Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi

Các mỏ dầu lớn ở bể Cửu Long chủ yếu đang trong giai đoạn sụt giảm sản lượng với hệ số suy giảm lớn và độ ngập nước tăng nhanh.

Các nghiên cứu cải thiện thu hồi (IOR) đang là hướng nghiên cứu chính tập trung nhằm cải thiện hiệu quả và tối ưu khai thác cho đối tượng

móng nứt nẻ (đóng góp 1/3 sản lượng dầu đang khai thác trong nước).

Bài báo giới thiệu công nghệ ngăn cách nước bằng “giỏ xi măng” đã triển khai thành công tại mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi và có thể áp

dụng cho các giếng khác có điều kiện địa chất/động thái tương tự nhằm cải thiện hiệu quả khai thác

Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 5200
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi

Ứng dụng công nghệ “giỏ xi măng” ngăn cách nước nhằm cải thiện hiệu quả khai thác dầu tại đối tượng móng nứt nẻ mỏ nam rồng - Đồi mồi
35DẦU KHÍ - SỐ 1/2021
PETROVIETNAM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ “GIỎ XI MĂNG” NGĂN CÁCH NƯỚC 
NHẰM CẢI THIỆN HIỆU QUẢ KHAI THÁC DẦU TẠI ĐỐI TƯỢNG 
MÓNG NỨT NẺ MỎ NAM RỒNG - ĐỒI MỒI 
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 1 - 2021, trang 35 - 40
ISSN 2615-9902
Hồ Nam Chung1, Phí Mạnh Tùng1, Đặng Xuân Thủy1, Đinh Đức Huy2
1Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”
2Viện Dầu khí Việt Nam
Email: tungpm.pt@vietsov.com.vn 
https://doi.org/10.47800/PVJ.2021.01-01
Tóm tắt
Các mỏ dầu lớn ở bể Cửu Long chủ yếu đang trong giai đoạn sụt giảm sản lượng với hệ số suy giảm lớn và độ ngập nước tăng nhanh. 
Các nghiên cứu cải thiện thu hồi (IOR) đang là hướng nghiên cứu chính tập trung nhằm cải thiện hiệu quả và tối ưu khai thác cho đối tượng 
móng nứt nẻ (đóng góp 1/3 sản lượng dầu đang khai thác trong nước). 
Bài báo giới thiệu công nghệ ngăn cách nước bằng “giỏ xi măng” đã triển khai thành công tại mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi và có thể áp 
dụng cho các giếng khác có điều kiện địa chất/động thái tương tự nhằm cải thiện hiệu quả khai thác. 
Từ khóa: Móng nứt nẻ, cải thiện thu hồi dầu, ngăn cách nước, giỏ xi măng, mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi.
1. Giới thiệu
Mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi thuộc Lô 09-1 và 09-3 do Công 
ty Liên doanh Điều hành Việt - Nga - Nhật (VRJ) phát hiện 
năm 2004 bởi giếng DM-1X và cho dòng dầu thương mại từ 
đối tượng đá móng nứt nẻ vào 12/2009 (Hình 1). Dự báo cơ 
cấu trữ lượng từ đối tượng móng chiếm khoảng 97% (~25,5 
triệu tấn dầu) trên tổng trữ lượng phát triển (2P) của mỏ. 
Móng có hình thái là khối nhô cao với khoảng cách điểm cao 
nhất tới chiều sâu ranh giới dầu nước ban đầu đạt ~1.200 m, 
thân dầu được hỗ trợ năng lượng tích cực từ nguồn nước 
đáy với thể tích đánh giá lớn gấp 7 - 10 lần thân dầu.
2. Đặc điểm địa chất và động thái ngập nước 
Tính đến năm 2020, có 21 giếng được khoan tại khu vực 
mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi, trong đó 18 giếng đang hoạt động, 
bao gồm 1 giếng bơm ép. Các giếng khai thác đã có hiện 
tượng nước xâm nhập, có một số giếng nước chiếm tới 80% 
tổng lượng chất lỏng khai thác, chứng tỏ ranh giới dầu nước 
đã dịch chuyển đến giếng khai thác. Quỹ đạo của phần lớn 
các giếng là giếng xiên, góc nghiêng nhỏ hơn 50o, khoảng 
dịch đáy thay đổi từ 500 - 1.500 m, được hoàn thiện chủ 
yếu dạng thân trần khi đưa vào khai thác.
