Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học Cơ sở - Nội dung II: Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn toán ở trường Trung học cơ sở
ài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học cơ sở với chủ đề: “Một số
hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn toán trung học cơ sở” với mục tiêu
giúp cho GV dạy toán ở các trường trung học có cái nhìn bản chất, tổng quan về đổi mới
PPDH và dạy học phân hóa như là một hướng đổi mới PPDH, đặc biệt là tăng cường và
nâng cao kĩ năng tổ chức dạy học phân hóa nhằm giúp đỡ HSYK góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
Tài liệu gồm 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đổi mới PPDH.
- Chương 2: Dạy học phân hóa.
- Chương 3 : Dạy học phân hóa giúp đỡ HSYK
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học Cơ sở - Nội dung II: Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn toán ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học Cơ sở - Nội dung II: Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn toán ở trường Trung học cơ sở
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ NỘI DUNG BỒI DƢỠNG II MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA ĐỐI TƢỢNG MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƢU HÀNH NỘI BỘ LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc (2000 - 2020), sự thách thức trƣớc nguy cơ tụt hậu trên đƣờng tiến vào thế kỷ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi chúng ta phải đổi mới giáo dục nhất là phƣơng pháp dạy và học. Vấn đề này không chỉ của riêng nƣớc ta mà là vấn đề chung cho tất cả các nƣớc đang phát triển. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đă đƣợc xác định trong nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá VII (1 - 1993); nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII (12 - 1996) và đƣợc thể chế hoá trong Luật giáo dục (6 - 2005). Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang tiến hành đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH. Nhƣng đổi mới PPDH nhƣ thế nào để vận dụng có hiệu quả và khơi dậy đƣợc năng lực học tập của tất cả các đối tƣợng HS? Câu hỏi này cần đƣợc mọi GV đặt ra cho mình và tìm cách giải quyết. Hầu hết các GV chỉ quan tâm đến đối tƣợng học sinh trung bình, nắm đƣợc kiến thức cơ bản trong SGK còn đối với đối tƣợng học sinh khá, giỏi có năng lực tƣ duy sáng tạo toán học và học sinh lực học yếu kém còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa khuyến khích đƣợc sự phát triển tối đa và tối ƣu những khả năng của từng cá nhân học sinh. Toán học là một môn học quan trọng trong các bộ môn văn hóa, là một trong những môn học đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. Những kiến thức, kĩ năng và phƣơng pháp làm việc trong Toán giúp HS phát triển năng lực tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá ... Rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời lao động mới nhƣ tính cẩn thận, chính xác, kỉ luật, phê phán và sáng tạo ... Qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong những năm gần đây, tình trạng HSYK nói chung và HSYK môn Toán nói riêng, luôn đƣợc toàn xã hội quan tâm. Các nhà trƣờng phổ thông đã đề ra các giải pháp tích cực, chỉ đạo GV tăng cƣờng các biện pháp nhằm giúp đỡ HSYK hoàn thành chƣơng trình cấp học, hạn chế đƣợc tình trạng học sinh bỏ học, góp phần giữ vững tỷ lệ phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở. Vấn đề phát huy tính tích cực của HS đã đƣợc đặt ra bằng cuộc vận động đổi mới phƣơng pháp dạy học trong Ngành giáo dục và đào