Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019

18. Ứng dụng mạng neuron nhân tạo (ANN) trong dự báo độ rỗng

28. Áp dụng mô hình điện dung đánh giá mức độ ảnh hưởng của giếng bơm ép tới giếng khai thác

37. Nghiên cứu sử dụng khí gaslift cao áp tạo hệ bọt - Acid xử lý vùng cận đáy giếng tại mỏ Bạch Hổ

44. Dự báo giá dầu thô trong giai đoạn thị trường biến động bằng phương pháp Delphi

52. Nghiên cứu, cập nhật, rà soát hướng dẫn lựa chọn, lưu giữ, sử dụng và thải bỏ hóa chất trong các hoạt động dầu khí

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 1

Trang 1

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 2

Trang 2

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 3

Trang 3

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 4

Trang 4

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 5

Trang 5

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 6

Trang 6

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 7

Trang 7

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 8

Trang 8

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 9

Trang 9

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang viethung 10920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019

Tạp chí Dầu khí - Số 7 năm 2019
Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT cấp ngày 15/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
Tầng M2, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024-37727108 | 0982288671 * Fax: 024-37727107 * Email: tcdk@pvn.vn
TỔNG BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Quốc Thập
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. Lê Mạnh Hùng
TS. Phan Ngọc Trung
BAN BIÊN TẬP
TS. Trịnh Xuân Cường
TS. Nguyễn Minh Đạo
CN. Vũ Khánh Đông
TS. Nguyễn Anh Đức 
ThS. Nguyễn Ngọc Hoàn
ThS. Lê Ngọc Sơn
TS. Cao Tùng Sơn
KS. Lê Hồng Thái
ThS. Bùi Minh Tiến
ThS. Nguyễn Văn Tuấn
TS. Phan Tiến Viễn
TS. Trần Quốc Việt
TS. Nguyễn Tiến Vinh
THƯ KÝ TÒA SOẠN
ThS. Lê Văn Khoa
ThS. Nguyễn Thị Việt Hà
THIẾT KẾ 
Lê Hồng Văn
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN
Viện Dầu khí Việt Nam
Ảnh bìa: Một góc giàn công nghệ trung tâm mỏ Hải Thạch, bể Nam Côn Sơn. Ảnh: Phan Ngọc Trung
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4 DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 
TIÊU ĐIỂM
Tại Hội thảo “Bảo 
đảm an ninh năng 
lượng quốc gia - Vai 
trò của ngành Dầu 
khí”, các chuyên gia 
cho rằng cần tháo 
gỡ “nút thắt” (về cơ 
chế tài chính, đầu tư, 
thuế, rủi ro...), đặc biệt 
Luật Dầu khí cần sớm 
được sửa đổi cho phù 
hợp với bối cảnh mới 
nhằm tạo động lực 
cho 1 ngành kinh tế 
đặc biệt quan trọng 
của đất nước.
Ngày 18/7/2019, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Bảo 
đảm an ninh năng lượng quốc gia - Vai 
trò của ngành Dầu khí”.
Hội thảo khẳng định năng lượng là 
yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế 
- xã hội của mỗi quốc gia. Đối với Việt 
Nam, ngành Dầu khí đang đóng góp 
quan trọng về dầu, khí, điện vào việc 
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; 
đồng thời đóng góp đáng kể vào tăng 
