Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017

I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

1. Các nước lớn tập trung củng cố chính trị nội bộ, đẩy mạnh điều

chỉnh, triển khai chiến lược, cạnh tranh ảnh hưởng tại các khu vực địa

chiến lược

1.1. Mỹ tập trung cho bầu cử Tổng thống, đồng thời đẩy mạnh triển

khai chiến lược toàn cầu và “tái cân bằng” tại châu Á - TBD

- Các đảng phái ở Mỹ kết thúc chiến dịch lựa chọn ứng cử viên tổng thống

với hai đại diện là cựu Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn của đảng Dân chủ và tỷ phú3

Đô-nan Trăm của đảng Cộng hoà. Chính quyền Ô-ba-ma đẩy mạnh triển khai chiến

lược toàn cầu, trong đó gia tăng “tái cân bằng” tại châu Á - TBD; ngăn chặn các

đối thủ tiềm tàng, nhất là TQ và Nga; củng cố hệ thống các quan hệ đồng minh và

đối tác; thúc đẩy hình thành các liên kết, liên minh quân sự đa phương tại châu Á -

TBD; gia tăng can dự, chuyển hóa, chống phá các nước cánh tả Mỹ La-tinh; can dự

sâu vào các điểm nóng trên thế giới, lợi dụng chống khủng bố để duy trì ảnh hưởng

tại Trung Đông - Bắc Phi; phối hợp với EU và sử dụng NATO để bao vây kiềm chế

Nga nhưng vẫn tìm cách hợp tác, thỏa hiệp với Nga trong giải quyết các vấn đề

quốc tế như chống IS, giải quyết cuộc khủng hoảng Xy-ri; quan hệ Mỹ - Trung

trong trạng thái vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hai nước đã tiến hành nhiều cuộc hội

