Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS

I. CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN

CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG:

1. Vai trò của kiểm tra, đánh giá:

a. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá:

Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu, không thể

thiếu. Trong đó, kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục

tiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Căn cứ mục tiêu dạy

học để quyết định nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang viethung 5720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn KTNN cấp THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
----------  ---------- 
TÀI LIỆU 
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
MÔN KTNN CẤP THCS 
(Lưu hành nội bộ) 
 Quảng Bình, 2016 
 2 
Lời nói đầu 
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong 
quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin 
về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho 
những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục 
và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. 
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, 
phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được 
dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường do giáo viên nên còn một 
số hạn chế: 
- Bài kiểm tra không thể hiện được nhiều nội dung kiến thức mà học sinh 
được học ở trường. 
- Chỉ kiểm tra được những kiến thức học sinh ghi nhớ từ SGK, không kiểm 
tra được những kiến thức liên quan khác. 
- Chưa quan tâm hướng dẫn học sinh cách học, ôn tập, cách thức làm bài, 
chưa chỉ ra những điểm còn yếu cần khắc phục nhưng giáo viên vẫn yêu cầu học 
sinh phải làm bài tốt. 
- Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh chưa chính xác, chưa phản ánh được kết 
quả học tập trong cả quá trình. 
- Cho điểm không thống nhất giữa các giáo viên cùng trường và giữa các 
trường còn khá phổ biến. 
Vì vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên cần nắm vững quy trình biên soạn đề kiểm tra, 
xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng phần, từng chương, từng bài. 
Tài liệu nhằm giúp cho giáo viên nắm vững quy trình biên soạn đề kiểm tra, 
xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng phần, từng chương, từng 
bài trong bộ môn Công nghệ THCS. 
 3 
I. CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN 
CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG: 
1. Vai trò của kiểm tra, đánh giá: 
a. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá: 
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu, không thể 
thiếu. Trong đó, kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục 
tiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Căn cứ mục tiêu dạy 
học để quyết định nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá. 
Do đó, có thể quan niệm kiểm tra đánh giá như sau: 
 - Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện 
mục tiêu dạy học. 
 - Đánh giá là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy 
học, đánh giá đúng hay chưa đúng tùy thuộc ở mức độ khách quan, chính xác của 
kiểm tra. 
Kiểm tra đánh giá phải căn cứ mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục, cụ thể là 
căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh đã được quy 
định trong chương trình giáo dục phổ thông. Kiểm tra và đánh giá là 2 khâu trong 
một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, trong 
đó kiểm tra là khâu đi trước (không kiểm tra thì không có căn cứ đánh giá, chỉ kiểm 
tra không đánh giá thì không thực hiện được mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh 
giá). 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là 2 mặt thống 
nhất hữu cơ của quá trình dạy học, trong đó đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi 
mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi 
mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá chỉ phát huy hiệu quả 
cuối cùng khi thông qua đổi mới phương pháp dạy học. 
Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng 
cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới tối ưu hóa 
 4 
phương pháp dạy học của giáo viên và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá để tối 
ưu hóa phương pháp học tập của mình. 
Trong quá trình dạy và học, phải kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá 
của học sinh để phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập. 
Kiểm tra đánh giá chỉ có hiệu lực sư phạm thuyết phục và thân thiện khi bảo 
đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng, động viên học sinh phát huy vai trò 
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện. Đánh giá dễ dãi, cao hơn thực 
tế sẽ đi đến triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên và ngược lại đánh giá khắt khe 
quá mức hoặc với thái độ kém thân thiện sẽ ức chế tình cảm trí tuệ, giảm vai trò 
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Tùy theo mục tiêu đánh giá, khi đánh giá có thể dựa trên kết quả định tính 
(đánh giá bằng nhận xét) hoặc kết quả định lượng (đánh giá bằng minh chứng 
lượng hóa). Hoạt động đánh giá có 2 chức năng cơ bản: 
 + Xác định kết quả đạt được của việc thực hiện mục tiêu dạy học. 