trưởng GDP và tạo ra nhiều việc làm 
cho xã hội. 
Đến nay, ngành Dầu khí đã khai 
thác được gần 400 triệu tấn dầu và 150 
tỷ m3 khí, đáp ứng nhu cầu năng lượng 
cho sản xuất 170 tỷ kWh điện (chiếm 
khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 
30% tổng sản lượng điện cả nước), 55 
triệu tấn sản phẩm xăng dầu (chiếm 
33% tổng nhu cầu cả nước). Tỷ trọng 
đóng góp của ngành Dầu khí trong cơ 
cấu năng lượng Việt Nam rất cao, trung 
bình 40% tổng cung cấp năng lượng sơ 
cấp, khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ 
năng lượng cuối cùng trong giai đoạn 
từ năm 2005 đến nay.
Theo Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu 
khí Việt Nam Trần Sỹ Thanh, mặc dù 
Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 
về định hướng chiến lược phát triển 
ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 
2025, tầm nhìn 2035 rất rõ ràng nhưng 
sau gần 4 năm thực hiện thì trên thực 
tế chưa có các giải pháp, chính sách cụ 
thể để hiện thực hóa các mục tiêu mà 
Nghị quyết đề ra.
Trong đó, thách thức lớn nhất chính 
là cho đến nay, Quy chế quản lý tài 
chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu 
khí Việt Nam vẫn chưa được phê duyệt 
nên hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. 
Hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư và 
LUẬT DẦU KHÍ CẦN SỚM ĐƯỢC SỬA ĐỔI 
CHO PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH MỚI
Khai thác dầu khí ở mỏ Sư Tử Trắng. Ảnh: PVEP
13DẦU KHÍ - SỐ 7/2019
PETROVIETNAM
Trong năm 2018, Tạp chí Dầu khí đã giới thiệu công trình khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và kỹ thuật nâng cao 
hệ số thu hồi dầu giai đoạn cuối đối 
tượng móng mỏ Bạch Hổ” của TSKH. 
Phùng Đình Thực với 3 kỳ: Kỳ I - Đối 
tượng móng mỏ Bạch Hổ và quá trình 
khai thác; Kỳ II - Đánh giá hiệu quả 
của giải pháp duy trì áp suất vỉa, thực 
trạng khai thác của từng khu vực, tồn 
tại và nguyên nhân; Kỳ III - Đề xuất 
các giải pháp kỹ thuật - công nghệ để 
khai thác hiệu quả đối tượng móng 
mỏ Bạch Hổ trong giai đoạn cuối.
Liên doanh Việt - Nga “Vietsov-
petro” cho biết đã nghiên cứu, áp 
dụng các giải pháp công nghệ - kỹ 
thuật do TSKH. Phùng Đình Thực đề 
xuất để tối ưu hóa quá trình bơm ép 
Liên doanh Việt - Nga 
“Vietsovpetro” cho biết 
chỉ sau 8 tháng áp dụng 
các giải pháp công 
nghệ - kỹ thuật do TSKH. 
Phùng Đình Thực đề xuất 
trong công trình khoa học 
“Nghiên cứu đề xuất các 
giải pháp công nghệ và 
kỹ thuật nâng cao hệ số 
thu hồi dầu giai đoạn cuối 
đối tượng móng mỏ Bạch 
Hổ”, Vietsovpetro đã gia 
tăng sản lượng khai thác 
thêm 51 nghìn tấn dầu thô, 
tương đương doanh thu 
tăng trên 23,6 triệu USD.
VIETSOVPETRO GIA TĂNG SẢN LƯỢNG KHAI THÁC 51 NGHÌN TẤN DẦU
SAU 8 THÁNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT 
NÂNG CAO HỆ SỐ THU HỒI DẦU CHO ĐỐI TƯỢNG MÓNG MỎ BẠCH HỔ
Mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Minh Trí
nước vào vỉa ở một số vùng trong 
khu vực Trung tâm móng mỏ Bạch 
Hổ, tạo mạng lưới bơm ép vùng rìa, 
hạn chế bơm ép nước khu vực móng 
Trung tâm và điều chỉnh chế độ khai 
