Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương

Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:

thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động

của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm

các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp

trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa

học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hóa sinh học, tâm lý học,

- Tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật

này sang vân động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con người sinh ra

hiện tượng tâm lý – với tư cách là một hiện tượng tinh thần. Hiện tượng tâm lý

được nảy sinh trên não bộ do thế giới khách quan tác động vào con người và

cuối cùng thể hiện ra bằng cử chỉ, hành vi, hoạt động của con người. Hiện tượng

tâm lý này khác với các hiện tượng sinh lý, vật lý,

- Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:

thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động

của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm

các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp

trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa

học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hóa sinh học, tâm lý học

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 1

Trang 1

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 2

Trang 2

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 3

Trang 3

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 4

Trang 4

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 5

Trang 5

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 6

Trang 6

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 7

Trang 7

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 8

Trang 8

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 9

Trang 9

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 140 trang minhkhanh 12100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý học đại cương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 
BỘ MÔN TÂM LÝ 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 
GV biên soạn: Huỳnh Minh Như Hương 
Trà Vinh, tháng 04 năm 2013 
Lưu hành nội bộ 
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC ........................... 1 
BÀI 1: Tâm lý học là một khoa học ........................................................................... 1 
BÀI 2: Bản chất của hiện tượng tâm lý người ......................................................... 13 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÂM LÝ NGƯỜI ....................................... 24 
BÀI 1: Cơ sở sinh lý của tâm lý người .................................................................... 24 
BÀI 2: Cơ sở xã hội cua tâm lý người .................................................................... 33 
CHƯƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ – Ý THỨC ........ 42 
BÀI 1: Sự hình thành và phát triển tâm lý .............................................................. 42 
BÀI 2: Sự hình thành và phát triển ý thức .............................................................. 48 
 BÀI 3: Chú ý -điều kiện hoạt động có ý thức ..........................................................56 
CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC ...........................................................60 
 BÀI 1: Nhận thức cảm tính ......................................................................................60 
 BÀI 2: Trí nhớ ..........................................................................................................73 
 BÀI 3: Nhận thức lý tính ..........................................................................................84 
CHƯƠNG 5: ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM - Ý CHÍ .....................................................95 
 BÀI 1: Tình cảm ......................................................................................................95 
 BÀI 2: Ý chí ...........................................................................................................104 
CHƯƠNG 6: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN NHÂN CÁCH .................107 
 BÀI 1: Nhân cách và đặc điểm của nhân cách ......................................................113 
 BÀI 2: Cấu trúc của nhân cách .............................................................................117 
 BÀI 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ..................................130 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 138 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 1 
CHƯƠNG 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC 
BÀI 1 
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 
❖ Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: 
- Xác định tâm lý học là một khoa học: chỉ ra đối tượng của tâm lý học, 
các nhiệm vụ của tâm lý học, vị trí, ý nghĩa của khoa học tâm lý trong 
giáo dục và trong cuộc sống của con người. 
- Trình bày được hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý con 
người. 
- Vận dụng các hiểu biết về khoa học tâm lý với tư cách là một khoa học 
vào việc phân tích, giải thích các hiện tượng tâm lý theo quan điểm 
khoa học. 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 2 
I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC 
Để xác định một khoa học cần chỉ ra được đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý 
nghĩa và phương pháp nghiên cứu khoa học đó. 
1.1. Đối tượng của tâm lý học 
- Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: 
thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động 
của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm 
các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp 
trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa 
học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hóa sinh học, tâm lý học,  
- Tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật 
này sang vân động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con người sinh ra 
hiện tượng tâm lý – với tư cách là một hiện tượng tinh thần. Hiện tượng tâm lý 
được nảy sinh trên não bộ do thế giới khách quan tác động vào con người và 
cuối cùng thể hiện ra bằng cử chỉ, hành vi, hoạt động của con người. Hiện tượng 
tâm lý này khác với các hiện tượng sinh lý, vật lý,  
- Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: 
thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động 
của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm 
các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp 
trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa 
học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hóa sinh học, tâm lý học,  
Như vậy, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là 
hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, 
gọi chung là các hoạt động tâm lý. 
1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học 
- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý, 
các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 3 
quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu: 
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan đã tạo ra tâm lý người. 
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt đông tâm lý. 
+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào? 
+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người. 
- Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau: 
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất 
lượng. 
+ Phát hiện các quy luật hình thành phát triển của tâm lý. 
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý. 
Trên cơ sở các thành tựu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho 
việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có 
hiệu quả nhất. Để thực hiện các n ... quan hệ với các khái 
niệm khác: con người, cá nhân, cá tính, chỉ ra được các đặc điểm cơ bản 
của nhân cách. 
- Chỉ ra và phân tích được các yếu tố chi phối sự hình thành và phát 
triển nhân cách, chỉ ra được các biểu hiện của năng khiếu để phát hiện, 
bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu và nêu được các loại hành vi sai lệch 
nhân cách và phương hướng khắc phục. 
- Vận dụng những hiểu biết về nhân cách và các thuộc tính của nhân 
cách vào việc phân tích, giải thích các hiện tượng tâm lý theo quan điểm 
khoa học. 
- Có hứng thú đối với việc quan sát các biểu hiện và đánh giá nhân cách 
của bản thân. 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 131 
Nhân cách không có sẵn, không phát triển bằng cách bộc lộ dần các bản 
năng nguyên thủy, mà nhân cách là cơ cấu tâm lý mới được hình thành trong 
cuộc sống bằng hoạt động của chính mỗi người: giao tiếp, vui chơi, học tập, lao 
động,  
Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố 
bẩm sinh – di truyền, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, giáo dục, hoạt 
động của cá nhân,  Mỗi yếu tố có vai trò nhất định nhưng không như nhau. 
Dưới đây là vai trò của từng yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân 
cách. 
I. GIÁO DỤC VÀ NHÂN CÁCH 
Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, 
chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người 
theo yêu cầu xã hội. Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động tự giác của 
gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả việc dạy học và tác động khác đến con 
người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động tự giác đến tư tưởng, đạo 
đức hành vi của con người. 
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ 
đạo, điều này được thể hiện: 
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân 
cách. Giáo dục là quá trình tác động có mục đích xác định (mục tiêu) hình thành 
một mẫu người cụ thể cho xã hội, một mô hình nhân cách phát triển hướng tới 
hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và cuộc sống của cá nhân. 
- Nhờ giáo dục mà mỗi cá nhân lĩnh hội được từ nền văn hóa dân tộc và 
nhân loại những điều bổ ích có cho mình, đáp ứng mục tiêu giáo dục quốc gia. 
- Giáo dục tác động đến con người nhiều nhất và có hiệu quả nhất, vì nó 
dựa trên thành tựu của nghiên cứu khoa học và theo bài bản phù hợp quy luật. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa thế giới nói: 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 132 
 “Ngủ thì ai cũng như lương thiện 
 Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền 
 Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
- Giáo dục huy động được các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự 
hình thành và phát triển nhân cách, như các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), 
yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời có sự bù đắp cho những thiếu 
hụt, hạn chế do các yếu tố kể trên gây ra (như những người bị khuyết tật, bị 
bệnh hoặc có hoàn cảnh không thuận lợi, ). 
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển 
theo hướng mục tiêu giáo dục, theo yêu cầu xã hội. 
- Giáo dục có vai trò chủ đạo, có tính quyết định sự hình thành và phát 
triển nhân cách, tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo 
