Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT

I. Giới thiệu tổng quát về phần mềm ActivInspire

Trong số các phần mềm thường được sử dụng để soạn giảng bộ môn tiếng Anh,

có lẽ, ActivInspire là 1 cái tên khá xa lạ đối với các giáo viên Việt Nam. Tuy nhiên,

đây là phần mềm hỗ trợ tốt nhất cho việc tương tác giữa giáo viên và học sinh trong

quá trình dạy học, cũng như giúp giáo viên dễ dàng thiết kế các ý tưởng sư phạm phục

vụ tốt cho bài giảng.

ActivInspire là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống Dạy và học tương

tác (Digital Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương

quốc Anh). Hệ thống đó bao gồm:

 ActivBoard - bảng trắng tương tác trong lớp học.

 ActivInspire – Phần mềm thiết kế bài giảng

 ActiVote - hệ thống phản hồi của học sinh

 ActivPen – bút chạm không pin, dùng để viết lên bảng trắng tương tác, ngoài ra

nó đóng vai trò như một con chuột

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 45 trang viethung 03/01/2022 8260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 1 
PHẦN I 
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ActivInspire TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 
VÀ DẠY HỌC CÁC KĨ NĂNG MÔN TIẾNG ANH THPT 
I. Giới thiệu tổng quát về phần mềm ActivInspire 
 Trong số các phần mềm thường được sử dụng để soạn giảng bộ môn tiếng Anh, 
có lẽ, ActivInspire là 1 cái tên khá xa lạ đối với các giáo viên Việt Nam. Tuy nhiên, 
đây là phần mềm hỗ trợ tốt nhất cho việc tương tác giữa giáo viên và học sinh trong 
quá trình dạy học, cũng như giúp giáo viên dễ dàng thiết kế các ý tưởng sư phạm phục 
vụ tốt cho bài giảng. 
ActivInspire là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống Dạy và học tương 
tác (Digital Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương 
quốc Anh). Hệ thống đó bao gồm: 
 ActivBoard - bảng trắng tương tác trong lớp học. 
 ActivInspire – Phần mềm thiết kế bài giảng 
 ActiVote - hệ thống phản hồi của học sinh 
 ActivPen – bút chạm không pin, dùng để viết lên bảng trắng tương tác, ngoài ra 
nó đóng vai trò như một con chuột 
Với phần mềm ActivInspire giáo viên có thể: 
- Giảng dạy như bảng phấn truyền thống, thay đổi các bước trình bày và mang đến 
cho bạn những phiên đào tạo đích thực. 
- Viết, vẽ sau đó xóa như bạn đã thực hiện thông thường. Học sinh cũng có thể trực 
tiếp tương tác trên bảng bằng bút điện tử ActivPen. 
- Thêm hình ảnh, phim và âm thanh vào các trang Flipchart của bài giảng. 
- Xây dựng nhanh chóng các hoạt động và trò chơi để phù hợp với giáo án của bạn. 
- Học sinh có thể biểu quyết hoặc đưa ra các câu trả lời bằng văn bản trên các thiết 
bị Activote và ActivExpression, và các kết quả có thể được hiển thị theo các định 
dạng khác nhau. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 2 
- Dùng các công cụ đơn giản nhưng hiệu quả như ActivPen, ActivVote để kích 
thích suy nghĩ, thu hút học sinh và tập trung vào sự chú ý của họ. 
- Đặc biệt, ActivInspire còn được Việt hóa hoàn toàn giúp GV Việt Nam có thể 
dễ dàng tiếp cận công nghệ giáo dục này. 
Hình 1: Giao diện làm việc của ActivInspire 
Bao gồm các thành phần: 
1 Hộp công cụ chính 7 Điều chỉnh độ rộng của bảng lật 
2 Thanh menu 8 Xem toàn màn hình 
3 Tên bảng lật 9 Trang bảng lật 
4 Xác định xem bảng lật nào 
đang được hiển thị 
10 Các trình duyệt 
5 Chế độ thiết kế 11 Thùng rác 
6 Cho biết trang hiện tại là 
trang bao nhiêu trên tổng số 
các trang 