đàm và tiếp xúc cấp cao nhưng vẫn tồn tại nhiều bất đồng chiến lược, như vấn đề

thương mại, an ninh mạng, Đài Loan, đặc biệt là vấn đề BĐ.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 49 trang viethung 03/01/2022 8380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn GDQP-AN THPT - Năm học 2016-2017
1 
UNND TỈNH QUẢNG BÌNH 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
NĂM HỌC 2016-2017 
NỘI DUNG 2: DÀNH CHO GIÁO VIÊN GDQP-AN CẤP THPT 
Năm học 2016 - 2017 
 2 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN 
MÔN GDQP-AN THPT NĂM HỌC 2016-2017 
PHẦN THỨ NHẤT 
THÔNG TIN 
Về tình hình thế giới, khu vực, trong nước, trong nước gần đây liên 
quan đến QP-AN Việt Nam và những nội dung cần giáo dục 
QP-AN cho học sinh 
Thời gian gần đây, tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biến 
phức tạp; các nước lớn đẩy mạnh điều chỉnh, triển khai chiến lược khu vực và 
toàn cầu, gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng tại nhiều khu vực, nhưng vẫn tránh đối 
đầu toàn diện. Khu vực Đông Nam Á cơ bản ổn định, vai trò, vị thế của ASEAN 
tăng, nhưng đối mặt với nhiều thách thức. Lào tổ chức thành công Đại hội X và bầu cử 
đại biểu Quốc hội khóa VIII, tình hình mọi mặt cơ bản ổn định, nhưng tiềm ẩn một số 
khó khăn, phức tạp mới. Tình hình an ninh - chính trị tại CPC gần đây có dấu hiệu 
nóng lên; CPC có xu hướng ngả về TQ nhiều hơn. Việt Nam tổ chức thành công Đại 
hội Đảng lần thứ XII và bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp; an ninh - chính trị cơ bản 
ổn định và phát triển, vị thế nâng cao, nhưng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức 
cũ và mới. Trong đó có những vấn đề cần cập nhật cho giáo dục QP-AN đối với học 
sinh, sinh viên hiện nay. Cụ thể: 
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI 
1. Các nước lớn tập trung củng cố chính trị nội bộ, đẩy mạnh điều 
chỉnh, triển khai chiến lược, cạnh tranh ảnh hưởng tại các khu vực địa 
chiến lược 
1.1. Mỹ tập trung cho bầu cử Tổng thống, đồng thời đẩy mạnh triển 
khai chiến lược toàn cầu và “tái cân bằng” tại châu Á - TBD 
- Các đảng phái ở Mỹ kết thúc chiến dịch lựa chọn ứng cử viên tổng thống 
với hai đại diện là cựu Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn của đảng Dân chủ và tỷ phú 
 3 
Đô-nan Trăm của đảng Cộng hoà. Chính quyền Ô-ba-ma đẩy mạnh triển khai chiến 
lược toàn cầu, trong đó gia tăng “tái cân bằng” tại châu Á - TBD; ngăn chặn các 
đối thủ tiềm tàng, nhất là TQ và Nga; củng cố hệ thống các quan hệ đồng minh và 
đối tác; thúc đẩy hình thành các liên kết, liên minh quân sự đa phương tại châu Á - 
TBD; gia tăng can dự, chuyển hóa, chống phá các nước cánh tả Mỹ La-tinh; can dự 
sâu vào các điểm nóng trên thế giới, lợi dụng chống khủng bố để duy trì ảnh hưởng 
tại Trung Đông - Bắc Phi; phối hợp với EU và sử dụng NATO để bao vây kiềm chế 
Nga nhưng vẫn tìm cách hợp tác, thỏa hiệp với Nga trong giải quyết các vấn đề 
quốc tế như chống IS, giải quyết cuộc khủng hoảng Xy-ri; quan hệ Mỹ - Trung 
trong trạng thái vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hai nước đã tiến hành nhiều cuộc hội 
đàm và tiếp xúc cấp cao nhưng vẫn tồn tại nhiều bất đồng chiến lược, như vấn đề 
thương mại, an ninh mạng, Đài Loan, đặc biệt là vấn đề BĐ. 
Mỹ xác định Đông Nam Á là trọng điểm triển khai chiến lược “tái cân 
bằng” và vấn đề BĐ là “cớ” để Mỹ gia tăng can dự vào khu vực, do đó Mỹ đã 
tham gia và can dự vào hầu hết các định chế đa phương tại châu Á - TBD, nhất 
là chi phối, lôi kéo ASEAN; tăng cường lực lượng, phương tiện, vũ khí trang bị, 
đồng thời đẩy mạnh bố trí luân phiên lực lượng ở khu vực; mở rộng số lượng, 
quy mô và phạm vi các cuộc diễn tập, chuyển giao vũ khí trang bị cho các đồng 
minh, đối tác của Mỹ. 
- Quan hệ Mỹ - Việt tiếp tục phát triển, nhất là sau chuyến thăm VN của 
Tổng thống Ô-ba-ma, nhưng vẫn tồn tại những bất đồng liên quan đến vấn đề dân 
chủ, nhân quyền. Trong chuyến thăm, hai bên khẳng định tăng cường quan hệ 
chính trị, ngoại giao; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; tăng cường 
hợp tác quốc phòng - an ninh; thúc đẩy quyền con người và cải cách tư pháp; hợp 
