Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp

Phát triển cơ sở hạ tầng và hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững luôn là hai

yếu tố song hành, có vai trò trung tâm trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước ta qua các giai đoạn phát triển. Cơ sở hạ tầng (CSHT) nông thôn có vai trò quan

trọng, là cơ sở và điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương. Trong xây dựng nông thôn

mới, các địa phương luôn ưu tiên dành các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng. Theo Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, từ 6/2010 đến nay cả nước đã huy động trên 2,3 triệu tỷ đồng để phát

triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây

dựng mới, cải tạo và nâng cấp trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn trên

phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng các công trình CSHT sau khi đầu tư một cách có

hiệu quả, bền vững chưa được nhiều địa phương quan tâm. Vì vậy, vấn để quản lý, sử dụng một cách

hiệu quả các công trình sau đầu tư đang là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu

tại vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), bài viết này sẽ phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp

quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững CSHT ở nông thôn vùng ĐBSH

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 1

Trang 1

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 2

Trang 2

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 3

Trang 3

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 4

Trang 4

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 5

Trang 5

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 6

Trang 6

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 7

Trang 7

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 8

Trang 8

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 9

Trang 9

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 11880
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp

Thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và định hướng giải pháp
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 63 - 2020 1 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN VÙNG 
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP 
Nguyễn Lê Dũng, Đặng Minh Tuyến, Lê Văn Tú, Hà Thị Thu 
Trung tâm tư vấn PIM 
Tóm tắt: Phát triển cơ sở hạ tầng và hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững luôn là hai 
yếu tố song hành, có vai trò trung tâm trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế 
- xã hội của đất nước ta qua các giai đoạn phát triển. Cơ sở hạ tầng (CSHT) nông thôn có vai trò quan 
trọng, là cơ sở và điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương. Trong xây dựng nông thôn 
mới, các địa phương luôn ưu tiên dành các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng. Theo Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, từ 6/2010 đến nay cả nước đã huy động trên 2,3 triệu tỷ đồng để phát 
triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây 
dựng mới, cải tạo và nâng cấp trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn trên 
phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng các công trình CSHT sau khi đầu tư một cách có 
hiệu quả, bền vững chưa được nhiều địa phương quan tâm. Vì vậy, vấn để quản lý, sử dụng một cách 
hiệu quả các công trình sau đầu tư đang là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu 
tại vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), bài viết này sẽ phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp 
quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững CSHT ở nông thôn vùng ĐBSH. 