Kết quả nghiên cứu mẫu lõi đã chứng minh (Hình 
3) [1, 2] trong phần trên của lát cắt móng kết tinh ở 
mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi cũng như ở các khu vực khác 
của mỏ Rồng có mặt hai phức hệ đá xen lẫn nhau: đá 
magma và đá biến chất. Mức độ nứt nẻ của phức hệ 
magma rất khác nhau, từ yếu đến mạnh, kể cả có khu 
vực hình thành kiến trúc dạng dăm kết như tại giếng 
khoan R-25: 4.212 - 4.221 mMD và R-422. Ở đây chủ yếu 
là các nứt nẻ nghiêng 30 - 70o so với trục giếng khoan, 
đôi khi á song song (các khe nứt nẻ á song song có độ 
dài tới 1 m).
Động thái ngập nước tại các giếng khá điển hình 
cho đối tượng móng bị ảnh hưởng mạnh bởi hệ thống 
nứt nẻ. Thông thường, với độ linh động tốt hơn và sự 
dịch chuyển mạnh của dòng nước từ đáy giếng - nếu 
không kiểm soát tốt, lại được hỗ trợ của hệ thống nứt 
nẻ - nước sẽ chiếm ưu thế trong dòng chất lưu đi lên, 
đồng thời cản trở dòng dầu từ phần phía trên của giếng 
khoan đi vào giếng khai thác. Qua đó, chỉ số cho dòng 
sản phẩm của giếng suy giảm, đồng thời gây áp lực xử 
lý chất lưu cho hệ thống thiết bị bề mặt.Ngày nhận bài: 31/10/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 31/10 - 12/11/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/12/2020.
36 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM
Trong quá trình kiểm soát nước tại mỏ, dữ 
liệu phân tích cho thấy sự xuất hiện của nước sớm 
nhất trong tất cả các giếng. Các giếng nằm trên 
khối cấu trúc móng nhô cao, bị chi phối bởi hệ 
thống đứt gãy lớn với nhiều nứt nẻ dọc theo thân 
giếng khoan, nước xuất hiện trong quá trình khai 
thác khi chênh lệch áp suất giữa đáy giếng và vỉa 
lớn hơn từ 50 - 80 atm. Do vậy, kinh nghiệm trong 
giai đoạn đầu khai thác, cần tránh giảm áp lớn 
trong thời gian ngắn để hạn chế sự xâm nhập của 
nước do ảnh hưởng đới của nứt nẻ tới sự chuyển 
động dòng chất lỏng cùng độ linh động của nước 
[3]. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, độ ngập nước 
trung bình mỏ đạt trên 60%, cần có các giải pháp 
ngăn cách đới nước và hạn chế sự dịch chuyển 
của dòng nước từ đáy, đồng thời chuyển hướng 
dịch chuyển của dòng nước tới giếng nhằm cải 
thiện hiệu quả quét dầu tại các đới nứt nẻ trước 
đó chưa quét tới.
Nhằm xử lý và hạn chế ảnh hưởng của các 
vùng nước không còn cho dòng dầu, Vietsovpetro 
đã nghiên cứu, ứng dụng và triển khai áp dụng 
các giải pháp. Trong đó có giải pháp ngăn cách 
nước trong thân giếng sử dụng giàn khoan với 
thời gian dừng giếng trung bình 16 ngày (Hình 4). 
Phương pháp ngăn cách nước sử dụng giàn 
khoan đang áp dụng tại Vietsovpetro có chi phí 
cao (lên đến hàng triệu USD/giếng, gồm chi phí 
thuê giàn, thay ống khai thác (OKT), thiết bị lòng 
giếng, các dịch vụ kèm theo...), rủi ro không kéo 
được ống khai thác, phải dập giếng và có thể 
dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn vỉa [4]. Vì vậy, việc 
nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp mới với 
chi phí thấp, không làm nhiễm bẩn vỉa sản phẩm 
là cấp thiết. Qua kết quả nghiên cứu và đánh giá, 
Vietsovpetro đã chọn giải pháp đặt cầu xi măng 
bằng công nghệ “giỏ xi măng” (cement basket) là 
giải pháp kỹ thuật tối ưu có chi phí thấp nhất.