II. Hướng dẫn một số thuộc tính và hiệu ứng trong phần mềm ActivInspire 
1. Gán thuộc tính cho đối tượng 
1. 1. Thuộc tính chứa đựng. 
* Bước 1: 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 3 
- Tạo 2 đối tượng : đối tượng chứa (thùng chứa) và đối tượng bị chứa (hình dưới) 
* Bước 2: 
 - Chọn tất cả các “đối tượng bị chứa đúng”(Giả sử thùng chứa này sẽ chứa tất cả 
các tam giác thì lúc này các tam giác là đối tượng bị chứa đúng). 
- Vào “Trình duyệt thuộc tính” Chọn mục “Nhận dạng” Đặt cho nó cái tên trong 
mục “Từ khóa” (và nhớ cái tên này). 
* Bước 3: 
 - Chọn tất cả các “đối tượng bị chứa”. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 4 
- Vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Thùng Chứa”. Đối với đối tượng bị 
chứa ta chỉ làm việc với một mục là “Trở lại nếu không chứa” ta chọn “Đúng”. 
* Bước 4: 
- Chọn đối tượng chứa (Thùng chứa). 
- Vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Thùng chứa”, trong mục thùng chứa 
ta sẽ làm việc với các mục sau: 
 Mục “Có thể chứa” ta chọn “Từ khóa”. 
 Mục “Chứa từ” ta đánh từ khóa mà ta đã đặt với đối tượng bị chứa đúng. 
 Mục “Âm Thưởng” ta chọn “Đúng”. 
 Mục “Địa điểm Âm Thưởng” Click vào nút 2 chấm tìm đến 1 âm thanh cần tán 
thưởng khí kéo đúng. 
* Bước 5: 
 - Lưu lại (Crtl + S). Lúc này chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 
1.2. Thuộc tính chuyển động. 
 (Thuộc tính này nó sẽ giới hạn chuyển động của 1 đối tương nào đó) 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 5 
* Bước 1: 
- Tạo một đường dẫn bất kỳ (có thể là nét vẽ tay hoặc 1 đường hình thể nào đó) 
và tạo một đối tượng cần di chuyển). 
* Bước 2: 
- Chọn “đối tượng cần di chuyển” vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Bộ 
hạn chế”. Trong mục bộ hạn chế ta chú ý 2 mục sau: 
 Mục “Có thể di chuyển” chọn “Dọc theo đường dẫn” (nếu muốn di chuyển 
theo chiều ngang, dọc, tự do thì ta chọn các mục đó). 
 Mục “Di chuyển đường dẫn” Click vào nút 2 chấm chọn đường đẫn cần di 
chuyển. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 6 
* Bước 3: Ta lưu lại và chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 
1.3. Thuộc tính nhãn. 
(Thuộc tính này cho phép khi ta đưa chuột lại 1 đối tượng nào đó thì sẽ xuất hiện ghi 
chú của đối tượng đó “Thường sử dụng thuộc tính này đê ghi chú ảnh”). 
Cách làm: 
* Bước 1: 
- Tạo 1 đối tượng cần ghi chú (giả sử ở đây ta sẽ ghi chú bức ảnh phía dưới). 
* Bước 2: 
- Chọn đối tượng cần ghi chú (chọn bức ảnh). 
- Vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Nhãn”, trong mục “Nhãn” ta chú ý 
các mục sau: 
 Mục “Tiêu đề” ta đánh dòng chữ 
cần ghi chú cho đối tượng (chú ý: 
Trong mục tiêu đề ta chỉ định dạng 
được font chữ, kiểu chữ, màu chữ còn 
ta không thể enter xuống dòng được. 
Khi ta đánh xong dòng chữ, để hiện 
hết dòng chữ này ta phải tạo 1 dấu 
cách sau đó mới ấn enter). 
 Mục “Kiểu phát thảo” cho phép ta 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 7 
chọn kiểu đường viền của ghi chú. 
 Mục “Chế độ nền” chọn nền cho ghi chú (“Trong suốt” hoặc “Mờ”). 
 Mục “Màu nền” cho phép ta chọn màu nền ghi chú. 
 Mục “Hành vi”: 
 + Chọn “Luôn bật” thì ghi chú này luôn bật. (Không nên chọn) 
 + Chọn “Chú giải công cụ” thì ghi chú sẽ hiện khi ta đưa chuột 
 lại gần, còn khi đưa chuột ra khỏi đối tượng thì ghi chú này sẽ bị 
 mất đi. (Thông thường ta nên chọn mục này) 
1.4. Cách thiết lập màn che (Bộ hiển thị) 
Giả sử ta có 3 trang liên tiếp: Trang thứ 3 ta cần thiết 