Từ khóa: Nông thôn mới, cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hiệu quả, bên vững, Đồng bằng sông Hồng. 
Summary: Developing the infrastructure and aiming towards the sustainable development goals are 
always two parallel elements, playing a central role in the strategies, programs, and plans for socio-
economic development of our country through various developing stages. The rural infrastructure 
plays an important role and is the basis and conditions for socio-economic development in localities. 
In the process of building up the new countryside, localities always give priority to resources for 
infrastructure development. According to the Ministry of Agriculture and Rural Development, from 
June 2010 up to now, the country has mobilized over 2.3 million billion VND to develop an 
infrastructure system for building up the new rural. Infrastructure works which are newly built, 
renovated and upgraded over the past years have significantly changed the face of rural areas 
nationwide. However, the effective and sustainable management and usage of infrastructure works 
after investment are not really concerned by many localities. Therefore, the issue of effective 
management and use of post-investment projects is now necessary. Based on the research results in 
the Red River Delta (Red River Delta), this article reflects the status and proposes solutions for 
effective and sustainable management and use of infrastructure in rural areas in the Red River Delta. 
Keywords: New Rural, rural infrastructure, effective, sustainable, the Red River Delta. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Cơ sở hạ tầng ở nông thôn bao gồm hạ tầng 
Kinh tế - Xã Hội (KT-XH) cho toàn ngành nông 
nghiệp và nông thôn của vùng, của làng, xã và 
nó được hình thành, sử dụng vì mục đích phát 
triển KT-XH của làng, xã. CSHT nông thôn là 
thành phần chính trong mô hình phát triển nông 
thôn mới kiểu mẫu, là những cơ sở vật chất và 
Ngày nhận bài: 19/112020 
Ngày thông qua phản biện: 10/12/2020 
thiết chế cung cấp dịch vụ cho sinh hoạt kinh tế, 
xã hội, dân sinh trong cộng đồng làng xã và do 
làng xã quản lý, sở hữu và sử dụng, làm nền 
tảng cho sự phát triển KT-XH nông thôn. 
Trong thực hiện các nội dung xây dựng nông 
thôn mới, đa số các địa phương mới tập trung 
chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề 
quản lý, sử dụng công trình sau đầu tư chưa 
Ngày duyệt đăng: 16/12/2020 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 63 - 2020 2 
được chú trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng 
một số công trình không được sử dụng hiệu quả 
hoặc sử dụng sai mục đích. Tính bền vững và 
hiệu quả của công trình chưa được đảm bảo, 
nhiều công trình hư hỏng chỉ sau một thời gian 
ngắn đưa vào sử dụng. 
Hiệu quả của công trình thể hiện ở khả năng đáp 
ứng yêu cầu đặt ra khi thiết kế. Sự bền vững thể 
hiện ở khả năng duy trì hiệu quả cao, công trình 
có tuổi thọ lâu dài. Hiệu quả và tính bền vững 
phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân từ giai đoạn 
quy hoạch, thiết kế, thi công đến quản lý, vận 
hành. Trong giai đoạn quản lý, vận hành, hiệu 
quả và tính bền vững phụ thuộc rất lớn vào việc 
duy tu, bảo dưỡng, năng lực của người quản lý 
và sử dụng. 
Mỗi loại công trình hạ tầng nông thôn được 
giao cho chủ thể quản lý, khai thác nhất định, 
đồng thời cũng có các hoạt động quản lý, duy 
tu, bảo dưỡng khác nhau. Xác định những 
vấn đề tồn tại trong quản lý của từng loại 
hình công trình cũng như tìm ra nguyên nhân 
của những vấn đề đó chính là cơ sở để đưa ra 
giải pháp quản lý, khai thác công trình một 
cách hiệu quả và bền vững. 
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thực 
trạng quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn ở vùng 
ĐBSH và đề xuất định hướng giải pháp, trên 