thác ở các giếng cho sản phẩm. Kết 
quả thử nghiệm cho thấy, việc áp 
dụng các giải pháp trên đã hạn chế 
được mức độ ngập nước của các 
giếng khai thác. Chỉ sau 8 tháng, 
Vietsovpetro đã gia tăng sản lượng 
khai thác thêm 51 nghìn tấn dầu thô, 
tương đương doanh thu tăng trên 
23,6 triệu USD. 
Trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu 
quả áp dụng giải pháp tối ưu bơm ép 
nước và khai thác ở móng khối Trung 
tâm mỏ Bạch Hổ, Vietsovpetro cho 
biết sẽ tiếp tục áp dụng giải pháp 
này với toàn bộ khu vực móng Trung 
tâm mỏ Bạch Hổ, nơi có trữ lượng 
linh động cao và nếu thành công sẽ 
áp dụng cho các khu vực có cấu trúc 
địa chất tương tự.
Tạp chí Dầu khí trân trọng giới 
thiệu ý kiến đánh giá của các chuyên 
gia về công trình nghiên cứu này.
4 13
18. Ứng dụng mạng neuron nhân 
tạo (ANN) trong dự báo độ rỗng
28. Áp dụng mô hình điện dung 
đánh giá mức độ ảnh hưởng của 
giếng bơm ép tới giếng khai thác
37. Nghiên cứu sử dụng khí gaslift 
cao áp tạo hệ bọt - acid xử lý 
vùng cận đáy giếng tại mỏ Bạch 
Hổ
44. Dự báo giá dầu thô trong giai 
đoạn thị trường biến động bằng 
phương pháp Delphi
52. Nghiên cứu, cập nhật, rà soát 
hướng dẫn lựa chọn, lưu giữ, sử 
dụng và thải bỏ hóa chất trong 
các hoạt động dầu khí
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ
57. Pin nhiên liệu - nguồn năng 
lượng tương lai
 ... ng khu vực 
cụ thể, trong đó có khoảng 61% tầng 
chứa có tuổi Neogene, 33% trong 
Paleozoic và Mesozoic, 7% còn lại 
trong đá Paleogene. Vì vậy, đối tượng 
thăm dò chủ yếu trước đây là các 
tầng chứa Neogene. Đầu năm 2019, 
NIS Gazprom Neft đã đầu tư 100 triệu 
Euro ở Romania, chủ yếu để thăm dò 
địa chấn và khoan và đã có 2 giếng 
khoan thăm dò. Dù đã có 1.000 giếng 
khoan cũ tại khu vực Teremia, giếng 
khoan mới trên Lô EX-7 đã cho thấy 
nhiều khả năng khoan thêm giếng 
phụ để xác định diện tích các cấu tạo 
triển vọng. Hai giếng được thử vỉa là 
Teremia 1001 và Beba Veche South 
1000 sẽ mở đường cho hoạt động 
thăm dò bổ sung trong thời gian tới. 
NIS Gazprom Neft dự báo sẽ khai 
thác thương mại Lô EX-7 vào năm 
2021 và đang được lên kế hoạch xây 
dựng các cơ sở chế biến và đường 
ống dẫn dầu khí. NIS Gazprom 
77DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 
PETROVIETNAM
Neft đã liên doanh với East West 
Petroleum Corp. của Canada nghiên 
cứu 900km2 địa chấn 2D và 600km2 
địa chấn 3D trong 4 lô EX-2, EX-3, 
EX-7, EX-8 nằm ở phía Tây Romania, 
gần biên giới với Hungary và Serbia. 
Sau 500 mỏ phát hiện dầu khí trong 
đá Badenian, Sarmatian và trong 
trầm tích Miocene trên, liên doanh 
dự kiến sẽ thăm dò khai thác ở khu 
vực sâu hơn, nơi chứa các trầm tích 
Pontian (Hình 4). Các hệ thống dầu 
khí trong bể Pannonian còn chứa các 
đối tượng sét chứa dầu khí thuộc các 
tầng chứa gồm trầm tích biển và cát 
Miocene trên thuộc loại phi truyền 
thống, tức là độ rỗng và độ thấm 
rất nhỏ mà trước đây theo lý thuyết 
truyền thống là không thuộc đối 
tượng chứa dầu khí. Đối tượng được 
quan tâm nhất ở đây là các loại bẫy 
thạch học - địa tầng. Các phát hiện 
mới ở khu vực sâu đều thuộc loại 
