Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước

Ám ảnh sợ xã hội là một dạng rối loạn lo âu phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên với tỷ lệ mắc dao động

từ 9,1%- 44% giữa các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nghiên cứu về rối loạn này còn khá hạn

chế. Việc mắc ám ảnh sợ xã hội gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như học tập,

công việc, tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử ở người trưởng thành. Tuy nhiên việc tìm kiếm điều trị, tỷ lệ

phục hồi còn khá thấp. Vì vậy việc sàng lọc sớm rối loạn này là cần thiết. Nghiên cứu tiến hành trên

430 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội theo sàng lọc của thang đo LSAS là

42,3%. Trong đó phần lớn biểu hiện ở mức độ nhẹ và trung bình với tỷ lệ lần lượt là 35,7% và 37,4%.

Phân tích đa biến cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ám ảnh sợ xã hội và các yếu tố

như: thiếu tự tin ngoại hình, nghề nghiệp của mẹ (p<0,05). Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị

nhằm phát hiện sớm và đưa ra các giải pháp can thiệp kịp thời hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn

diện cho học sinh.

Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước trang 1

Trang 1

Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước trang 2

Trang 2

Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước trang 3

Trang 3

Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước trang 4

Trang 4

Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước trang 5

Trang 5

Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 9401
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước

Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước
174
SOCIAL ANXIETY DISORDER RATIO AND SOME 
RELATED FACTORS IN THE STUDENT OF NGUYEN 
KHUYEN HIGH SCHOOL, BINH PHUOC
Le Thi Diem Trinh*, Pham Tuan Cuong, Nguyen Ngoc Bich, Nguyen Duy Phong
University of Medicine and Pharmacy at HCMC
Received 02/04/2021 
Revised 09/04/2021; Accepted 15/04/2021
ABSTRACT
Social anxiety disorder is a common adolescent anxiety disorder with rates ranging from 9.1% to 44% 
between countries around the world. In Vietnam, research on this disorder is quite limited. Social 
phobia affects many aspects of life, such as school, work, and increases the risk of depression and 
suicide in adults. However, finding treatment, the recovery rate is still quite low. So early screening 
for this disorder is necessary. The study conducted on 430 students participating in the study, the 
prevalence of phobias on the LSAS scale was 42.3%. 35.7% and 37.4% respectively. Multivariate 
analysis showed a statistically significant relationship between social phobia and factors such as 
lack of confidence in appearance, mother’s occupation (p <0.05). Research has given a number 
of recommendations for early detection and timely intervention solutions towards comprehensive 
health care for students.
Keywords: Social anxiety disorder, student, high school.
Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 174-179
INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH
*Corressponding author
 Email address: trinhle3092ump.edu.vn
 Phone number: (+84) 972 317 041
 https://doi.org/10.52163/yhcd.v62i4.127
175
TỶ LỆ MẮC ÁM ẢNH SỢ XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ 
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
NGUYỄN KHUYẾN, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Lê Thị Diễm Trinh*, Phạm Tuấn Cường, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Duy Phong
Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 02 tháng 04 năm 2021
Chỉnh sửa ngày: 09 tháng 04 năm 2021; Ngày duyệt đăng: 15 tháng 04 năm 2021
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ám ảnh sợ xã hội là một dạng rối loạn lo âu đặc trưng 
bởi sự lo lắng, sợ hãi quá mức trong các tình huống xã 
hội. Trong đó người mắc ám ảnh sợ xã hội luôn lo lắng 
việc họ nói hoặc làm có thể bị nhận xét, đánh giá tiêu 
cực từ người khác [3]. Ở Mỹ, một thống kê vào năm 
2005, ám ảnh sợ xã hội là rối loạn tâm thần phổ biến 
thứ ba chỉ sau trầm cảm và lạm dụng rượu với tỷ lệ lưu 
hành 12,1%, trong đó phổ biến nhất là đối tượng học 
sinh với gần 27,5% mắc, nhưng chỉ có 37% số lượng 
học sinh hồi phục sau khi mắc ám ảnh sợ xã hội[6]. 
Mắc ám ảnh sợ xã hội trong thời gian dài không chỉ 
ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và sự nghiệp của các 
em học sinh trong tương lai mà còn làm tăng khả năng 
tử vong do bệnh tật gồm tự tử, bệnh tim mạch, bệnh lý 
tiêu hóa, rối loạn sử dụng chất và phạm tội lên gấp 1,5 
lần[9].
Việc phát hiện sớm rối loạn này là thực sự cần thiết vì 
ám ảnh sợ xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần 
dai dẳng thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên sớm, ám 
ảnh sợ xã hội có liên quan đến hậu quả đáng kể làm suy 
TÓM TẮT
Ám ảnh sợ xã hội là một dạng rối loạn lo âu phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên với tỷ lệ mắc dao động 
từ 9,1%- 44% giữa các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nghiên cứu về rối loạn này còn khá hạn 
chế. Việc mắc ám ảnh sợ xã hội gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như học tập, 
công việc, tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử ở người trưởng thành. Tuy nhiên việc tìm kiếm điều trị, tỷ lệ 
phục hồi còn khá thấp. Vì vậy việc sàng lọc sớm rối loạn này là cần thiết. Nghiên cứu tiến hành trên 
430 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội theo sàng lọc của thang đo LSAS là 
42,3%. Trong đó phần lớn biểu hiện ở mức độ nhẹ và trung bình với tỷ lệ lần lượt là 35,7% và 37,4%. 
Phân tích đa biến cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ám ảnh sợ xã hội và các yếu tố 
như: thiếu tự tin ngoại hình, nghề nghiệp của mẹ (p<0,05). Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị 
nhằm phát hiện sớm và đưa ra các giải pháp can thiệp kịp thời hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn 
diện cho học sinh.
Từ khóa: Ám ảnh sợ xã hội, học sinh, trung học phổ thông.
*Tác giả liên hệ
 Email: trinhle3092ump.edu.vn
 Điện thoại: (+84) 972 317 041
 https://doi.org/10.52163/yhcd.v62i4.127