quan điểm phân tích về phát triển bền vững. 
Phương pháp phân tích dựa trên cơ sở bộ tiêu 
chí đánh giá hiệu quả bền vững CSHT nông 
thôn do nhóm tác giả đề xuất. 
2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu 
Khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao 
gồm 11 tỉnh và thành phố trong đó 7/11 tỉnh 
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đất 
nông nghiệp chiếm 37,2% diện tích vùng với 
khoảng 789.800 ha (2019), trong đó 70% là đất 
phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông 
nghiệp. Năng suất lúa của khu vực tăng từ 44,4 
tạ/ha (1995) lên là 60,6 tạ /ha (2019). Giai đoạn 
2015-2019 năng suất lúa nhìn chung tương đối 
ổn định, bình quân đạt 29,7 tạ/ha. Trong đó, 
năng suất lúa bình quân ở vụ chiêm ca ... át riêng để 
thu thập dữ liệu từ các chuyên gia, cán bộ quản lý 
và người dân địa phương. Kết quả đánh giá được 
thể hiện bằng điểm số (thang 1.000) và được xếp 
hàng thành 4 mức độ như sau: 
- Mức 1: Hiệu quả, bền vững: 
Từ trên 750 - 1.000 điểm 
- Mức 2: Hiệu quả, kém bền vững: 
 Từ trên 500 - 750 điểm 
- Mức 3: Kém hiệu quả, kém bền vững: 
 Từ trên 250 - 500 điểm 
- Mức 4: Không hiệu quả, không bền vững: 
 Nhỏ hơn hoặc bằng 250 điểm 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thực trạng tổ chức quản lý cơ sở hạ tầng 
ở nông thôn 
Kết quả thống kê số liệu từ 120 phiếu điều tra 
cho thấy hiện nay tại vùng ĐBSH tồn tại 04 loại 
hình tổ chức quản lý các loại hình CSHT nông 
thôn, gồm: (i) Chính quyền địa phương trực tiếp 
quản lý/Đơn vị sự nghiệp công lập (100% nhà 
nước); (iii) Cộng đồng quản lý; (iv) thành phần 
kinh tế tư nhân quản lý; và (v) Nhiều thành cùng 
tham gia quản lý. Bảng 2 dưới đây thể hiện kết 
quả điều tra thực trạng loại hình tổ chức quản lý 
CSHT nông thôn tại vùng ĐBSH. 
Bảng 2: Mô hình tổ chức quản lý phân theo loại CSHTNT 
Đơn vị: % 
Mô hình tổ chức quản lý 
Tỷ lệ loại hình CSHTNT - mô hình quản lý 
Đường 
GTNT 
Thủy lợi nhỏ, 
thủy lợi nội 
đồng 
Công trình cấp 
nước sinh hoạt 
nông thôn 
Cơ sở vật chất 
văn hóa – thể 
thao 
Nhà nước 76,7 20,7 70,0 96,7 
Cộng đồng - 65,5 23,3 - 
Tư nhân - - 6,7 3,3 
Nhiều thành phần tham gia 23,3 13,8 - - 
Mô hình Nhà nước quản lý 
Mô hình nhà nước quản lý CSHT được thực 
hiện thông qua UBND cấp xã, các đơn vị sự 
nghiệp công lập như Phòng Nông nghiệp và 
PTNT, các công ty TNHH MTV Khai thác 
CTTL Đây là mô hình chủ yếu đối với các 
loại hình CSHT mang tính chất dịch vụ công ích 
như đường GTNT (76,7%), cơ sở vật chất văn 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 63 - 2020 6 
hóa – thể thao (96,7%). Mô hình này cũng 
tương đối phổ biến đối với loại hình công trình 
cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung (70%), 
chủ yếu là đối với các công trình có nguồn vốn 
ngân sách hoặc vốn ODA. Hiện nay các chính 
sách của Bộ chuyên ngành đều phân cấp rất rõ 
trách nhiệm quản lý CSHT ở nông thôn. Các mô 
hình quản lý không phù hợp sẽ phải chuyển đổi 
về đúng chủ thể quản lý theo luật định (một số 
tỉnh, địa phương hiện các đơn vị sự nghiệp công 
lập quản lý CSHT thủy lợi nội đồng như Vĩnh 
Phúc,,, sẽ phải chuyển đổi, bàn giao lại cho 
cộng đồng quản lý theo Luật Thủy lợi) Error! 
Reference source not found.]. 
Mô hình cộng đồng quản lý 
Cộng đồng quản lý CSHT theo hình thức tổ 
chức Hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, nhưng chủ yếu 
là các HTX nông nghiệp. Đa số các công trình 
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được quản lý bởi 
mô hình này (chiếm 65,5%); Công trình cấp 
nước sinh hoạt nông thôn là khoảng 23,3%. 
Riêng đối với các công trình CSHT đường 
GTNT và cơ sở vật chất văn hóa hầu như chưa 
được quản lý theo mô hình cộng đồng. Đặc thù 
của các công trình CSHT do cộng đồng quản lý 
thường có quy mô nhỏ, vốn ngân sách đầu tư 