bẫy cấu tạo (structural) cũng như 
bẫy đứt gãy nghiêng (tilted faults), 
dạng phi truyền thống. Điều này cho 
thấy tính hạn hẹp trong lý thuyết địa 
chất dầu khí cổ điển khi các nhà địa 
chất chỉ quan tâm đến các dạng bẫy 
cấu - kiến tạo truyền thống. Kết quả 
khoan thẩm lượng, thử vỉa khẳng 
định sự tồn tại dầu khí trong đá biến 
chất tuổi Miocene cũng như trong 
các kẽ nứt tự nhiên của đá biến chất 
Paleozoic tới độ sâu 3.500m.
ExxonMobil mới mua 7 triệu 
mẫu Anh trên thềm lục địa Namibia 
và đang có kế hoạch thăm dò bể 
Namibe. ExxonMobil đang nắm giữ 
40% quyền lợi tại Giấy phép PEL 
82 với diện tích 2,8 triệu mẫu Anh. 
Namibia chưa có trữ lượng dầu khí 
xác minh nào mặc dù trong năm 2018 
Công ty Dầu khí Quốc gia Namibia 
(Namcor) đã cấp 48 giấy phép thăm 
dò - khai thác các lô ngoài khơi lẫn 
trên đất liền cho các công ty dầu khí 
nội địa và quốc tế. Diện tích thăm dò 
mới của ExxonMobil ở Namibia gồm 
4 lô dầu khí (1710, 1810, 1711 và 
1811A), trải dài 135 dặm, ở mực nước 
sâu 13.000ft. Tại Lô 1710 và 1810, 
 Hình 4. Lô EX-7
ExxonMobil nắm giữ 90% quyền lợi, 
Namcor nắm giữ 10% quyền lợi; còn 
ở Lô 1711 và 1811A ExxonMobil nắm 
giữ 85% quyền lợi và Namcor nắm 
giữ 15% quyền lợi.
Tổng cục Dầu khí Sierra Leone 
cùng các đối tác GeoPartners Ltd. 
và Getech Group PLC đã mở lại vòng 
đấu thầu thứ 4, gồm các lô dầu khí từ 
vùng gần bờ đến vùng nước cực sâu 
và thời gian đóng thầu sẽ vào tháng 
9/2019. Một nửa diện tích được Sierra 
Leone mời thầu trước đây nằm trong 
vùng nước sâu hơn 2.202ft. 
Brooge Petroleum & Gas 
Investment Co. FZC (BPGIC) đang 
xây dựng nhà máy lọc dầu có công 
suất 250.000 thùng/ngày chuyên 
sản xuất nhiên liệu chứa ít lưu huỳnh 
dùng cho tàu vận tải biển ở Fujairah, 
UAE. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên 
được xây dựng ở Trung Đông và Bắc 
Phi phù hợp với quy định mới của Tổ 
chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Theo 
quy định này từ năm 2020 chỉ được 
sử dụng nhiên liệu chứa hàm lượng 
lưu huỳnh thấp hơn 0,5%, thay cho 
mức đang áp dụng là 3,5%.
NextDecade đã trao hợp đồng 
cho Bechtel cung cấp công nghệ, 
mua thiết bị và xây dựng Nhà máy 
LNG Rio Grande công suất 27 triệu 
tấn/năm tại cảng Brownsville, Nam 
Texas. Dự án gồm 3 xưởng hóa lỏng 
khí đốt, 2 bồn chứa 180.000m3/bồn 
và 2 cầu tàu cùng thiết bị bốc rót LNG. 
Chính phủ Mozambique đã chấp 
thuận triển khai đề án xây dựng Nhà 
máy LNG Rovuma để sản xuất khí dầu 
lỏng LPG và xuất khẩu khí hóa lỏng 
với công suất 17.000 tấn/năm. Đây là 
đề án thứ 3 được chấp thuận trong 
vòng 5 năm qua để gia tăng giá trị 
nguồn khí khổng lồ được phát hiện 
tại bể Rovuma. 
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Peru 
(Perupetro) công bố kế hoạch nâng 
78 DẦU KHÍ - SỐ 7/2019
THỊ TRƯỜNG DẦU KHÍ
Nguồn: 
sản lượng dầu thô lên mức 100.000 
thùng/ngày và sản lượng khí đốt lên 
1,5 tỷ ft3/ngày cho giai đoạn 2019 - 
2023. 
Peru đã chấp nhận điều chỉnh 
giấy phép Lô 39 bể Maranon. Reliance 
(Ấn Độ) đã nhượng lại 10% quyền lợi 
tại lô này cho Perenco (tăng từ 55% 
lên 65%). Karoon (Australia) đã ký 
