Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực

I. Đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông

Đổi mới ch ương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT) trong quá trình triển khai đã quán triệt các định hư ớng, các nguyên tắc chung nh ất đối với các cấp học khác đồng thời chú trọng những đặc điểm riêng của cấp học này.

1. Về chương trình giáo dục trung học phổ thông

Chư ơng trình cấp trung học phổ thông quy định mục tiêu, kế hoạch giáo dục của cấp học với các giải thích cần thiết; các định h ướng về ph ương pháp tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, sự phát triển logic của các nội dung kiến thức ở từng môn học, lớp học. Ch ương trình cấp trung học phổ thông còn đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên các lĩnh vực học tập mà học sinh cần và có thể đạt đ ược sau khi hoàn thành cấp học

 

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 40 trang viethung 04/01/2022 7980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực

Tài liệu bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THPT theo hướng tích cực
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
I. Đổi mới chương trình giáo dục THPT
3
2
1. Về chương trình giáo dục THPT
3
3
2. Về mục tiêu của giáo dục THPT
3
4
3. Về kế hoạch dạy học
4
5
4. Về đổi mới phương pháp dạy học
7
6
II. Đổi mới phương pháp dạy học
12
7
1. Dạy đọc hiểu
12
8
1.1. Quan điểm chung 
12
9
1.2. Cấu tạo bài đọc hiểu 
14
10
1.3. Quy trình dạy bài đọc hiểu
16
11
1.4. Một số lưu ý khi dạy kĩ năng đọc hiểu 
19
12
1.5. Ví dụ triển khai dạy kĩ năng đọc hiểu
19
13
2. Dạy kĩ năng nói
22
14
2.1. Mục đích của dạy kĩ năng nói
22
15
2.2. Bản chất của dạy kĩ năng nói
22
16
2.3. Ba giai đoạn trong bài dạy nói 
23
17
3. Dạy kĩ năng nghe
26
18
3.1. Ba giai đoạn trong một bài dạy kĩ năng tiếp nhận
26
19
3.2. Các thủ thuật dạy nghe hiểu
27
20
4. Dạy kĩ năng viết
30
21
4.1. Dạy viết có kiểm soát
30
22
4.2. Dạy viết có hướng dẫn
31
23
4.3. Dạy viết tự do
31
24
4.4. Chuẩn bị viết
32
25
4.5. Học sinh viết
33
26
4.6. Sau khi viết
33
27
5. Dạy kiến thức ngôn ngữ
34
28
5.1. Dạy ngữ âm
34
29
5.2. Dạy từ vựng
36
30
5.3. Dạy ngữ pháp
39
Đổi mới giáo dục trung học phổ thông gắn bó chặt chẽ và thực chất là nằm trong khuôn khổ của đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, tuân thủ các định hướng, nguyên tắc chung của công cuộc đổi mới giáo dục. 
I. Đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông
Đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT) trong quá trình triển khai đã quán triệt các định hướng, các nguyên tắc chung nhất đối với các cấp học khác đồng thời chú trọng những đặc điểm riêng của cấp học này. 
1. Về chương trình giáo dục trung học phổ thông 
Chương trình cấp trung học phổ thông quy định mục tiêu, kế hoạch giáo dục của cấp học với các giải thích cần thiết; các định hướng về phương pháp tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, sự phát triển logic của các nội dung kiến thức ở từng môn học, lớp học. Chương trình cấp trung học phổ thông còn đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên các lĩnh vực học tập mà học sinh cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành cấp học. 
2. Về mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông 
Văn bản chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông đã trình bày mục tiêu cấp học theo Luật Giáo dục quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” (Điều 27, mục 2, chương II, Luật Giáo dục- 2005)
Căn cứ vào mục tiêu chung được luật định, mục tiêu cụ thể của cấp THPT được xây dựng, thể hiện qua yêu cầu học sinh học xong cấp THPT phải đạt được ở các mặt giáo dục: tư tưởng, đạo đức lối sống; học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kĩ thuật và hướng nghiệp; kĩ năng học tập và vận dụng kiến thức; về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ. Cụ thể nội dung của mục tiêu cụ thể của giáo dục THPT có một số điểm mới cần được lưu ý như sau:
+ Sống lành mạnh, tự tin, tự tôn dân tộc, có chí lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn;
+ Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, có khả năng ứng dụng một số thành tựu của công nghệ thông tin ở trình độ phổ thông trong giải quyết công việc;
+ Phát triển và nâng cao các kĩ năng học tập chung, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng.
