Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng sinh thái đặc thù với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế -

xã hội. Tuy nhiên trong xây dựng nông thôn mới Tây Nguyên vẫn đang gặp những thách thức lớn, tỷ

lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp thứ hai trong cả nước (thấp nhất là vùng miền núi phía Bắc). Kết

quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến các tiêu chí về chất lượng đời sống nông

thôn không đạt được, đó là sự phân hóa sâu sắc về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội theo lãnh thổ,

khai thác tài nguyên thiếu bền vững, sinh kế bấp bênh, chất lượng môi trường suy thoái. Đồng thời,

các phân tích cũng cho thấy, tiếp cận địa lý tổng hợp dựa trên các quan điểm hệ thống, liên ngành và

phát triển bền vững là hướng tiếp cận phù hợp, hiệu quả cho vùng Tây Nguyên trong xây dựng nông

thôn mới.

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 1

Trang 1

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 2

Trang 2

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 3

Trang 3

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 4

Trang 4

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 5

Trang 5

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 6

Trang 6

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 7

Trang 7

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9860
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên

Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên
27 
TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG XÂY DỰNG 
 NÔNG THÔN MỚI VÙNG TÂY NGUYÊN 
NGUYỄN THỊ THỦY, HOÀNG THỊ HUYỀN NGỌC, NGUYỄN MẠNH HÀ, 
 NGUYỄN ĐÌNH KỲ, NGUYỄN CÔNG LONG, HOÀNG QUỐC NAM 
Tóm tắt: Tây Nguyên là vùng sinh thái đặc thù với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - 
xã hội. Tuy nhiên trong xây dựng nông thôn mới Tây Nguyên vẫn đang gặp những thách thức lớn, tỷ 
lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp thứ hai trong cả nước (thấp nhất là vùng miền núi phía Bắc). Kết 
quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến các tiêu chí về chất lượng đời sống nông 
thôn không đạt được, đó là sự phân hóa sâu sắc về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội theo lãnh thổ, 
khai thác tài nguyên thiếu bền vững, sinh kế bấp bênh, chất lượng môi trường suy thoái. Đồng thời, 
các phân tích cũng cho thấy, tiếp cận địa lý tổng hợp dựa trên các quan điểm hệ thống, liên ngành và 
phát triển bền vững là hướng tiếp cận phù hợp, hiệu quả cho vùng Tây Nguyên trong xây dựng nông 
thôn mới. 
Từ khóa: nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, phân hóa lãnh thổ, Tây Nguyên 
A GENERAL GEOLOGICAL APPROACH IN CONSTRUCTING 
OF NEW RURAL CENTRAL HIGHLANDS 
Abstract: The Central Highlands of Viet Nam (Tây Nguyên) are a specific ecological region which 
has potential and advantages for socio-economic development. However, in the construction of new 
rural areas, the Central Highlands is still facing great challenges, the percentage of communes 
meeting new rural standards is the second lowest in the country (the lowest is in the Northern 
mountainous region). The research results have pointed out some basic reasons why the criteria for 
rural life quality are not achieved, that is, the deep division of natural and socio-economic conditions 
by territory, and exploitation of resources. unsustainable, precarious livelihoods, degraded 
environmental quality. At the same time, analysis also proved that the integrated geographical 
approach which is based on systematic, interdisciplinary and sustainable development perspectives 