3. Thử nghiệm công nghệ “giỏ xi măng” thực 
hiện ngăn cách nước trong giếng thân trần tại 
mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
3.1. Giải pháp công nghệ “giỏ xi măng”
Nguyên lý hoạt động của giải pháp: cả chuỗi 
thiết bị sẽ được thả vào lòng giếng thông qua 
cáp tời loại dẫn điện (Mono-conductor). Khi thiết 
bị đạt tới độ sâu mong muốn, tín hiệu sẽ được 
Hình 1. Vị trí địa lý khu vực mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc, phân bố dầu mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
Hình 3. Mẫu lõi đá móng khu vực mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi bị lấp nhét bởi khoáng vật thứ sinh
25
20
15
10
5
0
21
Hủy 
giếng
Nứt vỉa 
thủy lực
Hủy áp 
suất ống 
chống
Chuyển 
tầng khai 
thác
Ngăn 
cách 
nước
Thay 
ống khai 
thác
Làm 
sạch 
đáy
Bắn mìn 
qua ống 
khai thác
Đo kiểm 
tra khai 
thác
20 19 18 16
15
12
5
3
Thời gian sửa giếng sử dụng giàn khoan
Số
 ng
ày
 th
ực
 hi
ện
 (n
gà
y)
Hình 4. Thời gian sửa giếng trung bình sử dụng giàn khoan giai đoạn 2015 - 2020
0 2000 4000 6000 8000 10000
-3200
-3600
0
Khu vực 1 Khu vực 3 Khu vực 2
Nóc móng
P1
P2
P3
DM-404B
Khu vực 2
Khu vực 1
Khu vực 3
R-426
DM-405
R-25
DM-410
P2@3929m
P1@3898m P1@3830m P1@3942m
P2@3951 P3@3960m (SP)
P2@3895m
-3200
-3600
-4000
4000 6000 8000 10000
37DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 
PETROVIETNAM
hiển thị thông qua bảng điện tử trên bề mặt. Thiết bị cài đặt bắt đầu 
kích hoạt xoay motor để tạo ra moment lực kéo lên trục của giỏ treo 
xi măng. Trong khi kéo trục lên, cả chuỗi thân thiết bị cài đặt và giỏ xi 
măng vẫn đứng im, khi lực kéo đạt cực đỉnh thì cũng là lúc chân càng 
bám và lá thép của giỏ treo xi măng căng ra cực đại. Chân càng sẽ neo 
vào thân giếng và lá thép sẽ tỏa tròn ra bao phủ quanh thân giếng. Lực 
kéo ở motor tiếp tục duy trì lực và kéo đứt khớp nối giữa trục giỏ cầu xi 
măng và thiết bị cài đặt. Kết thúc quá trình treo giỏ cầu xi măng, thiết 
bị cài đặt sẽ được kéo lên để sẵn sàng thả thiết bị đổ xi măng lên trên 
bề mặt giỏ cầu (Hình 5).
Sau khi kéo thiết bị cài đặt “giỏ xi măng” 
lên tới bề mặt, thiết bị đổ xi măng (dumb 
bailer) đã sẵn sàng. Khi thả thiết bị đổ xi 
măng xuống giếng tới độ sâu cách “giỏ xi 
măng” khoảng 2 m, thiết bị đổ xi măng dừng 
lại. Sau khi nhận tín hiệu từ bảng điện tử 
trên bề mặt, van sẽ bắt đầu mở để xi măng 
chảy ra, đồng thời sử dụng áp suất giếng 
để piston hoạt động đẩy xi măng triệt để ra 
khỏi thiết bị.
Do độ loãng của xi măng khá cao, trước 
khi đổ xi măng, sỏi cuội nhỏ (kích thước 6 - 8 
mm) được đổ một lớp để ngăn ngừa xi măng 
chảy qua các lá thép (Hình 6) hoặc phần hở 
giữa lá thép và thành giếng. 
“Giỏ xi măng” gồm có các bộ phận chính 
(Hình 7): trục chính (a), vỏ (b), lá thép vòng (c) 
và bệ đỡ (d) hình thành hệ thống có khả năng 
mở rộng tạo bệ đỡ để thiết lập cầu xi măng 
ngăn cách nước. Giỏ được thiết kế để có 
thể lắp đặt trong hệ thống ống chống hoặc 
thành giếng thân trần đối với các giếng có 
kích thước nhỏ. Hệ thống càng kép khiến cho 
giỏ có khả năng neo chặt vào thành giếng, 
tạo ra bệ đỡ vững chắc để chứa xi măng.
Loại “giỏ xi măng” được sử dụng 
thử nghiệm tại Vietsovpetro là loại 
X3M210960RPPA có đường kính 2” và áp 
dụng cho thân giếng có đường kính từ 8” đến 
9⅝” (Bảng 1).