L.T. D. Trinh et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 174-179
176
yếu mức độ liên kết với xã hội, ngay khi so sánh với các 
rối loạn tâm thần khác. Ám ảnh sợ xã hội ảnh hưởng 
đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Đối với học 
sinh, sinh viên ám ảnh xã hội làm cho thành tích học tập 
thấp hơn và nguy cơ bỏ học cao hơn [7]. 
Trong ba thập kỷ qua, ám ảnh sợ xã hội đang ngày càng 
nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và cũng 
như các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần 
bởi tính chất và mức độ nghiêm trọng của nó. Tại Việt 
Nam nghiên cứu về vấn đề này còn khá mới, các nghiên 
cứu vào năm 2019 được thực hiện trên đối tượng học 
sinh, sinh viên tại Hải Phòng cho thấy có 58,2% báo 
cáo mắc ám ảnh sợ hội [2]. Điều này đặt giả thuyết về 
mức độ phổ biến của nó trong cộng đồng cần có nhiều 
nghiên cứu hơn thực hiện để hiểu rõ về vấn đề này. 
Huyện Phú Riềng là một huyện mới thành lập, điều 
kiện kinh tế nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, dân cư 
tập trung từ nhiều vùng miền phần lớn là làm nghề 
nông nên các vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được quan 
tâm đúng mực. Trường trung học phổ thông Nguyễn 
Khuyến là một trong ba trường của huyện, học sinh nơi 
đây đến từ nhiều xã khác nhau. Vì những lí do trên 
chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ 
xã hội và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ 
thông Nguyễn Khuyến, tỉnh Bình Phước” nhằm cung 
cấp số liệu cũng như các giải pháp phòng ngừa cho rối 
loạn này, với hai mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội ở học sinh trung 
học phổ thông Nguyễn Khuyến Bình Phước năm 2020 
2. Xác định mối liên quan giữa ám ảnh sợ xã hội ở học 
sinh trung học phổ thông Nguyễn Khuyến Bình Phước 
năm 2020 và một số yếu tố liên quan.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả học sinh đang 
theo học tại trường THPT Nguyễn Khuyến huyện Phú 
Riềng, Bình Phước.
Thời gian nghiên cứu: 01/02/2020- 01/07/2020
Địa điểm nghiên cứu: THPT Nguyễn Khuyến huyện 
Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả 
Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu 
theo tỷ lệ.
n = Z2
(1-α/2)
p(1- p)
d2
Trong đó: 
n: cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu, đơn vị: người
α: xác suất sai lầm loại 1 (α=0,05)
z(1-α/2)= 1,96: trị số tính từ phân phối chuẩn với độ tin 
cậy 95%
d: sai số cho phép (d = 0,05)
p= 0,582 là tỷ lệ ước lượng tham khảo từ nghiên cứu 
của Bùi Công Sơn “thực trạng mắc và các yếu tố liên 
quan đến hội chứng ám ảnh sợ xã hội trên sinh viên Y 
Học Dự Phòng tại Đại học Y Dược Hải Phòng 2019”[2]
Nghiên cứu nhân với hệ số thiết kế là 2 vậy cỡ mẫu tính 
được là 748.
Do cỡ mẫu vượt quá 10%, hiệu chỉnh cỡ mẫu theo công 
thức:
nhc =
n x p = 426n + p
(với P = 987: là tổng số học sinh trường THPT Nguyễn 
Khuyến)
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là n= 426 học sinh.
2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Kỹ thuật thu thập thông tin: Tiến hành lấy mẫu bằng 
phương pháp chọn mẫu cụm với đơn vị là lớp bằng 
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn dựa trên danh sách 
lớp của trường
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự cho phép của khoa Y tế công cộng 
Đại học Y dược TP.HCM và Ban Giám hiệu trường 
THPT Nguyễn Khuyến, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình 
Phước. 
Mỗi học sinh được giải thích rõ về mục đích, nội dung 
và ý nghĩa của nghiên cứu, vai trò và quyền lợi khi tham 
gia nghiên cứu, tính bảo mật trước khi tiến hành. Sự 
tham gia của học sinh là hoàn toàn tự nguyện và có 
quyền rút khỏi nghiên cứu bất kì lúc nào.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
L.T. D. Trinh et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 174-179
177
Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội ở học sinh (n=430)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Ám ảnh sợ xã hội
Có
Không
182
248
42,3
58,7
Mức độ ám ảnh sợ xã hội
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Rất nặng
65
68
33
16
35,7
37,4
18,1
 8,9
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa ám ảnh sợ xã hội và đặc điểm bản thân học sinh (n=430)
Đặc điểm
Ám ảnh sợ xã hội
p PR(KTC 95%)
Có (%) Không (%)
Giới tính
Nữ
Nam
111(48,0)
71 (35,7)
120 (52,0)
128 (64,3)
0,010 1,35 (1,07-1,69)
Thiếu tự tin về ngoại hình 
Có 
Không
111 (48,7)
71 (35,1)
117 (51,3)
131 (64,9) 0,005 1,39 (1,10-1,74)
Mức độ quan tâm chia sẻ của cha mẹ