is an appropriate and effective approach for the Central Highlands in building new rural areas. 
Keywords: new countryside, agricultural development, territorial division, Central Highlands 
1. Đặt vấn đề 
Tây Nguyên (gồm năm tỉnh Đắk Lắk, Gia 
Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng) được 
đánh giá là vùng đất có “vị trí địa chiến lược” 
đặc biệt quan trọng, “vùng địa sinh thái” giàu tài 
nguyên, là “vùng địa văn hóa” đa sắc tộc, giàu 
bản sắc với dân cư nông thôn chiếm khoảng 
71,3% dân số của vùng (4.179,6 nghìn người 
năm 2019). Diện tích tự nhiên toàn vùng là 
54.470 km2 (chiếm 16,8% diện tích cả nước). 
Tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 
tạo thuận lợi cho Tây Nguyên phát triển thành 
vùng sản xuất hàng hóa nông sản chất lượng cao 
với hệ thống cây công nghiệp thế mạnh như: cà 
phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè. Tây Nguyên hiện 
là vùng sản xuất cà phê, hồ tiêu lớn nhất cả nước; 
vùng cao su và vùng điều lớn thứ hai sau Đông 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
28 
Nam Bộ; vùng chè lớn thứ hai sau Trung du và 
miền núi phía Bắc. Năng suất một số loại cây 
trồng chủ lực của Tây Nguyên thuộc nhóm đứng 
đầu thế giới. 
Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục 
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), 
diện mạo nông thôn Tây Nguyên được cải thiện 
rõ nét. Nhiều tuyến giao thông được đầu tư nâng 
cấp, cơ sở hạ tầng được củng cố, đời sống người 
dân ngày càng nâng cao... 
Tuy nhiên, Tây Nguyên đã và đang phải đối 
mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong xây 
dựng NTM. Với hạn chế ở xuất phát điểm thấp 
(điều kiện sống và thu nhập); các nguồn lực xây 
dựng NTM thiếu và yếu; đa dạng về thành phần 
dân tộc; phân hóa về lực lượng lao động và 
phương thức sản xuất... khiến cho kết quả thực 
hiện xây dựng NTM ở Tây Nguyên thấp hơn 
nhiều so với bình quân cả nước (37,73% số xã 
và bình quân 13,72 tiêu chí/xã). Trong đó, nhiều 
tiêu chí trong thời gian dài chưa hoàn thành, xuất 
hiện sự chênh lệch lớn giữa các địa phương 
trong vùng. Thực tiễn này đòi hỏi phải tìm ra lời 
giải, bổ sung những luận cứ khoa học mới sát 
thực với tình hình hiện nay, đa dạng cách tiếp 
cận để giải quyết hiệu quả, toàn diện và lâu dài 
những hạn chế mấu chốt nội vùng Tây Nguyên 
đặt trong chiến lược phát triển chung của cả 
nước. 
Nghiên cứu sử dụng lãnh thổ theo hướng tiếp 
cận địa lý tổng hợp đã được áp dụng thành công 
ở nhiều quốc gia. Trong đó, nghiên cứu điều 
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo quan 
điểm địa lý tổng hợp có ý nghĩa hết sức quan 
trọng, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cần 
thiết cho phát triển kinh tế - xã hội [4]. Tiếp cận 
địa lý có những ưu thế như: tính tổng hợp và 
quan hệ tương tác giữa các hợp phần địa lý đòi 
hỏi khối lượng kiến thức vừa chuyên sâu, vừa 
mở rộng và liên ngành; kết quả nghiên cứu được 
biểu hiện cụ thể và rõ nét trên bản đồ giúp nhận 
biết đặc điểm và tính chất đặc thù phân bố của 
các đối tượng; khả năng ứng dụng trong thực 
tiễn sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi 
trường [5]. 
Như vậy, yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong 
phát triển nông thôn Tây Nguyên cần được làm 
sáng tỏ bởi lý luận khai thác sử dụng hợp lý tài 
nguyên, phát triển kinh tế - xã hội của hướng 
tiếp cận địa lý tổng hợp. Nghiên cứu này dựa 
trên cơ sở đánh giá hiện trạng NTM Tây 
Nguyên, luận giải nguyên nhân hạn chế, từ đó 
làm rõ tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng 
nông nghiệp, nông thôn Tây Nguyên bền vững 
theo ba quan điểm đặc trưng của khoa học địa lý 
(theo quan điểm hệ thống, liên ngành và phát 
triển bền vững). 
