Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Giáo dục công dân cấp THCS
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG
VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN GDCD.
I. KỸ NĂNG SỐNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH.
1. Khái niệm Kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích
ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trƣớc các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO),
KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI đó là: học để biết, học để làm, học
để tự khẳng định, học để cùng chung sống.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Giáo dục công dân cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Giáo dục công dân cấp THCS
1 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện kế hoạch kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên theo Thông tƣ số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đáp ứng công tác bồi dƣỡng giáo viên trong năm học 2016 - 2017 của các địa phƣơng, Sở GD-ĐT Quảng Bình biên soạn tài liệu “Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học nội dung đạo đức, pháp luật trong môn Giáo dục Công dân ở trường THCS” nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Công dân THCS củng cố kiến thức, phƣơng pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân. Nội dung tài liệu (thời lƣợng 30 tiết), gồm 3 phần, cụ thể nhƣ sau: PHẦN I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD. PHẦN II. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức; PHẦN III. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung pháp luật. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng nhƣ hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trƣờng THCS là nhằm giáo dục cho học sinh (HS) một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với ngƣời công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành ý thức và hành vi của ngƣời công dân cho HS, giáo dục các em trở thành những ngƣời công dân tốt, có các phẩm chất và năng lực đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Song thực tế phần lớn các bậc phụ huynh, giáo viên (GV) và học sinh (HS) còn xem nhẹ bộ môn nên chƣa thực sự chú tâm vào việc dạy và học. Phần lớn GV dạy GDCD kiêm nhiệm nên còn hạn chế về nhận thức, tƣ tƣởng, phƣơng pháp giảng dạy... cũng nhƣ khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho HS. Chƣơng trình GDCD cấp THCS cung cấp rất nhiều về những kiến thức, chuẩn mực đạo đức, những qui định của pháp luật, nhƣng thực tế vẫn còn tình trạng học sinh sa sút đạo đức, vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhƣng nguyên nhân sâu xa nhất đó là vì các em chỉ mới đƣợc trang bị những kiến thức chứ chƣa đƣợc trang bị cách vận dụng kiến thức đó nhƣ thế nào. Hay nói cách khác, sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của các em còn yếu, các em còn thiếu các KNS cần thiết nhƣ: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giao tiếp. Vì vậy việc giáo dục KNS cho HS, nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho HS trong môn GDCD là hết sức cần thiết . 3 PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN GDCD. I. KỸ NĂNG SỐNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH. 1. Khái niệm Kỹ năng sống Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS: - Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trƣớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống. Từ những quan niệm trên có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi ngƣời, khả năng ứng xử phù hợp với những ngƣời khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trƣớc các tình huống của cuộc sống. 2. Ý nghĩa của việc giáo dục KNS - KNS chính là nhịp cầu giúp con ngƣời biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Ngƣời có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trƣớc những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họ thƣờng thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngƣợc lại ngƣời thiếu KNS thƣờng bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống. - Giáo dục KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. - Giáo dục KNS cho HS là giáo dục KNS cho những chủ nhân sẽ quyết định sự phát triển tƣơng lai của đất nƣớc. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ƣớc mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu KNS, dễ bị lôi kéo, kích động đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trƣờng hiện nay, thế hệ trẻ thƣờng xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tiêu cực và tích cực Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách, vì vậy việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trƣớc các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi ngƣời, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 4 II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƢỢC GIÁO DỤC TRONG MÔN GDCD 1. Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con ngƣời hiểu về chính bản thân mình, nhƣ cơ thể, tƣ tƣởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức đƣợc mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. - Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con ngƣời, là nền tảng để con ngƣời giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với ngƣời khác cũng nhƣ để có thể cảm thông đƣợc với ngƣời khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con ngƣời mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. 2. Kỹ năng xác định giá trị Kỹ năng xác định giá trị là khả năng ... tạo trong dạy học phần pháp luật GV cần: + Đặt câu hỏi mở cho HS. + Cho HS dùng ngôn từ, từ ngữ của mình để định nghĩa vấn đề, khái niệm pháp luật. + Cho HS phân tích các giả định, kiến thức. + Cho HS trình bày suy nghĩ, ý tƣởng trƣớc một vấn đề cụ thể. - Để HS phát huy đƣợc khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới với ý tƣởng mới, đồng thời phát huy khả năng khám phá và kết nối các kiến thức, độc lập trong suy nghĩ, GV có thể sử dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học nhƣ: đặt câu hỏi, “chúng em biết 3", kĩ thuật “Bản đồ tƣ duy”. Kỹ năng tƣ duy sáng tạo có thể đƣợc sử dụng trong tất cả các bài dạy pháp luật và thƣờng đƣợc đƣa vào trong nội dung để các em phát triển nhận thức, chiếm hữu tri thức pháp luật và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trong mọi lĩnh vực một cách tốt nhất. - Ví dụ minh hoạ Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (GDCD 7) Sau khi học sinh đã chiếm lĩnh đƣợc các đơn vị kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng đó là: khái niệm về di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể nói riêng, ý nghĩa của di sản văn hoá, GV sử dụng phƣơng pháp kỹ thuật động não cho HS cảm nhận chủ đề: để giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá chúng ta phải làm gì. Với hoạt động này vừa rèn kỹ năng tƣ duy sáng tạo, đồng thời rèn đƣợc luôn cho HS kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tƣởng. Sau thời gian một phút GV cho HS trình bày những biện pháp các em đề cập đến trong việc giữ gìn và phát huy gía trị của di sản văn hoá. Cũng trong bài “ Bảo vệ di sản văn hoá “ GV có thể rèn cho HS kỹ năng tƣ duy sáng tạo trong phần khám phá tri thức. Cụ thể: sau khi cho HS quan sát ảnh về di sản văn hoá để hình thành khái niệm về di sản văn hoá và phân loại di sản văn hoá GV có thể hỏi: - Em có nhận xét gì khi quan sát các bức ảnh trên? 36 - Hãy phân loại các bức ảnh trên? - Tại sao các em lại sắp xếp nhƣ vậy? Rõ ràng bằng các câu hỏi mở giúp HS cởi mở trình bày suy nghĩ của mình và ý thức đƣợc cách lập luận của mình. Chú ý khi học sinh trình bày, giải thích GV nên chấp nhận ý kiến đó, kể cả khi các em hiểu không đúng. GV nên tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác để khám phá suy nghĩ của các em, dần dần giúp các em nhận định đƣợc điều đúng đắn. Sau hoạt động này giáo viên tiếp tục phát triển kỹ năng tƣ duy của học sinh bằng cách đặt câu hỏi: - Vậy em hiểu thế nào là di sản văn hoá? - Có mấy loại di sản văn hoá? - Làm thế nào để phân biệt đƣợc đâu là di sản văn hoá vật thể, đâu là di sản văn hoá phi vật thể? GV nên lấy ý kiến của nhiều em sau đó tổng hợp lại và kết luận vấn đề. Bài 19: Quyền tự do ngôn luận (sách GDCD lớp 8) Sau khi học sinh nắm đƣợc các đơn vị kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng: khái niệm về quyền tự do ngôn luận; các quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, GV sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm và kỹ thuật “chúng em biết 3” để tìm hiểu vấn đề sau: HS có quyền tự do ngôn luận không và thực hiện bằng cách nào? Khi HS các nhóm trình bày GV nên khuyến khích HS tìm các cách để thể hiện quyền này một cách hiệu quả nhất. Để thực hành kỹ năng tƣ duy sáng tạo GV có thể ra bài tập về nhà nhƣ sau: em hãy sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách viết về các chủ đề sau: 1. Bàn về việc phòng chống tệ nạn xã hội. 2. Bàn về biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng học. 3. Bàn về phƣơng pháp học bài, làm bài ở nhà có hiệu quả nhất. Mỗi em đƣợc lựa chọn một trong ba chủ đề trên để viết. Nhƣ vậy khi GV khuyến khích các em viết sẽ giúp các em sắp xếp, tổ chức tƣ duy, độc lập suy nghĩ và đƣa ra những giải pháp thiết thực. Nên cho các em những cơ hội để trình bày bài viết của mình. Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy để giúp HS chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức không thể không rèn cho các em kỹ năng tƣ duy sáng tạo. Thiếu đi kỹ năng này HS sẽ trở thành ngƣời thụ động máy móc và sau này trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khó thành công trong công việc. 4. Rèn kỹ năng vận dụng tri thức pháp luật để giải quyết một số vấn đề thực tế - Trong dạy học pháp luật ở nhà trƣờng mục tiêu đạt đến không chỉ là giúp HS học để biết mà còn học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng 37 chung sống. Vậy làm thế nào để tri thức pháp luật của các em trở thành hành vi pháp luật phù hợp. Từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn là cả một quá trình nhận thức. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy GV phải chú ý rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức pháp luật để giải quyết những vấn đề thực tế. - Để rèn luyện kỹ năng này đòi hỏi HS phải biết vận dụng các kỹ năng khác để xem xét và giải quyết vấn đề. GV có thể rèn cho học sinh kỹ năng này đan xen ở các hoạt động dạy và học trên lớp cũng có thể giao bài tập về nhà cho HS. Rèn tốt kỹ năng này sẽ giúp HS tự tin hơn khi đối mặt với thực tế cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy GV phải chú ý gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tế xảy ra gần gũi xung quanh các em. GV phải lựa chọn, sắp xếp, đặt HS vào hoàn cảnh thực tế và cho các em tự giải quyết vấn đề. Để làm đƣợc vấn đề này yêu cầu GV phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài. Sau khi học sinh hiểu, nắm đƣợc tri thức pháp luật thì cho các em vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tế. - Ví dụ minh hoạ Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Sách GDCD lớp 6) * Về kiến thức: giúp HS: + Nắm đƣợc nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông. + Nắm đƣợc những quy định đối với ngƣời đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em. + Nhận biết đƣợc các tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đƣờng. + Hiểu đƣợc ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông * Về kỹ năng: giúp HS: + Phân biệt đƣợc hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. + Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt. * Về thái độ: + Biết tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông. + Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông. * Từ chuẩn kiến thức kỹ năng và thái độ, HS xác định đƣợc những vấn đề liên quan sát với thực tế, phù hợp với lứa tuổi. Cụ thể: + Những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông ở học sinh là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông. Biểu hiện: Giờ tan trƣờng học sinh tụ tập trƣớc cổng trƣờng. Đi xe đạp hàng ba hàng tƣ, lạng lách, đánh võng. Đi xe đạp buông thả hai tay. 38 Trẻ em dƣới 12 tuổi đi xe đạp ngƣời lớn. Đi bộ giữa lòng đƣờng. Đi qua đƣờng không tuân theo đèn tín hiệu... GV nêu thêm những câu hỏi: Những biển báo giao thông thông dụng có trên trục đƣờng giao thông: Đó là những biển báo nào? Có ở đâu? Ý nghĩa của những loại biển báo đó? HS mô tả lại những biển báo mà bản thân gặp, nhìn thấy. + Giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông ở HS: Nắm vững những quy tắc khi đi đƣờng. Có hiểu biết về các loại biển báo giao thông thông dụng. Có ý thức đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuyên truyền để bạn bè, những ngƣời xung quanh cùng thực hiện. Tất cả những vấn đề trên GV hƣớng dẫn HS thực hiện. Và nhƣ vậy khi đi ra cuộc sống, khi gặp các vấn đề trên, HS biết phân biệt đƣợc đâu là hành vi thái độ đúng, đâu là những hành vi thái độ sai và các em sẽ có cách giải quyết đúng đắn phù hợp với quy định của pháp luật về thực hiện trật tự an toàn giao thông. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân (Sách GDCD lớp 9) * Về kiến thức: + HS hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nƣớc ta. + Kể đƣợc các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. + Biết tác hại của việc kết hôn sớm. * Về kỹ năng: biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình. * Thái độ: HS có thái độ chấp hành luật hôn nhân và gia đình. Không tán thành với việc kết hôn sớm. * Từ chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với việc rèn kỹ năng sống thông qua bài học, GV sử dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học nhƣ thảo luận nhóm, nghiên cứu trƣờng hợp điển hình, xử lý tình huống, dự án, động não, phòng tranh, bày tỏ thái độ... để rèn một số kỹ năng trong đó có kỹ năng vận dụng tri thức pháp luật để giải quyết những vấn đề thực tế. Cụ thể: GV tổ chức trò chơi sắm vai ứng xử các tình huống. Tình huống 1: Lan năm nay 16 tuổi, vừa học xong lớp 9. Có một thanh niên làng bên nhà khá giả