hoặc cộng động tự đóng góp đầu tư, xây dựng, 
phục vụ trực tiếp cho sản xuất, sinh hoạt, các 
nhu cầu thiết yếu của người dân và có thể thu 
được phí sử dụng. 
Mô hình tư nhân quản lý 
Tư nhân quản lý CSHT bao gồm các Doanh 
nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Cá nhân trực 
tiếp đầu tư, quản lý. Mô hình này không xuất 
hiện ở các công trình đường GTNT, một số ít ở 
thủy lợi nội đồng (các hệ thống tưới tiết kiệm 
nước tại các trang trại, hệ thống tưới trong nhà 
màng, nhà lưới do tư nhân đầu tư), xuất hiện 
nhiều đối với các công trình nước sinh hoạt 
nông thôn tập trung, và có xu hướng ngày càng 
phát triển. 
Đối với cơ sở vật chất thể thao -văn hóa, chủ 
yếu là các công trình thể thao quy mô nhỏ như 
sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân chơi cầu lông, 
bóng chuyền, bể bơi lắp ghép cá biệt xuất 
hiện khu liên hiệp thể thao do tư nhân tự đầu tư, 
quản lý (tại xã Khánh Thành, huyện Yên 
Khánh, tỉnh Ninh Binh). 
Sân cầu lông/bóng chuyền hơi trong nhà 
Công trình bể bơi có mái che 
Hình 4: Khu thể thao do tư nhân đầu tư tại xã Khánh Thành, Yên Khánh, Ninh Bình 
Mô hình nhiều thành phần tham gia quản lý 
Mô hình này thường gặp đối với các loại hình 
CSHT nông thôn có phạm vi rộng, chính quyền 
địa phương khó quản lý hoặc các công trình 
được đầu tư từ nhiều nguồn vốn như đường 
GTNT, công trình thủy lợi nội đồng. Các thành 
phần bao gồm Nhà nước, Cộng đồng và tư 
nhân, cùng tham gia quản lý 1 loại hình CSHT 
ở địa phương. Các hình thức tham gia gồm: (i) 
Nhà nước - cộng đồng dân cư, hoặc (ii) tư nhân 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 63 - 2020 7 
- cộng đồng dân cư, hoặc (iii) Nhà nước - tư 
nhân. 
3.2. Đánh giá hiệu quả, bền vững của các mô 
hình quản lý CSHT nông thôn ở ĐBSH 
Kết quả phân tích cho thấy mỗi loại hình CSHT 
nông thôn thiết yếu (Đường GTNT, Thủy lợi 
nhỏ, thủy lợi nội đồng, công trình cấp nước sịnh 
hoạt nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa) có 
những loại mô hình khác nhau. Có sự khác nhau 
khá rõ ràng giữa hiệu quả, sự bền vững của các 
mô hình tổ chức quản lý đối với từng loại 
CSHT. Hình 5 dưới đây miêu tả mức độ bền 
vững của từng loại mô hình quản lý CSHT ở 
vùng ĐBSH theo bộ tiêu chí về hiệu quả, bền 
vững do [4] đề xuất. 
Hình 5: Phân tích mức độ hiệu quả, bền vững 
của các mô hình quản lý CSHT ở nông thôn 
Đường giao thông nông thôn: Tại vùng nghiên 
cứu ĐBSH hiện có 02 loại hình tổ chức quản lý 
đường GTNT là Nhà nước (Ủy ban nhân dân 
cấp xã) và nhiều thành phần cùng tham gia 
(UBND và cộng đồng dân cư). Đánh giá cho 
thấy cả 02 mô hình này đều có hiệu quả, nhưng 
chưa đạt mức bền vững. Nhìn chung cả 02 mô 
hình đều đạt hiệu quả tốt về nhiều tiêu chí, tuy 
nhiên tồn tại chung là không có quy chế hoạt 
động, ít được duy tu bảo dưỡng và nguồn tài 
chính không bền vững (Hình 6). Thực tế thì 
công trình đường giao thông nông thôn khá đặc 
thù, không có nguồn thu để phục vụ duy tu, bảo 
dưỡng mà chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách 
hạn hẹp từ cấp trên. Một số địa phương huy 
động được sự tham gia đóng góp của cộng 
đồng, nhưng chỉ giải quyết được một phần các 
tuyến đường ngõ, xóm. 
Về mô hình tổ chức, chính quyền địa phương 
vẫn đóng vai trò chủ đạo ở cả 02 mô hình, mỗi 
xã có 1-2 cán bộ địa chính kiêm nhiệm nhiều 
nhiệm vụ khác nhau, trong đó có giao thông. 
Cán bộ kiêm nhiệm này còn hạn chế về năng 
lực chuyên môn, kỹ thuật và thường xuyên thay 
đổi theo nhiệm kỳ. Đối với mô hình nhiều thành 
cùng quản lý, sự tham gia của cộng đồng dân cư 
rõ ràng mang lại hiệu quả tốt hơn so với mô hình 
nhà nước (số điểm cho 2 mô hình theo tiêu chí 
đánh giá lần lượt là 615,7 và 578,2 điểm trên 
thang điểm 1.000). 
Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng Kết quả nghiên 
cứu cho thấy tại vùng ĐBSH mô hình tổ chức 
