắt gặp cái thô ráp đường 
nét cách điệu cao, bề mặt ít nhẵn, thô ráp và sần sùi cho cảm xúc nặng nề, chắc chắn, 
vững chãi. 
3.4.5. Yếu tố không gian 
Các tác phẩm điêu khắc luôn gắn với không gian thực. Có một không gian 
phù hợp để tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ được tăng lên nhiều lần.Khi làm một 
tác phẩm điêu khắc, người ta cần tìm hiểu môi trường nơi tác phẩm tồn tại để tìm ra 
phương thức thể hiện cho phù hợp, để hình thức tác phẩm truyền đạt có hiệu quả về 
giá trị biểu cảm với công chúng thưởng thức. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SÔ 4 * 2013 109 
3.4.6. Yếu tố màu sắc 
Trong tác phẩm điêu khắc người ta khai thác vẻ đẹp màu sắc tự thân của chất 
liệu. Mỗi chất liệu có một màu khác nhau. Mặc dù vẻ đẹp của tác phẩm ít bị ảnh 
hưởng bởi yếu tố màu sắc nhưng màu sắc cũng có vai trò biểu cảm đối với tác phẩm. 
Do hiệu quả của màu sắc trong điêu khắc như vậy nên mặc dù không đặt ra tiêu chí 
về màu trong ngôn ngữ điêu khắc nhưng cũng cần nêu ra để nghiên cứu và ứng 
dụng. Những vẻ đẹp đa dạng về màu sắc từ những góc nhìn khác nhau trước hiện 
thực. Để kết hợp bày tỏ mối quan tâm với các vấn đề của con người, lý giải thông 
qua ngôn ngữ màu sắc, hình khối và chất liệu. Tuy không giống nhau và nhưng có 
điểm chung về cảm xúc thẩm mỹ. 
3.5. Cơ sở đánh giá hình thức một tác phẩm gò kim loại đạt tính biểu cảm. 
 - Có cái nhìn mới, mang tính sáng tạo. 
 - Độc đáo trong lựa chọn ý tưởng, đề tài. 
 - Chất liệu khi thể hiện tác phẩm nghệ thuật để nói lên quan điểm nghệ thuật. 
 - Tạo dựng phong cách sáng tạo riêng. 
Tác phẩm điêu khắc phù điêu gò kim loại đạt hiệu quả biểu cảm về mặt hình thức. 
 Hình 1.Tác phẩm: Giai điệu Tổ quốc - Gò đồng. Tác giả: Nguyễn Thái Quảng 
Nguồn: Tác phẩm xuất sắc năm 2007 của Hội Mỹ thuật-TTH 
Hình 2.Tác phẩm: Ngọn đèn của mẹ - Gò nhôm. Tác giả, Nguyễn Xuân Tiên 
Nguồn: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ IV (1993-2003), Hà Nội. 
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Tác phẩm điêu khắc, tượng tròn gò kim loại đạt hiệu quả biểu cảm về mặt hình thức. 
Hình 2.Tác phẩm: Mùa cá – Gò Inox. Tác giả: Giang Minh Hoàng 
 Nguồn: Tác phẩm tốt nghiệp - Khoa điêu khắc- Đại học Nghệ thuật, Huế. 
Hình 4.Tác phẩm: Lấy nước – Gò đồng hợp kim. Tác giả: Lê Mạnh Hà 
 Nguồn: Tác phẩm tốt nghiệp - Khoa Điêu khắc- Đại học Nghệ thuật, Huế. 