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
8 (40,0)
111 (47,0)
63 (36,2)
12 (60,0)
125 (53,0)
111 (63,8)
0,733
0,032
1,10 (0,62-1,96)
1,30 (1,02-1,65)
1
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang đo LSAS để 
đánh giá tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội. Qua kết quả phân 
tích cho thấy có 42,3% học sinh mắc ám ảnh sợ xã hội 
với ngưỡng cắt ≥55 tại thời điểm nghiên cứu. Nghiên 
cứu tại Arab SauDi (2017) trên đối tượng học sinh nam 
tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội là (11,7%)[4]. Nghiên cứu 
chúng tôi cho kết quả cao hơn so với nghiên cứu này 
có thể do đối tượng nghiên cứu chúng tôi bao gồm mẫu 
giới tinh cả nam và nữ, trong khi đó nghiên cứu tại Arab 
Saudi thực hiện trên đối tượng học sinh nam. Nhiều 
nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy giới nữ có tỷ lệ 
mắc cao hơn so với nam đặc biệt đối với văn hóa các 
quốc gia này đa phần theo đạo Hồi dẫn đến nữ giới ít có 
khả năng tiếp xúc các tình huống xã hội hơn. Kết quả 
nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu Ethiopia 
cho thấy tỷ lệ mắc là (27,5%)[6]. Điều này có thể giải 
thích do nghiên cứu tại Ethiopia có tỷ lệ học sinh đưa vào 
nghiên cứu chênh lệch giữa học sinh nam 60,4% cao hơn 
học sinh nữ với 39,6%, nghiên cứu chúng tôi không sự 
chênh lệch đáng kể giới tính nam và nữ. Bên cạnh đó các 
nghiên cứu Ethiopia đã cho thấy tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã 
hội ở học sinh nữ gấp 3,1 lần học sinh nam [6]. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên quan có 
ý nghĩa thống kê giữa giới tính và ám ảnh sợ xã hội. 
Cụ thể học sinh nữ có tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội gấp 
1,35 lần học sinh nam điều này đã được chứng minh 
nhiều nghiên cứu trên thế giới[2], [6]. Tuy nhiên sau 
khi đưa vào phân tích mô hình hồi quy đa biến chúng 
tôi không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính và ám 
ảnh sợ xã hội kết quả này tương đồng với nghiên cứu 
của Zi-Zen Peng [8] và nghiên cứu của Nguyễn Thu 
Hằng [1]. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để kiểm tra về 
mối liên quan này.
Yếu tố tâm lí thiếu tự tin ngoại hình có liên quan đến tỷ 
lệ ám ảnh sợ xã hội. Qua phân tích cho thấy những học 
L.T. D. Trinh et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 174-179
178
sinh thiếu tự tin ngoại hình có tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã 
hội gấp 1,39 lần những học sinh không thiếu tự tin về 
ngoại hình. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của 
tương đồng với nghiên cứu tại Trung Quốc[8], nghiên 
cứu của Bùi Công Sơn[2]. Điều này có thể giải thích do 
mẫu nghiên cứu chúng tôi thuộc lứa tuổi vị thành niên, 
đây là lứa tuổi luôn muốn khẳng định bản thân vì vậy 
việc cảm thấy thiếu tự tin trong ngoại hình có thể khiến 
các em rụt rè hơn trong các mối quan hệ.
Chúng tôi cũng không tìm thấy mối liên quan giữa mức 
độ quan tâm chia sẻ của cha mẹ học sinh, sự kiểm soát 
quá mức của cha mẹ với ám ảnh sợ xã hội. Kết quả này 
khác với các nghiên cứu tại Ả Rập, Quảng Đông và 
nghiên cứu tại Ai Cập [5]. Tuy nhiên kết quả này tương 
đồng với nghiên cứu của Bùi Công Sơn tại Việt Nam 
[2]. Điều này có thể giải thích do đặc điểm văn hóa nuôi 
dạy con cái khác nhau giữa các quốc gia. Bên cạnh đó 
chúng tôi cũng không tìm thấy mối liên quan giữa nuôi 
dạy con cái tiêu cực như thường xuyên la mắng con cái, 
la mắng con cái trước mặt người khác.
Các yếu tố còn lại không tìm thấy mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê.
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa ám ảnh sợ xã hội và các đặc điểm bản thân, gia đình và các mối quan hệ tại trường theo 
mô hình hồi quy Poisson đa biến
Ám ảnh sợ xã hội pthô PRthô(KTC95%) phc PRhc(KTC95%)
Thiếu tự tin về ngoại hình 
Có
Không
0,005 1,39 (1,10-1,74) 0,008 1,37 (1,08-1,73 )
Nghề nghiệp hiện tại của mẹ
Công nhân
Nông dân
Tự làm chủ
Công nhân viên chức
Nội trợ
Tự do
Khác
0,159
0,063
0,550
0,043
0,371
0,320
1
1,28 (0,91-1,79)
1,41 (0,98-2,03)
1,20 (0,66-2,21)
1,65 (1,02-2,69)
0,74 (0,38-1,44)
0,52 (0,14-1,89
0,121
0,068
0,815
0,021
0,242
0,861
1
1,33 (0,93- 1,90)
1,43 (0,97- 2,10)
1,09 (0,53- 2,28)
1,78 (1,09- 2,90)
0,66 (0,33- 1,32)
0,86 (0,17- 4,43)
phc: p hiệu chỉnh, PRhc: PR hiệu chỉnh, KTC 95%hc: 
KTC 95% hiệu chỉnh
Sau khi đưa 12 yếu tố liên quan trong phân tích đơn 
biến có p< 0,2 bao gồm giới, khối lớp, xếp loại học lực 
học kì 1, thiếu tự tin về ngoại hình, bị chế giễu về ngoại 
