Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội với yêu cầu phát triển đô thị hạt nhân. Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch không gian đô thị Hà Nội
Giai đoạn đầu năm 2000, đô thị Hà Nội phát triển bùng nổ, nhu cầu phát triển đô thị hóa mở rộng ra khỏi
phạm vi hành chính hiện hữu của thành phố. Các yêu cầu kết nối hạ tầng như kết nối giao thông, nguồn
cấp điện, nguồn cấp nước và các yêu cầu xử lý môi trường ô nhiễm của sản xuất công nghiệp, ô nhiễm
các tuyến sông được đặt ra, cần phải có biện pháp xử lý khắc phục ở cấp độ vùng liên tỉnh.
Năm 2008, sau khi Hà Nội được mở rộng, thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ
Xây dựng phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức lập đồ án “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đồ án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2018. Theo quy hoạch được duyệt, nhiều vấn đề của đô thị Hà Nội đã
được định hướng từ tổng thể tới biện pháp giải quyết đa ngành, phát triển gắn với bảo tồn, hướng tới sự
phát triển bền vững. Tuy nhiên trong giai đoạn lập đồ án quy hoạch chung, nhiều vấn đề đặt ra cần phải
tiếp tục giải quyết ở cấp độ liên vùng như kết nối hệ thống hạ tầng vùng, chia sẻ chức năng vùng, xử lý
các vấn đề ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, quá tải hạ tầng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội với yêu cầu phát triển đô thị hạt nhân. Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch không gian đô thị Hà Nội
những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch không gian đô thị hà nội Bối cảnh quy hoạch phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội Giai đoạn đầu năm 2000, đô thị Hà Nội phát triển bùng nổ, nhu cầu phát triển đô thị hóa mở rộng ra khỏi phạm vi hành chính hiện hữu của thành phố. Các yêu cầu kết nối hạ tầng như kết nối giao thông, nguồn cấp điện, nguồn cấp nước và các yêu cầu xử lý môi trường ô nhiễm của sản xuất công nghiệp, ô nhiễm các tuyến sông được đặt ra, cần phải có biện pháp xử lý khắc phục ở cấp độ vùng liên tỉnh. Năm 2008, sau khi Hà Nội được mở rộng, thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức lập đồ án “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đồ án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2018. Theo quy hoạch được duyệt, nhiều vấn đề của đô thị Hà Nội đã được định hướng từ tổng thể tới biện pháp giải quyết đa ngành, phát triển gắn với bảo tồn, hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên trong giai đoạn lập đồ án quy hoạch chung, nhiều vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết ở cấp độ liên vùng như kết nối hệ thống hạ tầng vùng, chia sẻ chức năng vùng, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, quá tải hạ tầng. Sau khi Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội được phê duyệt năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội. Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016. Với các định hướng chính như sau: Quy hoạch Vùng Thủ đô hà nội Với yêu cầu pháT Triển đô Thị hạT nhân đa ngành pgS.TS.KTS. Lưu đức cường * ThS.KTS. Lê hoàng phương ** Khu đô thị ven hồ Yên Sở, Hà Nội - Ảnh: Gnet SË 93 . 201884 85SË 93 . 2018 Vùng thủ đô Hà Nội được xác định sẽ trở thành vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát triển năng động, chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi và bền vững. Để định hướng cụ thể hơn vai trò của Vùng trong từng lĩnh vực, đồ án đề xuất 6 định hướng như sau: n Vùng có tầm quan trọng Quốc gia - vùng thủ đô có thủ đô Hà Nội là đô thị hạt nhân - trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước. n Vùng phát triển năng động, có nền kinh tế thịnh vượng và đổi mới n Vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. n Vùng có chất lượng đô thị và nông thôn cao - môi trường sống tốt cho cộng đồng. n Vùng có hệ thống giao thông thuận tiện và kết nối tốt. n Vùng có môi trường cảnh quan chất lượng cao - vùng hòa vào thiên nhiên đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. n Vùng sáng tạo và đặc thù - có những đặc trưng riêng và giàu bản sắc. Đến năm 2050, cấu trúc không gian vùng thủ đô Hà Nội sẽ phát triển hướng tới mô hình “Vùng đô thị lớn đa trung tâm - tích hợp”. Đây là quá trình chuyển hóa từ mô hình "Vùng đô thị lớn đa cực - tập trung" bởi sự hình thành và phát triển mới các cực động lực phụ trợ, không chỉ tập trung tại các hạt nhân phát triển của các vùng đối trọng (đô thị tỉnh lỵ). Vì thế “Vùng đô thị lớn đa trung tâm - tích hợp” là một vùng phát triển tích hợp phi biên giới, hỗ trợ, chia sẻ, khai thác và có sự tác động tương hỗ lẫn nhau từ những tiềm năng, động lực, chức năng của các địa phương trong vùng trên cơ sở phát triển hệ thống giao thông hiện đại như mạng lưới đường sắt nội, ngoại vùng và đường cao tốc trong vùng có khả năng kết nối nhanh, đảm bảo thời gian kết nối và tiếp cận các dịch vụ trong vùng dưới 1 giờ, cho phép tạo ra một thị trường lao động toàn vùng cũng như tập trung chủ yếu tại các cụm đô thị trong vùng. Vùng thủ đô Hà Nội sẽ phát triển tích hợp đa ngành theo từng cụm chiến lược, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng điểm. Như vậy, từ thực tế phát triển đô thị trung tâm, đang từng bước đô thị hóa, phát triển lan tỏa, mở rộng sang các địa phương trong vùng, theo hướng hình thành đô thị lớn, quy hoạch vùng thủ đô được hình thành theo hướng tăng cường sự liên kết và chia sẻ chức năng vùng để đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững. Định hướng phát triển với đô thị trung tâm Theo “Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ- TTg ngày 26/7/2011, định hướng đối với đô thị trung tâm thủ đô Hà Nội như sau: (1) Mô hình cấu trúc phát triển: Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng thủ đô và quốc gia. Đây là mô hình phù hợp với xu hướng chung của các nước đang phát triển, phù hợp với thực tế phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện nay và tương lai. Đổi mới cấu trúc đô thị từ "Đơn cực" sang "Đa cực", Thủ đô Hà Nội - mô hình chùm đô thị. (2) Hướng phát triển không gian Đô thị trung tâm phát triển theo mô hình đô thị hai bên sông với sông Hồng là trục cảnh ... n Tập trung phát triển khu vực cụm cảng hàng không Nội Bài và đô thị vệ tinh Sóc Sơn trở thành mô hình đô thị chuyên ngành: đô thị hàng không. n Các trung tâm cấp quốc gia và vùng như trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc gia - quốc tế, trung tâm thể dục - thể thao, văn hóa - giải trí, dịch vụ khách sạn - du lịch, trung tâm thương mại - tài chính, bưu chính - viễn thông, các trung tâm văn phòng đều hướng tới có đẳng cấp dịch vụ quốc tế. Trong đô thị trung tâm có thể hình thành theo hệ đa trung tâm, hỗn hợp các chức năng tạo thành quần thể thương mại - tài chính - văn phòng tại cả ba khu vực đô thị, trong đó có các quần thể chính (1) tại phía Tây Nam Hà Nội, (2) tại trung tâm Bắc sông Hồng và (3) tại trung tâm khu đô thị phía Đông sông Hồng (có thể sử dụng đất khu sân bay cũ). n Trục không gian kết nối khu vực trung tâm nội đô Hà Nội với Nội Bài, đô thị Sóc Sơn: tuyến đường Võ Nguyên Giáp sẽ trở thành trục động lực và hạt nhân trung chuyển mang tính đột phá không chỉ đối với thành phố Hà Nội mà tác động tới vùng đô thị hạt nhân trung tâm: TP Hà Nội - Đô thị Bắc Ninh - Đô thị Vĩnh Phúc. n Các trung tâm y tế, giáo dục, các trường - trung tâm đào tạo cấp quốc gia của vùng và của thủ đô cần giảm đầu tư mở rộng, chủ yếu nâng cấp các cơ sở hiện tại, thúc đẩy hướng dịch các hệ thống nhánh, hoặc xây dựng các trung tâm mới theo hướng chuyển ra ngoài đô thị trung tâm, đến khu vực Hòa Lạc, Sóc Sơn - Mê Linh và các tỉnh xung quanh. Với hệ thống giao thông hiện đại của vùng, việc sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục trong vùng sẽ nằm trong bán kính dưới 50km và khoảng 1 giờ vận chuyển. Các trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, giải trí đều phát triển theo hướng Hà Nội là trung tâm du lịch vùng gắn kết và lan tỏa với các vùng có tiềm năng sinh thái du lịch xung quanh Hà Nội (như Vườn Quốc gia Ba Vì - Tam Đảo, Di sản thiên thiên thế giới vịnh Hạ Long, các tuyến - khu du lịch gắn với lịch sử, vùng cây ăn quả gắn với hệ thống sông ngòi Bắc bộ), nơi có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi ngắn ngày cho người dân đô thị, du khách trong nước và quốc tế. H3. Cấu trúc vành đai và hướng tâm với 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và 3 thị trấn sinh thái của Thủ đô Hà Nội 87SË 93 . 