tác giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực, trong đó có vấn đề BĐ; ký kết các văn 
kiện hợp tác như Sáng kiến CHAMSI, Hiệp định khung về Chương trình hoà bình. 
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm là Tổng thống Ô-ba-ma tuyên bố dỡ bỏ hoàn 
toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với VN. Việc Ô-ba-ma thăm VN không 
chỉ khẳng định Mỹ coi trọng thúc đẩy quan hệ với VN mà còn nhằm lôi kéo VN 
vào quỹ đạo của Mỹ và là bước triển khai chiến lược “tái cân bằng” tại CA - TBD. 
 4 
Mỹ đạt được yêu cầu VN cho phép triển khai Chương trình Đội Hòa bình tại VN. 
Tổng thống Ô-ba-ma tiếp xúc với một số đại diện cái gọi là tổ chức “XHDS”. Đây 
sẽ là những vấn đề tác động đến VN liên quan đến dân chủ, nhân quyền. Đáng chú 
ý, báo chí, truyền thông VN đưa tin về chuyến thăm thái quá, đưa thông tin thiếu 
định hướng tạo điều kiện cho truyền bá “giá trị Mỹ”, kích động tâm lý “bài Trung”, 
đòi dân chủ. Sau chuyến thăm VN của Tổng thống Ô-ba-ma, chính giới Mỹ cho 
rằng chuyến thăm đã giúp Mỹ có cái nhìn xuyên thấu về kết quả “chuyển hóa” VN 
của Mỹ sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ. 
1.2. TQ tập trung ổn định chính trị nội bộ, đẩy mạnh triển khai chính 
sách đối ngoại nhằm nâng cao vai trò, ảnh hưởng quốc tế và bảo vệ “lợi ích 
cốt lõi” 
- TQ đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng; thông qua Luật Chống khủng 
bố cho phép quân đội tham gia các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài; kiện 
toàn nhân sự để chuẩn bị cho Đại hội XIX vào năm 2017; triển khai nhiều sáng 
kiến hợp tác kinh tế tài chính tại khu vực; tiến hành cải cách quân đội sâu rộng; 
tăng cường mua sắm, chế tạo và đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí trang bị hiện 
đại; đẩy mạnh triển khai chính sách ngoại giao nước lớn, tiến hành chiến dịch ngoại 
giao và truyền thông liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thường trực 
(PCA); gia tăng sức ép, ủng hộ Nghị quyết của HĐBA LHQ trừng phạt Triều Tiên, 
nhưng không để quan hệ Trung - Triều đổ vỡ; thúc đẩy quan hệ “nước lớn kiểu 
mới” với Mỹ; cải thiện quan hệ với Nhật Bản nhưng vẫn bất đồng lớn trong tranh 
chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông; tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và phối 
hợp với Nga nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực. TQ can dự toàn diện và sâu rộng 
vào Đông Nam Á cả song phương và đa phương để tranh giành ảnh hưởng với các 
n ... sóng thông tin 
trên In-tơ-nét; thu hút mạnh mẽ dư luận hòng reo rắc tâm lý nghi ngờ, thắc mắc, bức 
xúc và bất mãn cho người dân; triệt để lợi dụng các công cụ tích hợp hình ảnh, video 
clip, ghép tranh biếm họa, lồng sự kiện vào phim ảnh, xuyên tạc lời thoại để tuyên 
truyền, chống phá. Thời gian qua, lợi dụng nhiều sự kiện trong nước như: Dự án thay 
thế 6.700 cây xanh tại Hà Nội, Đề án “Tượng đài Bác Hồ với đồng bào dân tộc Tây 
Bắc”, vụ “Cá chết hàng loạt tại biển Bắc miền Trung”... TLTĐ đã nhanh chóng đưa 
nhiều tin, bài viết kích động, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, hạ thấp vai trò 
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng “gợi ý”, “hướng lái” sang các vấn đề “tham 
nhũng”, “lợi ích nhóm” nhằm tạo dư luận xấu, kích động tuần hành, biểu tình. Trước 
tác động của các luồng thông tin trái chiều, nhiều người từ chỗ bàng quan, không hoặc 
ít quan tâm đã chuyển sang chú ý, quan tâm, tìm hiểu, thậm chí hưởng ứng tham gia 
bình luận, kích động viết bài tham gia các sự kiện biểu tình, tuần hành... 
Lợi dụng sự quản lý, kiểm soát thiếu chặt chẽ, sơ hở của cơ quan chức năng, 
LLPĐ từ lúc ban đầu chỉ hình thành các địa chỉ đơn lẻ, phân tán, dần dần đã tạo nên 
một hệ thống truyền thông bất hợp pháp, chống phá chế độ. Để thực hiện được việc 
này, phải nói có sự “tiếp tay” trực tiếp từ: (1) Một số cổng thông tin, cơ quan đại diện 
nước ngoài, báo chí Mỹ và phương tây.. . đưa tin chống phá công khai, trực tiếp vào 
tình hình nội bộ VN; (2) Sự ủng hộ ngầm từ các tập đoàn công nghệ lớn như Google, 
Microsoft,...thông qua các phần mềm, tiện ích bảo mật thông tin, cảnh báo các phần 
tử chống đối khi các tài khoản của chúng bị lực lượng chức năng xâm nhập, theo dõi. 