lập “Bộ hiển thị”: 
- Đầ ...  phút. Sau đó 
giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi như: 
- How many animals are there in the pictrure and what are they? (There are six – They 
are tiger, bear, elephant, lion, wolf and giraffe.) 
7 
1 
3 
8 
6 
4 
2 
5 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 35 
- Why have the numbers of these wild animals become smaller? (The answer depends 
on students). 
Các bức tranh xuất hiện trong video: 
*Trò chơi: “Word Snakes”: 
Đây là một trò chơi đơn giản về từ vựng để bắt đầu hoặc kết thúc một bài học. 
Bạn có thể kiểm tra từ vựng của của một chủ đề nào đó như: jobs (athlete - gymnast – 
sycologist .......); food (apple - egg – garlic.....); animals hoặc tất cả cả các từ vựng mà 
học sinh đã gặp. 
* Trò chơi “Guesing pictures”: 
Đây là trò chơi yêu cầu học sinh đoán từ thông qua tranh vẽ của một số bạn 
trong lớp. Trò chơi này có thể sử dụng để kiểm tra từ mới hoặc dẫn dắt vào bài. Giáo 
viên chia lớp ra 4 nhóm. Giáo viên yêu cầu một số học sinh lần lượt lên bảng, vẽ lại từ 
khóa mà giáo viên cho trên bảng sao cho các nhóm có thể đoán được đó là từ gì. Giáo 
viên cần nhắc học sinh không được nói, không dùng ngôn ngữ hình thể để diễn đạt từ. 
Trong khi bạn vẽ thì các nhóm cần đoán đó là từ gì; với một câu trả lời đúng thì các 
nhóm sẽ dành 1 điểm. Nhóm nào có nhiều điểm nhất thì sẽ chiến thắng. 
Ví dụ: tiết reading, unit 12: The Asian Games, Tiếng Anh 11. Trước khi vào bài dạy, 
giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi này bằng cách yêu cầu học sinh vẽ một số 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 36 
môn thể thao được thi đấu trong Á vận hội. Sau đó giáo viên gợi dẫn vào bài học: 
They are sports which are played at the Asian Games. 
Swimming 
Playing football 
Playing tennis 
Playing bastketball 
Shooting 
2. Kết hợp các trò chơi trong phần giới thiệu và luyện tập, kiểm tra mức độ nắm 
bắt của học sinh về ngữ liệu mới: 
 Trong tiến trình một bài học thì phần giới thiệu ngữ liệu mới là phần quan trọng 
nhất của bài học. Nó quyết định đến những kiến thức mà học sinh sẽ có được qua một 
tiết học. Song nếu chúng ta chỉ dùng các phương pháp và thủ thuật để giới thiệu các 
ngữ liệu mới mà không khắc sâu (luyện tập) các ngữ liệu mới thì học sinh sẽ rất khó 
khăn trong việc sử dụng các ngữ liệu mới trong các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) tiếp 
theo của bài học. Các trò chơi trong phần này mà chúng ta có thể kết hợp trong quá 
trình giới thiệu và luyện tập ngữ liệu mới bao gồm: 
*Trò chơi Rub out and Remember: 
Sau khi giới thiệu từ mới chúng ta có thể áp dụng trò chơi này để kiểm tra mức 
độ nhớ từ của học sinh, Giáo viên lần lượt xóa các từ vừa mới dạy trên bảng nhưng 
không theo thứ tự. Sau khi xóa hết cho học sinh đọc đồng thanh lại các từ đó. Sau khi 
tất cả các từ bị xóa hết yêu cầu học sinh lên bảng ghi lại tất cả các từ vừa bị xóa. 
*Trò chơi Slaps the board: 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 37 
Đây cũng là trò chơi giáo viên có thể dùng để kiểm tra mức độ nhớ từ của học 
sinh. Giáo viên viết từ mới mà học sinh vừa mới học hoặc dán tranh lên bảng. Cho 2 
nhóm học sinh gồm 4 đến 6 em tham gia trò chơi đứng cách bảng một khoảng cách 
bằng nhau. Giáo viên lần lượt hô to các từ bằng tiếng việt và ngược lại. Nếu là tranh 
thì hô bằng tiếng Anh. Nhóm nào chạy lên vỗ vào đúng từ hoặc tranh trên bảng trước 
thì sẽ ghi điểm. Nhóm nào vỗ được đúng nhiều lần hơn sẽ thắng cuộc. 