2018 Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch không gian đô thị Hà Nội Các chiến lược quy hoạch được đưa ra để giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển đô thị cho thấy, quá trình thực hiện phát triển đô thị theo quy hoạch cần phải quan tâm một số vấn đề sau: n Sự tập trung: Đô thị trung tâm Hà Nội, nơi hội tụ các giá trị của 1000 năm văn hiến, nơi tập trung các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng của quốc gia, nơi tập trung nguồn nhân lực, khoa học công nghệ tạo sức hút hấp dẫn đối với phát triển kinh tế và gia tăng dân số, lao động, việc làm. Trong bối cảnh các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong vùng chưa phát triển tương xứng, lao động việc làm và các nguồn lực đầu tư sẽ tiếp tục tập trung vào khu vực trung tâm, gây áp lực quá tải nghiêm trọng tới hạ tầng hiện có tại khu vực và phát triển nóng sẽ làm mất đi các giá trị di sản cần phải bảo tồn của thủ đô. Do đó, Hà Nội cần có sự hợp tác với các địa phương trong vùng để phát triển các đô thị đối trọng, đô thị vệ tinh giúp giảm sự tập trung vào đô thị trung tâm. Song hành với đó, chính quyền thành phố cần có những kế hoạch mạnh mẽ để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu phát triển tập trung vào đô thị trung tâm và có biện pháp bảo tồn các giá trị di sản của Hà Nội. n Chia sẻ chức năng vùng: Chiến lược di dời các cơ sở y tế, giáo dục, sản xuất từ trong nội thành ra bên ngoài sẽ góp phần giảm tải cho đô thị trung tâm, đồng thời tạo động lực cho phát triển các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong vùng. Đây là chiến lược tổng thể, đa ngành, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng và cần có những cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển. Giải pháp quy hoạch chung, quy hoạch vùng đã đặt ra tương đối cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy nhiên tiến triển thực hiện các giải pháp này không đáng kể, chưa có sự chủ động của chính quyền các cấp. Bước đầu các ngành mới tập trung cho các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, thương mại và bất động sản, những lĩnh vực có giá trị lợi nhuận cao. Các lĩnh vực liên quan tới an sinh xã hội, có hiệu quả kinh tế thấp thì chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển. Việc thiếu cơ chế hợp tác và điều phối liên vùng cũng ảnh hưởng quan trọng tới việc chậm thực hiện chia sẻ chức năng vùng. n Cấu trúc không gian vành đai và hướng tâm được hình thành trên nền tảng mạng lưới giao thông đường bộ đã được đầu tư phát triển từ nội đô ra bên ngoài. Cùng với đó, định hướng các vành đai xanh bảo vệ nội đô lịch sử, các vành đai đô thị phía bắc sông Hồng và phía đông đường vành đai 4 được hình thành với các khu vực đô thị tập trung, đồng bộ, hiện đại. Thực tế triển khai quy hoạch cho thấy, các vành đai xanh, nêm xanh chưa được chú trọng bảo vệ phát triển, thay vào đó là các dự án khu đô thị với mật độ cao. Các khu đô thị được thực hiện với rất nhiều dự án riêng lẻ, thiếu liên kết, thiếu sự đồng bộ, kế hoạch triển khai dự án khu đô thị với kế hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng chưa được kết nối. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung chưa có kế hoạch đầu tư rõ ràng, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị hiện chưa có phương án huy động nguồn lực thực hiện. Với thực tế phát triển đô thị không theo quy hoạch và kế hoạch đặt ra, đô thị sẽ có xu hướng phát triển lan tỏa, chắp vá, tạo nên không gian đô thị lộn xộn, mất mỹ quan, đặc biệt là quá tải nghiêm trọng về hệ thống cơ sở hạ tầng. Liên kết về hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển đô thị hóa cấp vùng, các kết nối nhanh bằng những tuyến giao thông tốc độ cao (đường cao tốc, đường sắt đô thị) là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng, từ đó từng bước dịch chuyển các chức năng tập trung trong nội đô ra bên ngoài. Từ nền tảng các kết nối giao thông sẽ hỗ trợ thúc đẩy những liên kết về kinh tế xã hội như phát triển du lịch, dịch vụ thương mại, dịch vụ công cộng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng của vùng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo người dân trong vùng. Ngoài ra, các liên kết để xử lý những vấn đề môi trường chung như ô nhiễm các tuyến sông, ô nhiễm không khí, cung cấp nguồn nước sạch, đặc biệt là hỗ trợ chia sẻ những vấn đề Hà Nội không có điều kiện để xử lý như xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải và nghĩa trang. Các giải pháp tăng cường liên kết vùng được đặt ra, cần có những cơ chế phối hợp, hỗ trợ giải quyết giữa các địa phương trong vùng. Đô thị hóa là quá trình tất yếu, nhưng cần phải hạn chế các tác động tiêu cực để đảm bảo sự phát triển bền vững, nếu không cả xã hội sẽ phải trả giá đắt trong tương lai, không có cơ hội để giải quyết. Để khắc phục tồn tại này, thành phố Hà Nội cần quyết liệt thực hiện các giải pháp sau: n Đẩy nhanh việc phát triển các đô thị tại ngoại vi, đô thị vệ tinh, thực hiện những biện pháp di dời cơ sở y tế giáo dục, công sở, nhà máy để thu hút dân cư ra bên ngoài. Trong giai đoạn này, chúng ta không được thực hiện các dự án ở khu vực trung tâm vì điều đó sẽ tiếp tục chất tải thêm dân cư, gia tăng thêm lao động vào trong khu vực nội đô. n Xây dựng các khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã H4. Định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm Hà Nội ß a n g µ n h SË 93 . 