Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên

Bài báo tìm hiểu những biểu hiện và nguyên nhân của những trở ngại tâm lý trong hoạt

động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm Trường Đại học Phú Yên. Trên cơ sở

đó, chúng tôi có những kiến nghị giúp sinh viên khắc phục, hạn chế những trở ngại nhằm đạt

được mục đích trong học tập và đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 1

Trang 1

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 2

Trang 2

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 3

Trang 3

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 4

Trang 4

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 5

Trang 5

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 6

Trang 6

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 7

Trang 7

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 8

Trang 8

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 9

Trang 9

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 10040
Bạn đang xem tài liệu "Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên

Trở ngại tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm trường đại học Phú Yên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 20 * 2019 67 
TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỆ THỐNG 
TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Nguyễn Thế Dân* 
Trường Đại học Phú Yên 
Tóm tắt 
 Bài báo tìm hiểu những biểu hiện và nguyên nhân của những trở ngại tâm lý trong hoạt 
động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư phạm Trường Đại học Phú Yên. Trên cơ sở 
đó, chúng tôi có những kiến nghị giúp sinh viên khắc phục, hạn chế những trở ngại nhằm đạt 
được mục đích trong học tập và đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường. 
 Từ khóa: Tín chỉ, hoạt động học tập, sinh viên, trở ngại tâm lý. 
Abstract 
Psychological barriers in the learning activities with the credit-based system for the 
pedagogical students at Phu Yen University 
 This article investigates the signals and reasons for the psychological barriers in the 
learning activities of the credit-based system for the pedagogical students at Phu Yen University 
Studying the psychological barriers in learning activities under the credit system of Phu Yen 
University's pedagogical students in order to understand the signs of psychological obstacles in 
learning, the causes leading to obstacles there. Based on that, some suggestions are made to 
help them overcome or limit such obstacles to achieve their learning goals and meet the 
institutional training requirements. 
Key words: Credit, learning activities, students, psychological barriers. 
1. Đặt vấn đề 
1.1. Cơ sở lý luận 
 Tâm lý học hoạt động đã khẳng định: 
Nhân cách là cái được hình thành chứ 
không phải là cái được sinh ra. Do đó, tâm 
lý, ý thức, nhân cách của con người chỉ 
được hình thành, phát triển và thể hiện 
trong giao tiếp và hoạt động. Trong hoạt 
động, con người thường gặp phải những trở 
ngại tâm lý (TNTL) nhất định, những trở 
ngại đó nếu có biện pháp giải quyết hợp lí 
sẽ giúp con người vượt qua một cách dễ 
dàng, nếu không nó sẽ cản trở họ đạt được 
những mục đích đã đề ra. 
 Trong trường đại học, hoạt động học 
tập là hoạt động chủ đạo, giúp sinh viên 
nắm vững kiến thức chuyên môn và 
__________________________ 
* Email: thedanpyu@gmail.com 
nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành đào 
tạo. Do đó, cần tạo ra những điều kiện 
thuận lợi và giảm thiểu những trở ngại tâm 
lý nảy sinh trong quá trình học tập của sinh 
viên. 
1.2. Cơ sở thực tiễn 
 Từ năm học 2009 - 2010, Trường Đại 