 + Thông báo kết quả đánh giá cho người dạy và người học để định hướng 
cho quá trình giảng dạy, học tập. 
Xác định mức độ thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình 
giáo dục mà học sinh đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (bài, chương, 
chủ điểm, lớp, cấp học...). 
b. Vai trò của kiểm tra, đánh giá: 
Kiểm tra đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định hiệu quả thực 
hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp 
dạy học, thúc đẩy HS đổi mới phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng thực 
hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động đánh giá còn là để phát hiện những mặt tốt, 
mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân để đề ra các giải 
pháp nâng cao chất lượng dạy và học, hiệu quả giáo dục. Kết quả thực hiện cuộc 
vận động “Hai không” và phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
tích cực" do Bộ GDĐT phát động một phần quan trọng phụ thuộc vào việc bảo đảm 
 5 
yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng trong kiểm tra đánh giá, thi cử. 
Thông qua kiểm tra đánh giá để: 
 - Tạo điều kiện cho giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá 
về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu 
kém và bồi dưỡng học sinh g ...  
của vật nuôi non. 
- Biết được mục đích, yêu cầu 
kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi đực 
giống. 
- Biết được khái niệm, tác dụng 
và cách sử dụng vắc xin phòng 
bệnh cho vật nuôi. 
- Chỉ ra được sự khác 
nhau về nguyên nhân gây 
bệnh truyền nhiễm và 
bệnh không truyền 
nhiễm. 
Số câu :7 
Số điểm:1,75 
Tỉ lệ %:17,5 
Số câu: 6 
Số điểm:1,75 
Số câu:1 
Sốđiểm:0,25 
Số câu: 
Sốđiểm: 
Số câu 
Số điểm 
Số câu:7 
1,75 điểm 
=17,5.% 
 34 
Chủ đề 4:Thủy sản 
4.1. Thức ăn nuôi động vật 
thủy sản 
- Nêu được một số đặc điểm 
của mặt nước nuôi thủy sản. 
- Nêu được các biện pháp cải 
tạo nước và đất đáy ao để nuôi 
thủy sản. 
- Nêu được mối quan hệ về 
thức ăn trong vực nước nuôi 
động vật thủy sản. 
- Nêu được ý nghĩa của việc 
hiểu mối quan hệ về thức ăn 
trong vực nước nuôi thuỷ sản. 
- Biết được màu nước ao, hồ 
tốt cho việc nuôi thủy sản 
- Xác định được biện pháp 
làm tăng nguồn thức ăn 
cho cá trên cơ sở mối quan 
hệ về thức ăn trong vực 
nước nuôi cá. 
Số câu : 5 
Số điểm: 1,25 
 Tỉ lệ %: 12,5 
Số câu:4 
Số điểm:1 
Số câu:1 
Số điểm: 0,25 điểm. 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu:5 
1,25 điểm 
=12,5% 
 35 
Tổng số câu :30 
Tổng số điểm: 7,5 
Tỉ lệ %: 75,0 
Số câu: 24 
Số điểm: 6 
60% 
Số câu: 4 
Số điểm: 1 
10% 
Số câu:2 
Số điểm: 0,5 
5% 
Số câu: 
30 
Số điểm: 
7,5 
Phần tự luận 
3.1. Giống vật nuôi -Nêu được khái niệm giống vật 
nuôi. 
 Vận dụng khái niệm để nêu 
một số ví dụ về giống vật nuôi 
Số câu : 1 
Số điểm: 1,0 
 Tỉ lệ %:10 
Số câu: 
Số điểm: 0,5 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm: 0,5 
Số câu:1 
Sốđiểm:1
,0 
3.3 Quy trình sản xuất và 
bảo vệ môi trường trong 
chăn nuôi 
Nêu được khái niệm bệnh 
truyền nhiễm 
 Vận dụng được hiểu biết về 
bệnh truyền nhiễm để nêu tên 
một số bệnh truyền nhiễm mà 
vật nuôi ở địa phương bị mắc 
và đề xuất biện pháp phòng 
bệnh truyền nhiễm cho vật 
 36 
nuôi. 