Ngoài ra, chúng còn liên tục lập các trang MXH mới, ứng với các sự kiện diễn ra để 
tung tin, bài chống phá. Đặc biệt, chúng xây dựng một số tên tuổi, tạo tài khoản của 
các cá nhân với số lượng bài đăng lớn, số lượt chia xẻ, bình luận bài viết cao, thu hút 
sự theo dõi của người dân, mang tính “chuyên nghiệp hóa”. Thông qua các tài khoản 
cá nhân này, chúng đăng tin chống phá Đảng, Nhà nước, tung tin sai sự thật về các 
 42 
vấn đề nóng của xã hội, gây hoang mang dư luận. Chúng thường lợi dụng thông tin 
về các vấn đề “nhạy cảm” khi báo chí, truyền thông chính thức chưa đăng tải để thổi 
phồng sự thật và tung tin giả với tần suất lớn, mật độ dày đặc trên MXH nhằm “gây 
nhiễu loạn thông tin”. 
+ Hình thành các tổ chức thực tế trên cơ sở các “tổ chức ảo”. Dựa vào việc 
tuyên truyền trên MXH, TLTĐ sau khi thu hút được một số lượng người nhất định, 
chúng đã tổ chức thành lập, phát triển các hội, nhóm trên thực tế trong tất cả các 
tầng lớp xã hội nhằm đối đầu với các cơ quan, tổ chức hợp pháp của Nhà nước. 
Các tổ chức đã được chúng thành lập như “Hội nhà báo độc lập VN”, nhóm “Luật 
sư giúp đỡ dân oan”. Với ý đồ tạo ra phong trào phản đối trong giai cấp công nhân, 
chúng tập trung thúc đẩy cho ra đời “Công đoàn độc lập” (CĐĐL) nhằm tập hợp 
lực lượng, hình thành các tổ chức, phong trào đối lập với Đảng, Nhà nước, tiến tới 
thay đổi chế độ tại VN, bác bỏ vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động VN; thúc đẩy 
thông qua Luật về Hội và lợi dụng TPP làm công cụ gây sức ép buộc VN cho phép 
CĐĐL thành lập và hoạt động tại VN... Ở một khía cạnh khác, chúng lại sử dụng 
MXH để tuyên bố thành lập nhiều tổ chức, hội nhóm trên MXH mà trên thực tế các 
tổ chức đó hầu như chưa bao giờ có thật. Đây là thủ đoạn tạo “làn sóng ảo”, “hình 
ảnh giả tạo” về sự “phát triển mạnh mẽ” của cái gọi là phong trào khiến người tham 
gia mạng ngộ nhận. Trong khi trên thực tế, những kẻ làm việc này chỉ đếm trên đầu 
ngón tay. 
3.3. Tác động, ảnh hưởng của hoạt động chống phá trên MXH đối với 
VN 
Hoạt động chống phá trên MXH của TLTĐ đã có tác động rộng lớn đến mọi 
tầng lớp nhân dân, kể cả các thành phần cán bộ, đảng viên, lão thành cách mạng, 
đặc biệt là trí thức, giới thanh niên, học sinh, sinh viên. 
- Đã xuất hiện một số phần tử CH, CĐCT, một số cán bộ đảng viên, lão 
thành cách mạng, ít nhiều đã bị dao động, “trở cờ” mơ hồ về lập trường, giai cấp, 
địch-ta, có những phát biểu, bài viết trái với quan điểm, đường lối, chính sách của 
Đảng và Nhà nước. 
 43 
- Tác động tới tầng lớp thanh niên, thể hiện rõ nét nhất qua những comment 
(bình luận, phản hồi) tuyên truyền chống phá trên các blog, hoặc mục like và bình 
luận, phản hồi trên Facebook. Nhiều bài viết phản động nhận được hàng trăm thậm 
chí có hàng nghìn bình luận, phản hồi ủng hộ từ mọi lứa tuổi. Giới trẻ vốn còn mơ 
hồ về nhận thức chính trị chiếm phần lớn trong số những người sử dụng MXH, đặc 
biệt là Facebook. Do đó, những luận điệu tuyên truyền, kích động thâm độc của 
LLPĐ có ảnh hưởng không nhỏ đến tầng lớp thanh niên. Kết quả cuộc điều tra 
“Tìm hiểu ảnh hưởng của In-tơ-nét đối với học sinh, sinh viên VN hiện nay” do 
Viện Văn hóa-Thông tin tổ chức cho thấy, có tới 24,2% số thanh niên được hỏi 
thừa nhận họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nội dung tư tưởng, chính trị xấu trên In-
tơ-nét (50,5% thừa nhận đúng một phần). Nếu như trước đây, thành phần trong LL 
chống đối người Việt chủ yếu là các đối tượng lớn tuổi thì gần đây, số lượng thanh 
niên tham gia hoạt động chống đối tăng lên đáng kể... 
- Làm ảnh hưởng tới hình ảnh VN trên trường quốc tế, Trong một số vấn đề, 
sự chống đối về dân chủ, nhân quyền của LLPĐ trong và ngoài nước đã gây khó 
khăn cho VN trên các diễn đàn quốc tế và các hoạt động lớn như đàm phán hội 
nhập kinh tế quốc tế với Mỹ, EU ảnh hưởng lớn tới uy tín của VN trên trường quốc 
tế, đây là một trong những tác hại nghiêm trọng. 
3.4. Giải pháp 
- Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu xây dựng chiến lược đối phó một 
cách bài bản, quy mô, thống nhất, với sự tham gia của nhiều lực lượng, chiến 
thuật đấu tranh linh hoạt, chủ động. 