dục không phải là vạn năng. Giáo dục không tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, 
tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong 3 môi trường giáo dục: nhà 
trường, gia đình và xã hội. 
II. HOẠT ĐỘNG VÀ NHÂN CÁCH 
Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội và được thực 
hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định. Mỗi hoạt động đều đòi hỏi ở 
con người những phẩm chất và năng lực nhất định, đồng thời quá trình tham gia 
hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng 
lực tương ứng. Hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình 
thành và phát triển nhân cách. 
Hoạt động của con người diễn ra theo 2 hướng: 
- Quá trình nhập tâm (hay còn gọi là quá trình chuyển vào trong): là 
quá trình chủ thể hóa đối tượng của hoạt động, là quá trình con người lĩnh 
hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử để thành vốn riêng của mình, để hình thành 
nhân cách. 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 133 
- Quá trình xuất tâm (hay còn gọi là quá trình chuyển ra ngoài): là quá 
trình con người đối tượng hóa bản thân mình vào xã hội dưới dạng những 
sản phẩm vật chất hoặc tinh thần do mình làm ra, nhờ vậy mà con người 
được xã hội thừa nhận. 
Trong công tác giáo dục cần chú ý tổ chức các loại hình hoạt động phong 
phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt chú ý tổ chức tốt hoạt động 
chủ đạo ở từng lứa tuổi cụ thể. 
III. GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH 
Cùng với hoạt động, giao tiếp là con đường quan trọng trong việc hình 
thành và phát triển nhân cách, vì giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan 
hệ người – người là yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, 
nhân cách. 
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người. Xã hội là cộng đồng 
người, vì vậy nếu không có giao tiếp thì không thể có xã hội. Đối với cá nhân, 
giao tiếp là điều kiện tồn tại và là nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách của họ. 
Mỗi con người đều chứa đựng trong mình những kinh nghiệm xã hội – lịch sử, 
qua giao tiếp, mỗi người sẽ lĩnh hội được những kinh nghiệm của người khác và 
bản thân mình cũng truyền đạt kinh nghiệm cho họ. 
- Giao tiếp là con đường hình thành nhân cách con người. Bằng giao tiếp 
con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội những giá trị từ nền văn 
hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội, các kinh nghiệm xã hội để hình thành bản 
chất của mình, đồng thời cũng thông qua giao tiếp mà con người đóng góp tinh 
lực của mình cho cộng đồng, cho xã hội. 
- Trong giao tiếp con người còn nhận thức được chính bản thân mình. 
Nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mỗi cá nhân tự đối 
chiếu, so sánh với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình 
để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc đối với bản thân. Nói cách khác, qua 
giao tiếp con người hình thành cho mình năng lực tự ý thức, một thành phần rất 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 134 
quan trọng trong nhân cách. 
Như vậy, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là 
một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Mọi 
hoạt động giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong 
nhóm và tập thể. 
IV. TẬP THỂ VÀ NHÂN CÁCH 
Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội, 
cụ thể và trực tiếp là các nhóm mà cá nhân là thành viên, đó là: gia đình, làng 
xóm, khu phố, cộng đồng, tập thể. Gia đình là nhóm cơ sở, là cái nôi đầu tiên 
mà ở đó nhân cách con người hình thành từ ấu thơ. Gia đình cũng là hình thức 
nhóm có sớm nhất trong lịch sử loài người, được coi như “tế bào” của xã hội. 
Mở rộng ra, con người là thành viên của các nhóm theo tên gọi khác nhau: 
nhóm chính thức, nhóm không chính thức, nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm chuẩn 
mực, nhóm quy chiếu,  Các nhóm có thể đạt tới hình thức phát triển cao nhất 
được gọi là tập thể. Tập thể là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được 
thống nhất lại theo những mục đích chung phục tùng các mục đích của xã hội. 
Tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trước 
hết tập thể giúp con người tìm thấy chỗ đứng của mình và thỏa mãn nhu cầu 
hoạt động, giao tiếp vốn là những nhu cầu cơ bản và xuất hiện rất sớm ở con 
người. Vì vậy, hoạt động tập thể là điều kiện, đồng thời là phương thức thể hiện 
và hình thành những năng khiếu, năng lực và các phẩm chất trong nhân cách. 
Tập thể tác động đến nhân cách thông qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập 
thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tập thể. Nhờ vậy, nhân cách của mỗi 
thành viên liên tục được điều khiển, điều chỉnh để phù hợp với các quan hệ xã 
hội mà cá nhân đó tham gia. Đồng thời mỗi cá nhân cũng tác động tới cộng 
đồng, tới xã hội, tới cá nhân khác thông qua tập thể của mình. Vì vậy mà trong 
giáo dục người ta thường vận dụng nguyên tắc giáo dục tập thể và bằng tập thể. 
Nhìn tổng thể, bốn yếu tố: giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể tác động 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 135 
đan xen vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc hình thành và phát triển 
nhân cách. 
V. PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG TRẺ CÓ NĂNG KHIẾU 
Trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ lâu đã được nhiều nước trên thế 
giới đặc biệt quan tâm như là một trong những vấn đề quốc sách. 
Các nhà tâm lý học cho rằng những gì khoa học đã phát hiện về năng lực 
con người chưa phản ánh đầy đủ và còn dưới mức khả năng tiềm ẩn mà con 