học Phú Yên bắt đầu triển khai thực hiện 
việc đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ 
thống tín chỉ. Theo phương thức đào tạo 
này, sinh viên có quyền và phải tự quyết 
định trong việc xây dựng kế hoạch học tập 
cho từng học kỳ và toàn khóa học của 
mình. 
 Học tập theo hệ thống tín chỉ yêu cầu 
cao, khác với phương pháp học tập ở 
trường phổ thông. Chính điều đó đã gây ra 
không ít những trở ngại tâm lý cho sinh 
68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
viên trong học tập, nhiều sinh viên không 
theo kịp với sự thay đổi, chán nản, chán 
học, không đáp ứng được yêu cầu đào tạo 
của nhà trường. Phát hiện những trở ngại 
tâm lý cụ thể, có những biện pháp hỗ trợ 
khắc phục kịp thời là công việc cần thiết 
giúp sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học 
tập và đảm bảo chất lượng đầu ra của nhà 
trường. 
2. Khái niệm trở ngại tâm lý, hoạt động 
học tập theo tín chỉ của sinh viên 
2.1. Trở ngại tâm lý: Trở ngại tâm lý là 
những cái gì (khách quan và chủ quan) gây 
khó khăn, làm giảm hiệu quả các quá trình 
tâm lý của con người như quá trình nhận 
thức, tình cảm, xúc cảm, ý chí 
2.2. Hoạt động học tập theo tín chỉ 
 * Tín chỉ: Tín chỉ là khối lượng kiến 
thức và kỹ năng theo yêu cầu của môn học 
mà người học cần phải tích lũy được trong 
một khoảng thời gian nhất định. 
 Hoạt động học tập theo tín chỉ của 
sinh viên: là hoạt động được điều khiển bởi 
sự tự giác với tinh thần chủ động, tích cực, 
sáng tạo, linh hoạt và tinh thần tự học, hợp 
tác cao nhằm tích lũy đủ các tín chỉ cho 
việc hình thành nghề theo chuyên ngành 
đào tạo. 
 Hoạt động học tập theo tín chỉ của 
sinh viên có các nội dung chính sau: 
 - Một tín chỉ được quy định bằng 15 
tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí 
nghiệm hoặc thảo luận; 45 -90 giờ thực tập 
tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập 
lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Để 
tiếp thu được một tín chỉ (Đối với những 
học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí 
nghiệm) sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ 
chuẩn bị cá nhân. Đối với những chương 
trình, khối lượng của từng học phần đã 
được tính theo đơn vị học phần, thì 1,5 đơn 
vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. 
Một tiết học được tính bằng 50 phút. Một 
học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, 
có 2 loại học phần: học phần bắt buộc và 
học phần tự chọn. 
 - Cách tổ chức tích lũy khối lượng 
kiến thức: Lớp học được tổ chức theo môn 
học/học phần. Sinh viên đăng ký học các 
môn học/học phần vào đầu mỗi học kỳ phù 
hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình và 
đảm bảo quy định chung (môn học chưa 
học, thuộc chuyên ngành đang học, thỏa 
mãn điều kiện tiên quyết, không trùng lịch 
học) nhằm đạt được kiến thức theo một 
chuyên môn chính với quy định các môn 
học tối thiểu phải tích lũy cho việc đạt một 
văn bằng nào đó. Sau mỗi học kỳ, khối 
lượng tín chỉ tích lũy được dùng như là các 
điểm quy chiếu để trường đại học định ra 
cấp độ học tập của sinh viên và xếp họ 
tương ứng với các năm học. 
 - Yêu cầu của việc học theo hệ thống 
tín chỉ: Học ở các học kỳ liên tục trong một 
năm, bao gồm cả học kỳ hè. Học phần nào 
đã tích lũy được thì không cần thiết phải thi 
lại, không thi tốt nghiệp, sinh viên cuối 
khóa có thể làm khóa luận tốt nghiệp (được 
xem như một học phần với một số tín chỉ 
nhất định). 
 Như vậy, học tập theo hệ thống tín 
chỉ sinh viên cần lưu ý các đặc điểm sau: 
 - Tính kế hoạch: Sinh viên cần xây 
dựng kế hoạch học tập, rèn luyện cho cả 
khóa học và từng học kỳ. 
 - Tính mềm dẻo, linh hoạt trong xây 
dựng chương trình, kế hoạch học tập: Tự 
lựa chọn môn học theo khả n ... n gặp trở ngại trong tự học chiếm 97,7%, 
năm thứ 2 chiếm 94,8%. Theo quy định 
trong đề cương chi tiết có giới thiệu tài liệu 
chính và tài liệu tham khảo, có thể có từ 1 
đến 2 tài liệu chính và nhiều tài liệu tham 
khảo, một số tài liệu số lượng ít chưa đáp 
ứng đủ nhu cầu của sinh viên; Khó theo dõi 
nội dung của giờ học do không có đề cương 
bài giảng chiếm 83%, năm thứ 2 chiếm 
74,3%. Nhiều sinh viên muốn được giảng 
viên cung cấp đề cương bài giảng để không 
phải đọc giáo trình, tài liệu, giảm thời gian 
tự học, ít phải ghi chép. Điều này sẽ hạn 
chế tính tích cực, tự giác, độc lập của sinh 
viên trong tự học. Khó liên lạc với giảng 
viên nên không nhận được sự tư vấn trong 
hoạt động tự học một cách kịp thời chiếm 
63,7%, năm thứ 2 chiếm 62,5%. Trở ngại 
này một phần do đặc thù riêng ở bậc đại 
học. Tuy nhiên, nhà trường, giảng viên bộ 
môn cần lưu tâm để giúp sinh viên tự học 
có kết quả. Một số học phần học khó hiểu, 
khó tạo ra hứng thú trong hoạt động học 
chiếm 93,3%, năm thứ 2 chiếm 93,3%. Do 
chương trình đào tạo có một số học phần 
mới chung cho nhiều ngành học, những học 
phần này mang tính lý luận, nhiều khái 
niệm khó hiểu, trừu tượng đòi hỏi sinh viên 
phải nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ mới nắm 
được đầy đủ nội dung và còn phụ thuộc 
phương pháp giảng dạy của giảng viên để 
tạo ra hứng thú học cho sinh viên. Khó 
kiềm chế cảm xúc của bản thân chiếm 
64,4%, năm thứ 2 chiếm 66,1%. Trở ngại 
này do đặc điểm tính cách, khí chất của bản 
thân mỗi người. 
 * Trong nhóm TNTL thứ 3: Khó thiết 
lập mối quan hệ hợp tác trong học tập 
72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
chiếm 69%, năm thứ 2 chiếm 57,3%; Khó 
gây thiện cảm với các sinh viên trong nhóm 
học tập chiếm 70,4%, năm thứ 2 chiếm 
61%; Chưa biết yêu cầu giảng viên và bạn 
cùng học giúp đỡ khi cần thiết chiếm 
61,4%, năm thứ 2 chiếm 55,1%. Những trở 
ngại này là do sinh viên là những người còn 
trẻ tuổi, thiếu các kỹ năng giao tiếp, vốn 
sống, nên gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp 
gây trở ngại trong việc thiết lập các mối 
quan hệ với bạn bè và các giảng viên trong 
trường khi cần sự giúp đỡ. Khó tập trung 
khi nghe giảng, thảo luận nên khó hiểu nội 
dung môn học, kiến thức thu được ít chiếm 
76%, năm thứ 2 chiếm 72%. Trở ngại này 
cũng do đặc điểm tính cách, khí chất, kỹ 
năng giao tiếp của mỗi người mà có, mỗi 
sinh viên cần thấy được để có biện pháp 
khắc phục trong học tập. 
 * Trong nhóm TNTL thứ 4: Trở ngại 
trong việc tự lập các câu hỏi kiểm tra hoặc 
thi chiếm 89,6%, năm thứ 2 chiếm 82,3%; 
Khó viết tóm tắt những vấn đề đã học theo 
ý hiểu của bản thân mà không thay đổi nội 
dung tri thức chiếm 88,9%, năm thứ 2 
chiếm 87,5%; Khó ghi nhớ tài liệu học tập 
chiếm 95,6%, năm thứ 2 chiếm 93,3%. 
Thời gian ôn thi ngắn nên gặp trở ngại 
trong ôn tập chiếm 98%, năm thứ 2 chiếm 
95,6%. Gặp khó khăn trong cách trình bày 
bài thi, kiểm tra chiếm 93,3%, năm thứ 2 
chiếm 90,4%. Những trở ngại này có nhiều 
sinh viên gặp phải vì chưa quen với phương 
pháp học và thi ở đại học, cần có kế hoạch 
và phương pháp học tập, nghiên cứu, ôn tập 
phù hợp. Vì không biết tự học, tự nghiên 
cứu tài liệu họ sẽ không hiểu nội dung môn 
học dẫn đến không tóm tắt được những vấn 
đề đã học, không tự lập các câu hỏi kiểm 
tra hoặc thi và thời gian ôn tập ngắn, nhiều 
môn sẽ khó ghi nhớ được nội dung gây ra 
trở ngại trong cách trình bày bài kiểm tra 
hoặc thi kết thúc học phần vào cuối mỗi 
học kỳ. 
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những trở 