*Trò chơi “Brainstorming”: 
Trò chơi này giúp học sinh động não, suy nghĩ ra các hoạt động hoặc các lĩnh 
vực mà giáo viên đưa ra. Giáo viên có thể chia lớp ra thành hai đội chơi để tăng tính 
cạnh tranh và thú vị. Giáo viên yêu cầu mỗi đội chơi suy nghĩ về vấn đề được ra. Đội 
nào đưa ra nhiều đáp án chính xác hơn sẽ là đội thắng cuộc. 
Ví dụ: Tiết Writing, Unit 15: Space Conquest, Tiếng Anh 11, giáo viên có thể 
dùng “Brainstorming”, chia lớp ra thành hai đội và yêu cầu các đội viết các thông tin 
cần thiết khi viết về tiểu sử của một người. Trong vòng 2 phút, giáo viên cho từng 
thành viên của mỗi đội lần lượt lên bảng viết đáp án. Đội nào viết được nhiều hơn sẽ 
thắng trò chơi. 
 full name date of birth 
 place of birth known as 
 career nationality 
*Trò chơi What and Where: 
biography 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 38 
Trò chơi này chơi gần tương tự như trò chơi Slap the board nhưng trước khi chỉ 
vào từ, giáo viên yêu cầu học sinh phải nêu được nghĩa của từ đó. Giáo viên viết từ 
vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó 
yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó. 
*Trò chơi Broken Telephone: 
Đây là trò chơi rèn luyện kỹ năng nghe và phát âm. Giáo viên phải viết ra một 
mẫu câu hoặc một cum từ nào đó rồi gọi một học sinh lên bảng xem. Sau đó học sinh 
sẽ về chổ ngồi của mình và nói thầm với thành viên bên cạnh mẫu câu hoặc cụm từ 
đó. Cứ thế học sinh nói thầm cho nhau nghe. Mỗi người chỉ được phép yêu cầu bạn 
mình nhắc lại 1 lần. Người cuối cùng của nhóm sẽ đọc to mẫu câu hoặc cụm từ đó lên. 
Giáo viên sẽ đọc đáp án. Đội nào truyền đạt chính xác hơn sẽ thắng cuộc. 
3. Kết hợp các trò chơi trong quá trình thực hành, củng cố bài 
 Đây là một phần bài học nhằm nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết của 
học sinh trong quá trình học ngoại ngữ thông qua các bài tập thực hành trong sách 
giáo khoa. Việc kết hợp các trò chơi trong phần này thường rất ít. Song cũng để giảm 
bớt sự căng thẳng, tẻ nhạt trong tiết học sự kết hợp các trò chơi cũng không phải 
không thể thực hiện được. Đôi khi chúng cũng có thể làm cho học sinh hiểu bài hơn 
hoặc nhớ được lâu hơn những từ vựng, mẫu câu và các cấu trúc ngữ pháp đã được giới 
thiệu trước đó. Các trò chơi có thể áp dụng là: 
*Trò chơi Lucky numbers: 
Đây là trò chơi được dùng để kiểm tra phần trả lời các câu hỏi liên quan đến 
một đoạn hội thoại, một đoạn văn, các câu hỏi về bản thân học sinh ....... 
Ví dụ: Trong Task 3, tiết Reading, Unit 2: Personal Experiences, Tiếng Anh 11, để trả 
lời các câu hỏi về bài đọc giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi này. 
1. LUCKY NUMBER. 
2. What did the girl wish to have when she was in grade 9? 
3. Why did her father give her some money on her birthday? 
4. LUCKY NUMBER. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 39 
5. What did she see in the boy’s bag? 
6. Why did she decide to take the money from the boy’s bag without saying 
anything about it? 
7. LUCKY NUMBER. 
8. What did she do with the money? 
1 2 3 4 
5 6 7 8 
*Trò chơi Find someone who: 
Để khắc sâu các mẫu câu, cấu trúc câu hoặc một đơn vị ngữ pháp trong bài học 
Ví dụ: Để khắc sâu cấu trúc S + like + V-ing, trong tiết Speaking, Unit 13: Hobbies, 
Tiếng Anh 11 giáo viên có thể cho học sinh thực hiện trò chơi này. Học sinh có thể đi 
quanh lớp để hỏi các câu hỏi để hoàn thành bảng của mình. 
