Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954

Trong nghệ thuật đồ họa Việt Nam, tranh quảng cáo, tranh cổ động và nhãn

mác in khắc gỗ giai đoạn 1946-1954 đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều phương

diện chính trị, văn hóa và nghệ thuật. Bằng ngôn ngữ đồ họa, các tác phẩm thời kỳ này

không chỉ phản ánh trung thực diện mạo lịch sử của một dân tộc bằng ngôn từ, hình ảnh và

kỹ thuật thể hiện riêng biệt của chất liệu khắc gỗ trong sự phát triển chung của nghệ thuật

tạo hình Việt Nam mà còn góp phần khẳng định dấu ấn của chất liệu này trong quá trình phát

triển của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam

Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 trang 1

Trang 1

Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 trang 2

Trang 2

Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 trang 3

Trang 3

Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 trang 4

Trang 4

Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 trang 5

Trang 5

Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 4880
Bạn đang xem tài liệu "Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954

Tranh quảng cáo, tranh cổ động (poster) và nhãn mác in khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954
59Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
TRANH QUẢNG CÁO, TRANH CỔ ĐỘNG (POSTER) VÀ 
NHÃN MÁC IN KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1946-1954
Hoàng Minh Phúc*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/8/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/02/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/02/2020
Tóm tắt: Trong nghệ thuật đồ họa Việt Nam, tranh quảng cáo, tranh cổ động và nhãn 
mác in khắc gỗ giai đoạn 1946-1954 đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều phương 
diện chính trị, văn hóa và nghệ thuật... Bằng ngôn ngữ đồ họa, các tác phẩm thời kỳ này 
không chỉ phản ánh trung thực diện mạo lịch sử của một dân tộc bằng ngôn từ, hình ảnh và 
kỹ thuật thể hiện riêng biệt của chất liệu khắc gỗ trong sự phát triển chung của nghệ thuật 
tạo hình Việt Nam mà còn góp phần khẳng định dấu ấn của chất liệu này trong quá trình phát 
triển của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.
Từ khóa: Tranh quảng cáo, tranh cổ động, in, khắc gỗ, Việt Nam.
* Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 64 (2/2020) 59-64
Xã hội Việt Nam thời phong kiến 
thương nghiệp không phát triển, nên không 
cần đến quảng cáo, việc quảng cáo bằng 
đồ họa ấn loát cũng chưa hình thành rõ nét, 
mặc dù vài cửa hàng cửa hiệu ở Thăng Long 
xưa có vẽ nhãn cửa hàng và treo sản phẩm 
ra ngoài cửa, coi đó như là quảng cáo. Đến 
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi thực dân 
Pháp tạm ổn định nền cai trị thuộc địa, một 
số đô thị bắt đầu phát triển thương mại bên 
cạnh nền thương mại tiểu thủ công trong các 