ngại tâm lý trong hoạt động học tập của 
sinh viên 
 Tìm hiểu những nguyên nhân TNTL 
trong hoạt động học tập của sinh viên 
chúng tôi đưa ra 2 loại nguyên nhân: 
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân 
khách quan. Kết quả thu được như sau: 
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 
Bảng 3. Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những TNTL trong hoạt động học tập của SV 
TT Những nguyên nhân 
Khóa 2018 - 2022 Khóa 2017 - 2021 
Số lượng % Số lượng % 
1 
Sinh viên chưa đọc và nắm đầy đủ 
chương trình và “Cẩm nang sinh viên” 
do nhà trường phát hành. 
128 94,8 131 96,3 
2 
Kỹ năng học tập theo tín chỉ còn hạn 
chế. 
130 96,3 115 84,6 
3 
Chưa biết khai thác thông tin từ tài liệu 
học tập. 
127 94 126 92,6 
4 
Do đặc điểm tính cách, khí chất của 
bản thân. 
131 97 132 97 
5 
Chưa có thiện cảm với một số sinh 
viên trong nhóm học tập. 
126 93,3 98 72 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 20 * 2019 73 
6 Do thiếu kỹ năng giao tiếp. 119 88,1 115 84,6 
7 
Chưa biết lập kế hoạch, xây dựng đề 
cương ôn tập hợp lí. 
128 94,8 120 88,2 
8 
Chưa biết cách lập dàn ý khi trả lời câu 
hỏi kiểm tra và thi, kỹ năng trình bày 
chưa tốt. 
128 94,8 123 90,4 
 Đối với những nguyên nhân chủ quan 
hầu hết sinh viên cho rằng sở dĩ có những 
TNTL trong hoạt động học tập là do: 
 - Sinh viên chưa đọc và nắm đầy đủ 
chương trình và “cẩm nang sinh viên” do 
nhà trường phát hành chiếm 94,8%, năm 
thứ 2 chiếm 96,3%; Kỹ năng học tập theo 
tín chỉ còn hạn chế chiếm 96,3 %, năm thứ 
2 chiếm 84,6%; Do thiếu kỹ năng giao tiếp 
chiếm 88,1%, năm thứ 2 chiếm 84,6%. 
Những nguyên nhân này cần được nhà 
trường, cố vấn học tập, các giảng viên quan 
tâm giúp sinh viên nắm được cách tổ chức 
đào tạo của nhà trường, tăng cường việc rèn 
luyện nghiệp vụ sư phạm, rèn kỹ năng giao 
tiếp cho sinh viên. 
 - Chưa biết khai thác thông tin từ tài 
liệu học tập chiếm 94%, năm thứ 2 chiếm 
92,6%; Chưa biết lập kế hoạch, xây dựng 
đề cương ôn tập hợp lí chiếm 94,8%, năm 
thứ 2 chiếm 88,2%; Chưa biết cách lập dàn 
ý khi trả lời câu hỏi kiểm tra và thi, kỹ năng 
trình bày chưa tốt chiếm 94,8% năm thứ 2 
chiếm 90,4%. Những nguyên nhân này cần 
có sự hỗ trợ của giảng viên trực tiếp giảng 
dạy từng học phần nhằm giúp sinh viên biết 
cách đọc, thu thập, xử lí thông tin thu được 
từ tài liệu phục vụ cho việc học và thi kết 
thúc học phần. 
 - Do đặc điểm tính cách, khí chất của 
bản thân chiếm 97%, năm thứ 2 chiếm 
97%. Chưa có thiện cảm với một số sinh 
viên trong nhóm học tập chiếm 93,3%, năm 
thứ 2 chiếm 72%. Tính cách, khí chất là 
những thuộc tính của nhân cách khó thay 
đổi nên mỗi sinh viên cần khắc phục những 
nhược điểm trên thông qua quá trình tự rèn 
luyện và tham gia các hoạt động chung của 
lớp của trường để tích lũy và nâng cao vốn 
kinh nghiệm và các kỹ năng giao tiếp để 
hoạt động học tập thu được kết quả tốt.. 
3.3.2. Nguyên nhân khách quan 
Bảng 4. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến những TNTL trong hoạt động học tập của SV 
TT Những nguyên nhân 
Khóa 2018 - 2022 Khóa 2017- 2021 
Số lượng % Số lượng % 
1 
Do môi trường và tính chất học ở đại 
học có đặc thù riêng. 
135 100 136 100 
2 
Cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của 
nhà trường. 
131 97 132 97 
3 
Số lượng sinh viên trong một lớp quá 
đông. 
124 91,8 131 96,3 
4 Giảng viên, bạn bè ít quan tâm. 129 95,5 98 72 
5 
Phương pháp dạy của giảng viên chưa 
phù hợp. 
127 94 102 75 
6 Khó rút kinh nghiệm để điều chỉnh quá 130 96,2 131 96,3 
74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
trình học tập do giảng viên không trả 