tạo. Trong công cuộc cải cách giáo dục, phát huy tính tích cực là một trong các hƣớng cải cách nhằm đào tạo những con ngƣời lao động sáng tạo, làm chủ đất nƣớc. Nhƣng cho đến nay, sự chuyển biến từ phong trào đổi mới PPDH ở trƣờng phổ thông, nhằm phát huy tính tích cực của HS vẫn chƣa thực sự hiệu quả nhƣ những gì chúng ta mong muốn. Vậy lựa chọn PPDH nào để phát huy tối đa năng lực học tập của HS, phát huy đƣợc tính tích cực của các em. Phải tổ chức quá trình dạy học nhƣ thế nào để ngƣời học không những lĩnh hội đƣợc tri thức mà còn biết cách thức, con đƣờng lĩnh hội tri thức, tiếp cận tri thức và tiến tới tự tìm tòi tri thức. Đó là những trăn trở mà mỗi giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng luôn muốn đi tìm lời giải. Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên Trung học cơ sở với chủ đề: “Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn toán trung học cơ sở” với mục tiêu giúp cho GV dạy toán ở các trƣờng trung học có cái nhìn bản chất, tổng quan về đổi mới PPDH và dạy học phân hóa nhƣ là một hƣớng đổi mới PPDH, đặc biệt là tăng cƣờng và nâng cao kĩ năng tổ chức dạy học phân hóa nhằm giúp đỡ HSYK góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Tài liệu gồm 03 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan về đổi mới PPDH. - Chƣơng 2: Dạy học phân hóa. - Chƣơng 3 : Dạy học phân hóa giúp đỡ HSYK. Ở chƣơng 1, chƣơng 2 là những cơ sở lý luận giúp GV nhận thức đúng bản chất của đổi mới PPDH và dạy học phân hóa, từ đó định hƣớng và hình thành cho mình một số kĩ năng tổ chức dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS. Ở chƣơng 3, giúp GV tăng cƣờng các kĩ thuật ra bài tập phân hóa nhằm giúp đỡ HSYK, GV cần căn cứ vào mục tiêu và ý nghĩa của từng loại bài tập để có thể ra các bài tập phân hóa phù hợp với trình độ của HSYK theo từng lớp đƣợc phân công giảng dạy. Đồng thời nâng cao kĩ năng tổ chức dạy học phân hóa giúp đỡ HSYK trong các tiết dạy chính khóa. Chúng tôi mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các độc giả để tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên Trung học cơ sở với chủ đề: “Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn toán trung học cơ sở” ngày càng hiệu quả hơn. TỪ NGỮ VIẾT TẮT CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục BTBT Bài tập bổ trợ GV Giáo viên GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo CSVC Cơ sở vật chất GDPT Giáo dục phổ thông HS Học sinh HSYK Học sinh yếu kém PP Phƣơng pháp PPDH Phƣơng pháp dạy học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA ĐỐI TƢỢNG MÔN TOÁN THCS (30 tiết) Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (5 tiết: Lý thuyết 3 tiết, thảo luận 2 tiết) 1.1. Quán triệt tinh thần đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông 1.1.1. Các văn bản pháp quy đề cập đến đổi mới giáo dục phổ thông - Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa 8. - Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội khóa 10. - Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010. - Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ. - Quyết định số 1215/QĐ - BGD&ĐT ngày 04/4/2009 của Bộ GD&ĐT. - Luật giáo dục 2005 (sửa đổi 2009). 