S1: Do you like swimming? 
S2: Yes, I do. 
S1: What’s your name? 
S2: My name’s............ 
*Trò chơi: “IF I”: 
Đây là trò chơi để rèn luyện khả năng phán đoán, sáng tạo, tạo không khí vui 
tươi, thân mật cũng như là luyện kỹ năng viết từ vựng Tiếng Anh. 
Giáo viên chia lớp ra thành 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội sẽ lấy ra một tờ 
giấy nhỏ để viết lên ước mơ của mình. Nếu số lượng nam nữ khá tương đối thì chia ra 
một đội nam và một đội nữ. Thường thì các bạn nữ lãng mạn hơn nên sẽ cho ghi phần 
“If I” còn phần còn lại sẽ được các bạn trai lạnh lùng kết thúc. 
Đội A sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu 
bằng chữ “If I” có ý nghĩa đồng thời đội B sẽ là đội của những người viết toàn 
những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ “I would”. Ở dưới mỗi câu phải ghi 
Find someone who..... Name 
........ swimming 
.........playing soccer 
.........listening to music 
......... fishing 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 40 
tên để bình chọn ra cặp nào viết hay, có nghĩa nhất hoặc vui, hóm hỉnh nhất cũng như 
là câu dở nhất. 
Sau khi viết xong, các tờ giấy sẽ được bỏ vào 2 chiếc mũ, một chiếc đựng phần 
“If I” và một đựng phần “I would”. Giáo viên sẽ lần lượt bốc 2 tờ ở 2 phần rồi 
đọc to cho mọi người nghe. Nếu hay thì để lại cho thi vòng trong còn không có ý 
nghĩa thì loại. 
Cuối cùng cả lớp sẽ chọn ra câu “If I, I would” nào hay nhất để trao giải. 
Nếu có nhiều câu hay thì sẽ quyết định bằng cách giơ tay đánh giá của các bạn chơi. 
Ví dụ: Giáo viên chọn 2 tờ ở 2 phần mũ rồi đọc tờ 1: “If I were a bird”, đọc tờ 2: “I 
would be a monkey!” Câu này có ý nghĩa “Nếu tôi là chim thì tôi sẽ là một con khỉ” 
Trò chơi này có thể áp dụng ở Tiết A closer Look 2, Unit 7: Pollution, Tiếng Anh 7, 
hoặc tiết Grammar Unit 8, 9 và 11 Tiếng Anh 10. 
Lưu ý: Trò chơi này chỉ được sử dụng cho câu điều kiện loại 1, 2, 3. 
*Trò chơi Noughts and Crosses: 
Đây là trò chơi thường được áp dụng trong phần luyện tập nâng cao khi học 
sinh đã hoàn thành các nhiệm vụ của các bài tập trong sách giáo khoa.Trò chơi này 
giúp học sinh luyện tập mở rộng các từ mới và các cấu trúc đã được luyện tập có kiểm 
soát theo nội dung định sẵn trước đó. 
Giáo viên chuẩn bị một khung ô trên bảng như trò chơi cờ caro. Điền số thứ tự 
vào mỗi ô của khung. Lớp học được chia đều thành hai đội chơi. Một đội dùng kí hiệu 
“Nought” (0) và đội kia dùng “crosses” (X). Mỗi bên sẽ lần lượt chọn số và trả lời câu 
hỏi phía sau mỗi ô. 
 Với một câu trả lời đúng, giáo viên yêu câu đội đó điền (0) hay (X) vào khung. 
Đội đầu tiên đạt được 3 dấu (0) hoặc (X) trên cùng một hàng sẽ là đội thắng. Giáo 
viên có thể chọn một chủ để chung nào đó hoặc chọn trong sách giáo khoa. 
Ví dụ: Sau khi học một bài nghe của Unit 13: Hobbies, Tiếng Anh 11, giáo viên 
có thể hỏi những câu hỏi về bài text các em vừa nghe. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 41 
O O 
 O 
X X X 
Câu hỏi: 1. When did the writer start his hobbies? 
2. What is the writer’s hobby? 
3. What had he always wanted? 
4. Which book did he start with? 
5. What did reading books help him to learn about? 
6. According to him, what is the wonderful thing about reading? 
7. Did his father love reading fairy tales to him? 
8. Do you like reading books? Why? 
9. Do you think that reading books is always good? Why? 
* Trò chơi phòng tranh 
 Đây là trò chơi thường được áp dụng cho phần trả lời câu hỏi của phần while-, 