- Phối hợp, huy động tổng thể các phương tiện, lực lượng báo chí, tuyên 
truyền chính thống; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên, dư luận viên trên không 
gian mạng để chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, đấu 
tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. 
- Tăng cường các biện pháp quản lý, có chế tài cứng rắn phù hợp, đấu tranh 
cương quyết với các đối tượng cầm đầu các trang mạng, báo chí phản động, 
chống đối. Sử dụng mạng xã hội làm công cụ tiến hành các cuộc thăm dò dư luận 
 44 
xã hội, cảnh báo sớm về tình trạng bất mãn trong nhân dân, ngăn chặn những kẻ 
ủng hộ các phong trào chống đối, phân hóa và ngăn chặn sớm các hoạt động phản 
đối. 
- Quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực an ninh, an toàn thông tin cả về 
góc độ kỹ thuật, phương tiện và nhân lực; tạo ra những sân chơi lành mạnh cho 
các giới, các lứa tuổi và các nhóm xã hội trên không gian mạng. 
V. KẾT LUẬN 
Từ đầu năm 2016 đến nay, tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực diễn 
biến phức tạp; hoạt động khủng bố diễn ra ở nhiều nơi, đe dọa an ninh toàn cầu; các 
điểm nóng trên thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; cục diện quan hệ quốc tế, nhất là 
giữa các nước lớn, các khu vực luôn biến động. Khu vực ĐNA cơ bản ổn định 
nhưng nội bộ chưa thống nhất trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; các nước 
lớn tăng cường can dự, chi phối vào khu vực. Trong nước an ninh - chính trị cơ bản 
ổn định, kinh tế tăng trưởng 5,52%, vị thế được nâng cao, nhưng đối mặt với nhiều 
khó khăn, thách thức cũ và mới. Vấn đề bảo vệ chủ quyền của ta trên Biển Đông đứng 
trước nhiều thách thức./. 
 PHẦN THỨ II 
Một số nội dung cần lưu ý trong việc thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN 
năm học 2016-2017 
 45 
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2016-2017 
1. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng 
bộ tỉnh lần thứ XVI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Chương 
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo 
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 
15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII. 
2. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị 
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an 
ninh trong tình hình mới; Triển khai thực hiện Luật GDQPAN; Quyết định số 
1911/QĐ-TTg ngày 18/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch 
triển khai thi hành Luật GDQPAN; Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 
25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật 
GDQPAN; năm học 2016-2017 các đơn vị, nhà trường cần triển khai tổ chức 
thực hiện có hiệu quả chương trình GDQPAN cho học sinh, sinh viên và bồi 
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, 
giáo viên, giảng viên theo quy định. 
3. Các trường phổ thông trực thuộc, các trường TCCN triển khai thực hiện 
Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP ngày 22/6/2016 của Liên 
Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng về việc Hướng dẫn thực hiện pháp luật về 
nghĩa vụ quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. 
4. Làm tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương tại các cơ quan, đơn 
vị. Duy trì nghiêm các chế độ giao ban, báo cáo, sơ kết, tổng kết của Ban Chỉ 
huy quân sự cơ quan, đơn vị, nhà trường. Thực hiện đầy đủ chương trình hội 
thao, tập huấn, huấn luyện lực lượng tự vệ theo chỉ đạo của cơ quan quân sự địa 
phương. 
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 
 46 
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố: 
- Tiếp tục triển khai thực hiện Luật GDQPAN; Nghị định, Quyết định của 
Chính phủ về công tác GDQP-AN. 
- Xây dựng các Kế hoạch quân sự, quốc phòng và triển khai các nhiệm vụ 
của lực lượng tự vệ theo hướng dẫn của cơ quan quân sự địa phương gắn với 
khu vực phòng thủ, tham gia tích cực diễn tập khu vực phòng thủ (nếu có). 
2. Đối với các trường THCS&THPT, THPT: 
2.1. Tổ chức dạy-học, kiểm tra, đánh giá kết quả: 
- Tiếp tục triển khai thực hiện Luật GDQPAN; Nghị định, Quyết định của 
Chính phủ về công tác GDQP-AN. 