3. Về kế hoạch dạy học
Kế hoạch giáo dục là văn bản qui định thành phần các môn học trong nhà trường, trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của năm học. 
Kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông
Số thứ tự
Môn học và 
hoạt động 
Lớp 10
Lớp 11 
Lớp 12
KH
TN
KH
XH-
NV 
Cơ bản
KH
TN
KH
XH-
NV 
Cơ bản
KH TN
KHXH-
NV 
Cơ bản
1
Ngữ văn
3
4
3
3,5
4
3,5
3
4
3
2
Toán
4
3
3
4
3,5
3,5
4
3,5
3,5
3
Giáo dục công dân
1
1
1
1
1
1
1
1
1
4
Vật lí 
2,5
2
2
2,5
2
2
3
2
2
5
Hoá học
2,5
2
2
2,5
2
2
2,5
2
2
6
Sinh học
1,5
1
1
1,5
1,5
1,5
2
1,5
1,5
7
Lịch sử
1,5
1,5
1,5
1
2
1
1,5
2
1,5
8
Địa lí
1,5
2
1,5
1
1,5
1
1,5
2
1,5
9
Công nghệ
2
2
2
2
2
2
1
1
1
10
Thể dục
2
2
2
2
2
2
2
2
2
11
Tiếng nước ngoài
3
4
3
3
4
3
3
4
3
12
Tin học
2
2
2
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
13
Giáo dục quốc phòng và an ninh
35 tiết/năm
14
Tự chọn
1,5
1,5
4
1
1
4
1,5
1,5
4
15
Hoạt động tập thể
2
2
2
2
2
2
2
2
2
16
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
4 tiết/tháng
17
Giáo dục hướng nghiệp
3 tiết/tháng
 18
Giáo dục nghề phổ thông
Không học
3 tiết/tuần
Không học
Tổng số tiết/tuần
30
30
30
28,5
30
30
29,5
30
29,5
Ghi chú: 
- Kí hiệu KHTN có nghĩa là ban Khoa học tự nhiên, KHXH&NV là ban Khoa học xã hội và nhân văn.
- Các số trong mỗi ô là số tiết trong một tuần của môn học hoặc hoạt động giáo dục tương ứng.
Chương trình các môn học của trung học phổ thông gồm chương trình chuẩn của tất cả các môn học thể hiện những yêu cầu mang tính tối thiểu mọi học sinh cần và có thể đạt; chương trình nâng cao đối với 8 môn phân hoá: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa và Tiếng nước ngoài. Trong chương trình của từng môn, mục tiêu môn học được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cả cấp học. Chương trình giới thiệu quan điểm chính của việc xây dựng lại chương trình môn học; trình bày chuẩn kiến thức kĩ năng môn học theo từng lớp và những gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh.
- Chương trình tự chọn: Ngoài ra còn có hệ thống các ch ... gắn sau đó viết lại đoạn văn đó bằng cách chuyển đổi ngữ pháp (chuyển từ ngôi thứ ba số ít sang ngôi thứ nhất số ít, chuyển từ quá khứ sang hiện tại), chuyển đổi dữ kiện, số liệu (từ một thành phố ở Thái lan sang một thành phố ở Việt nam), chuyển đổi ý nghĩa (từ tốt sang xấu, từ buồn sang vui, v.v.).
Điền vào chỗ trống: Học sinh đọc một đoạn văn và điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn đó. Các từ để trống thường cùng một loại từ vựng (cùng là trạng từ, hay giới từ, v.v.) và thường cách nhau khoảng 5 đến 7 từ.
Hoàn thành câu: Cho trước một số câu đơn lẻ, học sinh phải viết tiếp các câu đó thành câu hoàn chỉnh.