phường thợ và buôn bán phong kiến. Giai 
tầng tiểu tư sản thị dân hình thành cùng với 
sự ra đời của giai cấp tư sản non yếu ở Việt 
Nam. Nhu cầu thị trường luôn gắn liền với 
quảng cáo, biển hiệu trên các cửa hiệu, áp 
phích cho thương mại thường xuyên hay 
từng đợt ra đời trong các đô thị, trong đó áp 
phích in khắc gỗ tương đối phổ biến. 
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Khi nền sản xuất tư bản manh nha 
mới hình thành ở các đô thị thời thuộc 
Pháp, nhãn mác, bao bì hàng hóa lần đầu 
xuất hiện, tùy theo loại hàng hóa mà người 
ta sử dụng phương tiện phù hợp để quảng 
cáo. Những biển hiệu thường được kẻ vẽ 
bằng sơn lên tấm gỗ, tấm tôn, hoặc trực tiếp 
lên tường nhà (mi cửa). Còn hàng hóa luôn 
có gói bao bì to nhỏ nhất định, mà phần 
lớn in chữ nghĩa, dấu hiệu, biểu trưng (như 
logo) in nhỏ bằng khắc gỗ trên tờ giấy. Bao 
giờ trên những nhãn mác này cũng có logo, 
chữ viết (cửa hiệu, giá thành, lời giới thiệu 
ngắn về sản phẩm và có thể có một hình 
vẽ gì đó liên quan đến sản phẩm hoặc gia 
chủ, ví dụ dầu cao con hổ thì vẽ con hổ, cao 
Ban long vẽ đầu con hươu). Đối với nhãn 
mác cỡ nhỏ, đôi khi người ta thiết kế hàng 
loạt đồng đều nhãn mác trên một khuôn 
in, in xong thì cắt rời ra và dán cho từng 
bao bì sản phẩm. Màu sắc của nhãn mác 
cũng quan trọng đối với ấn tượng thị giác, 
nhưng do in màu trên bản gỗ, nên các bản 
in thường chỉ thiết kế một hoặc hai màu và 
bản in nét đen hoặc in một bản nét đen trên 
giấy đã nhuộm màu. 
Sau Cách mạng tháng Tám, áp phích 
quảng cáo thương mại không phát triển 
do tình hình chiến tranh và tranh áp phích 
được sử dụng với yêu cầu mới là tuyên 
truyền đường lối Kháng chiến Kiến quốc 
của chính phủ Kháng chiến và địch vận, 
từ đó người ta gọi là tranh cổ động - có ý 
nghĩa là thúc giục, động viên. Ba kỹ thuật 
đồ họa được dùng trong in tranh cổ động 
thời kháng chiến chống Pháp là in đá, in 
lưới và in khắc gỗ tùy từng điều kiện và 
hoàn cảnh cụ thể. Trong cuốn Bàn về tranh 
cổ động Việt Nam có viết: “Trong chiến 
dịch Điện Biên Phủ lịch sử, các họa sỹ ra 
tiền tuyến đã sáng tác tại chỗ nhiều tranh 
áp phích góp phần tích cực vào công tác cổ 
động chiến đấu. Phương tiện của ta thời đó 
còn thiếu thốn, nên tranh vẽ thường nhỏ, in 
gỗ hoặc in đá; có khi không in được, họa sỹ 
một ngày vài ba tờ tranh, kèm theo ca dao, 
hoặc câu khẩu hiệu, rồi tự đem dán luôn 
cho bà con xem” [2, tr.9] và phát biểu của 
Trường Chinh: “Khi đã có những tranh vẽ 
thành công thì phải cố gắng in và phát hành 
cho tới quần chúng” [1, tr.9]. Hai đoạn 
viết trên cho thấy sự cần thiết của tranh 
áp phích với cuộc kháng chiến kiến quốc 
trong những năm 1946 - 1954 và trong giai 
đoạn kháng chiến chống Mỹ. Phương tiện 
in khắc gỗ tranh cổ động được nhắc đến, 
tất nhiên là điều kiện thời gian đó, in khắc 
gỗ là đơn giản nhất, gỗ thì không thiếu, chỉ 
cần ít mực màu, hay sơn, lối in tùy theo in 
ngửa hay in sấp (bản gỗ), việc khắc cũng 