Số câu : 1 
Số điểm: 1,5 
 Tỉ lệ %: 15 
Số câu: 
Số điểm: 0,5 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm: 1,0 
Số câu:1 
Sốđiểm:1
,0 
Tổng số câu: 2 
Tổng số điểm: 2,5 
Tỉ lệ %: 25 
Số câu: 
Số điểm: 1,0 
10% 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm: 1,5 
10% 
Số câu:2 
Sốđiểm:2
,5 
Tổng hợp 2 phần 
TS câu: 32 
TS điểm: 10 
TL 100% 
Số điểm: 7,0 
Tỉ lệ : 70% 
Số điểm: 1,0 
10% 
Số điểm: 2,0 
20% 
Bước 4. Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận: 
Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 
Câu 1. Khi nói về những dấu hiệu bản chất giống vật nuôi, ý nào sau đây 
KHÔNG đúng? 
A. Giống vật nuôi là sản phẩm của tự nhiên. 
B. Mỗi giống vật nuôi có đặc điểm ngoại hình giống nhau. 
C. Mỗi giống vật nuôi có năng suất và chất lượng sản phẩm giống nhau. 
D. Giống vật nuôi có tính di truyền ổn định và số lượng cá thế nhất định. 
Câu 2. Chọn, tạo giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? 
A. Giống vật nuôi quyết định năng suất chăn nuôi. 
B. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 
C. Giống vật nuôi quyết định hướng sản xuất của vật nuôi. 
D. Cả A, B và C. 
Câu 3. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói đến sự sinh trưởng của vật nuôi? 
A. Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể 
B. Là sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể. 
C. Là sự tăng lên về kích thước và khối lượng các bộ phận của cơ 
thể. 
D. Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. 
Câu 4.Sự phát dục của vật nuôi là gì? 
A. Là sự thay đổi kích thước các bộ phận trong cơ thể. 
B. Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. 
C. Là sự lớn lên của vật nuôi 
D. Là sự tăng trọng lượng của cơ thể. 
Câu 5. Ghép ý ở cột A và B thành một nội dung đúng: 
 A B 
 1. Đặc điểm sinh 
trưởng và phát dục không 
đồng đều. 
 a. quá trình sống của lợn trải qua các 
giai đoạn: bào thai-> lợn sơ sinh-> 
lợn nhỡ->lợn trưởng thành 
 38 
 2. Đặc điểm sinh 
trưởng và phát dục theo 
giai đoạn. 
b. khi còn nhỏ, lợn có nhu cầu về chất 
khoáng và chất đạm cao do tốc độ 
sinh trưởng cao. 
3. Đặc điểm trao đổi 
chất và hoạt động 
sinh lý theo chu kì: 
c. khối lượng của hợp tử lợn là 
0,4mg, lúc đẻ ra nặng 0,8-1kg, lúc 
36 tháng tuổi năng 200 kg. 
 d. chu kì động dục của lợn là 21 ngày, 
của ngựa là 23 ngày. 
Câu 6. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống 
làm giống; chọn; mục đích; đạt tiêu chuẩn; đạt năng suất cao. 
Căn cứ vào1chăn nuôi để2những vật nuôi đực và cái3giữ 
lại4gọi là chọn giống vật 
nuôi. 
Câu 7. Để có kết quả nhân giống tốt cần áp dụng phương pháp chọn phối 
nào? 
A. Chọn ghép con đực và con cái không cùng một giống. 
B. Chọn ghép con đực và con cái trong cùng một giống 
C. Cả A và B. 
Câu 8. Thế nào là nhân giống thuần chủng? 