bài kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ 
đúng hạn và không có nhận xét. 
 Đối với những nguyên nhân khách 
quan đa số sinh viên cho rằng sở dĩ có 
những TNTL trong hoạt động học tập là do: 
 - Do môi trường và tính chất học ở 
đại học có đặc thù riêng chiếm 100%, năm 
thứ 2 chiếm 100; Cách tổ chức đào tạo theo 
tín chỉ của nhà trường chiếm 97%, năm thứ 
2 chiếm 97%; Số lượng sinh viên trong một 
lớp quá đông chiếm 91,8%, năm thứ 2 
chiếm 96,3; Giảng viên, bạn bè ít quan tâm 
chiếm 95,5%, năm thứ 2 chiếm 72%. 
Nguyên nhân này hoàn toàn khách quan, 
nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất khi 
mới bước vào trường, chưa quen với 
phương pháp học mới, thầy cô, bạn bè mới, 
kiến thức thì nhiều đòi hỏi họ phải cố gắng, 
nỗ lực mới theo kịp được với cách học mới. 
Số lượng sinh viên quá đông gây trở ngại 
không chỉ cho sinh viên mà giảng viên 
cũng gặp trở ngại trong dạy học. 
 - Phương pháp dạy của giảng viên 
chưa phù hợp chiếm 94%, năm thứ 2 chiếm 
75%; Phương pháp dạy của giảng viên 
đóng vai trò quan trọng hàng đầu giúp sinh 
viên định hướng trong hoạt động học, nếu 
được định hướng đúng trong học tập, đặc 
biệt trong các giờ tự học sẽ giúp sinh viên 
giảm mức độ khó khăn một cách đáng kể. 
 - Khó rút kinh nghiệm để điều chỉnh 
quá trình học tập do giảng viên không trả 
bài kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ đúng 
hạn và không có nhận xét chiếm 96,2%, 
năm thứ 2 chiếm 96,3%. Nguyên nhân này 
một phần do nhiều lớp quá đông, bảng 
điểm do Phòng Đào tạo quản lý đưa xuống 
chậm, một phần do trường khi thanh tra nhà 
giáo yêu cầu giảng viên phải có bài kiểm 
tra để làm minh chứng cho việc kiểm tra, 
đánh giá sinh viên. 
4. Kết luận và kiến nghị 
 Nghiên cứu thực trạng những trở ngại 
tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ 
thống tín chỉ của sinh viên sư phạm Trường 
Đại học Phú Yên được chia thành 4 nhóm 
TNTL. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đa số 
sinh viên được khảo sát đều gặp phải những 
TNTL trong học tập và được biểu hiện rất 
đa dạng. Những trở ngại này ảnh hưởng 
không nhỏ đến kết quả học tập của sinh 
viên và chất lượng đào tạo của nhà trường. 
Những trở ngại tâm lý trong hoạt động học 
tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên sư 
phạm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách 
quan (Do môi trường và tính chất học ở đại 
học; cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của 
nhà trường; vai trò của giảng viên, cố vấn 
học tập) và yếu tố chủ quan (Ý thức học 
tập, nghiên cứu; kỹ năng học tập theo tín 
chỉ; đặc điểm về tính cách, khí chất; kinh 
nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp). Mức độ 
ảnh hưởng của các yếu tố là không giống 
nhau, trong đó yếu tố có ảnh hưởng nhiều 
nhất là cách tổ chức đào tạo của nhà 
trường, giảng viên, cố vấn học tập và ý 
thức tự học của sinh viên. 
 Từ việc phân tích kết quả và nguyên 
nhân trên, chúng tôi đưa ra một số kiến 
nghị xem như là những giải pháp giúp sinh 
viên hạn chế những TNTL trong hoạt động 
học tập: 
 - Đối với các cấp lãnh đạo nhà trường 
 + Khi triển khai áp dụng đào tạo theo 
tín chỉ, mặc dù đã phát hành cuốn “Cẩm 
nang sinh viên”, nhà trường vẫn cần tổ 
chức hướng dẫn cho sinh viên, nhất là sinh 
viên năm thứ nhất, những kiến thức về kỹ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 20 * 2019 75 
năng học tập theo tín chỉ: Cách tổ chức 
đăng ký học phần, cách tính khối lượng 
kiến thức tích lũy, cách tổ chức tích lũy 
khối lượng kiến thức. 
 + Thiết kế và đẩy mạnh nội dung 
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên bằng 