4.2. Dạy viết có hướng dẫn
Loại bài tập này đã đỡ máy móc hơn bài tập viết có kiểm soát nhưng vẫn cha hoàn toàn là bài luyện kĩ năng viết giao tiếp. Học sinh vẫn thực hiện các nhiệm vụ viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà cha thể tự do dùng ngôn ngữ để giao tiếp với độc giả.
Trả lời câu hỏi: Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời các câu hỏi đó và sau đó ghép vào thành bài viết. Nếu kết hợp luyện cả cấu trúc đoạn thì không để các câu hỏi theo trật tự. Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi riêng rẽ, sau đó sắp xếp các câu trả lời theo đúng trật tự một đoạn văn. 
Dùng từ cho sẵn để viết thành câu hoặc bài liền ý: Cho ởctước một số từ cơ bản trong câu, học sinh phải sử dụng các từ đó để viết thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. Bài tập loại này có thể có mức độ khó dễ khác nhau. Để tăng độ khó thì yêu cầu học sinh phải biến đổi nhiều từ loại trong câu, thêm nhiều từ phụ như mạo từ, giới từ, v.v. và đảo lộn trật tự từ trong câu.
4.3. Dạy viết tự do
Với loại bài tập này học sinh đã được tự do diễn đạt ý tưởng của mình hơn. Học sinh viết một đoạn văn hay một bài luận về một chủ đề nào đó mà không phải theo những ý cho ởctước hay dùng những từ cho sẵn. Tuy vậy ở THPT các bài viết này thường vẫn theo khuôn khổ những bài mẫu cho trước. Với thể loại viết này bài viết cần đi theo 3 giai đoạn:
4.4. Chuẩn bị viết
Khai thác bài viết mẫu: Cho học sinh đọc bài mẫu. Cách đọc và mục đích đọc bài mẫu viết khác với đọc hiểu thông thường: học sinh phân tích cấu trúc của bài viết, các từ vựng, cấu trúc và thời, thể động từ đặc trưng để phục vụ cho mục đích bài viết đó. Thí dụ bài mô tả người thì cần các tính từ và cụm từ mô tả hình thức, tính cách; bài viết về các hoạt động thường ngày thì dùng thời hiện tại đơn, v.v. Sau khi đọc bài mẫu học sinh phải trả lời một số câu hỏi về bài đó, những câu hỏi này có thể dùng làm gợi ý hoặc soạn bài cho bài viết sau này của học sinh.
Trong chương trình THPT có một số bài có bài viết mẫu ở dạng bài tập viết có hướng dẫn: học sinh dùng các từ đã cho sẵn viết thành câu hoàn chỉnh, sau đó nối các câu đó thành bài viết mẫu.
Chuẩn bị từ và cấu trúc cần thiết cho bài viết: Dùng thủ thuật gợi mở giúp học sinh nhớ lại những từ ngữ họ đã biết và dạy họ những từ họ chưa biết. Viết tập hợp các từ ngữ đó lên bảng và hướng dẫn cách sử dụng chúng. 
Một khó khăn học sinh thường gặp phải khi viết là thiếu ý cần thiết để viết. Vì vậy cần giúp học sinh vận dụng những kiến thức họ có sẵn, trao đổi chia sẻ với nhau những ý tưởng hay kiến thức đó. Việc này có thể thực hiện được thông qua hoạt động ‘động não’ chung cho cả lớp hay thảo luận nhóm.
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài viết.
4.5. Học sinh viết
Khi đã có dàn ý cho học sinh bắt đầu viết. Có thể tổ chức viết cá nhân nhng cũng có thể cho học sinh viết chung theo cặp/nhóm (tất cả cùng đóng góp ý kiến và một người viết các ý đó xuống). Giáo viên đi quanh, giúp đỡ hướng dẫn khi cần thiết.
4.6. Sau khi viết
Sau khi viết có thể dùng nhiều hình thức khác nhau để cho thông tin phản hồi về bài viết của học sinh (feedback) và sửa lỗi.