 A. Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái 
của các giống khác nhau để 
được đời con đạt năng suất cao, phẩm chất tốt. 
B. Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái 
của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. 
C. Cả A và B. 
Câu 9. Mục đích chủ yếu của nhân giống thuần chủng là gì 
A. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có. 
 39 
B. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống. 
C. Tạo ra giống mới đạt năng suất cao, phẩm chất tốt. 
D. Củng cố những đặc tính tốt đã có của giống. 
Câu 10. Gà mái có ngoại hình như thế nào thì KHÔNG có khả năng đẻ trứng 
tốt? 
A. Ngoại hình dài. 
B. Ngoại hình ngắn. 
C. Khoảng cách giữa hai xương háng rộng (lọt 3 ngón tay trở lên). 
D. Khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng rộng . 
Câu 11. Ghép tên loại vật nuôi ở cột A với các loại thức ăn thích hợp cho loại 
vật nuôi đó ở cột B 
 A B 
1. Lợn lai kinh tế a.Bột cá mặn, muối. 
2.Trâu, bò b.Ngô, khoai, sắn, cám gạo. 
3. Gà c.Rau xanh các loại 
4.Ngan, vịt d.Cỏ, rơm, rạ 
 e.Cây mía, cây ngô non. 
 g.Cua, ốc, tép. 
 h. Bột cá nhạt. 
Câu 12. Trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn rau xanh, thành phần nào 
chiếm tỉ lệ cao nhất? 
A. Nước 
B. Protein 
C. Gluxit 
D.Vitamin 
Câu 13. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói đến tác dụng của việc chế biến 
thức ăn cho vật nuôi? 
 40 
A. Giữ cho thức ăn vật nuôi không bị ôi thiu, mất phẩm chất. 
B. Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn. 
C. Làm cho thức ăn trở nên dễ tiêu hóa. 
D. Làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc trong thức ăn. 
Câu 14. Mục đích dự trữ thức ăn khác mục đích chế biến thức ăn cho vật 
nuôi là gì? 
A. Dự trữ thức ăn làm tăng tỉ lệ chất dinh dưỡng trong thức ăn. 
B. Dự trữ thức ăn giữ cho thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho 
vật nuôi. 
C. Dự trữ thức ăn làm cho thức ăn trở nên ngon hơn, giúp vật nuôi ăn ngon 
miệng. 
D. Cả A, B và C. 
Câu 15. Ghép ý ở cột A và cột B thành nội dung đúng: 
 A B 
1. Cắt ngắn thức ăn, nghiền 
nhỏ thức ăn, rang khô thức ăn 
làm thức ăn có mùi thơm, hấp 
chín thức ăn  
 a. là các công việc chế biến thức ăn bằng 
phương pháp vi sinh. 
2. Ủ lên men, ủ xanh , ủ chua 
thức ăn 
b. là các công việc chế biến thức ăn bằng 
phương pháp vật lý. 
3.Kiềm hóa rơm rạ c. là công việc chế biến thức ăn bằng 
phương pháp hóa học. 
 e. là các công việc chế biến thức ăn bằng 
phương pháp vi sinh kết hợp với phương 
pháp hóa học. 
Câu 16. Ngô vàng dùng làm thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm thức ăn nào? 
A.Thức ăn giàu protein 
 B.Thức ăn giàu gluxit 
 41 
C.Thức ăn thô. 
D. Thức ăn giàu vitamin. 
Câu 17. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về việc sản xuất thức ăn giàu 
protein dùng cho chăn nuôi? 
A. Dùng sản phẩm của nghề thủy sản sấy khô, nghiền nhỏ. 
B. Thâm canh tăng vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn. 
C. Nuôi giun đất và tận dụng các thức ăn động vật như cua, ốc 
D. Trồng xen canh cây họ đậu. 
Câu 18. Thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt cần đạt được những chỉ tiêu nào? 