- Thực hiện nội dung, chương trình dạy học theo Quyết định 79/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn 
bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT trong những năm học trước. 
- Thực hiện giảng dạy đúng, đủ nội dung chương trình, trong đó lưu ý: 
+ Nội dung lý thuyết: tổ chức giảng dạy theo tiết của phân phối chương 
trình và phải có phòng học để giảng dạy. 
+ Nội dung thực hành: giảng dạy tập trung từng lớp dứt điểm vào thời 
gian thích hợp của mỗi học kỳ theo nội dung thực hành trong phân phối chương 
trình (không được ghép lớp), không được dạy học vào tiết 5 của buổi sáng và 
tiết 1 của buổi chiều. 
- Thực hiện soạn giáo án, phương pháp huấn luyện điều lệnh, binh khí và 
chiến thuật theo hướng dẫn từ năm học 2015-2016. 
- Tiếp tục triển khai bộ đề thi 1025 câu hỏi GDQP-AN cấp THPT, với mã 
nguồn mở tạo điều kiện cho giáo viên bổ sung thư viện câu hỏi và bố trí nội 
dung thi thích hợp trong học kỳ, năm học. Xây dựng ma trận và biên soạn đề 
kiểm tra theo đúng nội dung đã được tập huấn năm 2011. 
 47 
- Tích cực ứng dụng các sản phẩm công nghệ dạy học vào giảng dạy 
GDQP-AN để phục vụ giảng dạy và quản lý môn học có hiệu quả. 
- Mở rộng giáo dục chính khóa và tuyên truyền ngoại khóa cho học sinh 
về tiềm năng biển, đảo và nhiệm vụ của các thế hệ công dân Việt Nam trong bảo 
vệ chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ 
quốc. 
- Tham gia tập huấn giáo viên GDQPAN toàn tỉnh do Sở GD&ĐT tổ chức 
trong học kỳ 1 năm học 2016-2017 (sẽ có thông báo triệu tập sau). 
2.2. Hoạt động hội thao, hội thi: 
- Tiếp tục phối hơp̣ với cơ quan quân sư ̣điạ phương (huyêṇ, thị xã, thành 
phố) để tổ chức hội thao GDQP-AN theo Quyết định số 5004/QĐ-BGDĐT ngày 
25/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế 
Hội thao giáo dục quốc phòng - an ninh học sinh cấp trung học phổ thông. 
- Xây dựng kế hoạch, thành lập đội tuyển tham gia Hội thao GDQPAN 
học sinh THPT toàn tỉnh lần thứ II (dự kiến tổ chức vào tháng 2 năm 2017). 
- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi môn học GDQPAN cấp trường, tuyển 
chọn tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi môn học GDQP-AN cấp tỉnh năm 2017 
(dự kiến tổ chức vào tháng 10/2017). 
2.3. Về xây dựng đội ngũ giáo viên, chế độ chính sách đối với giáo 
viên GDQP-AN: 
- Quán triệt các giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ sở 
đào tạo khi tham gia lớp Đại học văn bằng 2 chuyên ngành GDQPAN theo 
Quyết định số 1465/QĐ-SGDĐT ngày 25/7/2016 của Giám đốc Sở GD&ĐT về 
việc cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo lớp Đại học văn bằng 2 GDQPAN, đồng 
thời đảm bảo các chế độ cho giáo viên tham gia khóa đào tạo theo các văn bản 
quy định hiện hành. 
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-
BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC ngày 16/7/2015 giữa Bộ Giáo dục và Đào 
 48 
tạo, Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội 
vụ, Bộ Tài chính về quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo 
viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. 
2.4. Thiết bị dạy học, sách giáo khoa: 
- Đánh giá chất lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học 
GDQPAN, xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học theo quy 
định tại Thông tư hợp nhất Thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT ngày 13/11/2009 
và Thông tư số 05/2013/TT-BGDĐT ngày 01/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. Kinh phí để mua sắm thiết bị được trích từ nguồn chi thường 
xuyên của đơn vị. 
- Trên cơ sở thiết bị dạy học đã có, các trường cần có biện pháp bảo quản, 
giữ gìn và khai thác sử dụng có hiệu quả, đồng thời cần mua bổ sung thêm thiết 
bị, chủ động liên hệ với cơ quan quân sự địa phương để được hỗ trợ một số dụng 
cụ, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác dạy học. 
- Phải bảo đảm tất cả giáo viên, học sinh đều có sách giáo khoa để nghiên 
cứu, học tập. 
NGUỒN TÀI LIỆU 
 49 
- Viện 70, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt nam; 
- Hướng dẫn nhiệm vụ GDQP-AN năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT 
Quảng Bình. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_mon_gdqp_an_thpt_nam_hoc_201.pdf