Cách thức truyền thống là giáo viên thu bài và đọc rồi sửa lỗi cho tất cả học sinh trong lớp. Có nhiều cách sửa lỗi nhưng tốt nhất là gợi ý để học sinh tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa. Giáo viên có thể chỉ gạch chân lỗi để học sinh tự sửa, có thể chỉ ghi bên cạnh lề loại lỗi (dùng thời sai - tense, dùng giới từ sai – prep. , lỗi chính tả - spell. , v.v.) để học sinh phải tự tìm ra lỗi và sửa.
Một cách khác là gọi một hoặc hai học sinh lên đọc bài viết của mình để cả lớp nhận xét. 
Ngoài ra giáo viên cũng có thể để cho học sinh trao đổi bài, tự nhận xét và sửa lỗi cho nhau.
Chú ý: không nên quá tập trung vào lỗi nếu nh mục đích bài viết là nhằm để học sinh diễn đạt tự do về một chủ đề nào đó.
5. Dạy kiến thức ngôn ngữ
5.1. Dạy ngữ âm
Chương trình Tiếng Anh THPT đưa phần ngữ âm vào dạy chính thức một cách có hệ thống. Toàn bộ hệ thống các âm vị trong tiếng Anh được trình bày trong chương trình lớp 10 và một phần lớp 11. Tiếp theo đó các vấn đề cơ bản của ngữ âm và âm vị học tiếng Anh sẽ lần lượt được nêu ra và luyện tập không phải qua các vấn đề lí thuyết cao siêu, xa vời mà được thể hiện sinh động qua các bài tập thực hành thiết thực với học sinh. 
Sách giáo khoa tiếng Anh tập trung vào các vấn đề chính của ngữ âm như là nguyên âm và phụ âm (Vowels and consonents)
Phần luyện tập phát âm (Pronunciation) trong các SGK tiếng Anh mới được bố trí ở phần LANGUAGE FOCUS dạy vào tiết cuối cùng trong tổng số 5 tiết của mỗi đơn vị bài học. Trong sách Tiếng Anh 10, học sinh được luyện tập một cách có hệ thống các âm vị (nguyên âm và phụ âm) tiếng Anh thông qua việc nhận biết sự khác biệt giữa các cặp âm trong các từ đơn lẻ. Sau đó học sinh luyện tập các âm vừa học trong các phát ngôn (thường là các câu hoàn chỉnh). Các phát ngôn được thiết kế để chứa các âm cần luyện tập tuy nhiên vẫn có ý nghĩa giao tiếp. Trong phần luyện âm, vai trò hướng dẫn của GV là rất quan trọng. GV cần tìm hiểu và chuẩn bị kĩ việc phát âm các cặp âm để làm mẫu cho học sinh. 
5.1.1. Vai trò của GV và nhiệm vụ của HS trong luyện âm
Vai trò của GV: 
- Giúp HS nghe và tiếp thu mẫu phát âm càng chính xác càng tốt.
- Giúp HS phát âm một cách chính xác 
- Cung cấp cho HS những nhận xét phản hồi về phát âm của họ.
- Sửa chữa lỗi của HS nếu cần thiết.
- Chỉ ra cho HS những gì cần phải phát triển tiếp theo.
- Thiết kế các hoạt động học phát âm khác nhau. 
- Đánh giá tiến bộ của HS.
Nhiệm vụ của HS:
- Tiếp thu các mẫu phát âm càng chính xác càng tốt.
- Thực hiện các hoạt động nhận biết, mô phỏng và lặp lại.
- Thực hiện việc tự sửa các lỗi phát âm của mình.
5.1.2. Kĩ thuật dạy các âm đơn lẻ
Phụ âm tiếng Anh có thể được phân loại theo vị trí phát âm, phương thức phát âm và thanh tính. Có 24 phụ âm trong tiếng Anh. 20 nguyên âm trong tiếng Anh được phân loại dựa theo vị trí của lưỡi, độ tròn môi và độ dài của nguyên âm.
Ví dụ: Khi dạy hai âm / t / và / d / (Sách tiếng Anh lớp 10 bài số 11), các thủ pháp sau đây có thể được áp dụng:
Giới thiệu:
- Giáo viên (GV) phát âm / t / rõ ràng 2 hoặc 3 lần để học sinh (HS) nghe, quan sát và tiếp thu mẫu.