A. Màu vàng lẫn xám, mùi thơm, độ pH= 4-5 
B. Màu vàng xanh, mùi thơm, độ pH<4. 
C. Màu đen, mùi khó chịu, độ pH> 5. 
Câu 19. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về vai trò của chuồng nuôi 
trong chăn nuôi? 
A. Góp phần bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi 
B. Giúp quản lý đàn vật nuôi tốt, thu được chất thải làm phân bón và 
tránh gây ô nhiễm môi trường. 
C. Bảo vệ vật nuôi không bị mắc bệnh truyền nhiễm. 
D. Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học, góp phần 
nâng cao năng suất chăn nuôi. 
Câu 20. Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải đảm bảo những yêu cầu nào? 
A. Có độ thông thoáng tốt và ít khí độc. 
B. Có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. 
C. Có độ chiếu sáng thích hợp. 
D. Cả A, B và C 
 Câu 21. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về biện pháp bảo vệ đàn vật 
nuôi? 
A.Thường xuyên vệ sinh nơi ở, thức ăn, nước uống của vật nuôi. 
B. Giữ gìn vệ sinh thân thể cho vật nuôi. 
C. Xây dựng chuồng nuôi hợp lý và hợp vệ sinh. 
 42 
D. Giảm tối đa cho vật nuôi vận động ngoài trời để hạn chế ảnh 
hưởng xấu của thời tiết, khí hậu. 
Câu 22. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm phát triển cơ thể 
vật nuôi non? 
A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. 
B. Chức năng của hệ tiêu hóa đã hoàn chỉnh. 
C. Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. 
D. Chức năng miễn dịch chưa tốt. 
Câu 23. Khi nuôi dưỡng vật nuôi đực giống cần cho ăn như thế nào? 
A. Cho ăn nhiều thức ăn giàu gluxit để vật nuôi tích lũy được nhiều 
mỡ. 
B. Tăng cường cho ăn thức ăn giàu protein, đủ chất khoáng và vi 
tamin. 
C. Tăng cường cho ăn nhiều rau xanh và thức ăn thô 
D. Cả A, B và C. 
Câu 24. Sự khác nhau giữa bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm là 
gì? 
A. Bệnh truyền nhiễm do các vi sinh vật, bệnh không truyền nhiễm là do kí 
sinh trùng hoặc điều kiện thời 
tiết khí hậu không thuận lợi gây ra. 
B. Bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng, bệnh không truyền nhiễm là do các 
vi sinh vật gây ra. 
C. Bệnh truyền nhiễm do điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi, bệnh 
không truyền nhiễm do kí sinh 
trùng gây ra. 
D. Vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm là do vật nuôi yếu, không có sức đề 
kháng. 
Câu 25. Tác dụng chủ yếu của vắc xin là gì? 
A. Phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi 
B. Phòng bệnh không truyền nhiễm cho vật nuôi. 
 43 
C. Phòng bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm cho vật nuôi. 
D. Chữa bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm cho vật nuôi 
Câu 26. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của mặt nước 
nuôi thủy sản? 
A. Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ. 
B. Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt. 
C. Thành phần oxy thấp hơn và cacbonic cao hơn không khí. 
D. Thành phần oxy cao hơn và cacbonic thấp hơn không khí. 
Câu 27. Nước ao, hồ tốt cho việc nuôi thủy sản có màu như thế nào? 
A. Màu nõn chuối hoặc vàng lục. 
B. Trong suốt, không có màu. 
C. Màu xanh đồng, tro đục. 
D. Màu đen. 
Câu 28. Ý nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về biện pháp cải tạo ao, hồ? 
A. Phơi khô đáy ao và bón vôi. 
B. Loại bỏ các sinh vật thủy sinh và tiêu diệt bọ gạo. 
C. Bón phân hữu cơ . 
D. Bón phân vô cơ. 
Câu 29. Ghép ý ở cột A và cột B thành nội dung đúng: 
 A B 
1. Thức ăn tự nhiên là 
thức ăn có sẵn trong ao, 
hồ, bao gồm 
 a. thức ăn tinh, thức ăn thô và thức 
ăn hỗn hợp. 