quản lý phổ biến là cộng đồng quản lý và mô 
hình nhiều thành phần tham gia. Hình 5 cho 
thấy cả 2 mô hình này đều có hiệu quả khá tốt, 
trong khi đó mô hình nhà nước quản lý rơi vào 
vùng kém hiệu quả, kém bền vững. Chưa xét 
đến các yếu tố khác, riêng về mô hình tổ chức 
thì hình thức nhà nước quản lý công trình thủy 
lợi, nhỏ, thủy lợi nội đồng đã không phù hợp 
với Luật Thủy lợi Error! Reference source 
not found.]. Mô hình nhiều thành phần tham 
gia quản lý, trong đó có thành phần nhà nước 
cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Như vậy, với 
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, có tới 
34,5% số lượng mô hình được điều tra là không 
phù hợp (Bảng 2). 
Đối với mô hình cộng đồng quản lý (100% là 
HTX), hầu hết các tiêu chí đều đạt mức hiệu 
quả, bền vững. Tuy nhiên, tiêu chí 1- mô hình 
tổ chức phù hợp tại vùng ĐBSH chỉ ở mức rất 
thấp, chỉ đạt 51,3 điểm trên thang điểm 100 
(Hình). Nguyên nhân chủ yếu là do các mô hình 
này không đảm bảo tiêu chí về 100% số hộ sử 
dụng nước là thành viên của tổ chức Error! 
Reference source not found.]. 
Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Đây 
là loại hình CSHT có mô hình tổ chức đạt hiệu 
quả cao, xấp xỉ đạt mức bền vững theo tiêu chí 
đánh giá. Hình 5 cho thấy loại CSHT này gồm 
3 mô hình tổ chức quản lý: Nhà nước, cộng 
đồng và tư nhân. Cả 3 mô hình đều rất hiệu quả 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 63 - 2020 8 
ở hầu hết các tiêu chí, chỉ có sự khác biệt tại tiêu 
chí số 2- sự tham gia của cộng đồng. Nếu như 
mô hình nhà nước và mô hình cộng đồng quản 
lý, sự tham gia của cộng đồng đều ở mức cao 
(số điểm đánh giá lần lượt là 64,9 và 75 điểm), 
thì tiêu chí này ở mô hình tư nhân quản lý chỉ 
đạt 40, 6 điểm (Hình 8). 
Cở sở vật chất văn hóa – thể thao loại hình này 
chỉ gồm 02 mô hình tổ chức quản lý là Nhà 
nước và tư nhân. Thực chất, mô hình này chủ 
yếu là nhà nước quản lý với tỷ lệ lên tới 96,7% 
tổng số xã điều tra, trong khi con số ở mô hình 
tư nhân chỉ đạt 3,3%, hầu như không đáng kể. 
Nhìn chung, việc quản lý, sử dụng cơ sở vật 
chất văn hóa tại vùng ĐBSH tương đối có hiệu 
quả, tuy nhiên có sự chênh lệch khá rõ giữa các 
tiêu chí. Trong khi mô hình tổ chức, sự phối hợp 
với chính quyền đia phương được đánh giá là 
hiệu quả cao, thì tiêu chí về nguồn tài chính lại 
rất thấp, chỉ đạt 40,5 điểm trên thang điểm 100. 
Các công trình này hầu như không có quy chế, 
hoặc quy chế không phù hợp, và không huy 
động được sự tham gia của cộng đồng trong 
công tác quản lý (điểm cho các tiêu chí lần lượt 
là 51,3 và 56,9 điểm). 
Mô hình tư nhân quản lý cơ sở vật chất văn hóa 
- thể thao mặc dù có số lượng mẫu ít (3,3% tổng 
số mẫu), khó đảm bảo đại diện cho vùng nghiên 
cứu. Tuy nhiên, kết quả đánh giá mô hình (Hình 
5và Hình 9) cho thấy mô hình này đạt hiệu quả 
cao, phù hợp với vùng ĐBSH 
Hình 6: Đánh giá hiệu quả quản lý đường 
GTNT theo tiêu chí 
Hình 7: Đánh giá hiệu quả quản lý thủy lợi 
nhỏ, thủy lợi nội đồng theo tiêu chí 
Hình 8: Đánh giá hiệu quả quản lý công trình Hình 9: Đánh giá hiệu quả quản lý cơ sở vật 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 63 - 2020 9 
cấp nước sinh hoạt nông thôn theo tiêu chí chất văn hóa – thể thao theo tiêu chí 
3.3. Đề xuất định hướng, giải pháp 
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng công 
trình CSHT nông thôn ở vùng ĐBSH theo 
hướng hiệu quản, bền vững, nhóm tác giả đề 
xuất các định hướng, giải pháp sau: 
1) Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả, bền 
vững CSHT nông thôn được sử dụng ở nghiên 
cứu này để đánh giá mặt mạnh, các khía cạnh 
tồn tại của mô hình tổ chức quản lý ở từng địa 
phương, từ đó có phương hướng cải thiện, nâng 
cao hiệu quả. 
2) Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách huy 