người có thể vươn tới. Ngày càng có nhiều những câu chuyển về các thần đồng 
ở trong nước và trên thế giới, những trẻ em có năng khiếu ở một lĩnh vực hoạt 
động nào đó. 
Vấn đề đặt ra là: Năng khiếu là gì? 
- Năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em về một tài năng nào 
đó khi trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động 
tương ứng. 
- Năng khiếu bộc lộ ra ở nhiều khía cạnh, như: tốc độ vượt trội trong 
việc hình thành một nhiệm vụ cụ thể so với trẻ em đồng trang lứa, thành tích 
xuất sắc trong một lĩnh vực nhất định, thiên hướng hoạt động mãnh liệt hoặc 
sự sáng tạo trong hoạt động ở một lĩnh vực nào đó. 
- Năng khiếu chỉ là dấu hiệu ban đầu của tài năng chứ không phải là tài 
năng. Một trẻ em có năng khiếu đối với một hoạt động nào đó không hẳn sẽ 
trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại. 
Trong cấu trúc của năng khiếu mới chỉ có những thành phần cơ bản giống 
với cấu trúc của tài năng, chúng chưa ổn định, dễ thay đổi. Trong khi đó cấu 
trúc của tài năng bao gồm các thành phần tâm lý ở độ tuổi chín muồi, được tổ 
hợp ở mức độ cao và mang tính ổn định, bền vững. Trong sự phát triển tài năng, 
những thành phần xuất hiện sau (trong cấu trúc) là sự phát triển theo logic 
những thành phần đã xuất hiện trước với những yếu tố mới phát sinh và những 
kết quả có được nhờ giáo dục bồi dưỡng, chúng kết cấu với nhau tạo thành cấu 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 136 
trúc mới. 
Từ năng khiếu trở thành tài năng là quá trình phát triển có lúc nhanh, lúc 
chậm, có khi liên tục, có khi đứt đoạn, thậm chí có khi năng khiếu không trở 
thành tài năng mà bị mai một đi. Vì vậy mà vấn đề phát hiện và bồi dưỡng năng 
khiếu là quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt, nhưng cũng khó khăn và phức tạp, vì 
công việc này đòi hỏi sự chuyên sâu, tinh tế. 
VI. SỰ SAI LỆCH HÀNH VI 
Chuẩn mực hành vi được xem xét ít nhất theo ba cách tiếp cận: 
- Chuẩn mực được nhìn nhận theo kiểu thống kê: đại đa số thành viên trong 
cộng đồng có hành vi tương tự nhau trong những hoàn cảnh xác định nào đó thì 
hành vi đó được xem như là chuẩn mực, còn những hành vi khác như vậy được 
xem là lệch chuẩn. 
- Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt ra, 
được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng động, của xã hội đối với 
từng thành viên (pháp luật, đạo đức, truyền thống, ). Những hành vi khác với 
hướng dẫn, qui định thì được xem là hành vi lệch chuẩn. 
- Chuẩn mực được nhìn nhận theo kiểu chức năng: loại này được xác định 
ở mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân khi hành động đều xác định mục đích hành động, vì 
vậy mà một hành vi được xem là phù hợp chuẩn khi nó phù hợp với mục đích 
được người đó ý thức, còn hành vi không phù hợp với mục đích được xem là 
hành vi lệch chuẩn. 
Nhìn chung một hành vi của cá nhân được xem là chuẩn mực hay lệch 
chuẩn mực không phải do cá nhân đó tự phán xét cách nhìn nhận riêng của 
mình, mà phải xem xét hành vi đó có được cộng đồng, xã hội chấp nhận hay 
không. 
Phân loại các sai lệch chuẩn hành vi 
Căn cứ vào mức độ nhận thức và sự chấp nhận của chuẩn mực đạo đức, có 
thể phân biệt sự sai lệch hành vi thành hai loại: 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 137 
- Sai lệch thụ động: là sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức được 
đầy đủ hoặc nhận thức sai lệch các chuẩn mực đạo đức xã hội. 
- Sai lệch chủ động: là những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi 
so với người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong những trường 
hợp này, cá nhân đã nhận thức được chuẩn mực đạo đức xã hội nhưng vẫn cứ 
làm theo ý mình, mặc dù biết không phù hợp. Nguyên nhân của những biểu hiện 
này là do cá nhân không kiềm chế nổi nhu cầu không chính đáng của mình, do ý 
thức tuân theo chuẩn mực còn yếu kém hoặc do thể chế xã hội chưa nghiêm. 
---------------------------------------------- 
❖ Câu hỏi (bài tập) củng cố: 
Bài 1: Hãy liệt kê những trường hợp lệch lạch hành vi xã hội, phạm pháp,  ở 
trẻ vị thành niên mà em biết (cho biết nguốn cung cấp thông tin: báo, đài, trang 
wep nào đưa tin, số, ngày cụ thể ) 
Bài 2: Hãy thảo luận với người bên cạnh về nguyên nhân và hướng giải quyết 
cho những biểu hiện sai lệch về hành vi, nhân cách của trẻ vị thành niên hiện 
nay. 
 Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý học đại cương 
 138 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
❖ TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: 
1. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý 
học, (Sách dùng trong các trường Trung học Sư phạm), Nhà xuất bản 
Giáo dục, 1991. 
2. Bùi Minh Huệ, Giáo trình tâm lý học tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 
1997. 
3. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan, Tâm lý 
học (Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và Sư phạm 12 + 2), 
Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. 
4. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Trần Trọng Thủy, Tâm lý học đại cương, 
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006 
❖ TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN: 
1. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan, Tâm lý 
học (Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và Sư phạm 12 + 2), 
Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. 
2. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Trần Trọng Thủy, Tâm lý học đại cương, 
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giang_day_mon_tam_ly_hoc_dai_cuong.pdf