Thiết bị đổ xi măng được sử dụng để sỏi/
proppant/xi măng lên trên giỏ tạo thành một 
nút bịt kín chịu áp lực với đường kính 1,77”, 
dài 6 m và chứa được 6 lít (Bảng 2).
Các bước thực hiện đổ cầu xi măng bằng 
công nghệ “giỏ xi măng” gồm: thông và làm 
sạch thân giếng; đo liên kết độ sâu và kiểm 
tra khả năng kéo thả thiết bị đến vị trí cần 
đặt trong giếng; đo PLT/MPLT để xác định 
khoảng cho dầu - nước trong thân giếng; đo 
độ đồng đều của thân giếng bằng thiết bị X-Y 
Caliper để xác định khoảng đặt giỏ xi măng 
tối ưu; thả và kích hoạt giỏ xi măng; đổ sỏi/
proppant để tăng khả năng che phủ và độ 
cứng của giỏ xi măng; đổ cầu xi măng; chờ xi 
măng đông 24 giờ; dò đáy để xác định chiều 
cao cầu xi măng đã hoàn thiện; gọi dòng lại; 
Hình 5. Nguyên lý hoạt động của giải pháp “giỏ xi măng”
Hình 7. Các bộ phận chính của "giỏ xi măng"
Hình 6. Cơ chế mở lá thép của "giỏ xi măng"
Đổ xi măng lên 
trên bề mặt giỏ
Thả chuỗi thiết bị xuống giếng 
và kích hoạt
Kéo thiết bị cài đặt lên 
và đổ sỏi
(1) (2) (3)
(a) (b)
(d)(c)
38 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM
đo PLT/MPLT để kiểm tra và đánh giá dòng chảy 
qua cầu xi măng.
3.2. Đánh giá công nghệ ngăn cách nước bằng 
“giỏ xi măng”
 Ưu điểm:
- Không sử dụng đến giàn khoan;
- Tất cả các thao tác được thực hiện bằng 
công nghệ cáp tời (Wireline/Slickline);
- Không phải kéo và thay thế bộ thiết bị lòng 
giếng;
- Áp dụng cho các giếng thân trần (cho đối 
tượng móng) và trong ống chống;
- Không phải dập giếng, hạn chế rủi ro 
nhiễm bẩn vỉa;
- Tiết kiệm chi phí và thời gian.
Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng cho các giếng có độ nghiêng 
không quá lớn;
- Ống khai thác có điểm thu hẹp không nhỏ 
hơn 2,125” và phải thông đến vị trí cần đặt giỏ xi 
măng;
- Nước đi vòng qua cầu xi măng (do liên 
thông địa chất vỉa nước và vỉa dầu).
4. Tiêu chí lựa chọn giếng khoan và kết quả thử nghiệm
Dựa trên đặc tính kỹ thuật và các ưu nhược điểm đã phân tích, 
công nghệ ngăn cách nước bằng “giỏ xi măng” được cân nhắc áp 
dụng với các giếng có độ ngập nước > 50%, có độ nghiêng thấp < 
60o, có đường kính ống khai thác > 2,125”, đường kính thân giếng 
từ 6 - 9⅝”, khoảng vỉa cho dòng nước nằm dưới khoảng vỉa cho 
Mã sản phẩm Đường kính ngoài 
Kích thước ống chống 
Tải trọng tối đa (lbs) 
Max. Min. 