động cộng đồng tham gia, giám sát trong đầu tư 
và quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững CSHT 
nông thôn, bao gồm chính sách về xã hội hóa, 
chính sách hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí cho 
các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý CSHT, 
chính sách thúc đẩy phân cấp quản lý CSHT, 
chính sách khuyến khích đấu thầu quản lý 
CSHT nông thôn 
3) Giải pháp về mô hình tổ chức quản lý: Củng 
cố, tăng cường các mô hình hiện có tại địa 
phương theo trên quan điểm tăng cường sự 
tham gia của cộng đồng. Trong đó, nhóm tác giả 
đề xuất áp dụng mô hình quản lý cho các loại 
CSHT như sau: 
- Đối với công trình GTNT, áp dụng mô hình 
Nhà nước và cộng đồng cùng tham gia quản lý, 
trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cộng 
đồng dân cư tham gia hỗ trợ; 
- Đối với công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội 
đồng: áp dụng mô hình cộng đồng quản lý, cụ 
thể đối với vùng ĐBSH nên sử dụng mô hình 
Hợp tác xã quy mô toàn xã. Những địa phương 
đang tồn tại các mô hình khác thì phải có kết 
hoạch chuyển đổi, chậm nhất đến ngày 
30/6/2021 [3]; 
- Đối với công trình cấp nước sinh hoạt nông 
thôn: có thể áp dụng cả 03 loại mô hình quản lý 
là Nhà nước (Trung tâm nước sinh hoạt và vệ 
sinh môi trường nông thôn), cộng đồng và tư 
nhân. Đối với mô hình cộng đồng quản lý, phải 
thành lập tổ chức có tư cách pháp nhân để quản 
lý (như Hợp tác xã). 
- Đới với cơ sở vật chất văn hóa: mô hình Nhà 
nước quản lý mặc dù còn nhiều tồn tại bất cập, 
nhưng lại tương đối phù hợp do đặc thù của loại 
CSHT này. Tuy nhiên cần củng cố, bổ sung các 
quy định, quy chế để hoạt động của tổ chức đạt 
hiệu quả cao hơn. Có thể áp dụng thử nghiệm 
mô hình tư nhân quản lý công trình, nhưng cần 
thử nghiệm đánh giá. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Các loại mô hình tổ chức quản lý CSHT nông 
thôn thiết yếu ở vùng nghiên cứu khá đa dạng, 
có sự khác nhau giữa từng loại hình CSHT. 
Mỗi loại mô hình có ưu điểm, nhược điểm 
riêng tùy theo từng loại CSHT. Vì vậy, định 
hướng chính trong nâng cao hiệu quả quản lý, 
sử dụng CSHT nông thôn là tăng cường năng 
lực, củng cố các mô hình hiện có. Bên cạnh đó, 
cần áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp về 
cơ chế, chính sách để đạt hiệu quả tối ưu. 
Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả, bền vững trong 
quản lý, sử dụng CSHT nông thôn do nhóm tác 
giả đề xuất đã được thử nghiệm tại vùng ĐBSH. 
Thông qua bộ tiêu chí, nhóm tác giả đã đánh giá 
được một cách chi tiết, tiếp cận được nhiều khía 
cạnh về hiện trạng quản lý, sử dụng CSHT nông 
thôn thiết yếu cho vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, 
một số tiêu chí đánh giá còn phụ thuộc vào ý 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 63 - 2020 10 
kiến chủ quan của người được phỏng vấn, có thể dẫn đến sai số trong kết quả đánh giá. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 
[2] Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019, “Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây 
dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; định hướng xây dựng 
nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020, Kỷ yếu hội thảo vùng ĐBSH, BTB; 
[3] Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019, Chỉ thị về việc tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi 
nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; 
[4] Đặng Minh Tuyến và đồng sự, 2019, Báo cáo kết quả điều tra của đề tài “Nghiên cứu thực 
trạng và đề xuất giải pháp Quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững cơ sở hạ tầng ở nông thôn 
phục vụ xây dựng nông thôn mới” 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_ly_co_so_ha_tang_nong_thon_vung_dong_bang_so.pdf