2. Thức ăn nhân tạo là 
những thức ăn do con 
người tạo ra, bao gồm 
b. các loại vi khuẩn, thực vật thủy 
sinh, động vật phù du, động vật đáy 
và mùn bã hữu cơ. 
 c. thức ăn xanh, thức ăn thô, thức ăn 
khoáng và thức ăn hạt 
 44 
Câu 30. Dựa vào mối quan hệ về thức ăn, để tăng lượng thức ăn trong ao, hồ 
cần phải làm gì? 
A. Bón phân hữu cơ để có chất dinh dưỡng gây nuôi sinh vật phù du. 
B. Tăng cường nuôi trồng thực vật trong ao, hồ. 
C. Tăng cường nuôi động vật đáy trong ao, hồ. 
D. Cho nhiều thức ăn nhân tạo vào ao, hồ. 
Phần 2. Câu hỏi tự luận: 
Câu 1.Thế nào là giống vật nuôi? Kể tên một số giống vật nuôi đang được 
nuôi ở địa phương. 
Câu 2. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Hãy kể tên một số bệnh truyền nhiễm 
mà vật nuôi ở địa phương em đã bị mắc. Để phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi, 
người ta phải làm gì? 
Bước 6. Hướng dẫn chấm và thang điểm: 
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 
Câu 1:A Câu 9: C Câu 16: B Câu 22: B Câu 28:D 
Câu 2:D Câu 10:B Câu 17:B Câu 23: B Câu 30: A 
Câu 3: D Câu 12: A Câu 18: B Câu 24: A 
Câu 4:B Câu 13: A Câu 19: C Câu 25: A 
Câu 7: B Câu 14: B Câu 20: E Câu 26: D 
Câu 8: B Câu 15: A Câu 21: D Câu 27: A 
Câu 5 (ghép đôi): Nối 1-c; 2-a; 3-d 
Câu 6 (điền vào chỗ trống) 1:mục đích; 2: chọn; 3: đạt tiêu chuẩn; 4: làm 
giống 
Câu 11 (ghép đôi): Nối 1với a, b, c, g, h; Nối 2 với b, d, e; Nối 3 với b, g, h; 
Nối 4 với b, c, g, h. 
Câu 15 (ghép đôi): Nối 1 với b; 2 với a; 3 với c. 
 45 
Câu 29 (ghép đôi): Nối 1 với b, 2 với a. 
Phần 2. Trả lời câu hỏi tự luận: 
Câu 1 (1 điểm): Nêu được 2 ý: 
- Khái niệm giống vật nuôi: Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. 
Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất 
lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định 
(0,5 điểm). 
- Kế tên một số giống vật nuôi (gà ri, vịt cỏ, gà tam hoàng, bò vàng, lợn móng 
cái) (0,5 điểm). 
Câu 2 (1,5 điểm): Nêu được 3 ý: 
- Khái niệm bệnh truyền nhiễm (là loại bệnh do các vi sinh vật như vi rút, vi 
khuẩngây ra và có khả năng lây lan nhanh thành dịch) (0,5 điểm). 
- Kể tên một số bệnh truyền nhiễm mà vật nuôi ở địa phương đã mắc (như 
bệnh lợn tai xanh, bệnh cúm gà, bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò) (0,5 điểm). 
- Nêu được biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi là tiêm vắc xin 
phòng bệnh kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi tốt để tăng sức đề kháng cho 
cơ thể vật nuôi (0,5 điểm). 
 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công nghệ 6, 7 Nhà xuất bản Giáo dục, 2009 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn 
Công Nghệ trung học cơ sở. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương 
trình, sách giáo khoa môn Công Nghệ. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số: 8773/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng 
dẫn biên soạn đề kiểm tra. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_mon_ktnn.pdf