1.1.2. Mục tiêu của việc đổi mới chƣơng trình và SGK phổ thông (Trích Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg) a) Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện . . . b) Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. c) Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. d) Tạo điều k ... động cho cả ba nhóm đối tƣợng HS: Bồi dƣỡng lấp lỗ hổng cho HSYK (bài a), trang bị kiến thức chuẩn cho HS trung bình (bài b) và nâng cao kiến thức cho HS khá giỏi (bài c). Có thể cho HS trung bình và yếu kém làm tuần tự hai bài a; bài b những HS khá giỏi có thể bỏ qua bài a; bài b và sử dụng thời gian đó để làm thêm bài c là một bài tập nâng cao khác. * Tổ chức nhận xét, đánh giá: Cho cả lớp nhận xét lần lƣợt đối tƣợng nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Khi nhận xét bài làm của nhóm 1 thì nên để học sinh trong nhóm 1 nhận xét Khi nhận xét nhóm 2 nên nhắc lại yêu cầu bài toán để cả lớp cùng hiểu, nếu nhóm 1 nhận xét đƣợc thì ƣu tiên cho nhóm 1 nhận xét, nếu không thì chuyển nhiệm vụ nhận xét cho nhóm 2, nhóm 3. Khi nhận xét nhóm 3 nên nhắc lại yêu cầu bài toán để cả lớp cùng hiểu, nếu nhóm 1, nhóm 2 nhận xét đƣợc thì ƣu tiên cho nhóm 1, nhóm 2 nhận xét, nếu không thì chuyển nhiệm vụ nhận xét cho nhóm 3. 59 b) Làm việc với nội dung mới Dạy học phân hóa ở chức năng làm việc với nội dung mới là rất khó khăn, để làm đƣợc điều này ngƣời GV phải nắm chắc nội dung kiến thức của từng bài và có sự đầu tƣ nghiên cứu cho bài soạn. Để thực hiện phân hóa trong toàn bài là một điều khó có thể thực hiện đƣợc vì thời gian không cho phép, song muốn giúp đỡ HSYK giáo viên cần lựa chọn một số nội dung khó để tổ chức dạy phân hóa giúp cho HSYK tiếp thu bài đƣợc thuận lợi hơn. Khi lựa chọn nội dung dạy phân hóa cần lƣu ý một số vấn đề sau: * Có thể lấy bài toán, ví dụ khác cùng thể loại nhƣng mức độ, yêu cầu thấp hơn SGK để HSYK dễ tiếp thu, sau đó mới dùng bài toán, ví dụ trong sách giáo khoa (nếu thời gian cho phép). * GV cần tuân thủ phƣơng pháp dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức theo con đƣờng nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Những hoạt động có yếu tố trực quan giao cho HSYK, những hoạt động liên quan đến tƣ duy trừu tƣợng thì giao cho học sinh khá giỏi, còn việc vận dụng là tùy theo trình độ của học sinh mà GV giao cho những bài tập phân hóa. * Giáo viên nên đƣa ra những câu hỏi, bài tập với mức độ nâng dần từ dễ đến khó, từ cụ thể đến tổng quát. Những hoạt động dễ nên giao cho những học sinh trong nhóm 1 thực hiện: đọc chú ý, đọc ghi nhớ, đọc lại kết quả, ghi giả thiết, kết luận, ... Những câu hỏi, nhiệm vụ khó không nên giao cho nhóm 1 thực hiện mà giao nhiệm vụ đó cho nhóm 2, nhóm 3: tổng quát hóa bài toán, rút ra quy tắc, chứng minh định lý ... * Giáo viên cần để HSYK đƣợc trình bày tự nhiên, hết ý kiến, dù các em trả lời đúng hay sai giáo viên cũng phải lắng nghe đầy đủ, tỏ thái độ thân thiện, khích lệ, động viên, gợi mở để học sinh trả lời tiếp. * HSYK thƣờng diễn đạt kém, có những lúc các em đã hiểu bài, song trình bày chƣa rõ ràng. Vì vậy, giáo viên cần hiểu đƣợc những ý kiến chƣa tƣờng minh của các em, gợi ý giúp các em trình bày đƣợc rõ ràng hơn. c) Luyện tập, củng cố 60 * Nội dung: - Nhóm 1: Làm một số BTBT và một số bài tập dễ trong SGK. - Nhóm 2: Lựa chọn làm một số bài tập vừa sức trong sách giáo khoa. - Nhóm 3: Lựa chọn làm một số bài tập khó trong sách giáo khoa và một số bài nâng cao ở các tài liệu tham khảo. GV cần lựa chọn một số bài tập phân hóa với mức độ nâng dần cho cả ba nhóm thực hiện, bài tập nhóm 1 là gợi ý, là tiền đề để làm bài tập nhóm 2. Bài tập nhóm 2 là cơ sở để làm bài tập nhóm 3. Có nhƣ vậy mới tạo cơ hội cho nhóm 1 hiểu đƣợc bài tập nhóm 2. Nhóm 1, nhóm 2 hiểu đƣợc bài tập nhóm 3, từ đó giúp cho HSYK và học sinh trung bình từng bƣớc nâng cao trình độ của mình. * Tổ chức nhận xét, đánh giá: Cho cả lớp nhận xét lần lƣợt đối tƣợng nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Khi