hình, nghề nghiệp hiện tại của cha, nghề nghiệp hiện tại 
của mẹ, sống chung, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, 
mức độ quan tâm chia sẻ của cha mẹ, tần suất la mắng 
của cha mẹ trước mặt người khác, kiểm soát của mẹ vào 
mô hình đa biến thì chỉ còn 2 lại 2 yếu tố là thiếu tự tin 
về ngoại hình và nghề nghiệp hiện tại của mẹ là thực sự 
liên quan đến ám ảnh sợ xã hội.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ám ảnh sợ 
xã hội và thiếu tự tin về ngoại hình với. Cụ thể những 
học sinh thiếu tự tin ngoại hình có tỷ lệ mắc ám ảnh sợ 
xã hội cao gấp 1,38 lần học sinh không thiếu tự tin về 
ngoại hình (p=0,007 KTC 95% 1,09-2,91). Có mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê giữa ám ảnh sợ xã hội và nghề 
nghiệp hiện tại của mẹ học sinh. So với những học sinh 
có mẹ làm công nhân thì những học sinh có mẹ làm nội 
trợ có tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội cao gấp 1,78 lần với 
(p= 0,021; KTC 95%1,09- 2,91)
4. KẾT LUẬN
Tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội (LSAS ≥55) chiếm 42,3% 
học sinh tham gia nghiên cứu, trong đó phần lớn biểu 
hiện ở mức độ nhẹ và trung bình với tỷ lệ lần lượt là 
35,7% và 37,4%.
Học sinh thiếu tự tin về ngoại hình có tỷ lệ mắc ám ảnh 
sợ xã hội gấp 1,4 lần học sinh không thiếu tự tin về 
ngoại hình (p=0,008).
Học sinh có mẹ làm nghề nội trợ có tỷ lệ mắc ám ảnh 
sợ xã hội gấp 1,78 lần nhóm học sinh có mẹ làm công 
nhân (p=0,021).
L.T. D. Trinh et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 174-179
179
5. KHUYẾN NGHỊ
Về phía học sinh: Để giảm bớt mức độ thiếu tự tin 
ngoại hình, các em cần dành một chút thời gian để chăm 
sóc cá nhân như tập thể dục, thể thao để có ngoại hình 
tốt hơn. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 
hoạt động trao đổi, tăng cường giao tiếp với mọi người 
xung quanh, có thái độ sống tích cực lạc quan, yêu đời 
để giảm tự ti của bản thân.
Về phía nhà trường: Cần có các hoạt động hỗ trợ, 
chăm sóc về sức khỏe tâm thần cho học sinh, tổ chức 
tư vấn tâm lý. Thường xuyên có các hoạt động trao 
đổi các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp, nguyên 
nhân, hậu quả, biểu hiện và cách dự phòng. Tổ chức 
nhiều hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, 
ngoại khóa để giúp các em học sinh dễ dàng hòa nhập.
Về phía gia đình: Các phụ huynh không nên bao bọc 
quá mức để cho con tự phát triển bản thân. Thường 
xuyên quan tâm, chia sẻ với con cái giúp các em tự tin 
hơn trong các mối quan hệ, khuyến khích học sinh tham 
gia các hoạt động ngoại khóa tại trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hang NT, Exploring the situation of anxiety 
disorder among students of Nam Dinh University 
of Nursing, Master's thesis in psychology, Hanoi 
National University, University of Education, 
2017. (in Vietnamese).
[2] Son BC, The situation and factors related to 
the phobia syndrome on students of Preventive 
Medicine at Hai Phong University of Medicine 
and Pharmay 2019, Graduate thesis of Preventive 
Medicine Doctor, 2019. (in Vietnamese).
[3] American Psychiatric Association, Diagnostic and 
Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-V), 
2014.
[4] Jaafar YG, Shamsun NK, Razia AA, Social 
anxiety disorder in Saudi adolescent boys: 
Prevalence, subtypes, and parenting style as a risk 
factor, Journal of family & community medicine, 
2016; 23(1): 25-31.
[5] Xu JH, Shiguang N, Maosheng R, The 
Relationship between Parenting Styles and 
Adolescents' Social Anxiety in Migrant Families: 
A Study in Guangdong, China, Frontiers in 
psychology, 2017; 8: 626-626.
[6] Mekuria K, Mulat H, Derajew H et al., High 
Magnitude of Social Anxiety Disorder in School 
Adolescents, Psychiatry journal, 2017; 5643136. 
[7] Van DE, Vermulst A, The bidirectional 
relationships between online victimization 
and psychosocial problems in adolescents: a 
comparison with real-life victimization, J Youth 
Adolesc, 2014; 43(5): 790-802.
[8] Peng ZW, Lawrence TL, Jing J, Factors associated 
with social interaction anxiety among Chinese 
adolescents, East Asian Archives of Psychiatry, 
2011; 21(4): 135.
[9] Sandra MM, Manuel M, Ole M, Increased 
mortality among people with anxiety disorders: 
total population study, The British Journal of 
Psychiatry, 2016; 209(3): 216-221.
L.T. D. Trinh et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 174-179

File đính kèm:

  • pdfty_le_mac_am_anh_so_xa_hoi_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_hoc.pdf