Hình 5.Tác phẩm: Vị Hoàng đế cuối cùng – Gò sắt. Tác giả: Brett Davis 
 Nguồn: Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế lần thứ 3, Huế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SÔ 4 * 2013 111 
3.5.1 Phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm minh họa đạt hiệu quả về tính 
biểu cảm 
 Các tác phẩm trên đã diễn tả hình tượng nhân vật, khai khác kỹ thuật sử dụng 
chất liệu tạo hình kim loại, kết hợp áp dụng hợp lý nhuần nhuyễn cách diễn tả bề 
mặt chất liệu. Các khối hình biến đổi bề mặt của chất liệu kim loại tạo nên mối liên 
hệ giữa hình thức, ý tưởng đến nội dung được tác giả nhận thức trong tư tưởng dựa 
trên sự liên tưởng có tính chất biểu cảm, cần thiết sự đồng hiện hữu thực tế của đối 
tượng được diễn tả. Nội dung đề cập được tác giả nghiên cứu cẩn thận đến tất cả các 
hình khối biểu hiện cảm xúc từng nhân vật. Việc sử dụng chất liệu kim loại và áp 
dụng các yếu tố liên quan đến kỹ thuật gò để thực hiện tác phẩm đã đạt chiều sâu 
xúc cảm, phát triển sự phân biệt thay đổi của hình khối, không gian cũng thay đổi và 
cấu trúc biến đổi nhằm tạo nên một tổng thể hòa hợp. 
Đối với các tác phẩm trên, ngoài những nguyên tắc lý thuyết xây dựng tác 
phẩm chung, tác giả đã quan tâm tới việc khai thác tính chất biểu cảm của chất liệu. 
Trong trường hợp này, chất liệu kim loại để xây dựng tác phẩm, cho nên ngôn ngữ 
hình khối, màu sắc với tư cách hỗ trợ cho tiếng nói của chất liệu rất cần thiết. Nhưng 
không thể kết luận rằng chất liệu là chủ yếu và quan trọng nhất ở đây chính là giá trị 
của tính biểu cảm dưới cách thể hiện của hình thức gò, hàn, ghép mang lại. Sự đánh 
giá quá cao yếu tố chất liệu ấy, bắt nguồn từ một số lập luận mang tính nguyên tắc. 
Đó là nhận thức và suy nghĩ điển hình cho trường hợp đánh giá nâng tầm 
quan trọng, không đúng vai trò của chất liệu trong sáng tạo nghệ thuật mà trong 
những tác phẩm trên đã thoát khỏi ảnh hưởng mang tính nguyên tắc đó. 
4. Kết luận 
Những yếu tố tạo hình quy định hình thức, ý tưởng đề tài quy định nội dung 
bên cạnh đó còn phụ thuộc vào khách thể thưởng thức. Để đạt được giá trị biểu cảm 
trong tác phẩm, cần giải quyết được những mối liên quan với nhau. Trong đó hình 
thức, chất liệu cùng kỹ thuật gò để thực hiện tác phẩm tác phẩm là vấn đề cốt lõi của 
giá trị biểu cảm. 
Nghiên cứu, sáng tác có thể phát huy những kiến thức xử lý chất liệu kim loại 
có tính biểu cảm trong từng phong cách, trường phái trên cơ sở phát triển hệ thống 
phương pháp sáng tạo của môn gò kim loại này 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Phi Hoanh (1978), Một số nền mỹ thuật thế giới, Nxb Văn hóa, Tp Hồ Chí 
Minh. 
[2] Nguyễn Quân (2004), Giáo trình Mỹ thuật học, Nxb Mỹ thuật, Hà nội. 
[3] Các trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện đại, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, 1997. 
[4] Điêu khắc hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, 1997. 
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
[5] Viện Mỹ thuật (1983), Nghiên cứu Mỹ thuật, Nxb Văn hóa, Hà Nội 
[6] Triển lãm Điêu khắc toàn quốc lần thứ IV (1993-2003), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, 2003. 
[7] Lê Thanh Đức (1996), Nghệ thuật môđéc và hậu môđéc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 
[8] JackC.Rich (1988), The Materials and Methods of Sculpture, Oxford, 
Universitypress, New York. 
Abstract 
Emotional expression of the embossed metal form in sculpture works 
 In research and creative arts, metal is one of the common materials of sculpture. 
The article aims at studying the expression of the embossed metal form in sculpture works 
based on the establishment of the form together with the material's emotional language and 
fully exploiting the expressive aspect of the metal materials with the embossed metal form. 
 Key words: sculpture works, round statue, embossed metal sculpts 

File đính kèm:

  • pdftinh_bieu_cam_cua_hinh_thuc_go_kim_loai_trong_tac_pham_dieu.pdf