nhận xét bài làm của nhóm 1 thì nên để học sinh trong nhóm 1 nhận xét Khi nhận xét nhóm 2 nên nhắc lại yêu cầu bài toán để cả lớp cùng hiểu, nếu nhóm 1 nhận xét đƣợc thì ƣu tiên cho nhóm 1 nhận xét, nếu không thì chuyển nhiệm vụ nhận xét cho nhóm 2, nhóm 3. Khi nhận xét nhóm 3 nên nhắc lại yêu cầu bài toán để cả lớp cùng hiểu, nếu nhóm 1, nhóm 2 nhận xét đƣợc thì ƣu tiên cho nhóm 1, nhóm 2 nhận xét, nếu không thì chuyển nhiệm vụ nhận xét cho nhóm 3. Giáo viên có thể hỗ trợ tiếp cho những học sinh không làm đƣợc bài tập BTBT theo mặt bằng chung của đa số HSYK bằng cách ra tăng bài tập cùng thể loại nhƣng mức độ thấp hơn bài tập chung của nhóm 1. Cần dành cho HSYK những lời khen ngợi, động viên khi các em đã làm đƣợc bài tập dù là những bài tập đơn giản, giúp các em xây dựng niềm tin trong học tập. d) Giao bài tập về nhà - Giao cho nhóm 1 một số BTBT và một số bài tập dễ trong sách giáo khoa. - Giao cho nhóm 2 làm một số bài tập trong sách giáo khoa. 61 - Giao cho nhóm 3 làm một số bài tập trong sách giáo khoa và một số bài tập nâng cao khác. e) Ví dụ Khi sử dụng BTBT giúp đỡ HSYK trong bài: Tập hợp các số tự nhiên (§ 2 - Toán 6 tập 1) giáo viên cần lƣu ý một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện các chức năng điều hành quá trình dạy học: *) Kiểm tra bài cũ - Nội dung kiểm tra: +) Nhóm 1: Làm BTBT Viết tập hợp X các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn 12 bằng hai cách: Cách 1: X = {5; ...; ...; ...; ...; ....; ....} Cách 2: X = {x N /....< x < ....} +) Nhóm 2: Làm bài tập có cùng thể loại nhƣng mức độ cao hơn nhóm 1. Viết tập hợp Y các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 20 bằng hai cách: +) Nhóm 3: Làm bài tập nâng cao, chẳng hạn: Viết tập hợp A các tháng dƣơng lịch có 31 ngày. - Tổ chức nhận xét, đánh giá: GV tham khảo mục 3.3.2 *) Làm việc với nội dung mới Trong tiết học này GV nên lựa chọn phần a và b mục 2 (Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên) để tổ chức dạy phân hóa nhằm giúp đỡ HSYK. Để dạy học phân hóa hiệu quả, GV cần dự kiến lựa chọn các nội dung hoạt động, nhiệm vụ chính cho từng nhóm đối tƣợng học sinh. Cụ thể có thể dạy phân hóa nhƣ sau: MỤC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM VỤ CHÍNH 2a) HĐ 1. Trong hai STN có một số nhỏ hơn số kia, hãy điền dấu thích hợp () vào chỗ chấm: 2.....3 hoăc 3.....2 Nhóm 1 62 Khi số a nhỏ hơn số b, hãy điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: a.......b hoăc b......a Nhóm 2 + Nhóm 3 HĐ 2. Quan sát tia số và cho biết: Trong hai điểm, điểm 2 và điểm 3 thì điểm nào nằm bên trái điểm nào? Nhóm 1 Trong hai điểm a và b trên tia số (a < b) thì điểm nào nằm bên trái điểm nào? Nhóm 2 + Nhóm 3 HĐ 3. Hãy cho biết cách viết a < b giúp ta hiểu điều gi? Nhóm 2 + Nhóm 3 Tƣơng tự hãy cho biết cách viết b > a giúp ta hiểu điều gì? Nhóm 1 + Nhóm 2 2b) HĐ 1. Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ chấm: Từ 2 < 3 và 3 < 5 suy ra 2.......5 Nhóm 1 HĐ 2. Nếu a < b và b < c thì ta có thể suy ra điều gì? Nhóm 2 + Nhóm 3 *) Luyện tập, củng cố GV giao cho nhóm 1 BTBT sau: Cho tập hợp các số tự nhiên N = {0;1;2;3;...}. Điền số thích vào chỗ chấm. +) Số liền sau của 2 là 3; Số liền sau của 9 là ........................................ , +) Số liền sau của 8 là ........ ; Số liền sau của 15 là: ............................. , +) Số liền trƣớc của 3 là 2 ; Số liền trƣớc của 6 là ................................. , +) Số liền trƣớc của 11 là .... ; Số liền trƣớc của 50 là: ......................... GV cho nhóm 2, nhóm 3 bài tập trong sách giáo khoa (Bài tập 1 § 2 Toán 6 tập 1). +) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số: 17; 99; a (với a N) +) Viết số tự nhiên liền trƣớc mỗi số: 35; 1000; b (với b N) Sau đó giáo viên có thể giao cho nhóm 1 bài tập: +) Số liền sau của 69 là số nào? +) Số liền trƣớc của 100 là số nào? *) Giao bài tập về nhà - Giao cho nhóm 1 một số BTBT và mốt số bài tập dễ trong SGK. 63 - Giao cho nhóm 2 một số bài tập trong sách giáo khoa. - Giao cho nhóm 3 một số bài tập trong sách giáo khoa và bài tập nâng cao. 3.5. Phân hoá việc kiểm tra, đánh giá HSYK HSYK thƣờng khả năng tƣ duy đang ở mức độ cấp thấp, nên khi tiến hành tổ chức đánh giá chúng ta chỉ yêu cầu HSYK các nhiệm vụ dễ thực hiện và thực hành luyện tập các bài tập vừa sức, tập trung chủ yếu ở ba cấp độ tƣ duy, đó là: nhận biết, thông hiểu, áp dụng. Cấp độ nhận biết: yêu cầu xác định một vấn đề đã biết, học sinh chỉ cần dựa vào trí nhớ để trả lời. Cấp độ thông hiểu: yêu cầu tổ chức, sắp xếp lại kiến thức đã biết thành một tổ chức mới để chứng tỏ đã thông hiểu chứ không phải chỉ là biết và nhớ. Cấp độ áp dụng: yêu cầu áp dụng kiến thức đã biết vào một tình huống mới khác với tình huống đã đặt ra trong bài học. Qua thực tế giảng dạy chúng ta đã từng tổng kết những bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá. Chúng ta kiểm tra, đánh giá nhƣ thế nào thì việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh nhƣ thế ấy. Nghĩa là đánh giá luôn luôn là một cách điều chỉnh, uốn nắn và định hƣớng đúng cho việc dạy học những nội dung gì và dạy theo phƣơng pháp nào. Vì vậy xác định những nội dung kiểm tra, đánh giá HSYK là một cách để chúng ta định hƣớng đƣợc quá trình dạy và học nhằm giúp đƣợc nhiều cho HSYK. Giáo viên phải thƣờng xuyên kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập, việc học bài và làm bài tập ở nhà của HSYK. Giáo viên không ngừng động viên, tƣ vấn phƣơng pháp học toán cho HSYK, không nên quát nạt các em khi không may các em chƣa hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên phải thƣờng xuyên chấm bài, sửa chữa lỗi sai cho học sinh để các em khắc phục kịp thời những thiếu sót của mình, đặc biệt là phải thƣờng xuyên củng cố và rèn luyện kĩ năng trình bày bài giải cho HSYK. Trong quá trình đánh giá, giáo viên phải có thƣớc đo riêng. Giáo viên cần coi trọng việc nhắc nhở, động viên, cần khen ngợi HSYK vƣơn lên trong học tập khi các em 64 có sự chuyển biến dù là rất nhỏ để tạo niềm vui cho học sinh, tạo ra cho các em niềm lạc quan dựa trên lao động và thành quả học tập của mình. 3.6. Một số biện pháp khác nhằm giúp đỡ HSYK 3.6.1. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò đúng đắn, mẫu mực, thân thiện HSYK thƣờng tìm cách xa lánh thầy, vì vậy giáo viên cần chủ động gần gũi với các em, tạo ra bầu không khí chan hòa, cởi mở, thân thiện để tránh sự mặc cảm trong các em, giúp cho quá trình dạy học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên để HSYK có thể chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả hơn. Trong việc điều khiển học sinh, GV có thể định ra yêu cầu khác nhau về mức độ độc lập của HS, hƣớng dẫn nhiều hơn cho HS này, ít hoặc không gợi ý cho học sinh khác, tùy theo khả năng và trình độ của họ. Đồng thời cần quan tâm cá biệt : động viên HS nào đó có phần thiếu tự tin, lƣu ý học sinh này thƣờng hay tính toán nhầm lẫn, nhắc nhở học sinh kia đừng hấp tấp, chủ quan ... 