hợp đồng thuê giàn khoan để khoan 
giếng Marina-1 trong năm 2020 tại 
Lô Z-38 trên thềm lục địa Peru.
Ý định thư khoan giếng thăm 
dò Well Yapucaiti-X1 đã được ký giữa 
YPFB và Shell Bolivia. Hai bên sẽ đầu 
tư 2,6 tỷ USD tại khu vực được đánh 
giá có tiềm năng dầu khí thu hồi 3 
tỷ ft3. Khu vực Chuquisaca nằm ở Tây 
Nam Bolivia được xác định có trữ 
lượng 20 tỷ ft3 khí đốt, bằng 20% tổng 
trữ lượng thu hồi hiện nay của Bolivia.
Ecopetrol Group (GEE) cho biết 
sẽ đầu tư 3,5 tỷ USD trong năm 2019, 
trong đó dành hơn 80% cho công tác 
tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Sản lượng 
khai thác trong năm 2019 dự kiến 
dao động trong khoảng 720 - 730 
nghìn thùng dầu quy đổi/ngày. 
Ecuador cho biết vòng gọi thầu 
X12 Intracampos có 7 trong số 8 
lô được chào thành công, thu hút 
được vốn đầu tư 1,17 tỷ USD trong 
đó chi phí cho 27 giếng khoan thăm 
dò là 370 triệu USD và chi phí cho 
hoạt động khai thác 800 triệu USD. 
Theo tính toán của Petroamazonas, 
sản lượng của Lô 43 ITT đang đạt 
58.100 thùng/ngày, có thể tăng 
lên mức 114.000 thùng/ngày vào 
năm 2020. Mục tiêu của Chính phủ 
Ecuador trong năm 2019 là đạt sản 
lượng khai thác 565.000 thùng/ngày, 
trong đó 464.000 thùng/ngày từ 
Petroamazonas và 101.000 thùng/
ngày từ các doanh nghiệp tư nhân. 
Theo kế hoạch 4 năm tới, Lô ITT sẽ 
đạt sản lượng đỉnh 589.000 thùng/
ngày vào năm 2020.
Guyana sẽ trở thành quốc gia sản 
xuất dầu mới ở Mỹ Latinh sau khi có 
13 phát hiện dầu khí ở thềm lục địa 
nước này, trong đó riêng trữ lượng 
thu hồi của Lô Stabroek đạt trên 5 tỷ 
thùng. Với sản lượng dự kiến 750.000 
thùng dầu/ngày, Guyana cần có ít 
nhất 5 FPSO. Năm 2018, ExxonMobil 
cùng với 2 đối tác là Hess và CNOOC 
đã bắt đầu triển khai giai đoạn 1 của 
Đề án phát triển mỏ Liza, sản lượng 
dầu nhẹ chất lượng cao dự kiến trong 
năm 2020 sẽ đạt 120.000 thùng/
ngày. Giai đoạn 2 của Đề án với tổng 
mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD, dự kiến 
sẽ được triển khai vào giữa năm 2022 
với sản lượng dự kiến đạt 220.000 
thùng/ngày. 
Petroleo Brasileiro SA (Petrobras) 
trao hợp đồng cho McDermott 
International Inc. mua thiết bị risers 
và đường ống dẫn ngầm phục vụ 
hoạt động khai thác mỏ Sepia, 
cách Rio de Janeiro 174 dặm. Trong 
giai đoạn 1 sẽ khoan 15 giếng ở bể 
Santos, Lô BM-S-24 và dự kiến sẽ bắt 
đầu khai thác từ năm 2021. 
Trần Ngọc Toản 
Đại học Duy Tân Đà Nẵng
79DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 
PETROVIETNAM
Khoảng giữa cuối năm 2016, công suất nén của 2 máy 
nén cao áp giàn nén khí mỏ Rồng 
(DGCP) suy giảm nhanh trong khi 
nguồn khí về DGCP dư. Lưu lượng 
nén giảm và máy nén không thể 
tăng tải để hút thêm khí được là do 
nhiệt độ đầu ra máy nén cấp 1 (LP) 
chạm ngưỡng alarm (175oC); nhiệt 
độ T5 của turbine chạm ngưỡng 
alarm (760oC); van surge cấp 1 mở 
khoảng 15 - 20%, một lượng lớn khí 
hồi về đầu vào nên lưu lượng qua 
máy nén giảm.
Để đánh giá chính xác tình trạng 
suy giảm công suất của 2 máy nén 
và các nguyên nhân gốc có thể gây 
ra tình trạng nhiệt độ đầu ra cấp 1, 
nhiệt độ T5 cao, van surge mở lớn, 
nhóm tác giả thuộc Công ty Vận 