2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên 
cứu 
Cơ sở dữ liệu để thực hiện nghiên cứu này 
bao gồm tài liệu về kết quả xây dựng NTM, tình 
hình kinh tế - xã hội, nhận định về nông nghiệp, 
nông thôn vùng Tây Nguyên và các tài liệu khác 
có liên quan. 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, 
tổng hợp tài liệu, phương pháp bả ... 126 69,2 63 41,4 30 49,2 115 99,1 
Thủy lợi 83 96,5 173 95,1 119 78,3 51 83,6 116 100,0 
Điện 81 94,2 180 98,9 124 81,6 49 80,3 116 100,0 
Trường học 40 46,5 111 61,0 99 65,1 27 44,3 111 95,7 
Cơ sở vật chất văn hóa 47 54,7 124 68,1 61 40,1 28 45,9 116 100,0 
Chợ nông thôn 70 81,4 180 98,9 103 67,8 54 88,5 115 99,1 
Bưu điện 70 81,4 170 93,4 147 96,7 58 95,1 116 100,0 
Nhà ở dân cư 36 41,9 111 61,0 100 65,8 29 47,5 111 95,7 
3. Nhóm chỉ tiêu kinh tế và tổ chức sản xuất 
Thu nhập 20 23,3 84 46,2 78 51,3 42 68,9 102 87,9 
Tỷ lệ hộ nghèo 24 27,9 94 51,6 65 42,8 36 59,0 106 91,4 
Cơ cấu lao động 85 98,8 181 99,5 150 98,7 61 100,0 116 100,0 
Hình thức tổ chức sản xuất 42 48,8 132 72,5 107 70,4 47 77,0 104 89,7 
4. Nhóm chỉ tiêu văn hóa - xã hội - môi trường 
Giáo dục 53 61,6 154 84,6 139 91,4 61 100,0 113 97,4 
Dịch vụ y tế 57 66,3 164 90,1 151 99,3 44 72,1 115 99,1 
Văn hóa 57 66,3 148 81,3 120 78,9 44 72,1 116 100,0 
Môi trường 38 44,2 91 50,0 78 51,3 28 45,9 112 96,6 
5. Nhóm chỉ tiêu hệ thống chính trị 
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội 43 50,0 97 53,3 140 92,1 24 39,3 116 100,0 
An ninh, trật tự xã hội 74 86,0 166 91,2 144 94,7 46 75,4 116 100,0 
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai 
đoạn 2010-2020 ở 5 tỉnh Tây Nguyên [8] 
Bên cạnh đó, có những tiêu chí được đánh giá 
là rất khó đạt trong tầm nhìn trung hạn (như 
đường giao thông, môi trường). Một số tiêu chí 
quan trọng liên quan đến chất lượng đời sống 
nông thôn còn thấp (thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo), 
trong đó Kon Tum và Gia Lai có dưới 50% số 
xã đạt tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Tỷ 
lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn Tây Nguyên 
là 18,5% năm 2015 và đã giảm xuống còn 12,4% 
năm 2019 [2]. Tuy nhiên, so với tiêu chí tỷ lệ hộ 
nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 (áp dụng 
cho vùng Tây Nguyên là dưới 7%), thì khoảng 
cách còn khá lớn. Thu nhập bình quân đầu người 
các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) năm 2019 
trong khoảng 25-38 triệu đồng/người/năm [2], 
trong khi tiêu chí yêu cầu là trên 41 triệu đồng. 
Chỉ có các xã thuộc tỉnh Lâm Đồng đạt được tiêu 
chí này với thu nhập trung bình 47,148 triệu 
đồng/người/năm [7]. 
3.2. Luận giải khó khăn và thách thức trong 
xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên 
Theo quan điểm địa lý, bản chất của sự phân 
hóa vùng miền chính là sự phân hóa lãnh thổ, thể 
hiện bởi các đặc trưng cơ bản như: vị trí địa lý, 
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên[7]. 
Do mối quan hệ mật thiết của con người và môi 
trường địa lý, sự phân hóa về tự nhiên sẽ dẫn đến 
sự phân hóa về điều kiện kinh tế - xã hội. Điều này 
Nguyễn Thị Thủy & NNC - Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng  
31 
đã lý giải sự phân hóa không chỉ xảy ra trên các 
vùng miền khác nhau của nước ta mà còn ngay 
trong chính nội vùng Tây Nguyên, cụ thể trong 
nghiên cứu này là vấn đề xây dựng NTM. Để thể 
hiện sự phân bố không gian của kết quả xây dựng 
NTM vùng Tây Nguyên, nghiên cứu đã thành lập 
bản đồ hiện trạng xây dựng NTM vùng Tây 
Nguyên giai đoạn 2011-2020 (Hình 3). 
Hình 3. Bản đồ hiện trạng xây dựng NTM vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2011-2020) 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
32 