3.6.2. Thiết lập hồ sơ theo dõi Giáo viên cần lập sổ theo dõi sự chuyển biến của từng HSYK trong từng tháng cho cả năm học, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhất cho từng thời điểm để có thể giúp đƣợc nhiều hơn cho HSYK. Giáo viên có thể lập sổ theo dõi theo mẫu sau: THEO DÕI CHẤT LƢỢNG NĂM HỌC ....................... Họ và tên: ............................................... Lớp: .................... a) Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình b) Tình trạng yếu kém: - Về kiến thức: - Về kỹ năng: c) Kết quả tháng ...... /201.. - Về kiến thức: - Về kỹ năng: 65 d) Kế hoạch giúp đỡ 3.6.3. Tƣ vấn cho phụ huynh học sinh về quản lý việc học thêm ở nhà Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, những cuộc trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên cần tƣ vấn cho phụ huynh phƣơng pháp giáo dục trẻ em ở lứa tuổi dậy thì, đồng thời tƣ vấn cho phụ huynh quản lý tốt việc học bài và làm bài tập ở nhà, chăm lo các điều kiện học tập cho con em mình, để các em thấy đƣợc sự quan tâm, sự kỳ vọng của gia đình và nhà trƣờng mà từ đó có tinh thần phấn đấu vƣơn lên khắc phục tình trạng yếu kém hiện tại. BÀI TẬP Đồng chí hiểu thế nào là đổi mới PPDH ? Nêu những nội dung đổi mới PPDH của ngƣời giáo viên ? Trình bày những yêu cầu cần thiết trong việc thực hiện các nội dung đổi mới PPDH. Tại sao lại coi việc dạy phân hóa nhƣ là một hƣớng đổi mới PPDH ? Trình bày những yêu cầu khi ra bài tập phân hóa ? Thiết kế các bài tập phân hóa giúp đỡ HSYK cho 02 tiết dạy chính khóa. Thiết kế bài dạy sử dụng bài tập phân hóa giúp đỡ HSYK cho 02 tiết dạy chính khóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài tập Bổ trợ Toán 6 tập 1, tập 2 - Tôn Thân - Mai Công Mãn - Hồ Sỹ Dũng - Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm. 2. Chuấn kiến thức kĩ năng môn toán THCS. 3. Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trƣờng THPT, tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ QLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Phƣơng pháp dạy học môn toán - Nguyễn Bá Kim - Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm. 5. Tài liệu bồi dƣỡng tổ chuyên môn trong trƣờng THCS và THPT, tài liệu lƣu hành nội bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Tập đề cƣơng bài giảng cán bộ quản lí giáo dục. 7. Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 6, 7, 8, 9 tập 1, tập 2 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 2 Từ ngữ viết tắt Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỔI MỚI PPDH 1.1. Quán triệt tinh thần đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông 1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với GV trong quá trình đổi mới PPDH 1.3. Một số hạn chế trong quá trình đổi mới PPDH 1 1.4. Định hƣớng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực của HS 1 1.5. So sánh phƣơng pháp dạy học tích cực và phƣơng pháp dạy học truyền thống 2 Chƣơng 2. MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA 2 2.1. Vài nét về lịch sử vấn đề 2 2.2. Một số nội dung cơ bản về dạy học phân hoá 2.3. Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa 2.4. Dạy học phân hóa nhƣ là một hƣớng đổi mới PPDH 3 2.5. Một số phƣơng pháp dạy học phân hóa 3 Chƣơng 3. DẠY HỌC PHÂN HÓA GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM HỌC TOÁN 3.1. Giúp đỡ HSYK là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay ở các nhà trƣờng phổ thông 3.2. Ra bài tập phân hóa giúp đỡ HSYK học toán 3.3. Thiết kế bài dạy phân hóa giúp đỡ HSYK 3.4. Tổ chức dạy phân hóa trong các tiết dạy chính khóa nhằm giúp đỡ HSYK 3.5. Phân hoá việc kiểm tra, đánh giá HSYK 3.6. Một số biện pháp hỗ trợ giúp đỡ HSYK Bài tập Tài liệu tham khảo
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_trung_hoc_co_so_no.pdf