hoặc trong phần mở rộng của phần post-. Để tránh sự nhàm chán cho học sinh trong 
việc đọc bài và trả lời câu hỏi, hoạt động này rèn luyện cho học sinh tư duy tích cực 
và sáng tạo. Giáo viên chia lớp ra thành 4 – 6 nhóm. Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề 
cho cả lớp hoặc cho các nhóm. Các nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết 
vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. 
HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Nhóm nào 
có cách trình bày hay nhất và trả lời được ý kiến bình luận của các nhóm khác thì sẽ 
chiến thắng. 
Ví dụ: tiết Reading, unit 10: Nature in Danger, Tiếng Anh 11 giáo viên có thể sử dụng 
hoạt động này để dạy bài tập số 3: trả lời câu hỏi. Thay vì trả lời câu hỏi, học sinh có 
thể ghi chú, vẽ tranh, sử dụng tranh ảnh để trả lời câu hỏi. 
1 2 3 
4 5 6 
 7 8 9 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 42 
Cách truyền thống Trò chơi phòng tranh 
1. - change the environment by building 
cities and villages. 
- affect the water supply by using water 
for industry and agriculture. 
- change weather conditions by cutting 
down trees in the forests. 
- destroy the air by adding pollutants like 
smoke from factories and fumes from 
cars. 
 cities and villages 
2. Many kinds of rare animals are killed; 
the environment where these animals are 
living is badly destroyed; the numbers of 
rare animals are decreasing so rapidly that 
they are in danger of becoming extinct. 
3. Many organizations have been set up 
and money has been raised to save rare 
 Animals; thousands of national parks 
have been established; laws have been 
passed to prohibit killing endangered 
animals. 
* Trò chơi Sơ đồ tư duy: 
Đây là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả 
làm việc của nhóm hay cá nhân về một chủ đề. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 43 
Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy 
không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và 
mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên 
kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.Vì vậy đây là một kỹ thuật phù hợp 
để giáo viên tổng kết lại toàn bộ bài học, và càng hiệu quả hơn khi giáo viên tạo kỹ 
thuật này trở thành trò chơi. Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi 
nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy một cách nhanh nhất. Nhóm nào có kết quả nhanh nhất 
và chính xác nhất sẽ là nhóm chiến thắng. 
Ví dụ: Tiết listening, unit 11: Source of Energy Tiếng Anh 11. Sau khi cho học sinh 
hoàn thành phần while-listening, giáo viên thiết kế hoạt động post-listening bằng cách 
yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sơ đồ tư duy. 
Chủ đề 
Vấn đề liên quan 
Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan 
Vấn đề liên quan 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 44 
Sources of 
energy 
(1) 
(4) 
(3)
Oil 
(5) 
(7)
Geothermal 
heat 
(6)
(2) 
Đáp án: 1. Nonrenewable 2. Renewable 
 3. coal 4. gas 
 5. petroleum 6. wind energy 7. solar energy 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THPT 
 Năm học 2016-2017 45 
MỤC LỤC 
TT NỘI DUNG TRANG 
1 
Phần I. Ứng dụng phần mềm ActivInspire trong 
thiết kế bài giảng và dạy học các kỹ năng môn 
Tiếng Anh 
1 
2 
Phần II. Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong dạy 
học Tiếng Anh THPT 31 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_mon_tieng_anh_thpt.pdf