X3M210700PPAA 2,1” 7” 6” 15.000 
X3M210960RPPA 2,1” 9⅝” 8” 15.000 
Bảng 1. Thông số kỹ thuật của "giỏ xi măng" 
Ống chứa xi măng Dung lượng, vật liệu và ứng dụng 
Đường kính ngoài Chiều dài Vật liệu Khối lượng Dung lượng Vật liệu Ứng dụng 
3.500” 8,5 m/4 m AISI 4140 172 kg/61 kg 17 lít/4 m SS316 Xi măng/acid/hóa chất/cát/sỏi hoặc proppant 
2.875” 6 m/4 m AISI 4140 48 kg/24 kg 10 lít/4 m SS316 Xi măng/acid/hóa chất/cát/sỏi hoặc proppant 
2.375” 6 m/4 m AISI 4140 33 kg/16,5 kg 9 lít/6 m SS316 Xi măng/acid/hóa chất/cát/proppant 
1.770” 6 m/4 m SS304 22 kg/11 kg 6 lít/6 m SS316 Xi măng/acid/hóa chất/cát/proppant 
Bảng 2. Thông số kỹ thuật của thiết bị đổ xi măng
Bảng 3. Thông số kỹ thuật các giếng được lựa chọn thử nghiệm công nghệ ngăn cách nước bằng “giỏ xi măng”
Hình 8. Sơ đồ và vị trí đặt "giỏ xi măng" tại giếng 1 mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
Tên 
giếng 
Đối 
tượng 
Qlỏng 
(m3/ngày) 
Qdầu 
(tấn/ngày) 
H20 
(%) 
V 
(m3/ngày) 
Độ lệch 
(min) 
Đường kính 
trong ống 
khai thác (min) 
Đường kính 
thân giếng 
(mm) 
Kiểu hoàn 
thiện 
1 Móng 260 52 77 35.000 24,65 2,4” 215,9 Thân trần 
2 Móng 86 23 68 30.000 58,86 2,2” 215,9 Thân trần 
3 Móng 60 24 54 22.000 48,64 2,2” 157,2 Ống chống 
gl
Xi măng
Giỏ 
xi măng
Nước
Phễu
Dầu
39DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 
PETROVIETNAM
dòng dầu. Đối với đối tượng móng nứt nẻ, được hoàn thiện giếng kiểu 
thân trần thì có thể áp dụng công nghệ khi thành giếng ổn định và 
đồng đều. 
Giếng 1 nằm trên khối cấu trúc móng nhô cao, được khoan khá 
sớm tại khu vực, chiều sâu tổng đạt 4.420 mMD, với khoảng vỉa trong 
móng được xác định 585 m (3.835 - 4.420 mMD/3.644 - 4.201 mTVDss), 
hệ thống nứt nẻ chi phối mạnh ở phần phía trên của giếng. Động thái 
của giếng cho thấy sự xuất hiện của nước sớm nhất tại khu vực mỏ. 
Nước xuất hiện trong quá trình khai thác khi áp suất giảm từ 204 atm 
xuống 153 atm. Tốc độ dòng chảy tăng từ 134 tấn/ngày lên 150 tấn/
ngày với mức độ ngập nước 32%. Kết quả PLT năm 2006 cho thấy 
khoảng cho dòng chính được xác định từ 3.926 - 3.941 mTVDss; năm 
2010 cho thấy tồn tại nước dưới chiều sâu 3.931 mTVDss. Lưu lượng 
dầu đạt đỉnh năm 2010 với 130 tấn/ngày, hiện tại duy trì 52 tấn/ngày 
với độ ngập nước ~80%. Theo kết quả PLT 
năm 2019, khoảng dòng dưới chiều sâu 3.931 
mTVDss cho 100% nước.
Tháng 10/2020, Vietsovpetro đã đặt thành 
công "giỏ xi măng" tại độ sâu 4.035 mMD 
giếng 1 mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi (Hình 8).
Sau khi hoàn thành việc đổ xi măng và 
chờ 24 giờ để dung dịch xi măng đông cứng 
hoàn toàn, tiến hành đo liên kết độ sâu (CCL) 
và xác nhận độ sâu của cầu xi măng tại 4.027,4 
m (Hình 9).
Sau khi mở giếng ngày 8/10/2020, 
Vietsovpetro tiến hành lấy mẫu, ghi nhận 
có sự thay đổi của lưu lượng khai thác tổng 
và hàm lượng nước giảm đáng kể (giảm 10 
- 15%). Theo dự báo, sản lượng dầu sẽ tăng 
thêm 20% khi chế độ làm việc của giếng ổn 
định, dự kiến sau 3 tuần. Kết quả thể hiện trên 
Hình 10.