- HS phát âm lại âm / t / trong các từ. 
- HS lặp lại đồng thanh 2 hoặc 3 lần.
- GV cho HS xem hình cơ quan phát âm đối với âm / t / và giải thích âm / t / được cấu tạo như thế nào.
- GV đề nghị HS nhắc lại những từ nói trên đồng thanh, theo nhóm và theo cá nhân.
- Tương tự như vậy GV giới thiệu âm / d / và đề nghị HS lặp lại các bước nói trên.
- GV so sánh sự đối lập giữa âm / t / và âm / d / trong các cặp từ.
- HS được chia thành 2 nhóm nhắc lại các cặp từ theo băng hoặc theo GV một vài lần.
Luyện tập:
- HS làm các bài tập nhận biết bằng cách nghe và nhặt ra âm / t / và âm / d / trong các từ được GV đọc theo các trật tự đã bị đảo lộn. 
- HS nhắc lại các cặp từ đối lập sau đó luyện tập phát âm các âm / t / và / d / trong các câu.
5.1.3. Một số lỗi thường gặp của HS trong phát âm
- Nhầm lẫn giữa các nguyên âm và phụ âm, ví dụ: âm / l / trong từ lot và âm / n / trong từ not.
- Không phát âm được một số âm, đặc biệt các âm không có trong tiếng Việt.
- Thay thế giữa âm này và âm khác.
- Không phát âm hoặc nuốt phụ âm cuối của từ.
- Nhầm lẫn giữa các nguyên âm dài và nguyên âm ngắn.
- Tuỳ tiện thêm phụ âm vào các tập hợp các phụ âm.
- Không đánh trọng âm hoặc đánh trọng âm sai trong các từ.
- Phát âm các từ tiếng Anh giống như các chữ viết theo kiểu tiếng Việt.
5.2. Dạy từ vựng
Để làm tốt việc giới thiệu từ mới theo yêu cầu đặt ra, cần phân biệt hai khái niệm cơ bản: ngữ nghĩa và cách sử dụng.
Nghĩa của một từ và cách chúng được dùng như thế nào là hai vấn đề rất khác biệt. Ví dụ, có rất nhiều trường hợp, nếu tra từ điển có thể hiểu được nghĩa của từ dễ dàng, song không phải như vậy là HS học sẽ biết được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với môi trường văn hoá và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh hay tình huống mà người bản ngữ đã sử dụng.
5.2.1. Chọn từ để dạy
Thông thường, trong một bài học luôn xuất hiện từ mới. Song không phải từ mới nào cũng được dạy như nhau. Để lựa chọn từ cần dạy, cần xem xét những vấn đề từ chủ động - từ bị động (active and passive vocabulary)
- Từ chủ động là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.
- Từ bị động là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc.
Cách dạy và giới thiệu hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, có thể chỉ cần dừng lại ở mức nhận biết, không cần thực hiện các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem từ nào là từ chủ động và từ nào là từ bị động.
5.2.2. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới
Khi giới thiệu ngữ liệu mới, cần phải rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là form, meaning, use. Khi giới thiệu từ mới, nếu chỉ cho biết chữ viết và định nghĩa như ở từ điển thì chưa đảm bảo cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, đặc biệt là với những từ chủ động. Học sinh cần phải biết cách phát âm không chỉ từ đơn lẻ mà còn phải nhận biết và phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói và đặc biệt là biết nghĩa và cách dùng trong giao tiếp. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới được cụ thể hoá bằng sơ đồ giới thiệu ngữ liệu chung như sau:
Giới thiệu từ mới qua:
- Chữ viết (spelling)
- Ngữ âm (Pronunciation)
- Ngữ nghĩa (lexical meaning)
- Hình thái ngữ pháp (Gramatical forrm)
- Cách sử dụng (use)
5.2.3. Kĩ thuật dạy nghĩa từ
Dùng giáo cụ trực quan
GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh, ảnh, biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng. GV có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. Bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực. 
Dùng tình huống
GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ. Ví dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ HS để giới thiệu ý nghĩa của từ between bằng cách nói Tuan is between Lan and Huong. 