đơn giản và phương tiện này tuy thô sơ, 
nhưng thích hợp với hoàn cảnh chiến tranh.
Các tranh cổ động thường được 
các họa sỹ vẽ tay cho đến tận những năm 
1980. Rồi từ tranh vẽ tay, người ta sẽ tổ 
chức in thành nhiều bản bằng các phương 
tiện trên, phát cho các địa phương và đơn 
vị bộ đội trong kháng chiến, nhằm tuyên 
truyền đường lối của Đảng và nhà nước. 
Tranh in đá có khả năng chuyển thể bản 
vẽ rất tốt, nhưng kiếm được khổ đá lớn 
tương đối khó, nên chỉ thuận tiện cho việc 
in khẩu hiệu, truyền đơn cỡ nhỏ. Tranh in 
lưới làm tương đối dễ dàng hơn và có thể 
in tranh cổ động cỡ nhỏ và vừa, ghép lại 
có thể in được cỡ lớn, nhưng vật liệu cũng 
không dễ kiếm trong chiến tranh. Riêng 
in khắc gỗ, với những họa sỹ sống ở rừng 
trên chiến khu không khó kiếm gỗ, nên 
tranh cổ động in bằng gỗ cũng có nhiều 
trong thời kháng chiến chống Pháp. 
Tranh tuyên truyền cổ động thời 
trước Cách mạng tháng 8/1945 và sau 
Cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1954 
có thể chia thành các loại sau: Tờ bướm 
và truyền đơn, báo tường và báo phát 
hành không định kỳ, tranh cổ động truyên 
truyền, truyện tranh. Những loại này được 
nghiên cứu từ các tư liệu của các bảo tàng 
trong nước, có thể được vẽ tay, in lưới, in 
đá, in typo và in khắc gỗ, trong đó in khắc 
gỗ hết sức phổ biến, do hình thức này đơn 
giản, tất cả các địa phương đều có thể làm 
61Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
được. Đây là nguồn tư liệu hết sức phong 
phú có giá trị lịch sử và mặt khác cho biết 
kỹ thuật in khắc gỗ được phổ biến trong 
kháng chiến chống Pháp ở mức độ rộng.
Tờ bướm và truyền đơn
Một số bức tờ bướm và truyền đơn 
in khắc gỗ đơn giản một màu được tìm 
thấy trong sưu tập của Bảo tàng Cách 
Mạng. Bức Hậu phương hưởng ứng 
chiến thắng được làm trong những năm 
1950 - 1952, trong và sau chiến dịch Biên 
giới khắc họa hai hoạt cảnh đi dân công và 
nộp thóc thuế in khắc gỗ nét đen và tô màu 
bằng tay, trên đề bốn câu thơ lục bát kêu 
gọi đóng thuế bằng thóc:
Đồng bào phấn khởi thi đua
Nộp nhanh thóc thuế đủ, khô, sạch, vàng
Dân công hăng hái lên đường
Hợp cùng bộ đội tiền phương diệt thù
Vào khoảng những năm 1948 - 1950, 
một tờ bướm được in với nhan đề Những 
thắng lợi của ta với sáu khoảng ô tranh giới 
thiệu các tương quan của ta và địch trên các 
mặt quân sự, chính trị, kinh tế, tài chính và 
hai ô kết luận ta nhất định thắng, Pháp nhất 
định thua. Tờ bướm này in đen trắng khổ 
nhỏ, với nhiều hình vẽ chi tiết nói về tình 
hình xã hội thời kháng chiến chống Pháp. 
Chúng ta còn có thể thấy nhiều những tờ 
bướm như vậy, chúng được phát cho nhân 
dân trong các vùng mà bộ đội Việt Minh đi 
qua, đôi khi được rải như truyền đơn vào 
trong vùng địch hậu.
Báo tường và báo phát hành 
không định kỳ
Hình thức báo tường rất phổ biến 
trong thời kỳ chiến tranh, những trường 
học, đơn vị bộ đội, sản xuất đều có thể tự 