5. Kết luận và kiến nghị
Công nghệ ngăn cách nước bằng “giỏ 
xi măng” đã thử nghiệm thành công tại mỏ 
Nam Rồng - Đồi Mồi và có thể áp dụng cho 
các giếng khác có động thái tương tự nhằm 
cải thiện hiệu quả khai thác. Ưu điểm lớn Hình 9. Kết quả đo kiểm tra xác định mặt cầu xi măng đã đặt tại giếng 1 mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
4020
0 QP (psi) 50
QP (psi)
HUD@4026.3m CCL (4027.4m) bottom tool
0 LTEN (lb) 1000
-100 LSPD (m/min) 100
-4000 CLL 5000
4152,29
Hình 10. Thông số làm việc của giếng trước và sau khi thử nghiệm công nghệ ngăn cách nước bằng “giỏ xi măng”
19
/0
9/
20
20
20
/0
9/
20
20
21
/0
9/
20
20
22
/0
9/
20
20
23
/0
9/
20
20
24
/0
9/
20
20
25
/0
9/
20
20
26
/0
9/
20
20
27
/0
9/
20
20
28
/0
9/
20
20
29
/0
9/
20
20
30
/0
9/
20
20
01
/1
0/
20
20
02
/1
0/
20
20
03
/1
0/
20
20
O4
/1
0/
20
20
O5
/1
0/
20
20
O6
/1
0/
20
20
O7
/1
0/
20
20
O8
/1
0/
20
20
O9
/1
0/
20
20
10
/1
0/
20
20
11
/1
0/
20
20
12
/1
0/
20
20
13
/1
0/
20
20
14
/1
0/
20
20
15
/1
0/
20
20
16
/1
0/
20
20
17
/1
0/
20
20
18
/1
0/
20
20
19
/1
0/
20
20
20
/1
0/
20
20
21
/1
0/
20
20
22
/1
0/
20
20
23
/1
0/
20
20
24
/1
0/
20
20
25
/1
0/
20
20
300
250
200
150
100
50
0
240
233
275
260
76 75
81 77
50 51
45
53
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
156
169
90
70 73 73 72 74 74 66 65 68 67 67 68 68 69 68 67 66 66 68
5760605754
4140424343424542
23242221
3937
95
105 101
143 148
151 152 152 149 147
153
197 200
206 206 204
Dừng giếng thực hiện ngăn cách nước
Qlỏng (m
3/ngày) Qdầu (tấn/ngày) %H2O
40 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM
nhất của giải pháp là thực hiện ngăn cách mà không sử 
dụng giàn khoan để kéo thả, thay thế thiết bị lòng giếng 
và không phải dập giếng. Do đó, tiết kiệm chi phí đầu tư, 
gia tăng hiệu quả kinh tế của giải pháp và tiết kiệm thời 
gian dừng giếng. Bài học kinh nghiệm là: thực hiện đổ cầu 
xi măng chiều dài hơn nhằm tăng tỷ lệ thành công ngăn 
cách nước trong móng, tăng khoảng làm việc của “giỏ xi 
măng” và thiết kế nhiều trấu hơn để phù hợp với đặc thù 
thân giếng móng kém đồng nhất và không ổn định. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Văn Đức, Phạm Xuân Sơn và nnk, “FFDP 
Nam Rồng - Đồi Mồi”, 2013.
[2] Phạm Xuân Sơn, Nguyễn Trung Hiếu và nnk, 
“FFDP Nam Rồng - Đồi Mồi”, 2020.
[3] Trần Lê Đông, Hoàng Văn Quý và Trương Công Tài, 
“Thân dầu trong đá móng nứt nẻ - hang hốc mỏ Bạch Hổ, 
Đông Nam Rồng và giải pháp bơm ép nước nhằm nâng 
cao hệ số thu hồi dầu”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa 
học Công nghệ “30 năm Dầu khí Việt Nam - Cơ hội mới thách 
thức mới”, Quyển I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà 
Nội, 2005.
[4] Phạm Xuân Sơn, Trần Lê Phương và nnk, “Sơ đồ 
công nghệ hiệu chỉnh khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ, 
Lô 09-1 năm 2018”, 2017.
Ho Nam Chung1, Phi Manh Tung1, Dang Xuan Thuy1, Dinh Duc Huy2
1Vietsovpetro
2Vietnam Petroleum Institute
Email: tungpm.pt@vietsov.com.vn 
Summary
Most major oil fields in Cuu Long basin are currently in the declining production phase with high declining rates and rapidly increasing 
water cut. IOR is, therefore, the main research topic for well productivity index and production optimisation of fractured basement reservoirs 
(which have been contributing 1/3 of the total oil production in Vietnam).
The paper presents the water isolation by “cement basket” technology which has been successfully deployed in Nam Rong - Doi Moi field 
and can be applicable to other wells having similar geological conditions/production performance characterisation to improve production 
efficiency.
Key words: Fractured basement, IOR, water isolation, cement basket, Nam Rong - Doi Moi field.
APPLICATION OF “CEMENT BASKET” TECHNOLOGY FOR REPAIR-
ISOLATION WORK TO IMPROVE OIL RECOVERY EFFICIENCY AT 
FRACTURED BASEMENT RESERVOIR IN NAM RONG - DOI MOI FIELD

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_gio_xi_mang_ngan_cach_nuoc_nham_cai_thien.pdf