201888 hội, không gian cảnh quan, môi trường hấp dẫn gắn với các cơ sở việc làm để hấp dẫn dân cư, lao động. Xây dựng đô thị theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với khả năng thu nhập của người dân, hạn chế các tác động tiêu cực của thị trường bất động sản. n Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xây dựng đô thị, hạn chế xây dựng không phép, xây dựng sai phép, nhà siêu mỏng, siêu méo làm hỏng cảnh quan và môi trường đô thị của khu vực. Đồng thời thực hiện các biện pháp để bảo vệ, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa lịch sử, kiến trúc cảnh quan đô thị và cải thiện chất lượng môi trường đô thị. Việc thực hiện các giải pháp tổng thể gồm: xây dựng hệ thống các công cụ hữu hiệu để quản lý phát triển đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và giáo dục nâng cao văn hóa đô thị của người dân sẽ đảm bảo sự phát triển hài hòa, từng bước khắc phục các tồn tại bất cập hiện nay. Lời kết Phát triển thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận cần dựa trên cơ sở phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết về các động lực, cơ hội phát triển, mối quan hệ cung cầu cũng như trách nhiệm giải quyết các khó khăn và thách thức trong Vùng theo hướng hài hòa và bền vững. Xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Vùng sẽ tạo điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội. Phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn, hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ giúp xây dựng vùng thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, thịnh vượng và có môi trường bền vững. Hướng tới xây dựng thủ đô Hà Nội văn minh - hiện đại, là trung tâm phát triển của cả nước, đồng thời để khắc phục các tồn tại phát triển đô thị hiện hữu như quá tải hạ tầng, ách tắc giao thông, ngập lụt đô thị, làm mất đi các giá trị truyền thống, ô nhiễm môi trường không khí và các tuyến sông ở mức nghiêm trọng, trường học, bệnh viện quá tải, Hà Nội cần tiếp tục triển khai công tác quy hoạch phát triển đô thị nông thôn như sau: n Phối hợp tích cực giữa các bộ ngành Trung ương và Hà Nội để xây dựng đầy đủ và hoàn chỉnh hệ thống các công cụ quản lý như quy hoạch, quy chế, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn nhằm ứng xử phù hợp với các vấn đề tồn tại mà thủ đô Hà Nội đang gặp phải. n Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực quản lý phát triển đô thị đồng bộ giữa các cấp thành phố, quận huyện, phường xã để phối hợp với các công cụ quản lý, vận dụng sáng tạo các cơ chế thị trường để quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Muốn phát triển đô thị theo mô hình quy hoạch, cần phải có mô hình chính quyền đô thị riêng và các cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển đô thị giúp giải quyết các vấn đề tồn tại, riêng biệt của Hà Nội, không thể áp dụng mô hình quản lý chung cả nước như hiện nay. n Xây dựng hệ thống các cơ chế đặc thù để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển hệ thống hạ tầng khu đô thị, cải tạo môi trường đô thị, cải tạo các khu tập thể cũ, cải tạo chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu và bảo tồn các di sản. n Khai thác, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ để khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý phát triển đô thị, tạo nền tảng cho những bước phát triển nhảy vọt trong thời gian tới. n Hà Nội cần phải đẩy mạnh liên kết phát triển vùng, cùng phối hợp với các địa phương lân cận trong vùng thủ đô Hà Nội để giải quyết các vấn đề tồn tại của đô thị Hà Nội và khai thác các tiềm năng vùng, biến những tồn tại của đô thị thành động lực thúc đẩy sự phát triển chung. Yêu cầu xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa nhanh sẽ luôn gặp các tồn tại, thách thức phải giải quyết. Các giải pháp chiến lược cần phải liên tục được duy trì thực hiện. Với nguồn nhân lực đồi dào, nơi tập trung các nhà khoa học, những chuyên gia, nhà đầu tư và cộng đồng chất lượng cao của cả nước thì nguồn lực con người là chìa khóa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thủ đô Hà Nội trong tương lai. * Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) – BXD ** Giám đốc TT. Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội - (VIUP) ß a n g µ n h
File đính kèm:
- quy_hoach_vung_thu_do_ha_noi_voi_yeu_cau_phat_trien_do_thi_h.pdf