làm một tờ báo tường vẽ và viết tay treo 
lên cho mọi người cùng xem, đến năm 
1975 người ta vẫn còn làm báo tường. 
Trong kháng chiến chống Pháp, những tờ 
thông tin dạng báo tường in khắc gỗ, in 
lưới và in đá cũng phổ biến nhằm tuyên 
truyền đường lối của chính phủ Kháng 
chiến, và cung cấp những thông tin chiến 
trường cho nhân dân và quân đội. Những 
tờ báo này được các khu vực do ta quản 
lý phát hành, thường xuyên hoặc không 
thường xuyên, tất nhiên không phải là tờ 
báo cố định theo đúng nghĩa báo chí ngày 
nay, mà có lẽ chỉ là những tờ thông tin, có 
thể thay đổi tên và nhãn hiệu.
Một tờ báo tường Kỷ niệm Cách 
mạng tháng 8 và ngày quốc khánh độc 
lập năm 1951, do ty Thông tin Hưng Yên 
phát hành. Tờ báo này gồm hai mặt in 
thành hai tờ để dán lên tường, mỗi mặt có 
sáu tranh và nội dung viết. Những tờ báo 
kiểu này, nội dung chữ rất ít thường tóm 
tắt như truyện tranh, còn bên trên là hình 
vẽ minh họa cho dễ hiểu.
Nội dung: 
1. Cuộc đảo chính ngày 9-3-1945 
Phát xít Nhật đã hất cẳng Pháp ra khỏi 
Đông Dương. Đế quốc Pháp đã đầu hàng 
một cách nhục nhã.
2. Đế quốc Pháp và Phát xít Nhật 
cướp phá hủy hoại thóc lúa của dân ta. 
Chúng gây ra nạn đói khủng khiếp tháng 
3-1945, làm hơn hai triệu đồng bào ta 
chết đói.
3. Trước thủ đoạn dã man đó, Mặt 
trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân đánh 
phá các kho của Nhật Pháp chia cho dân 
nghèo.
4. Các cán bộ Việt Minh đã xuất 
hiện trong toàn quốc và đã tổ chức khu 
giải phóng tại Việt Bắc. 
5. Tháng 8-1945 tại hội nghị Tân 
Trào, Hồ Chủ tịch hạ lệnh tổng khởi nghĩa 
giành lấy chính quyền cho nhân dân. 
6. Ngày 19-8-1945 dưới sự lãnh đạo 
của Việt Minh hơn 3 vạn người đã biểu 
tình võ trang giành lấy chính quyền ở Thủ 
đô Hà Nội.
7. Mồng 2-9-1945 tại vườn hoa Ba 
Đình, Hồ Chủ tịch đã trịnh trọng đọc bản 
tuyên ngôn Độc lập trước nhân dân toàn 
quốc và thế giới. 
62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
8. Nấp sau lưng quân đội Đế quốc 
Anh, giặc Pháp gây hấn trong Nam bộ 23-
9-1945. Nhân dân Nam bộ đã vùng dậy và 
anh dũng kháng chiến. 
9. Để nêu cao ý chí hòa bình của 
nhân dân ta, Hồ Chủ tịch đã ký hiệp định 
Sơ bộ 6-3-1946 với đại biểu chính phủ 
Pháp. 
10. Bản hiệp định và bản tạm ước 
14-9-1946, ký chưa ráo mực giặc Pháp 
vẫn tiếp tục khiêu khích và ngoạm dần đất 
đai của ta. Ngày 19-12-1946 quân và dân 
trong toàn quốc đã vùng dậy kháng chiến. 
11. Từ những đội quân ít ỏi, vũ khí 
thô sơ, quân và dân ta đã trưởng thành 
trong kháng chiến, tiêu diệt trên 10 vạn 
quân giặc và đoạt được hàng trăm tấn võ 
khí của quân Mỹ võ trang cho Pháp và 
bù nhìn. 
12. Toàn quốc đoàn kết đánh Tây / 
Kháng chiến thắng lợi đón ngày vinh quang.
Năm 1949, ban tuyên huấn binh 
đoàn chủ lực Cao Bắc Lạng cho ra tờ thông 
tin Nguy cơ lớn của địch ở Việt Bắc. Tờ 
thông tin này một mặt in hình vẽ có màu 
về hình ảnh quân đội Việt Nam thắng trên 
mặt trận đường số 4 và số 2 trong tháng 