việc đưa vào chương trình học chính khóa 
bắt buộc. 
 + Tăng thời lượng thực hành (Bài 
tập, thảo luận nhóm) để nâng cao nhận 
thức và kỹ năng cho sinh viên. 
 + Tạo điều kiện thuận lợi nhất để 
sinh viên thực hiện hoạt động học tập theo 
tín chỉ (đăng ký học phần trực tuyến, giảm 
áp lực thi cử, thành tích điểm số). 
 - Đối với giảng viên 
 + Giúp sinh viên nắm được đề cương 
chi tiết môn học, qua đó sinh viên chủ động 
lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu. 
 + Xác định rõ nội dung tự học và 
phương tiện để họ thực hiện nội dung học 
thông qua việc thiết kế nhiệm vụ tự học cụ 
thể để chiếm lĩnh được các nội dung học 
tập. Giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các 
tài liệu chính, tài liệu tham khảo, cách tra 
cứu, thu thập và xử lí thông tin trong tài 
liệu. Bồi dưỡng cho sinh viên kiến thức về 
tự học và kiểm tra, đánh giá hoạt động tự 
học của sinh viên. Tránh việc giảng viên 
chỉ giao nhiệm vụ mà không kiểm tra, đánh 
giá dẫn đến mang tính hình thức, đối phó 
mà không đem lại kết quả. Việc kiểm tra, 
đánh giá được tiến hành trong suốt quá 
trình môn học thông qua các hình thức 
kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân, bài 
tập nhóm, bài tập lớn và các bài thi giữa kỳ, 
cuối kỳ. 
 - Đối với cố vấn học tập 
 Cố vấn học tập là một trong những 
điều kiện cơ bản để thực hiện triển khai 
chương trình đào tạo theo tín chỉ. Họ là chỗ 
dựa xã hội quan trọng của sinh viên để giải 
quyết các vấn đề khó khăn trong học tập 
theo tín chỉ. Mỗi cố vấn học tập cần có kiến 
thức về tâm lý học sư phạm, biết tìm hiểu 
năng lực, hoàn cảnh của sinh viên để tư vấn 
việc lập tiến độ tích lũy phù hợp với hoàn 
cảnh, điều kiện của từng sinh viên. Họ cần 
nắm chắc chương trình và quy trình đào tạo 
để đạt được một văn bằng của từng ngành 
học trong từng khóa học nhằm giúp từng 
sinh viên lựa chọn và đăng ký môn học phù 
hợp với năng lực, thời gian. Nhờ đó mỗi 
sinh viên biết lập kế hoạch học tập tối ưu 
cho mình. Họ cần có kinh nghiệm học tập, 
kỹ năng giao tiếp tốt để hỗ trợ cách học cho 
sinh viên khi được yêu cầu. 
 - Đối với sinh viên 
 Cần tổ chức tốt đời sống cá nhân, biết 
sắp xếp các công việc và các nhiệm vụ học 
tập một cách hợp lí, khoa học. Chuẩn bị tốt 
cho các giờ tín chỉ và cho cả kiểm tra, thi 
kết thúc học phần. Tìm những phương án 
giải quyết. Ngoài ra, sinh viên cũng cần 
tham gia vào nhiều hoạt động đặc biệt là 
những hoạt động tốt cho kiến thức và kỹ 
năng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Ngọc Hà (2012), Khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1, Nxb Từ điển Bách 
khoa, Hà Nội. 
[2] Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học tập 1, Nxb Giáo 
dục. 
[3] Bùi Hiền, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà 
Nội. 
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
[4] Đỗ Thị Thu Hồng (2008), Kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống của 
học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
[5] Nguyễn Xuân Thức (2007), “Phân tích các biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt 
động học tập của sinh viên năm thứ nhất sư phạm”, Tạp chí Tâm lý học, Số 9 Tr14-
21. 
[6] Nguyễn Thị Tứ, Đào Thị Duy Duyên (2013), “Những khó khăn trong cuộc sống của 
sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm TPHCM”, Tạp chí Khoa học Đại 
học Sư phạm TPHCM, Số 50 tr120-130. 
[7] Trường Đại học Phú Yên (2009), Cẩm nang sinh viên, Công ty Cổ phần in - TM Phú 
Yên. 
(Ngày nhận bài: 13/11/2018; ngày phản biện: 26/11/2018; ngày nhận đăng: 04/01/2019) 

File đính kèm:

  • pdftro_ngai_tam_ly_trong_hoat_dong_hoc_tap_theo_he_thong_tin_ch.pdf