Bản đồ này cho thấy, những xã gặp nhiều khó 
khăn trong xây dựng NTM chủ yếu thuộc vùng 
hạn chế về điều kiện tự nhiên như vùng núi Ngọc 
Linh, vùng núi thấp Sa Thầy (Kon Tum), vùng 
núi thấp Chutrian, Chu Jiu (Gia Lai), vùng núi 
Chư Yang Sin (Đắk Lắk, Đắk Nông). Ngược lại, 
những xã phát triển hơn phân bố ở những vùng 
có địa hình bằng phẳng, điều kiện thuận lợi để 
phát triển đa dạng kinh tế nông thôn như vùng 
trũng Kon Tum, trũng An Khê (Kon Tum), cao 
nguyên Pleiku (Gia Lai), cao nguyên Buôn Mê 
Thuột (Đắk Lắk), cao nguyên Đắk Nông (Đắk 
Nông), bình sơn Đà Lạt, cao nguyên Di Linh 
(Lâm Đồng). 
Ngoài ra, mặc dù bộ tiêu chí xây dựng NTM đã 
có các mức tiêu chuẩn cụ thể theo 7 vùng địa lý, 
nhưng trong nội vùng Tây Nguyên cũng đã có sự 
phân hóa sâu sắc theo lãnh thổ. Vì vậy, áp dụng 
cùng mức tiêu chuẩn cho tất cả đơn vị cấp xã trong 
vùng là vấn đề bất cập trong xây dựng NTM (ví 
dụ tiêu chuẩn thu nhập 41 triệu đồng/năm áp dụng 
cho nông thôn miền núi, nông thôn biên giới, nông 
thôn đồng bào dân tộc thiểu số sẽ khó khăn hơn rất 
nhiều, thậm chí là bất khả thi so với nông thôn cao 
nguyên, ven đô thị). 
Đối với những tiêu chí liên quan trực tiếp đến 
thu nhập: nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi 
nhọn và có vị trí chủ đạo trong toàn bộ nền kinh 
tế Tây Nguyên. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và 
thủy sản chiếm 39,1% trong tổng GRDP toàn 
vùng năm 2019 [2], trong đó trồng trọt chiếm trên 
80% tỷ trọng nông nghiệp. Tuy nhiên, tăng 
trưởng ngành nông nghiệp không ổn định do đã 
chạm ngưỡng tới hạn của các yếu tố đóng góp 
nhiều cho tăng trưởng (chủ yếu bằng cách mở 
rộng diện tích canh tác, trong khi phương thức 
sản xuất giản đơn, thiếu bền vững). Các nông sản 
chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu phụ thuộc 
vào biến động của thị trường thế giới, dẫn đến 
sinh kế của cư dân nông thôn thiếu bền vững. 
Mặt khác, vùng Tây Nguyên trong quá trình 
phát triển đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. 
Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên 
thiên nhiên dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh 
thái. Điều này đã được chứng minh qua diện tích 
rừng và đất rừng liên tục suy giảm trong nhiều 
năm, xuất hiện thoái hóa đất và hoang mạc hóa cục 
bộ, mâu thuẫn gay gắt trong sử dụng tài nguyên 
nước [6]. Sự suy thoái, suy giảm về tài nguyên môi 
trường sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tự nhiên, 
con người, xã hội. Suy giảm rừng, nguồn nước 
đồng nghĩa với suy giảm văn hóa và đời sống của 
nhiều dân tộc bản địa, thậm chí là nền văn hóa đặc 
thù Tây Nguyên. 
3.3. Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng 
nông thôn mới vùng Tây Nguyên 
Đến nay, phát triển nông nghiệp, nông thôn 
đã thay đổi từ “tiếp cận lĩnh vực” sang “tiếp cận 
khu vực”, về thực chất chính là phát triển theo 
vùng lãnh thổ [3]. Sử dụng lãnh thổ là quá trình 
biến những tiềm năng tự nhiên, tiềm năng con 
người thành động lực để phát triển. Mỗi vùng 
lãnh thổ đều có những đặc trưng và thế mạnh 
riêng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tây 
Nguyên với nhiều vùng địa lý rộng lớn, việc sử 
dụng hợp lý, nâng cao giá trị của các nguồn lực 
đã có, tạo ra những nguồn lực mới luôn được coi 
là vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến định 
hướng phát triển lãnh thổ [4]. 
Như phân tích ở phần trên, vấn đề trọng yếu, 
quyết định sự thành công trong xây dựng NTM 
Tây Nguyên chính là xác lập được nền kinh tế ổn 
định, hiệu quả trên cơ sở bảo vệ môi trường. Đây 
vừa là điểm yếu, vừa là thách thức của vùng. Do 
vậy, cần có những luận cứ khoa học để định 
hướng, hoạch định tổ chức lãnh thổ sản xuất 