9/1949. Mặt sau đăng toàn chữ về thông 
tin số liệu cụ thể các trận đánh mà ta thu 
được thắng lợi. Cũng trong tư liệu của Bảo 
tàng Cách mạng, chúng tôi tìm thấy một tờ 
báo Du kích - Dân quân, số 3, thuộc loại 
báo tường, có 15 tranh vẽ và lời chú thích 
kèm theo nội dung như sau:
1. Quân đội chính quy do Chính phủ 
tổ chức chỉ có thanh niên con trai.
2. Đội Du kích là do dân tổ chức. Bất 
kỳ trai gái, già, trẻ ai cũng tham gia được.
3. Cách đánh du kích là đánh úp. Ta 
nấp kín ở bên đường chờ địch đi qua, bất 
thình lình đánh úp vào.
4. Hoặc khi địch đóng, ta chờ trời 
tối mò vào tiêu diệt địch. Phải hết sức bí 
mật, nhanh chóng.
5. Mục đích du kích là quấy rối địch 
không để địch ăn ngủ yên.
6. Nơi nào, ngày nào, cũng giết địch 
một ít. Góp ít thành nhiều dần dần địch 
phải thua.
7. Mục đích du kích là giúp đỡ bộ 
đội mọi việc như do thám vận tải, bổ sung, 
vân vân
8. Lại là giữ gìn quê hương ngăn 
cản địch cướp phá của cải, hãm hiếp đàn 
bà vân vân
9. AI CŨNG ĐÁNH DU KÍCH 
ĐƯỢC một em bé cầm rổ trứng đến dứ 
cho địch chạy ra cướp rồi ném lựu đạn 
cho địch chết hết.
10. Một thầy giáo và học trò, tối nào 
cũng mò đến chỗ địch đóng, đốt ít pháo. 
Địch tưởng du kích đến ra sức bắn cả đêm 
tốn rất nhiều đạn.
11. Một bà già bị địch bắt nấu cơm 
cho chúng ăn. Bà cụ lén bỏ thuốc độc vào 
cơm, vào rượu. Địch ăn uống say mê, rồi 
lấy súng giấu đi
12. khóa cửa lại rồi đốt cả nhà. 
Cả lũ chết cháy hết. Bà cụ được một mớ 
súng đem cho đội du kích. 
13. DÂN QUÂN là nói quân của 
dân. Con trai từ 18 tuổi khỏe mạnh, phụ 
nữ khỏe mạnh và tình nguyện đều vào Dân 
Quân được.
14. Dân Quân canh gác đề phòng 
Việt gian.
15. Dân Quân giúp việc phá hoại, 
vận tải, tiếp tế, cứu thương vân vân
Tranh cổ động tuyên truyền và 
truyện tranh
Đây là phần phong phú nhất của 
đồ họa Việt Nam thời kháng chiến chống 
Pháp, thu hút nhiều họa sỹ có tài tham 
gia. Tranh tuyên truyền cổ động được in 
dưới nhiều hình thức, nói chung không 
lớn do hoàn cảnh chiến tranh và kỹ thuật 
63Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
in ấn không cho phép. Như trên đã trình 
bày một phần tranh này được chuyển sang 
in khắc gỗ, in đá và in lưới, nhưng nếu 
không có điều kiện họa sỹ phải vẽ tay sau 
đó giao cho cơ quan thông tin. Giữa tranh 
cổ động, tờ bướm, và truyền đơn, tờ thông 
tin đôi khi cũng không khác nhau nhiều, 
tuy nhiên trong tranh cổ động thường có 
một hình tượng lớn và khẩu hiệu.
Một số bức tranh cổ động thời 
kháng chiến chống Pháp để làm ví dụ 
như sau: Bức thứ nhất về đề tài những 
người nông dân Tày phá đường ngăn cản 
bước tiến quân Pháp, trên tranh có đề câu 
ca tiếng Tày: 
Ca tào noọng cuốc liên mừ
Làm tàng số 4 táy tầu dàm pây
 Tạm dịch:
Đào đường em cuốc liền tay
Phá đường số 4 xe mày phải bước qua
Bức thứ hai kêu gọi mọi người nước 
ngoài tham gia kháng chiến kiến quốc và 
ngụy quân trở về theo ta do tỉnh Tuyên 
quang phát hành năm 1948, với câu ca:
Hỡi ai yêu nước thương nòi
Trở về Tổ quốc giết loài thực dân
Bức thứ ba nói về tăng gia sản xuất - 
Giồng khoai để tiết kiệm gạo do Ty thông 
tin tuyên truyền tỉnh Tuyên Quang phát 
hành, không rõ năm.
Còn giời còn nước, còn non
Còn một tấc đất ta còn tăng gia
Thêm khoai thì thóc để ra
Không lo đói kém cả nhà phởn phơ
Bức thứ tư kêu gọi không đi làm 
cho Pháp - Quyết không đi làm cho Pháp.
Bức thứ năm nói về chuẩn bị tổng phản 
công nhân ngày 19/5 sinh nhật Hồ Chủ 
tịch do ty thông tin tỉnh Tuyên Quang phát 
hành năm 1950.
Bên cạnh tranh cổ động thời kháng 
chiến chống Pháp, có nhiều nghệ nhân sáng 
tác tranh dân gian dạng tuyên truyền, trong 
đó có những nghệ nhân dân gian Đông 
Hồ. Những bức tranh này được làm theo 
lối dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, có đề 
thêm những chữ giải thích hoặc khẩu hiệu 
tuyên truyền, khá vui vẻ đẹp mắt, khuôn 
khổ cũng nhỏ như tranh Đông Hồ, một số ít 
tranh được in trên giấy điệp, có thể do hoàn 
cảnh thời đó chất liệu không dễ kiếm.
Tranh này được in trên giấy điệp 
trắng và làm theo lối tranh dân gian Đông 
Hồ do phòng thông tin tuyên truyền Trung 
ương phát hành trong khoảng thời gian từ 
1945-1954. Với nội dung:
Mặt trời đã gác cành tre
Anh đi giết giặc em về nuôi con
Tài trai trả nợ nước non
Sử xanh ghi nét bút son muôn đời
Ba bức tranh dân gian mới này được 
ty Thông tin Bắc Giang phát hành theo lối 
tranh dân gian Đông Hồ, đều do một nghệ 
nhân có tên là Kỳ vẽ, năm 1949 (Kỷ Sửu). 
Bức thứ nhất đề: Năm Kỷ Sửu: Toàn dân 
thi đua tham gia sản xuất diệt giặc đói. 
Bức thứ hai đề: Năm Kỷ Sửu: Toàn dân thi 
đua học chữ để diệt giặc dốt. Bức thứ ba: 
Năm Kỷ Sửu: Toàn dân thi đua diệt giặc 
Pháp. Người ta tìm thấy không ít những 
bức tranh dân gian mới cho công tác tuyên 
truyền thời này, chứng tỏ nó rất phổ biến. 
Các nghệ nhân dân gian làng Hồ thay vì 
sản xuất tranh Tết, tranh chúc tụng và tín 
ngưỡng, cũng tham gia vào in khắc tranh 
đề cập đến những vấn đề trong xã hội 
đương thời. Và nếu như trước kia, người 
nông dân Việt Nam mua tranh dân gian 
Đông Hồ về treo Tết, thì nay họ có thể 
kiếm những bức tranh dân gian mới, nội 
dung mới treo Tết thay thế. Các cơ quan 
văn hóa lúc đó (ty thông tin) thường in và 
phát cho người dân trong các vùng tự do. 
Hai bức tranh khắc gỗ in đen trắng 
vào những năm 1952-1953 Đi cấy đổi 
công và Bình dân học vụ do nghệ nhân 
Nguyễn Đăng Khiêm thực hiện với nội 
dung: Đổi công góp sức cùng làm, thi đua 
tiếng hát rộn ràng đồng quê và Huấn luyện 
bình dân học vụ hưởng ứng phong trào 
tăng gia sản xuất, lao động tạp thể dưới 
64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hình thức đổi công cho nhau (mặc dù hình 
thức sản xuất hợp tác xã chưa ra đời) và 
mở các lớp xóa nạn mù chữ, diệt giặc dốt 
cho dân chúng lúc được phát động ngay 
sau Cách mạng Tháng Tám.
Bên cạnh đó còn có bộ tranh truyện, 
gồm năm bức in khắc liên hoàn như một 