chuyển khí Đông Nam Bộ đã rà soát 
lại toàn bộ nguồn khí, hệ thống công 
nghệ, thiết bị liên quan và quá trình 
vận hành nhận thấy có 2 nguyên 
nhân chính gây ra hiện trạng trên. 
Một là nguồn khí đầu vào bẩn chứa 
nhiều paraffin cuốn vào trong máy 
nén làm bẩn các tầng cánh của LP và 
HP của máy nén cao áp; tỷ trọng khí 
ngày càng nhẹ so với lúc thiết kế và 
yêu cầu năng lượng nhiều làm động 
cơ turbine hoạt động hết công suất 
không thể tăng được nữa. Hai là sự 
phân bổ tỷ số nén giữa 2 cấp LP comp 
và HP comp chưa phù hợp (nhiệt độ 
đầu ra của HP comp thấp hơn nhiệt 
độ đầu ra cấp LP comp khoảng hơn 
10oC).
Nhằm khắc phục hiện trạng trên, 
nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp cải 
hoán bundle máy nén cao áp GTC-
A/B, cụ thể là thay đổi cấu trúc, cấu 
tạo tầng cánh, số lượng tầng cánh 
của bundle LP và HP để tương thích 
với tình trạng và thành phần khí hiện 
hữu, đồng thời phân bổ lại tỷ số nén 
giữa LP và HP cho phù hợp nhằm 
giảm nhiệt độ đầu ra cấp 1 (LP) và 
tăng sản lượng nén.
Theo đó nhóm tác giả đã tiến 
hành: 
- Khảo sát toàn bộ hệ thống thu 
gom khí mỏ Rồng, thu thập thông 
tin, dữ liệu các thiết bị hiện hữu để 
nghiên cứu giải pháp cải tiến.
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TĂNG CÔNG SUẤT NÉN KHÍ CỦA GIÀN NÉN KHÍ 
TRUNG TÂM MỎ BẠCH HỔ VỀ BỜ BẰNG CẢI HOÁN BUNDLE 
MÁY NÉN CAO ÁP GTC A/B GIÀN NÉN KHÍ MỎ RỒNG
- Phân tích thành phần khí, các 
trường hợp vận hành để phục vụ tính 
toán, mô phỏng để phục vụ công 
việc cải hoán (restage) bundle.
- Phối hợp với đơn vị cung cấp 
thiết bị máy nén Solar thực hiện tính 
toán, mô phỏng, đánh giá và cho ra 
kết quả công việc.
- Tiến hành thí nghiệm, thực 
hiện nhóm tác giả nhận thấy: nhiệt 
độ đầu ra cấp 1 (LP) giảm khoảng 
10oC sẽ đảm bảo máy nén vận hành 
an toàn, liên tục hơn; lưu lượng 
tăng khoảng 3%. Ngoài ra có thể có 
khoảng công suất dự phòng để tăng 
tải thêm cho phần turbine, đảm bảo 
máy vận hành an toàn ổn định hơn. 
- Sau thí nghiệm đánh giá ảnh 
hưởng thay đổi.
- Lập quy trình thực hiện cải 
hoán bundle cho các máy nén GTC 
A/B.
- Thực hiện cải hoán bundle 
GTC-A/B tại workshop và vận chuyển 
ra giàn để chuẩn bị lắp đặt tại site.
- Lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu 
và đánh giá hiệu quả.
Giải pháp cải hoán bundle máy 
nén cao áp GTC-A/B đã làm nhiệt độ 
đầu ra cấp 1 (LP) giảm khoảng 10oC, 
giúp máy nén hoạt động 100% công 
suất; sản lượng qua máy tăng 3 - 7%, 
tổng sản lượng ổn định trong khoảng 
1.030 - 1.080 ksm3/ngày đêm; máy 
hoạt động an toàn và ổn định hơn. 
Giải pháp trên đã làm lợi gần 31 tỷ 
đồng, là một trong những công trình 
xuất sắc, tiêu biểu nhất được vinh 
danh giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo 
toàn quốc 2018”.
Đỗ Ngọc Tân (giới thiệu)
Hình 1. Paraffin bám trên bề mặt strainer 
80 DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
ĐÃ HOÀN THÀNH (TỪ 1/1/2019 ĐẾN 30/6/2019)
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Viện Dầu khí Việt Nam và các đơn vị nghiên cứu đã hoàn thành 8 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu 
khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Các đề tài 
này đã được các Hội đồng xét duyệt nghiệm thu cấp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nghiệm thu hoàn thành và kết quả nghiên cứu 
đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Dầu khí (PAC) - Viện Dầu khí Việt Nam. Tạp chí Dầu khí trân trọng giới thiệu với bạn đọc 
danh mục các đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã hoàn thành và được nghiệm thu từ ngày 1/1 - 30/6/2019. Bạn đọc có thể 
tham khảo thông tin thêm về danh mục các đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã hoàn thành trước đó trên Tạp chí Dầu khí 
hoặc trên website www.nckh.pvn.vn. 
VPI: Viện Dầu khí Việt Nam
PAC: Trung tâm Lưu trữ Dầu khí (thuộc VPI) 
EPC: Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí (thuộc VPI) 
EMC: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí (thuộc VPI) 
CPSE: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí (thuộc VPI)
VPA: Hội Dầu khí Việt Nam
DMC: Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí
PVMR: Tổng công ty Bảo dưỡng sửa chữa công trình dầu khí
Ghi chú:
TT 
Tên đề tài, nhiệm vụ Chủ nhiệm Đơn vị 
chủ trì 
Nơi lưu trữ 
kết quả 
nghiên cứu 
Biên bản họp 
nghiệm thu 
I LĨNH VỰC TÌM KIẾM THĂM DÒ, KHAI THÁC DẦU KHÍ 
1 
Nghiên cứu, đánh giá tổng quan các vấn đề kỹ 
thuật, kinh tế - đầu tư của Dự án Khai thác và nâng 
cấp dầu nặng Lô Junnin 2 - Venezuela 
Vũ Văn Kính 
Nguyễn Văn Đắc 
Chi Hội Dầu khí 
Hà Nội/Hội Dầu 
khí Việt Nam 
PAC/VPA 2259/BB-DKVN 25/4/2019 
2 
Định hướng công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí 
khu vực phía Bắc bể Sông Hồng trên cơ sở nghiên 
cứu tổng hợp các tài liệu cập nhật 
Trịnh Xuân Cường VPI/EPC PAC/VPI/EPC 2809/BB-DKVN 28/5/2019 
3 
Thẩm định các yếu tố kỹ thuật và kinh tế chính tại 
báo cáo của PVEP số 13/TDKT-PVEP ngày 
16/3/2018 về phương án tiếp theo đối với Dự án 
Phát triển khai thác và nâng cấp dầu nặng Lô 
Junin 2, Venezuela 
Trịnh Xuân Cường VPI/EPC PAC/VPI/EPC 3410/BB-DKVN 26/6/2019 
II LĨNH VỰC AN TOÀN - SỨC KHOẺ - MÔI TRƯỜNG 
1 
Xây dựng hệ thống WEBGIS truy xuất các thông 
tin về độ nhạy cảm môi trường nhằm phục vụ 
công tác quản lý môi trường và ứng phó sự cố 
tràn dầu 
Lương Kim Ngân VPI/CPSE PAC/VPI/CPSE 2277/BB-DKVN 26/4/2019 
2 
Xây dựng Hướng dẫn quản lý tính toàn vẹn của 
tài sản cho các đường ống dẫn khí Trần Nguyên Quý PVMR PAC/PVMR 
2277/BB-DKVN 
26/4/2019 
3 
Nghiên cứu, cập nhật, rà soát Hướng dẫn lựa 
chọn, lưu giữ, sử dụng và thải bỏ hóa chất, dung 
dịch khoan trong các hoạt động dầu khí 
Lê Văn Công DMC PAC/DMC 2276/BB-DKVN 26/4/2019 
III LĨNH VỰC KINH TẾ - QUẢN LÝ 
1 
Xây dựng Chiến lược Khoa học Công nghệ của 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, 
tầm nhìn đến năm 2035 
Nguyễn Hữu Trung VPI PAC/VPI
1707/BB-DKVN 
1/4/2019 
2 
Đánh giá ảnh hưởng của các Hiệp định thương 
mại tự do đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2030 và các 
đề xuất giải pháp 
Trần Thị Liên Phương VPI/EMC PAC/VPI/EMC 1918/BB-DKVN 9/4/2019 

File đính kèm:

  • pdftap_chi_dau_khi_so_7_nam_2019.pdf