nông nghiệp một cách bền vững theo tiếp cận 
địa lý tổng hợp. 
Nguyễn Thị Thủy & NNC - Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng  
33 
Tiếp cận địa lý tổng hợp trong xây dựng 
NTM Tây Nguyên nhằm xác định được mối 
quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự 
nhiên với hoạt động của con người trong khai 
thác sử dụng tài nguyên, với các quan điểm chủ 
đạo (hệ thống, liên ngành và phát triển bền 
vững). Theo đó, các kết quả nghiên cứu và ứng 
dụng dưới góc độ địa lý sẽ được lưu trữ, phân 
tích trong môi trường hệ thông tin địa lý GIS và 
thể hiện trực quan, sinh động bằng bản đồ - cách 
biểu đạt sự phân bố không gian, tổ chức lãnh thổ, 
phân vùng chức năng... 
Theo quan điểm hệ thống: phát triển nông 
nghiệp, nông thôn Tây Nguyên phải đảm bảo hai 
khía cạnh: thứ nhất, dựa vào các thể tổng hợp 
lãnh thổ tự nhiên - nhân văn để nghiên cứu chi 
tiết và toàn diện các đặc trưng tự nhiên (địa chất, 
địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh 
vật), tác động của con người trong sử dụng tài 
nguyên; thứ hai, trong phát triển nếu chỉ xem xét 
một hợp phần (tự nhiên hoặc nhân văn) mà bỏ 
qua các hợp phần còn lại thì sẽ ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến tất cả hệ thống và các hệ thống 
liên quan. Do đó, tiếp cận địa lý tổng hợp là 
hướng tiếp cận tối ưu khi nghiên cứu sử dụng 
lãnh thổ. Đối tượng không chỉ là các thể tổng 
hợp lãnh thổ mà còn là mối quan hệ và tác động 
qua lại lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên và hệ 
thống kinh tế - xã hội. 
Theo quan điểm tiếp cận liên ngành: nông 
nghiệp, nông thôn Tây Nguyên không chỉ là đối 
tượng của một ngành hay của một nhóm ngành 
mà là sự tổng hòa, giao thoa của nhiều khoa học. 
Tính chất liên ngành đảm bảo cho định hướng 
sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao, dung hoà 
mâu thuẫn về lợi ích sử dụng, tôn trọng các yếu 
tố cấu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo 
tồn và phát huy được các giá trị tự nhiên và nhân 
văn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn Tây 
Nguyên được xác định trên 5 trụ cột là: 1) An 
ninh - quốc phòng (an ninh truyền thống và phi 
truyền thống được kết hợp hài hoà, thống nhất); 
2) Văn hoá (bảo tồn, phát triển văn hoá địa 
phương như một tài nguyên quý giá); 3) Kinh tế 
(kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn); 4) Xã hội 
(công bằng, dân chủ, văn minh, hạnh phúc); 5) 
Môi trường (hài hoà với thiên nhiên, năng lực 
ứng phó với thiên tai). 
Theo quan điểm phát triển bền vững: nền 
tảng của phát triển phải dựa trên những giá trị cơ 
bản đặc thù của vùng, đó là: tài nguyên vị thế 
(trong mối quan hệ với Duyên hải miền Trung, 
Đông Nam Bộ và các vùng lân cận của Lào, 
Campuchia); tính chất cao nguyên điển hình; 
các hệ sinh thái đặc thù (đất, nước, rừng). Quan 
điểm phát triển bền vững nông nghiệp, nông 
thôn Tây Nguyên nhấn mạnh ba phương diện: 1) 
Bền vững về kinh tế (đạt được sự tăng trưởng ổn 
định với cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao đời sống 
nông thôn, giảm nghèo); 2) Bền vững về xã hội 
(cải thiện và nâng cao dịch vụ xã hội, hạn chế 
khoảng cách phát triển giữa các khu vực, các dân 
tộc, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản 
sắc văn hoá dân tộc); 3) Bền vững về môi trường 
(khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu 
quả tài nguyên; bảo tồn đa dạng sinh học, giảm 
thiểu xung đột môi trường, kiểm soát ô nhiễm, 
cải thiện chất lượng môi trường). 
4. Kết luận 
Xây dựng NTM ở Tây Nguyên đã đạt được 
nhiều thành tựu, song chưa thực sự thành công 
do một số tiêu chí quan trọng liên quan trực tiếp 
đến đời sống nông thôn chưa đạt theo tiêu chuẩn 