cuốn truyện, ngoài hình vẽ, có đề thơ nội 
dung. Chủ đề chung nói về một vùng 
miền núi nhân dân đoàn kết đánh Tây, có 
du kích, dân quân, người ở hậu phương 
sản xuất lương thực đưa ra tiền tuyến. 
Bộ tranh truyện này có thể được làm vào 
những năm 1952 - 1953.
Bức 1:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Toàn dân nổi dậy ào ào
Giặc nào chẳng khiếp, Tây nào chẳng 
ghê.
Bức 2:
Mưa đi gọi nắng xuân về
Nắng về cho dạ say mê chiến trường
Có anh du kích địa phương
Nấp kín bên đường bắn tỉa giặc Tây.
Bức 3:
Cô nàng quẩy gạo đồng quê
Gánh ra tuyền tuyến tay che miệng cười
Đi đâu vội thế noọng ơi
Có đi giết giặc đợi tôi đi cùng.
Bức 4:
Chị vào tiếp tế tải lương
Tôi đi du kích phá đường bắn xe
Mai sau thắng trận trở về
Bên tôi có chị, câu thề lập công.
Bức 5:
Mây trôi gió cuốn ngang trời
Còn non còn nước còn người đánh Tây
Mé ơi vất vả đêm ngày
Mé xay, mé giã gạo này nuôi quân.
Nhãn mác bao bì hàng hóa suốt thời 
Pháp thuộc và sau hòa bình sử dụng nhiều 
hình thức in ấn, trong đó in khắc gỗ được 
sử dụng phổ biến do các ngành sản xuất 
còn ở quy mô nhỏ, lượng hàng hóa hạn 
chế. Các loại bao bì, nhãn mác thường thuê 
họa sỹ hay xưởng in tư nhân bên ngoài thực 
hiện và ghép vào sản phẩm. Từ thời đầu 
hòa bình năm 1954 đến những năm 1970, 
hàng hóa rất khan hiếm, nhất là trong giai 
đoạn Bao cấp, nhãn mác lúc đó chỉ thường 
dùng cho một số mặt hàng thông dụng như 
thuốc lá, chè, bao diêm, bánh kẹo, sách 
vở thoạt tiên chúng đều được ấn loát 
bằng in khắc gỗ. Hình thức in khắc gỗ phổ 
biến đến mức, khi bao bì bánh kẹo được gói 
bằng túi ni lông, người ta vẫn dùng khuôn 
in khắc gỗ in nhãn mác nơi sản xuất lên bao 
ni lông theo lối in dập. Khi hàng hóa và bao 
bì được sản xuất quy mô hơn, thì hình thức 
in nhãn mác bằng khắc gỗ cũng mất đi, và 
chỉ được tư nhân chủ yếu dùng trong in tiền 
âm phủ phục vụ tín ngưỡng
In khắc gỗ là một hình thức đồ họa 
được sử dụng rộng rãi và lâu dài trong 
suốt chiều dài lịch sử phát triển của nghệ 
thuật đồ họa. Từ những bản khắc in kinh 
Phật đến những ván in tranh dân gian, từ 
những minh họa sách, báo đến những tác 
phẩm nghệ thuật, từ những hình thức in ấn 
quảng cáo đến tranh tuyên truyền, quảng 
cáo mỗi một giai đoạn nghệ thuật khắc 
gỗ đều có những hình thức thể hiện khác 
nhau và mang một giá trị riêng góp phần 
khẳng định vai trò của kỹ thuật này trong 
lịch sử phát triển của nghệ thuật đồ họa 
Việt Nam từ tạo hình đến ứng dụng./.
 Tài liệu tham khảo :
[1]. Báo Nhân Dân ra ngày 20/1/1974
[2]. Nguyễn Phan Ngọc, Trần Thị Thục Phi, 
Dương Ánh (1977), Bàn về tranh cổ động Việt 
Nam, Trường Cán bộ thông tin.
[3]. (1977), Tranh cổ động, Nxb Văn hóa, Hà 
Nội.
[4]. Nguyễn Trân (1993), Nghệ thuật đồ họa, 
Nxb Mỹ thuật.
Địa chỉ tác giả: Trường Cao đẳng mỹ thuật 
trang trí Đồng Nai
Email: hoangminhphuc@gmail.com

File đính kèm:

  • pdftranh_quang_cao_tranh_co_dong_poster_va_nhan_mac_in_khac_go.pdf