muốn hỏi cƣới Lan làm vợ. Bố mẹ không cho Lan tiếp tục học lên lớp 10 mà bắt Lan phải lấy chồng. Tình huống 2: Bố mẹ Hằng đã có 4 ngƣời con gái. Vì ông bà nội cho rằng chƣa có con trai nối dõi tông đƣờng nên cứ bắt ép bố mẹ Hằng phải sinh thêm em bé. 39 Tình huống 3: Cô Hải là giáo viên mầm non. Từ khi lấy chồng phải nghỉ dạy luôn. Lý do chồng cô bảo giáo viên mầm non thu nhập chẳng đáng là bao nên nghỉ việc ở nhà phụ giúp gia đình. Điều đó khiến cô Hải rất buồn. GV cũng có thể để các em áp dụng tri thức pháp luật của bài vào phần hƣớng dẫn học ở nhà. Ngoài những bài tập ở sách giáo khoa GV ra cho các em bài tập để rèn kỹ năng này nhƣ sau: Bài tập vận dụng: Tìm hiểu thực tế những hiện tƣợng vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân từ đó đề xuất hƣớng giải quyết những sai phạm trên. Nhƣ vậy để giúp HS vận dụng đƣợc tri thức pháp luật vào giải quyết những vấn đề thực tế trong quá trình giảng dạy GV cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Mặt khác GV phải biết đặt HS vào những vấn đề thƣờng hay gặp trong cuộc sống hằng ngày để HS làm quen và ứng xử. 40 KẾT LUẬN Môn GDCD có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, KNS cho HS, đặc biệt qua hai phần nội dung cơ bản về Đạo đức và Pháp luật. Để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định nhƣ: - Tổ chức các hoạt động có tính tƣơng tác cao cho HS. Bởi KNS không thể đƣợc hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tƣơng tác với ngƣời khác. Nhiều KNS đƣợc hình thành trong quá trình HS tƣơng tác với bạn cùng học và những ngƣời xung quanh (kỹ năng thƣơng lƣợng, kỹ năng giải quyết vấn đề ) thông qua hoạt động có tính tƣơng tác, HS có dịp thể hiện các ý tƣởng của mình, xem xét ý tƣởng của ngƣời khác, đƣợc đánh giá và xem lại những kinh nghiệm sống của mình trƣớc đây theo một cách nhìn nhận khác. - Cho ngƣời học đƣợc trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có đƣợc khi HS đƣợc hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế, vì vậy GV cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tƣởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và ngƣời khác. - Giáo dục KNS phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ. Thay đổi hành vi thái độ và giá trị ở từng con ngƣời là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Do đó GV cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho HS điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trƣớc đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới. GV cần tạo điều kiện cho HS tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi giờ học/ phần học. - Cần thực hiện giáo dục KNS ở mọi nơi mọi lúc, trong gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng. Trong nhà trƣờng giáo dục kỹ năng sống đƣợc thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác. Tóm lại giáo dục đạo đức và pháp luật trong nhà trƣờng đã khẳng định đƣợc vai trò của mình, hình thành nên những công dân có kỹ năng sống, có đạo đức và tuân theo pháp luật. Trong phạm vi tài liệu này đã đề cập đến cách rèn một số kỹ năng thƣờng áp dụng trong các bài dạy. Tuy nhiên sử dụng nhƣ thế nào còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của đối tƣợng HS mà GV giảng dạy. Vì vậy nhất thiết khi rèn KNS cho HS thông qua các bài dạy, bài tập tình huống pháp luật và đạo đức phải thật linh hoạt. Sau mỗi tiết dạy cần rút kinh nghiệm để tiết dạy sau áp dụng có hiệu quả hơn, nhằm 41 đạt đƣợc mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp ngƣời học thay đổi hành vi, thay đổi định hƣớng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình theo hƣớng tích cực, giúp cho bản thân có thể sống tự tin lành mạnh, phòng tránh đƣợc các nguy cơ gây ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em, đó là cách sống tốt nhất cho tất cả các em trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay. 42 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN GDCD 3 I Kỹ năng sống và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 3 II Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong môn GDCD 4 PHẦN II - HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC 6 I Các chủ đề đạo đức trong chƣơng trình GDCD THCS 6 II Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống ở phần đạo đức trong môn GDCD 7 III Một số bài soạn minh họa 15 PHẦN III - HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA NỘI DUNG PHÁP LUẬT 23 I Các chủ đề pháp luật trong chƣơng trình GDCD THCS 23 II Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống ở phần pháp luật trong môn GDCD 24 III Rèn một số kỹ năng thông qua các bài dạy học pháp luật 30 KẾT LUẬN 40
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_mon_giao.pdf