đặt ra. Nguyên nhân cơ bản được xác định là sự 
phân hóa về điều kiện tự nhiên, tài nguyên theo 
lãnh thổ dẫn đến thực trạng phát triển kinh tế - 
xã hội không đồng đều; bất cập trong khai thác, 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
34 
sử dụng tài nguyên phục vụ sản xuất nông 
nghiệp; sinh kế bấp bênh, thiếu bền vững; suy 
thoái môi trường. 
Tiếp cận địa lý tổng hợp là hướng tiếp cận 
khoa học cần thiết và phù hợp trong xây dựng 
NTM Tây Nguyên, được đặc trưng bởi tính lãnh 
thổ, tính đồng bộ trong môi trường hệ thống 
thông tin địa lý, tính trực quan của bản đồ. Theo 
đó, phát triển nông nghiệp, nông thôn Tây 
Nguyên được nhìn nhận dựa trên ba quan điểm 
chủ đạo: quan điểm hệ thống, quan điểm liên 
ngành, quan điểm phát triển bền vững nhằm đảm 
bảo giải quyết khó khăn và thách thức trên nền 
tảng những giá trị cơ bản đặc thù của vùng. 
Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu thực trạng nông 
thôn Tây Nguyên và đề xuất mô hình nông thôn mới theo các vùng địa lý sinh thái nhằm tạo sinh 
kế, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững” theo Hợp đồng giữa Văn 
phòng Chương trình KHCN phục vụ xây dựng Nông thôn mới và Viện Địa lý, TS. Nguyễn Thị Thủy 
làm chủ nhiệm đề tài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020 (2019), Báo cáo Tổng kết 10 năm 
thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Hà Nội, 10/2019. 
2. Cục thống kê 5 tỉnh Tây Nguyên (2020), Niên giám thống kê năm 2019 các tỉnh Tây Nguyên. 
3. Bùi Quang Dũng, (2015), Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Báo 
cáo tổng hợp kết quả thực hiện Đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, mã số TN3/X10, Hà Nội, 
219 trang. 
4. Phạm Hoàng Hải, (2015), Nghiên cứu đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, biến động sử dụng tài nguyên và xác 
lập các mô hình kinh tế - sinh thái bền vững cho một số vùng địa lý trọng điểm khu vực Tây Nguyên, Báo cáo tổng 
hợp kết quả thực hiện Đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, mã số TN3/T03, Hà Nội, 510 trang. 
5. Nguyễn Cao Huần, Đào Đình Bắc, Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Văn Nam (2003), Tiếp cận địa lý 
trong nghiên cứu phát triển nông thôn miền núi (ví dụ xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), Tạp chí Khoa học 
Đại học quốc gia Hà Nội, tập 6, số 4, 2003. 
6. Châu Văn Minh, Nguyễn Đình Kỳ (2020), Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn, Diễn đàn 
Khoa học và công nghệ, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội. 
7. Nguyễn Thị Thủy, (2019), Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch bền vững 
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận – tỉnh Lâm Đồng, Luận án tiến sĩ Địa lý, Học viện khoa học và công nghệ, Hà Nội, 
280 trang. 
8. UBND các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (2019), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương 
trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh, 9/2019. 
9. Vũ Tự Lập (2004), Sự phát triển của khoa học địa lý trong thế kỷ XX, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
Thông tin tác giả 
Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Thị Huyền Ngọc, 
Nguyễn Công Long, Hoàng Quốc Nam, Viện Địa lý 
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Nguyễn Đình Kỳ, Văn phòng Chương trình Tây Nguyên 2016-2020, 
Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam 
Email: ngoc.hoanghuyen@gmail.com; Điện thoại: 0913 020 395 
Địa chỉ: Viện Địa lý, nhà A27, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy 
 Nhật ký tòa soạn 
Ngày nhận bài: 16/3/2021 
Biên tập: 5/2021 

File đính kèm:

  • pdftiep_can_dia_ly_tong_hop_trong_xay_dung_nong_thon_moi_vung_t.pdf