Dùng ngôn ngữ lời nói
GV có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt để chỉ ra ý nghĩa của từ mới. Có thể thực hiện bằng hình thức định nghĩa, sử dụng ngôn cảnh, sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc dịch.
Sau khi chỉ ra ý nghĩa của từ mới, GV có thể thực hiện một số các thủ pháp sau để trình bày hình thức của từ đó.
- Vẽ tranh lên bảng để chỉ ra ý nghĩa của từ.
- Nói 1 hoặc 2 câu có chứa từ đó.
- Yêu cầu cả lớp lặp lại từ và cả câu đồng thanh 2 hoặc 3 lần.
- Viết từ hoặc câu đó lên bảng nếu cần thiết.
- Yêu cầu HS dịch câu đó sang tiếng Việt.
- Đặt thêm ví dụ để củng cố từ.
- Đặt câu hỏi để HS trả lời trong đó có chứa từ vừa học.
- Yêu cầu HS chép từ vào vở.
5.2.4. Các loại hình bài tập khi dạy từ
Một số bài tập được dùng khi luyện tập từ mới: Matching, odd-man-out, grouping, arrangement, blank filling, substitution, replacement, sentence making.
5.3. Dạy ngữ pháp
Nhìn chung, việc dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể được thực hiện theo 2 cách chính: diễn dịch và quy nạp. Theo cách diễn dịch, đầu tiên HS được cung cấp một quy tắc cấu trúc ngữ pháp kèm theo lời giải thích và ví dụ minh hoạ. Sau đó HS luyện tập cách sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên HS được tiếp cận một loạt các ví dụ, từ các ví dụ này HS phải khái quát hoá thành các quy tắc với sự gợi ý của GV. Việc lựa chọn một trong hai cách này tuỳ thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực của HS cũng như ý thích của GV. 
5.3.1. Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp
Đầu tiên GV giới thiệu bằng lời cấu trúc mới rồi ghi lên bảng. Cấu trúc ngữ pháp đó phải nằm trong ngữ cảnh. Cách đơn giản nhất để trình bày một cấu trúc là chỉ ra một cách trực tiếp, sử dụng các vật thể mà HS có thể nhìn thấy trong và ngoài lớp, tranh ảnh, hình vẽ minh hoạ, bản đồ, biểu bảng, bản thân GV và HS hoặc bằng hành động.
Một cách khác để chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc là đặt ra một tình huống ở trong và ngoài lớp mà trong đó cấu trúc đó có thể sử dụng một cách tự nhiên. Tình huống có thể có thực, tưởng tượng hoặc sáng tạo. Việc kết hợp các thủ pháp khác nhau là cần thiết trong việc chỉ ra ý nghĩa của một cấu trúc mới bởi HS có nhiều có nhiều cơ hội để tiếp thu nó một cách trọn vẹn hơn. Ví dụ: Để dạy về cấp so sánh hơn và cấp so sánh tuyệt đối đối với các tính từ ngắn (bài 16 sách tiếng Anh 10) GV có thể vẽ lên bảng hình 3 cậu bé với 3 độ cao khác nhau rồi từ đó trình bày cấu trúc.
Bên cạnh việc chỉ ra một cấu trúc ngữ pháp được sử dụng và có ý nghĩa như thế nào thì GV cũng cần phải chỉ ra hình thức của cấu trúc ấy. Có nhiều cách thể hiện hình thức cấu trúc ngữ pháp: 
- Đọc cấu trúc và yêu cầu HS nghe và nhắc lại.
- Viết cấu trúc lên bảng.
- Yêu cầu một số cá nhân nhắc lại 
- Giải thích cấu trúc ngữ pháp mới được hình thành như thế nào.
- Yêu cầu cả lớp chép cấu trúc vào vở 
- Đặt thêm ví dụ và tình huống để luyện tập.
5.3.2. Các loại hình bài tập khi dạy cấu trúc ngữ pháp 
Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua các loại hình bài tập sau đây: Repetition, substitution, conversion or transformation, matching, rearrangement, question and answer, completion, making true sentence.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_tieng_anh.doc